intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đừng tự “chơi vơi” với nền điện ảnh “một giò”

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

128
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điện ảnh, cũng như tất cả các ngành nghệ thuật nói chung, chỉ có thể tồn tại được khi có công chúng tiếp nhận. Đấy là một quy luật tất yếu, như con cá cần nước, cái cây cần đất và con chim cần khí trời. Từ lâu, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đã có rất nhiều ý kiến, nhiều cuộc trao đổi về thực trạng của nền điện ảnh Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đừng tự “chơi vơi” với nền điện ảnh “một giò”

  1. Đừng tự “chơi vơi” với nền điện ảnh “một giò”
  2. Điện ảnh, cũng như tất cả các ngành nghệ thuật nói chung, chỉ có thể tồn tại được khi có công chúng tiếp nhận. Đấy là một quy luật tất yếu, như con cá cần nước, cái cây cần đất và con chim cần khí trời. Từ lâu, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đã có rất nhiều ý kiến, nhiều cuộc trao đổi về thực trạng của nền điện ảnh Việt Nam hiện nay. Chúng ta từng mổ xẻ căn bệnh “suy dinh dưỡng” của nghệ thuật thứ bảy ở Việt Nam từ nhiều góc độ: vấn đề về người làm phim, về cơ chế quản lý và sản xuất phim, về việc quảng bá và trình chiếu…, nhưng vẫn có một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự sống còn của một nền điện ảnh vẫn chưa được “hội chẩn” một cách toàn diện: hiện trạng của giới tiếp nhận điện ảnh. Hội chẩn “cái chân gác nạng” Theo tôi, ở Việt Nam, người xem phim đã có, khán giả đã có thói quen đến rạp nhưng người biết và hiểu điện ảnh thì quá ít ỏi. Nền điện ảnh chỉ có người làm phim mà không có người xem phim thì chỉ khập khiễng như người đang đi bằng một chân. Những bộ phim mang tính nghệ thuật cao, đánh dấu tín hiệu khởi sắc đáng mừng cho nền điện ảnh nước nhà và đoạt được những giải thưởng cao tại các Liên hoan phim quốc tế, khi được công chiếu trong nước thì lại rơi vào tình trạng ế ẩm, đìu hiu. Các buổi chiếu chỉ có lác đác người đến xem và những rạp chiếu phim phải giảm số lượng suất chiếu so với dự kiến ban đầu. Đôi ba bộ phim kéo được khán giả đến rạp vì sự tò mò, nhưng sau đó phải hứng chịu những lời chê bai, thậm chí rất gay gắt.
  3. Vậ y thì nguyên nhân nằm ở đâu? Thứ nhất, khán giả Việt Nam chưa có một quan niệm đúng về điện ảnh. Đa phần thị hiếu của người xem hiện nay bị đóng khung trong những siêu phẩm của Hollywood, những bộ phim ăn khách của Trung Quốc, các phim truyền hình nhiều tập của Hàn Quốc và một số nước thuộc khu vực Mỹ Latin. Trong khi đó, có một gương mặt khác của điện ảnh hoàn toàn không được biết đến: phim nghệ thuật của các nước châu Âu (đặc biệt là những nền điện ảnh lớn từ Anh, Pháp, Ý, Đức), phim của người Mỹ gốc Phi, phim Nhật Bản, phim Ấn Độ… Không ít người lầm tưởng rằng điện ảnh nghĩa là Hollywood và đỉnh cao của điện ảnh chỉ có ở Hollywood mà thôi. Từ chỗ chỉ tiếp cận với những bộ phim dễ xem, dễ hiểu, khán giả thường đi đến một cái nhìn dễ dãi về điện ảnh, xem đây là một môn nghệ thuật phổ thông và hoàn toàn chỉ cần tiếp nhận bằng cảm tính, bằng bản năng và kinh nghiệm. Thứ hai, khán giả Việt Nam không hề được trang bị những kiến thức về điện ảnh từ căn bản cho đến chuyên sâu. Chỉ trừ các cơ sở có ngành đào tạo về điện ảnh, hầu hết các trường học ở các cấp đều chưa đưa điện ảnh vào chương trình giảng dạy. Chúng ta không đào tạo người tiếp nhận, thì chúng ta sẽ không thể có được một lớp công chúng tiếp nhận xứng tầm với sự phát triển của nền nghệ thuật. Tình trạng này cũng đang “xâm thực” trong âm nhạc, hội họa, điêu khắc…, tạo nên những nền nghệ thuật “thiểu số”. Và chúng ta cứ thử hình dung, nếu văn học không được dạy từ trong trường phổ thông thì bộ môn nghệ thuật này cũng sẽ có cùng số phận như thế.
