intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: MA HOÀNG CĂN

Chia sẻ: Abcdef_38 Abcdef_38 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

112
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc: Radix Ephedrac. Tên khoa học: Ephedra sinica stapf; Ephedra equisetina Bge. Bộ phận dùng: rễ. Tính vị: vị ngọt, tính ôn. Qui kinh: Vào kinh Phế. Tác dụng: cầm mồ hôi. Chủ trị: - Tự ra mồ hôi: Dùng Ma hoàng căn với Hoàng kỳ và Đương qui. - Ra mồ hôi trộm: Dùng Ma hoàng căn với Sinh địa hoàng và Mẫu lệ. Chế biến: Đào rễ vào đầu thu. Loại bỏ rễ xơ, rửa sạch và cắt thành từng đoạn. Liều dùng: 3-10g. Kiêng kỵ: không dùng ma hoàng căn cho các trường hợp hội...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: MA HOÀNG CĂN

  1. MA HOÀNG CĂN Tên thuốc: Radix Ephedrac. Tên khoa học: Ephedra sinica stapf; Ephedra equisetina Bge. Bộ phận dùng: rễ. Tính vị: vị ngọt, tính ôn. Qui kinh: Vào kinh Phế. Tác dụng: cầm mồ hôi. Chủ trị: - Tự ra mồ hôi: Dùng Ma hoàng căn với Hoàng kỳ và Đương qui. - Ra mồ hôi trộm: Dùng Ma hoàng căn với Sinh địa hoàng và Mẫu lệ. Chế biến: Đào rễ vào đầu thu. Loại bỏ rễ xơ, rửa sạch và cắt thành từng đoạn. Liều dùng: 3-10g. Kiêng kỵ: không dùng ma hoàng căn cho các trường hợp hội chứng biểu. MÃ ĐÂU LINH
  2. Tên thuốc: Fructus Aristlochiae Tên khoa học: Aristlochia contorta Bge hoặc Aristlochia debilis Sieb. et Zucc Bộ phận dùng: Quả chín. Tính vị: Vị đắng, hơi cay, tính hàn. Quy kinh: Vào kinh Phế và Đại tràng Tác dụng: Thanh Phế và trừ đờm, chỉ khái, bình suyễn. Chủ trị: Trị ho suyễn do Phế nhiệt, khan tiếng, ho khạc ra máu. - Phế nhiệt biểu hiện như ho nhiều đờm vàng và hen: Dùng Mã đâu linh với Tỳ bà diệp, Tiền hồ, Tang bạch bì và Hoàng cầm. - Phế hư biểu hiện như ho có ít đờm hoặc đờm có máu và thở nông: Dùng Mã đâu linh với Sa sâm, Mạch đông, Tử uyển và A giao. Bào chế: thu hái vào mùa thu, sau đó phơi nắng cho khô. Liều dùng: 3-10g Chú ý: Quá liều có thể gây buồn nôn hoặc nôn. Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp ho thuộc hư hàn hoặc hàn đờm.
  3. MẠCH MÔN ĐÔNG Tên thuốc: Radix Ophiopogonis. Tên khoa học: Ophiopogon Japonicus Wtall. Họ Hành Tỏi (Liliaceae) Bộ phận dùng: củ to bằng đầu đũa, mềm, vỏ trắng vàng, thịt ngọt, không mốc, không bị teo là tốt; củ cứng vị đắng không nên dùng. Tính vị: vị ngọt, hơi đắng, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Tâm, Phế và Vị. Tác dụng: thanh Tâm, nhuận Phế, dưỡng Vị, sinh tân. Chủ trị: trị ho, miệng khát, kinh nguyệt khô, sữa không thông. - Phế nhiệt do âm suy biểu hiện: ho có ít đờm và dính hoặc ho ra đờm lẫn máu: Dùng Mạch đông với Sa sâm, Thiên môn đông, Xuyên bối mẫu và Sinh địa hoàng. - Vị âm suy biểu hiện: lưỡi khô và khát. Dùng Mạch đông với Ngọc trúc, Sa sâm và Sinh địa hoàng.
  4. . Mất ngủ do nhiệt nhập phần doanh: D ùng Mạch đông với Sinh địa, Trúc diệp và Hoàng liên. . Tâm âm suy kèm nội nhiệt gây mất ngủ: Dùng Mạch đông với Sinh địa và Toan táo nhân. - Táo bón do trường Vị táo: Dùng Mạch đông với Sinh địa hoàng và Huyền sâm. Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g. Cách bào chế: Theo Trung Y: Tẩm nước nóng cho mềm, rút bỏ lõi. Muốn tán bột thì sau khi rút bỏ lõi, đưa ra để nguội, làm như vậy 3 - 4 lần thì khô giòn, tán bột. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch cho nhanh (không ngâm nước lâu) để ráo nước cho se vỏ, dùng cái nhíp cùn rút bỏ lõi, củ to thì bổ đôi phơi khô hoặc sao qua khi dùng. Bảo quản: đậy kín, để nơi khô ráo vì dễ mốc. Kiêng ky: Không nên dùng trong trường hợp Tỳ Vị hư, tiêu lỏng, ho do cảm phong hàn, kèm theo đờm và thấp trọc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2