intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: MANG TIÊU

Chia sẻ: Abcdef_38 Abcdef_38 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

90
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc: Mirabilite, Natrii Sulfas. Phác Tiêu. Tên khoa học: Mirabilite; GlauberỊs salt; Sodium Sulgate. Bộ phận dùng: Bột kết tinh. Thứ tinh thể thành khối không mầu, trong suốt là tốt. Tính vị: Vị mặn, đắng, tính hàn. Qui kinh: Vào kinh Vị và Đại trường. Tác dụng: nhuận trường, tẩy; nhuyễn kiên, thanh nhiệt. Chủ trị: Trị bí đại tiện do thực tích. - Táo bón: Dùng Mang tiêu với Đại hoàng. - Ðau Họng, miệng loét, đỏ mắt và mụn nHọt: Dùng Mang tiêu với Bằng sa và Băng phiến, tán nhuyễn, thổi vào Họng. Bào...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: MANG TIÊU

  1. MANG TIÊU Tên thuốc: Mirabilite, Natrii Sulfas. Phác Tiêu. Tên khoa học: Mirabilite; GlauberỊs salt; Sodium Sulgate. Bộ phận dùng: Bột kết tinh. Thứ tinh thể thành khối không mầu, trong suốt là tốt. Tính vị: Vị mặn, đắng, tính hàn. Qui kinh: Vào kinh Vị và Đại trường. Tác dụng: nhuận trường, tẩy; nhuyễn kiên, thanh nhiệt. Chủ trị: Trị bí đại tiện do thực tích. - Táo bón: Dùng Mang tiêu với Đại hoàng. - Ðau Họng, miệng loét, đỏ mắt và mụn nHọt: Dùng Mang tiêu với Bằng sa và Băng phiến, tán nhuyễn, thổi vào Họng. Bào chế: Cho vào nước nóng cho ta, lọc bỏ hết bùn cát và tạp chất không tan. Dịch lọc để nguội lắng cho tinh thể tủa, gọi là Bì tiêu. sau đó lấy Củ cải (La bặc) rửa sạch, xắt thành lát, cho vào nồi, thêm nước vào nấu nhừ, cho Bì tiêu vào (50kg Bì tiêu dùng 5-=10kg La bặc), cùng nấu cho đến khi tan hết. lấy ra, lọc hoặc để lắng
  2. trong, gạn lớp nước bên trên đi, để nguội lạnh cho Mang tiêu tách ra, lấy Mang tiêu để khô là được. Liều dùng: 10-15g. Kiêng kỵ: Có thai không dùng. Mang tiêu sợ Tam lăng, ghét Lưu hoàng. MANG TRÙNG Tên thuốc: Tabanus. Tên khoa học: Tabanus bivittatus Mats. Bộ phận dùng: Toàn thể con ruồi trâu cái khô. Tính vị: vị đắng, hơi hàn, hơi độc. Qui kinh: Vào kinh Can. Tác dụng: hoạt huyết và giải ứ trệ, thông kinh. Chủ trị: Trị phụ nữ bế kinh, hạ tiêu có ứ huyết. - Vô kinh hoặc đau bụng và đầy thượng vị do ứ huyết: Dùng Mang trùng với Thủy điệt, Đào nhân và Đại hoàng trong bài Đại Hoàng Giá Trùng Hoàn.
  3. - Ðau do chấn thương ngoài: Dùng Mang trùng với Nhũ hương, Một dược và Đào nhân. Bào chế: Bắt Ruồi vào tháng 5, tháng 6, bỏ chân, cánh, sao để dùng. Liều dùng: 1-1,5g; 0,3g (dạng bột sao). Kiêng kỵ: Có thai không dùng. Không có súc huyết: dùng cần thận trọng. MẬT MÔNG HOA Tên dược: Flos Buddlejae Tên khoa học: Buddleia officinalis Maxim Họ Mã Tiền (Loganiaceae) Bộ phận dùng: Hoa. Hoa mật mông hình tròn dài, toàn hoa bọc đầy lông mềm, sắc hơi trắng vàng óng ánh, xốp nhẹ không lẫn tạp chất là tốt. Có một số địa phương dùng hoa cây Bùng bục thay Mật mông hoa là không đúng. Thành phần hoá học: có một glucosid Tính vị: vị ngọt, tính hơi hàn.
  4. Quy kinh: Vào kinh Can. Tác dụng: nhuận gan, sáng mắt, tan màng mộng. Chủ trị: chữa thong manh, mắt sưng đỏ, chảy nước mắt, có tia đỏ trong mắt, trẻ em lên đậu. - Can nhiệt biểu hiện như mắt đau, đỏ và sưng, sợ ánh sáng, chảy nhiều nước mắt: Dùng Mật mông hoa với Cúc hoa, Thạch quyết minh và Bạch tật lệ. - Can âm hư kèm dương bốc lên trên biểu hiện như hoa mắt, mờ mắt, khô mắt và mờ giác mạc: Dùng Mật mông hoa với câu kỷ tử và Sa uyển tử. Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g. Cách bào chế. Theo Trung Y: Mật mông hoa nhặt sạch tạp chất, tẩm rượu 1 đêm vớt ra để khô, lại tẩm mật đồ trong 3 giờ, phơi khô, làm như thế 3 lần (Lôi Công Bào Chích Luận). Theo kinh nghiệm Việt Nam: Dùng sống: bỏ tạp chất dùng Nguyên hoa. Dùng chín: tẩm mật sao qua.
  5. Bảo quản: thứ sao mật nên để vào thùng đậy kín, chỉ chế đủ dùng trong thời gian 5 - 7 ngày. Để chống mốc và bảo đảm phân chất, tốt nhất là dùng đến đâu chế đến đấy. Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp Mắt đau do ngaoị cảm phong nhiệt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0