intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dung dịch bão hòa và độ tan

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

1.329
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dung dịch bão hoà là dung dịch nằm cân bằng với chất tan chưa hoà tan ở điều kiện đã cho Ta đã biết, hoà tan muối ăn vào nước sẽ được một dung dịch. Nếu tiếp tục thêm muối vào dung dịch thì sẽ đến một lúc muối không thể tan thêm được nữa. Ta thu được một dung dịch bão hòa. Thực ra, lúc này dung dịch đã đạt đến một cân bằng động : một mặt muối ăn tiếp tục tan vào dung dịch, nhưng mặt khác có một lượng muối đúng bằng thế từ dung dịch...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dung dịch bão hòa và độ tan

  1. Dung dịch bão hòa và độ tan Dung dịch bão hoà là dung dịch nằm cân bằng với chất tan chưa hoà tan ở điều kiện đã cho Ta đã biết, hoà tan muối ăn vào nước sẽ được một dung dịch. Nếu tiếp tục thêm muối vào dung dịch thì sẽ đến một lúc muối không thể tan thêm được nữa. Ta thu được một dung dịch bão hòa. Thực ra, lúc này dung dịch đã đạt đến một cân bằng động : một mặt muối ăn tiếp tục tan vào dung dịch, nhưng mặt khác có một lượng muối đúng bằng thế từ dung dịch kết tinh trở lại bề mặt các tinh thể muối ăn hoặc bám vào thành cốc. Để chứng minh, người ta cho vào cốc dung dịch bão hòa muối ăn đó một mẩu vỡ từ tinh thể muối. Sau vài ngày người ta thu được một tinh thể muối hoàn chỉnh có khối lượng bằng đúng khối lượng của mẩu vỡ đã cho vào. ở đây, rõ ràng đã phải xảy ra hai quá trình ngược nhau : các ion từ mẩu tinh thể tan vào dung dịch và các ion từ dung dịch kết tinh vào bề mặt tinh thể. Vì thế mới dẫn tới tạo thành một tinh thể hoàn chỉnh đối xứng cao hơn so với mẩu vỡ. Như vậy, dung dịch bão hoà là dung dịch nằm cân bằng với chất tan chưa hoà tan ở điều kiện đã cho. Nói cách khác, dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm được chất tan ở điều kiện đã cho. Dung dịch này bền về mặt nhiệt động và có DG = 0. Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch còn hoà tan thêm được chất tan ở điều kiện đã cho. Dung dịch bão hoà không nhất thiết phải chứa chất chưa hòa tan. Người ta có thể lọc bỏ chất chưa hòa tan hoặc pha chế một dung dịch từ những lượng chất tan và dung môi chính xác để đạt được dung dịch bão hoà. Như vậy, một lượng xác định dung môi chỉ có thể hoà tan được một
  2. lượng giới hạn chất tan. Độ tan là mức đo lượng chất tan có thể hoà tan vào một lượng dung môi xác định ở điều kiện đã cho. Độ tan thường được biểu diễn ra số gam chất tan trên 100 gam dung môi hoặc số mol chất tan trên 1 lít dung dịch, hoặc theo một đơn vị khác. Độ tan là mối quan hệ định lượng giữa dung môi và chất tan trong dung dịch bão hoà. Thí dụ, khi đạt tới dung dịch bão hòa ở 20 °C, p = 1 atm, 100 gam nước hòa tan được 35,8 gam muối ăn (NaCl). Ta nói độ tan của NaCl ở 20 °C là 35,8 gam trong100 gam nước. Độ tan phụ thuộc bản chất chất tan, bản chất dung môi và vào nhiệt độ. Đối với các chất khác nhau, nó thay đổi trong một khoảng rất lớn. Trong bảng 1 chỉ ra độ tan của một số chất trong cùng một dung môi (trong nước), còn trong bảng 2 chỉ ra độ tan của một chất (kali iođua) trong các dung môi khác nhau. Bảng 1. Độ tan của một vài chất trong nước ở 20oC Chất Chất Độ tan (g /100 Độ tan (g/ 100 g H2O) g H2O) CaI2 209 H3BO3 5 C6H12O6 200 CaCO3 0,0013 (glucozơ) NaCl 36 AgI 0,00000013 Bảng 2. Độ tan của KI trong các dung môi khác nhau ở 20oC Dung môi Dung môi Độ tan (% Độ tan (% khối lượng) khối lượng) H2O 59,8 CH3NO2 0,307 NH3 (lỏng) 64,5 n–C4H9OH 0,20 HOCH2CH2OH 33,01 C6H5CN 0,05
  3. CH3OH 14,97 C6H5NO2 0,00016 CH3COCH3 1,302 CH3COOC2H5 0,00012 Trong một số trường hợp, độ tan còn phụ thuộc vào áp suất, vào sự có mặt của các chất tan khác hoặc vào các yếu tố khác nữa. Yếu tố cơ bản xác định độ tan của một chất là mối tương quan về lực giữa các phân tử của chính nó và lực giữa phân tử của nó với phân tử dung môi. Thực nghiệm cho thấy rằng, các chất có lực giữa các phân tử tương tự nhau thì hòa tan được vào nhau. Chẳng hạn, các hợp chất ion (như muối, kiềm...) hoặc phân cực mạnh (như HCl, HBr...) thì tan trong dung môi phân cực (như nước, axit sunfuric nguyên chất...) mà không tan trong các dung môi không phân cực (như hiđrocacbon …). Mặt khác, các chất không phân cực hoặc ít phân cực như dầu, mỡ, cacbon đisunfua, tinh thể iot lại tan trong các dung môi không phân cực (như etxăng, benzen, ete...) mà không tan trong nước. Từ đây, ta có thể hiểu được câu ngạn ngữ từ lâu đã được rút ra từ thực nghiệm : "Giống nhau thì tan vào nhau
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2