intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đừng sợ mất lòng!

Chia sẻ: Minh Long | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

243
lượt xem
92
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sắp sửa đến ngày phát động sản phẩm mới. Mọi thứ đang được gấp rút hoàn tất. Lúc này, Dave - trưởng bộ phận kinh doanh, người chịu trách nhiệm chính mới hỏi Jill về đội ngũ bán hàng mà cô ta chịu trách nhiệm đào tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đừng sợ mất lòng!

  1. Đừng sợ mất lòng! Sắp sửa đến ngày phát động sản phẩm mới. Mọi thứ đang được gấp rút hoàn tất. Lúc này, Dave - trưởng bộ phận kinh doanh, người chịu trách nhiệm chính mới hỏi Jill về đội ngũ bán hàng mà cô ta chịu trách nhiệm đào tạo. Suy nghĩ mong muốn Hai tháng trước, Dave đã đề nghị Jill tính xem cần đào tạo bao nhiêu người cho lực lượng bán hàng, số lượng được đào tạo hàng tuần, theo từng khu vực. Nhưng ông ta không nhận được báo cáo, và ông ta cũng chẳng đề nghị Jill gửi nữa. "Chúng ta sẽ bắt đầu việc đào tạo nhân viên trong tuần này" - Jill giải thích "Tôi nghĩ chúng ta có thể làm có đủ số lượng người cho ngày phát động". Dave hơi nhíu mày. Ông ta nghĩ thầm: "Ý cô ta là chưa ai được đào tạo cả ư. Không biết cô ta làm cái quái quỷ gì trong hai tháng qua. Số lượng mà mình đề nghị cô ta giờ không biết đang nằm đâu". Bỏ lỡ cơ hội Đó là điều ông ta nghĩ. Còn điều ông ta nói, với vẻ rất bình thản, là: "Được rồi, hãy đào tạo càng sớm càng tốt". Người đứng đầu bộ phận kỹ thuật thì không thể kìm chế được. "Chúng ta tự hại mình trước đối thủ cạnh tranh bằng sản phẩm này đấy. Bây giờ đội ngũ bán hàng của chúng ta không thể được đào tạo kịp và chúng ta sẽ để lỡ mất cơ hội". Jill đưa ra một số lời cam đoan. Trưởng bộ phận kỹ thuật vẫn có vẻ hoài nghi. Còn Dave thì chẳng nói gì. Sự thất bại rất con người Có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo về việc sắp đến thời hạn cuối cùng hoặc các mục tiêu có thể bị bỏ lỡ. Nhưng nhiều nhà lãnh đạo thường phớt lờ chúng vì những lí do đơn giản và cũng rất "con người". Đó là: họ muốn được yêu quý. Họ biết điều gì họ nên nói hoặc nên làm, nhưng họ lại gặp khó khăn trong việc nói chúng ra. Họ tránh các cuộc tranh luận và các vấn đề nhạy cảm vì sợ bất đồng hay mâu thuấn với ai đó. Bạn thực sự có mong muốn được yêu quý? Nếu như vậy, bạn cũng đang có một mối đe doạ nghiêm trọng với việc lãnh đạo. Trừ khi bạn có thể vượt qua phản ứng nặng về cảm xúc - e ngại
  2. với việc phải thử thách ai đó - bạn không thể trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả. Vì nếu không thì nhóm của bạn sẽ sụp đổ, vì những người không làm việc sẽ gây ra sự hậm hực và thiếu tin cậy. Điều gì xảy ra nếu chiến dịch phát động sản phẩm không thành công? Nhóm sẽ chê trách và hậm hực Jill và cả Dave nữa. Những người khác sẽ bắt đầu hỏi: "Điều gì ông ta không nói với mình nhỉ?' Toàn bộ hệ thống của bạn sẽ bị gặm mòn dần dần. Các nhà lãnh đạo thiết lập các quy tắc nền tảng rộng lớn thông qua hành vi của họ. Nếu bạn không thể tỏ ra vô tư, không thiên vị, thì những người khác cũng nghĩ rằng họ không thể. Khó khăn bị vùi lấp khi mà những điều tốt đẹp, không mất lòng được đặt cao hơn thực tế và sự trung thực. Các chiến thuật lén lút sẽ không có tác dụng Một số nhà lãnh đạo đổ thừa trách nhiệm cho ai đó khi phải đưa ra phản hồi tiêu cực. Họ đề nghị cấp dưới hoặc một nhân viên khác gây áp lực hoặc đưa tin xấu đến cho người mà họ không vừa lòng. Một số nhà lãnh đạo thì lại trì hoãn. Họ để sự thất vọng của họ lớn lên cho đến khi những điều xấu trở thành thói quen. Sau đó, cơn tức tối trong họ sôi lên và họ làm những việc cứng rắn và lạnh lùng, như sa thải chẳng hạn. Rốt cuộc là những điều này lại càng gây ra nhiều vấn đề hơn. Tốt hơn cả là hãy đương đầu với bất kỳ sự trượt dốc nào, đó là công việc của nhà lãnh đạo. Mọi người thường đánh giá cao các phản hồi trung thực. Càng sớm nhận được phản hồi, họ càng dễ dàng sửa lỗi và đi đúng đường. Nếu họ tiếp tục không có gì tiến bộ, ít nhất họ cũng không ngạc nhiên khi bị sa thải. Tiến hành các bước phù hợp Để lãnh đạo những người khác, bạn phải vượt qua các phản ứng không dựa trên lí trí với các tình huống mà có mức độ xung đột hoặc tiêu cực. Nếu bạn làm điều gì đó vì một mong ước không nhận thức được là tránh mất lòng, hãy xem lại. Việc bạn không làm cho mọi người có trách nhiệm sẽ hại bạn. Hãy chắc rằng bạn biết sự khác biệt này. Sự chuẩn bị có thể giảm sự căng thẳng của một cuộc nói chuyện khó khăn. Thậm chí các CEO còn nhẩm lại khi họ phải tiến hành cuộc nói chuyện nghiêm túc với một nhân viên. Bằng việc thực hành, bạn có thể tìm được lời lẽ phù hợp và thuyết phục, và có thể được chấp nhận. Đừng nói ngon nói ngọt, nhưng bạn có thể bắt đầu bằng việc nói những lời lẽ tích cực: "Anh làm việc X và Y rất tốt, nhưng, mối quan tâm thực sự của tôi là vấn đề Z cơ". Nhẩm lại cũng sẽ cho bạn thời gian suy nghĩ mọi thứ xuyên suốt và chuẩn bị cho những phản ứng có thể có. Hầu hết các vấn đề lớn đều bắt đầu từ những chuyện nhỏ. Đó là lúc phải xem xét chúng, không phải chỉ trong các cuộc họp tổng kết hàng năm hay hàng quý. Nếu bạn không thể đối diện với người mà làm việc không tốt, hãy tìm một nhà tư vấn sẽ cho bạn những gợi ý cần thiết. Chắc chắn là bạn cảm thấy không thoải mái lắm, nhưng dù sao bạn vẫn phải nói chuyện. Hãy nhớ rằng mọi người thực sự thích bạn và tôn trọng bạn hơn nếu họ
  3. nghe những phản hồi trung thực và trực tiếp từ bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2