intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đứa con sinh ra từ một cha hai mẹ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

54
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người ta thường dùng cụm từ "năm cha ba mẹ" để chỉ những đứa trẻ có nguồn gốc không rõ ràng. Song đứa trẻ sinh ra từ "một cha hai mẹ" lại là một phát minh mới về sinh sản, nhằm chữa các bệnh di truyền. Có những người phụ nữ mang các tế bào trứng chứa gen mang mầm bệnh di truyền, không thể sinh ra trẻ khỏe mạnh. Các nhà khoa học đã tìm cách "lai ghép" tế bào trứng này bằng cách: lấy trứng từ "người mẹ" (tức của vợ), loại bỏ những gen bị bệnh (phần mitochondril-DNA),...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đứa con sinh ra từ một cha hai mẹ

  1. Đứa con sinh ra từ một cha hai mẹ Người ta thường dùng cụm từ "năm cha ba mẹ" để chỉ những đứa trẻ có nguồn gốc không rõ ràng. Song đứa trẻ sinh ra từ "một cha hai mẹ" lại là một phát minh mới về sinh sản, nhằm chữa các bệnh di truyền. Có những người phụ nữ mang các tế bào trứng chứa gen mang mầm bệnh di truyền, không thể sinh ra trẻ khỏe mạnh. Các nhà khoa học đã tìm cách "lai ghép" tế bào trứng này bằng cách: lấy trứng từ "người mẹ" (tức của vợ), loại bỏ những gen bị bệnh (phần mitochondril-DNA), chỉ giữ lại hạt nhân DNA khỏe mạnh, rồi truyền hạt nhân DNA khỏe mạnh này vào tế bào trứng của một người phụ nữ khác tức "người cho" (và sau này mang thai hộ) đã loại bỏ nhân DNA và chỉ còn giữ lại phần mitochondril-DNA khỏe mạnh. Như vậy sẽ được một tế bào trứng "lai ghép" gồm nhân DNA của "người mẹ" và mitochondril của "người cho" hoàn toàn khỏe mạnh, không chứa các gen mang mầm bệnh di truyền. Cho trứng đã "lai ghép" này thụ tinh với tinh trùng của người cha (tức người chồng) trong
  2. phòng thí nghiệm, sẽ tạo ra phôi. Phôi này mang 3 nguồn (cha+ mẹ+ người cho) rồi nhờ "người cho" mang thai hộ. Kết quả sinh ra một đưa con hoàn toàn bình thường, không bị các bệnh di truyền từ mẹ. Gen DNA (mitochondrial- DNA) của "người cho" được tìm thấy trong màng lót của trứng và đóng vai trò quan trọng trong nhân bản vô tính, chỉ ảnh hưởng tới các tế bào chuyển hóa thức ăn và sinh năng lượng, do đó đứa trẻ sinh ra sẽ kế thừa các đặc điểm thể chất tinh thần từ DNA hạt nhân của người mẹ (tức người vợ) tinh trùng người cha (tức người chồng). Như vậy đứa con sinh ra vẫn là đứa con chung của vợ chồng chỉ khác có một điều duy nhất là trứng người vợ đã được thay phần mitochondrill-DNA chứa gen mang mầm bệnh di truyền bằng mitochondrill-DNA khỏe mạnh của người cho. Điều này sẽ làm cho hạnh phúc của cặp vợ chồng thêm trọn vẹn.
  3. Sơ đồ chuyển gen lành của người cho sang nhân trứng của người mẹ. Ý kiến đồng thuận và phản biện Trong thực nghiệm trên khỉ, các nhà khoa học đã tạo ra 4 chú khỉ theo cách này. Phát minh này đưa đến một sự tranh cãi giữa các nhà khoa học và các nhà đạo đức học. Các nhà đạo đức học cho rằng "phát minh này sẽ đưa con ngươi bước tới kỷ nguyên của những đứa trẻ sinh học và cảnh báo rằng điều này sẽ hủy hoại tính thiêng liêng của cuộc sống đầu tiên". Josephine Quintavalle, một nhà nhà đạo đức học hạ thấp tầm quan trong và nghi ngờ. Theo ông: "Đây chỉ là vấn đề công nghệ gen. Chúng ta vẫn có thể giải quyết những tổn thất liên quan tới sinh đẻ đã diễn ra hàng triệu
  4. năm nay. Mục tiêu nghiên cứu là loại bỏ các căn bệnh di truyền trong các thế hệ sau, nhưng sẽ là công việc vô nghĩa nếu có điều gì đó tồi tệ hơn phát sinh ở các thế hệ kế tiếp nữa...". Trong khi đó, các nhà khoa học, như giáo sư Ian Wilmut, thuộc Trung tâm y học tái sinh, Đại học Edinburgh (Anh) (cũng là trưởng nhóm nghiên cứu cừu nhân bản vô tinh Dolly trước đây) lại nhiệt tình ủng hộ và đánh giá cao. Theo ông "Nghiên cứu này sẽ dẫn tới phương pháp điều trị mới cho các căn bệnh di truyền khó chữa như bệnh myopathy (một chứng bệnh, trong đó các thớ cơ không hoạt động đúng chức năng), Alzheimer, Parkinson và ngay các bệnh thông thường như loãng xương, đột qụy...". Hiện nay trong công nghệ sinh học, các nhà khoa học biệt hóa tế bào gốc đa năng, tạo ra tinh trùng, nhằm chữa vô sinh cho nam giới. Cách làm này cũng tạo ra đứa trẻ sinh học, còn có phần táo bạo hơn cả phát minh "lai ghép" trứng nói trên. Không chỉ các nhà khoa học mà những ai quân tâm đến nguyện vọng muốn làm mẹ của những người phụ nữ thiếu may mắn sẽ ủng hộ cách làm này. Dĩ nhiên chỉ dùng cách "lai ghép" này cho những người phụ nữ không
  5. may mắn với mục đích chữa bệnh, chứ không lạm dụng vào các mục đích không nhân bản khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2