  4. Ngồi trước màn hình, phần lớn khán giả chỉ xem cốt truyện, sự hấp dẫn của kịch tính, quan sát cách diễn xuất của diễn viên và lấy các yếu tố ấy làm tiêu chuẩn để đánh giá bộ phim. Còn những yếu tố cốt yếu làm nên ngôn ngữ của điện ảnh như khuôn hình, ánh sáng, âm thanh, ngh ệ thuật cắt dựng, nghệ thuật quay phim, thiết kế bối cảnh… thì ít ai cảm nhận và tri nhận được. Muốn cảm thụ được bộ phim từ các góc độ này, người xem phim cần phải học, phải tìm hiểu để nâng cao trình độ tiếp nhận chứ không thể chỉ “thụ hưởng” bằng bản năng. Trên thế giới, phim phi cốt truyện và diễn viên không diễn xuất đã xuất hiện từ rất lâu. Những bộ phim thuộc trào lưu Làn sóng mới của Pháp những năm 1960 chỉ là những mảng rời rạc không mang tính chuyện kể của đời sống, nhưng lại có giá trị nghệ thuật và giá trị nhân văn cao, tạo nên một trào lưu điện ảnh rộng khắp châu Âu và cả một số nước châu Á. Gần đây, “Chơi vơi” xuất hiện trong một hình thức ít mang tính cốt truyện và cái kết bỏ lửng đã tạo nên những luồng dư luận khen chê trái chiều và nhiều người xem không hiểu, thậm chí không chấp nhận bộ phim. Trong trường hợp này, người xem gần như là “những AQ”, tự đặt mình lên trên cái mình chưa có, chưa hiểu được phim thì kết luận ngay là phim dở. Vậy thì, khi phim không có cốt truyện, không có diễn xuất (mà hầu hết phim nghệ thuật trên thế giới đều được làm theo khuynh hướng này), người xem sẽ tiếp nhận như thế nào?
  5. Thứ ba, cũng từ chỗ bị đóng khung thị hiếu, khán giả Việt Nam không có sự quan sát đầy đủ về lịch sử và tình hình, khuynh hướng phát triển của điện ảnh thế giới. Vì vậ y, họ cũng không có sự so sánh giữa điện ảnh Việt Nam và điện ảnh nước ngoài để nhận diện vị trí, đặc trưng của điện ảnh nước nhà với thế giới. Và khi các nhà làm phim có ý thức đổi mới chính mình để đưa tác phẩm tiến kịp với trình độ nghệ thuật của các nước phát triển thì khán giả lại quay lưng với đứa con của họ. Những cơ thể bạc nhược không được ăn đủ chất, khi nuốt phải món lạ thì khó tiêu hóa, thậm chí còn gây ra phản ứng ngược, dù đó là món ngon. Khán giả Việt Nam cần phải đổi món trong thực đơn của mình, để không phải gạt bỏ chính món Việt giữa mâm. Tập đi bằng hai chân Trước hết, chúng ta cần có sự ý thức lại về điện ảnh và phải nhìn nhận lĩnh vực này như là một nghệ thuật thực thụ. Người xem phải được đào tạo về mặt kiến thức để có thể tiếp nhận tác phẩm từ những đặc trưng nghệ thuật bản chất của điện ảnh. Thế hệ trẻ cần được cung cấp kiến thức căn bản về các ngành nghệ thuật khác nhau từ điện ảnh đến âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc… chứ không chỉ học theo cách “học hát, học vẽ” theo kiểu “hậu mẫu giáo” đơn giản như trong nhà trường từ trước đến nay. Ngay cả ở những trường đào tạo về điện ảnh cũng cần có sự chú trọng đến việc cung cấp kiến thức mang tính lý luận, lý thuyết cho sinh viên. Có như vậy, sinh viên mới có thể nâng cao trình độ tiếp nhận tác phẩm và tiếp thu nghệ thuật sáng tạo điện ảnh từ các khuynh hướng làm phim khác nhau trên th ế giới chứ không chỉ học về kĩ năng làm phim.
