intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: BỒ HOÀNG

Chia sẻ: Abcdef_38 Abcdef_38 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

58
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc: Pollen Typhae Tên khoa học: Typha orientalis G.A.Stuart Họ Hương Bồ (Typhaceae) Bộ phận dùng: phấn hoa (nhị đực của hoa). Hoa hình trụ tròn dài, dùng nhị đực ở trên, màu vàng óng ánh, không hạt, nhỏ nhẹ xốp không lẫn tạp chất là tốt. Thứ hơi nâu là kém. Dùng cả nhị đực và nhị cái là không đúng. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Can, Thận và Tâm bào. Tác dụng: tán ứ, lợi tiểu (dùng sống). Thu sáp, chỉ huyết (dùng chín) Chủ trị: đau bụng khi có kinh, sản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: BỒ HOÀNG

  1. BỒ HOÀNG Tên thuốc: Pollen Typhae Tên khoa học: Typha orientalis G.A.Stuart Họ Hương Bồ (Typhaceae) Bộ phận dùng: phấn hoa (nhị đực của hoa). Hoa hình trụ tròn dài, dùng nhị đực ở trên, màu vàng óng ánh, không hạt, nhỏ nhẹ xốp không lẫn tạp chất là tốt. Thứ hơi nâu là kém. Dùng cả nhị đực và nhị cái là không đúng. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Can, Thận và Tâm bào. Tác dụng: tán ứ, lợi tiểu (dùng sống). Thu sáp, chỉ huyết (dùng chín) Chủ trị: đau bụng khi có kinh, sản hậu, trị bệnh cam trẻ con. - Xuất huyết biểu hiện như ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu và xuất huyết tử cung: Dùng Bồ hoàng với Tiên hạc thảo, Hạn liên thảo và Trắc bách diệp.
  2. - Xuất huyết do chấn thương ngoài: Dùng Bồ hoàng giã nát đắp hoặc sấy khô, tán bột, dùng ngoài. - Ứ huyết biểu hiện như đau tim, đau bụng, kinh nguyệt ít hoặc đau bụng sau đẻ: Dùng Bồ hoàng với Ngũ linh chi trong bài Thất Tiếu Tán. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g Cách bào chế: Theo Trung Y: Bọc ba lần giấy, nướng cho sắc vàng, để nửa ngày, sấy khô (Lôi Công) - Dùng sống: không bào chế. - Dùng chín: sao qua Theo kinh nghiệm Việt Nam: Thu hái về, phơi nắng to cho thật khô. - Dùng sống (thường dùng) để hành huyết. - Sao cháy tồn tính (theo đơn để chỉ huyết) Bảo quản: dễ hút ẩm sinh mốc, cần đem phơi thì bọc trong giấy mỏng để khỏi bay. Tránh nóng quá biến chất. Đựng trong lọ kín.
  3. Ghi chú: nhị cái cũng có công dụng để rịt vào chỗ chảy máu. Loại đốt thành than có tác dụng cầm máu, rang dược liệu sống giải ứ trệ và giảm đau. Kiêng ky: âm hư và không ứ huyết kiêng dùng BỐI MẪU (Xuyên) Tên thuốc: Bulbus Fritilillariae Cirrhosae. Tên khoa học: Fritillaria roylei Hook Họ Hành Tỏi (Liliaceae) Bộ phận dùng: thân củ (hành). Củ tròn hơi nhọn đầu ( giống củ thuỷ tiên, củ hành tỏi) trắng, nặng, nhiều bột, khô, không đen, không mốc mọt hoặc nát vụn là tốt. Tính vị: vị cay, hơi đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: Vào kinh Tâm và Phế. Tác dụng: Thuốc thanh hoả, giải uất, bổ Tâm Phế. Chủ trị: trị ho, trị đàm, thổ huyết, tắc sữa, đau cổ họng. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g
  4. Cách bào chế: Theo Trung Y: Bỏ lõi, sao với gạo nếp cho đến vàng gạo thì sàng bỏ nếp lấy Bối mẫu dùng. Bỏ lõi, tẩm nước gừng sao vàng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận). Theo kinh nghiệm Việt Nam: - Xuyên bối mẫu: + Rút bỏ lõi, sấy nhẹ cho khô tán bột (dùng sống). + Rút bỏ lõi, tẩm nước gừng, sao vàng, tán bột; khi dùng hoà vào nước thuốc thang đã sắc mà uống (không dùng sắc). - Thổ bối mẫu: củ tròn, không nhọn đầu. + Rửa sạch, ủ thái hoặc bào mỏng, phơi khô. + Tẩm nước gừng sao vàng (thường dùng). Thường dùng sắc. Bảo quản: để nơi khô ráo, đựng trong thùng, lọ có lót vôi sống vì dễ mọt. Kiêng ky: Tỳ, Vị hư hàn, có thấp đờm thì không nên dùng. BỘI LAN Tên thuốc: Herba Eupatorii.
  5. Tên khoa học: Eupatorium fortunei turcz. Bộ phận dùng: phần trên mặt đất của cây. Tính vị: vị cay, tính ôn. Qui kinh: Vào kinh Tỳ và Vị. Tác dụng: Lợi thấp, thanh thử nhiệt. Chủ trị: Mùa hè thử thấp tích lại bên trong, ngực đầy, đầu căng đau, miệng thấy ngọt, nôn mửa, miệng hôi. - Thấp phong bế Tỳ và Vị, biểu hiện như đầy và chướng thượng vị và bụng, buồn nôn, nôn và kém ăn: Dùng Bội lan với Hoắc hương, Thương truật, Hậu phác và Bạch đậu khấu. - Nhiệt và thấp mùa hè ngoại sinh xâm nhiễm hoặc giai đoạn sớm của bệnh do sốt gây ra do nhiệt thấp biểu hiện như cảm giác tức ngực, không đói, hơi sốt và da: Dùng Bội lan với Hoắc hương, Thanh hao, Hoạt thạch và Ích tríí nhân. Liều dùng: 5-10g. Chế biến: thu hoạch vào hè hoặc thu, cắt thành từng đoạn và phơi nắng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2