intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mẹ bị cảm cúm, con dễ mắc chứng tự kỷ

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

52
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một nghiên cứu mới đây, nhóm nhà khoa học Đan Mạch đã chỉ ra, trong quá trình mang thai nếu hệ miễn dịch của người mẹ bị tác động (cụ thể như khi cơ thể họ bị nhiễm virus cúm) sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ cuộc khảo sát hơn 100.000 phụ nữ mang thai ở Đan Mạch từ năm 1996 đến 2002. Những đứa trẻ được sinh ra bởi các phụ nữ này hiện trong độ tuổi từ 8 đến 12. Nhóm phụ nữ tham gia khảo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mẹ bị cảm cúm, con dễ mắc chứng tự kỷ

  1. Mẹ bị cảm cúm, con dễ mắc chứng tự kỷ Một nghiên cứu mới đây, nhóm nhà khoa học Đan Mạch đã chỉ ra, trong quá trình mang thai nếu hệ miễn dịch của người mẹ bị tác động (cụ thể như khi cơ thể họ bị nhiễm virus cúm) sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ cuộc khảo sát hơn 100.000 phụ nữ mang thai ở Đan Mạch từ năm 1996 đến 2002. Những đứa trẻ được sinh ra bởi các phụ nữ này hiện trong độ tuổi từ 8 đến 12. Nhóm phụ nữ tham gia khảo sát được theo dõi liên tục trong thời gian mang thai và sau khi sinh con, đặc biệt là những bệnh nhiễm trùng mà họ mắc phải cũng như các loại thuốc đã sử dụng. Thống kê ghi nhận, trong số 100.000 trường hợp thì có 96.736 trẻ được sinh ra từ những bà mẹ mắc cúm khi mang thai. Mặt khác, khi tra cứu tài liệu chẩn đoán bệnh liên quan đến tinh thần của quốc gia Đan Mạch trong khoảng thời gian trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy cứ 1% trẻ sinh ra được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ thì có 0,4% trường hợp tự kỷ bẩm sinh (tức là tất cả triệu chứng bệnh lý chính đều biểu hiện ra trước khi trẻ lên 3 tuổi). Để tìm ra mối liên hệ giữa tình trạng sức khỏe của người mẹ mang thai và đứa trẻ sinh ra, bác sĩ Hjordis Osk Atladottir, Đại học Aarhus, đứng đầu nhóm nghiên cứu đã tiến hành theo dõi vấn đề này ở loài gặm nhấm. Ông cho biết, khi kích thích lên các tế bào miễn dịch của con chuột cái đang mang thai, tác động này sẽ được truyền qua nhau thai và ảnh hưởng trực tiếp lên thành phần các chất hóa học trong não của chuột con trong bụng. Những
  2. quá trình tương tự có diễn ra ở người không thì đang được nghiên cứu sâu hơn. Các tác giả nghiên cứu cũng trấn an phụ nữ mang thai không nên hoảng sợ về những phát hiện trong khuôn khổ của cuộc khảo sát này. Bởi, mục đích của nghiên cứu chỉ nhằm tìm ra mối liên hệ tiềm tàng giữa hệ thống miễn dịch của người mẹ và não bộ của đứa trẻ về sau. Bác sĩ Hjordis thừa nhận nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên kết quả mới chỉ là sơ bộ, đến nay vẫn còn quá sớm để đưa ra một cảnh báo. "Các bà mẹ không nên quá hoang mang bởi kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ là sơ bộ và mang tính chất thăm dò" Trẻ sơ sinh và trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá có tỷ lệ cao mắc các bệnh viêm phổi, hen suyễn, nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm phế quản, thanh quản và mắt lác. - Đau bụng xảy ra thường xuyên hơn với các em bé có bố/mẹ hút thuốc hoặc một bà mẹ nuôi con bằng sữa mà hút thuốc. Điều này có thể làm em bé bị buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy. - Trẻ có bố mẹ hút thuốc có nguy cơ bị hội chứng đột tử trẻ sơ gấp 7 lần trẻ thường. Những em bé này cũng phải thường xuyên đi bác sĩ cao gấp 2-3 lần vì các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hoặc liên quan đến dị ứng. - Trẻ em tiếp xúc thụ động với khói thuốc thì nồng độ cholesterol có lợi giảm, cholesterol có hại tăng, làm tăng bệnh sơ vữa động mạch.
  3. - Trẻ em có cha mẹ hút thuốc nhiều khả năng trở thành người hút thuốc thực sự. Lớn lên trong một gia đình hút thuốc thì có nguy cơ ung thư phổi tăng gấp đôi. - Trẻ em sống với cha mẹ hút thuốc dễ bị nhiễm trùng tai hơn do chất lỏng bị tích tụ nhiều, có thể phải phẫu thuật nhưng sau đó trẻ vẫn có thể bị ngứa ngáy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0