intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: HẢI SÀI (Cây Lức)

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

91
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên khoa học: Pluchea pteropoda hemslly Họ Cúc (Compositae) Thường mọc ở miền duyên hải. Lá hơi giống lá Cúc tần (Pluchea indicum, họ Cúc) nhưng ngắn hơn. Bộ phận dùng: rễ. Dùng thay rễ Sài hồ bắc (Bupleurum falcatum L, họ Hoa tán Umbelliferae) Rễ mọc cong queo thành chùm, có nhiều rễ con hơn rễ sài hồ, vỏ đen sẫm, ruột vàng ngà, ít rễ con, khô chắc, thơm, ruột trắng ngà là tốt. Thứ mọc ở bãi biển (hải hà) tốt hơn thứ mọc ở đồi bãi. Rễ cây này cứng giòn và có mùi thơm đặc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: HẢI SÀI (Cây Lức)

  1. HẢI SÀI (Cây Lức) Tên khoa học: Pluchea pteropoda hemslly Họ Cúc (Compositae) Thường mọc ở miền duyên hải. Lá hơi giống lá Cúc tần (Pluchea indicum, họ Cúc) nhưng ngắn hơn. Bộ phận dùng: rễ. Dùng thay rễ Sài hồ bắc (Bupleurum falcatum L, họ Hoa tán Umbelliferae) Rễ mọc cong queo thành chùm, có nhiều rễ con hơn rễ sài hồ, vỏ đen sẫm, ruột vàng ngà, ít rễ con, khô chắc, thơm, ruột trắng ngà là tốt. Thứ mọc ở bãi biển (hải hà) tốt hơn thứ mọc ở đồi bãi. Rễ cây này cứng giòn và có mùi thơm đặc biệt. Tính vị: vị đắng, mùi thơm nhẹ, tính hàn. Quy kinh: Vào hai kinh Can và đởm. Tác dụng: thuốc hoà giải biểu lý. Chủ trị:
  2. - Dùng sống: trị Can uất, phát biểu, trị ngoại cảm. - Tẩm sao: bổ trung ích khí. Liều dùng: Ngày dùng 12 - 20g. Cách bào chế: - Rễ chùm bám nhiều đất bùn, chẻ ra rửa sạch đất, thái nhỏ 2 - 3 ly phơi hoặc sấy nhẹ lửa (50o - 60o C) cho khô, dùng sống, cách này thường dùng. - Sau khi thái và làm khô, có thể tẩm rượu hay mật 2 giờ rồi sao thơm (tuỳ theo đơn của lương y). Mỗi 1kg rễ lức thì tẩm 100 - 150ml rượu hoặc mật., Bảo quản: không nên để lâu quá 3 tháng, mất hương vị. Đậy kín, để nơi khô ráo. Ghi chú: - Không dùng rễ cây Cúc tần hay rễ cây Đại bi (Blumea baisamifera, họ Cúc) để thay thế rễ cây Sài hồ vì hai rễ này chỉ phát hãn mà không lợi tiểu. - Theo kinh nghiệm các cụ thì dùng rễ cây Lức hay Sài hồ có công hiệu hơn, vừa phát hãn, vừa lợi tiểu. Kiêng ky: hư hoả không nên dùng.
  3. HẢI SÂM Tên khoa học: Stichopus japonicus Selenka Bộ phận dùng: nguyên cả con. Dùng thứ to lớn, mình có gai gọi là Hải sâm tử, sắc xanh đen, mềm là tốt. Tính vị: vị ngọt, mặn, tính ôn. Quy kinh: Vào kinh Thận. Tác dụng: bổ Thận, thêm tinh tuỷ, tráng dương, sát trùng. Chủ trị: trừ mọi chứng hư lao, giáng hoả, trị sưng lở, trị lỵ kinh niên. Liều dùng: Ngày dùng 12 - 20g có thể đến 40g. Cách bào chế: Theo Trung Y: - Bắt được Hải sâm, rửa sạch phơi, sấy giòn. - Khi dùng ngâm nước cho vừa mềm, thái lát, phơi giòn, tán bột.
  4. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Bắt về cạo rửa sạch bằng nước muối, lộn trong ra ngoài, lại rửa sạch, phơi khô sấy giòn. Khi dùng ngâm nước cho mềm thấu, thái lát mỏng 3 - 51y, sao với gạo nếp cho phồng vàng đều. Tán bột phối hợp với thuốc khác làm hoàn hoặc nấu cháo ăn dần. Bảo quản: để nơi khô ráo, trong lọ hay hộp sắt kín có lót vôi sống. Tránh ẩm mốc, sâu bọ. Thỉnh thoảng phơi sấy nhẹ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2