  6. Thêm vào đó, cần đa dạng hóa thị hiếu thẩm mỹ trong tiếp nhận, bắt đầu bằng việc đa dạng hóa thị trường điện ảnh và có sự định hướng rộng mở đối tượng tiếp nhận đối với khán giả. Đồng thời, việc tạo ra môi trường sinh hoạt mang tính học thuật cũng vô cùng quan trọng. Nền phê bình điện ảnh Việt Nam gần như ở trong tình trạng “vô sản”, số lượng những nhà phê bình chuyên nghiệp chỉ đếm trên đầu ngón tay và không hoạt động đều đặn. Các tác phẩm, các công trình nghiên cứu và giáo trình điện ảnh hầu hết chỉ lưu hành nội bộ chứ không phát hành rộng rãi và khó đến tay độc giả. Những công trình dày dặn, có tính nghiên cứu chuyên sâu cũng chưa nhiều. Trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng, hầu hết các bài viết chỉ mang tính điểm phim, giới thiệu phim chứ chưa có giá trị phê bình, phân tích sâu sắc từ góc độ học thuật và còn nghiên về dòng phim thị trường, phim chiếu rạp, còn chạy theo thị hiếu khán giả chứ chưa thực hiện được chức năng định hướng thị hiếu.Nhìn chung, điện ảnh Việt Nam hầu như phải chập chững đi lại những bước đi đầu tiên trên lãnh địa của tiếp nhận, từ tiếp nhận đại chúng đến tiếp nhận khoa học, học thuật. Chúng ta đã có những đạo diễn gốc Việt sinh sống ở nước ngoài khao khát về Việt Nam làm phim. Đã có những tác phẩm gây tiếng vang và được đón nhận nồng nhiệt trên thế giới, làm rạng danh điện ảnh nước nhà. Đã có một lớp đạo diễn trẻ có ý thức, tư duy nghệ thuật mới mẻ, nhiều tìm tòi sáng tạo và niềm đam mê mãnh liệt với điện ảnh, thậm chí có người cứ mỗi lần làm phim là một lần cầm cố nhà cửa và băn khoăn không biết rồi phim sẽ chiếu ở đâu, ai đi xem và họ đón nhận như thế nào, nhưng vẫn cứ bám chặt lấy nghề, vẫn cứ trước hết là làm ra phim đã. Vì vậ y, chúng ta có thể giữ hi vọng và niềm lạc quan khi nhìn vào tương lai của điện ảnh Việt Nam. Dĩ nhiên, phim sẽ có cái được, cái chưa được, sẽ cần được khen và được chê. Nhưng trước hết, người làm phim và nền điện ảnh cần có khán
  7. giả hiểu được và hiểu đúng đứa con mà họ đã lao động miệt mài để tạo ra và trao lại cho công chúng. Đã đến lúc công chúng điện ảnh ở Việt Nam phải tự nhìn lại chính mình và nâng mình lên. Tình trạng tiếp nhận của chúng ta hiện nay không chỉ tồn tại sự khác biệt giữa các cách tiếp cận khác nhau từ phía cá nhân khán giả mà còn là sự chênh lệch trong trình độ tiếp nhận. Sự khác biệt bao giờ cũng cần thiết. Nó tạo ra tính đối thoại của một nền nghệ thuật. Nhưng sự chênh lệch quá lớn thì lại là mối nguy, nhất là khi số đông khán giả lại đứng trên một cái nền hổng và đẩy những nhà làm phim vào tình trạng chơi vơi, cô đơn khi thấy đứa con tinh thần của mình trở nên lạc lõng giữa môi trường tiếp nhận. Đến khi nền điện ảnh Việt Nam có thể bước đi trên hai chân một cách thăng bằng, nhà làm phim và khán giả sẽ có những cuộc đối thoại mang tính nghệ thuật thực thụ và tác phẩm được trở về với giá trị đích thật của mình. Và có thể, khi tháo chiếc nạng ra, nền điện ảnh của chúng ta sẽ không chỉ đi, mà còn có thể nhón chân và bay lên giữa thế giới nghệ thuật tràn trề sáng tạo. Hồ Khánh Vân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1