intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: LÔ CĂN

Chia sẻ: Abcdef_38 Abcdef_38 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc: Rhizoma Phragmitis Tên khoa học: Saccharum arundinaceum Retz (Phragmilies Karka Triân) Họ Hoà Thảo (Graminae) Bộ phận dùng: rễ. Dùng rễ mọc về phía nước ngược, béo mập, sắc trắng, hơi ngọt, phơi khô thì sắc vàng nhạt. Rễ nát, nhẹ thì không dùng. Tính vị: vị ngọt, tính hàn. Quy kinh: Vào kinh Phế, vị và Thận. Tác dụng: thuốc giải nhiệt, trừ đờm. Chủ trị: trị cảm sốt, tiêu khát, trị ho - Bệnh nhiệt biểu hiện khát nước, bứt rứt và sốt: Lô căn hợp với Thạch cao, Mạch đông và Thiên hoa phấn. -...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: LÔ CĂN

  1. LÔ CĂN Tên thuốc: Rhizoma Phragmitis Tên khoa học: Saccharum arundinaceum Retz (Phragmilies Karka Triân) Họ Hoà Thảo (Graminae) Bộ phận dùng: rễ. Dùng rễ mọc về phía nước ngược, béo mập, sắc trắng, hơi ngọt, phơi khô thì sắc vàng nhạt. Rễ nát, nhẹ thì không dùng. Tính vị: vị ngọt, tính hàn. Quy kinh: Vào kinh Phế, vị và Thận. Tác dụng: thuốc giải nhiệt, trừ đờm. Chủ trị: trị cảm sốt, tiêu khát, trị ho - Bệnh nhiệt biểu hiện khát nước, bứt rứt và sốt: Lô căn hợp với Thạch cao, Mạch đông và Thiên hoa phấn. - Vị nhiệt biểu hiện nôn và ợ: Lô căn hợp với nước Gừng tươi (Sinh khương), Trúc nhự và Tỳ bà diệp.
  2. - Phế nhiệt biểu hiện ho, khạc đờm vàng đặc và áp xe phổi: Lô căn hợp với Kim ngân hoa, Ngư tinh thảo và Ðông qua nhân. Liều dùng: Liều dùng: Ngày dùng 20 - 40g. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Rửa sạch, bỏ hết rễ con, các mắt, cạo bỏ vỏ ngoài mà dùng. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, bỏ hết rễ con, thái nhỏ, phơi khô. Ghi chú: Măng sậy hơi đắng, tính hàn, dùng chỉ khát, lợi tiểu, ngực nóng. Rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Bảo quản: dùng tươi thì vùi trong cát, dùng khô thì để nơi cao ráo, tránh ẩm. Kiêng ky: trúng hàn mà không có nhiệt thì không nên dùng. LÔ HỘI Tên thuốc: Aloe. Tên khoa học: Loe sp Họ hành tỏi (Liliaceae)
  3. Bộ phận dùng: nhựa cây đã chế biến. Khối nhựa khô, sắc đen vàng, hơi có ánh bóng. dễ nát không lẫn tạp chất là tốt. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: Vào kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường. Tác dụng: thông đại tiện, thanh nhiệt, mát gan, sát trùng, thường dùng làm thuốc xổ, có đôi khi dùng làm thuốc mạnh dạ dày, thông kinh nguyệt. Chủ trị: Trị đại tiện táo kết, da vàng, tiểu nhi cam tích, động kinh, kinh nguyệt không đều, giảm bớt được độc của Ba đậu. Liều dùng: - Dùng kiện vị, mỗi lần uống 0,01 - O,03g. - Dùng nhuận trường, mỗi lần uống 0,06 - O,20g. - Dùng xổ, mỗi lần dùng 1 - 2g. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Sắc lấy nước đặc rồi cô đặc khô, khi dùng tán bột.
  4. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Tán vừa nhỏ, dùng sống, khi sắc thuốc lấy nước thuốc đang sôi chế vào đánh cho tan ra nước, lọc bỏ tạp chất đọng ở dưới, rồi hoà chung với thuốc uống. Làm thuốc hoàn, dùng nó làm hồ để viên hoặc áo ngoài viên thuốc. Bảo quản: bỏ vào thùng để nơi thoáng gió, tránh ánh nắng, vì gặp nóng nhựa sẽ chảy. - Táo bón kèm theo Can nhiệt thịnh biểu hiện như táo bón, hoa mắt, đau đầu và kích thích: Dùng Lô hội với Long đởm thảo, Chi tử, Thanh đại và Đương qui trong bài Đương Qui Lô Hội Hoàn. - Đau bụng giun biểu hiện như da bàng bủng và gầy yếu: Dùng phối hợp với thảo dược diệt giun trong bài Phì Nhi Hoàn. Kiêng ky: Tỳ Vị suy yếu, tiêu lỏng, phụ nữ có thai không nên dùng. Chú ý: Lô hội được dùng phối hợp với các vị khác dưới dạng viên nén hoặc bột nhưng không được dùng dưới dạng thuốc sắc. LỘC GIÁC, LỘC GIÁC CAO, LỘC GIÁC SƯƠNG
  5. Lộc giác là sừng hóa xương của hươu, có vị mặn, tính ấm, tác dụng vào can và thận và cường dương. Mặc dù thay thế Lộc nhung kém hơn nhưng Lộc giác bổ máu và giảm phù nề. Nó được dùng điều trị phỏng nước, loét, phù, sưng, viêm vú, đau do ứ huyết và đau do căng cơ, xương và đau lưng dưới. Liều dùng: là 5-10g. Không dùng lộc giác trong khi thiếu âm kém, bốc hỏa. Lộc giác cao được lấy từ lộc giác non. Nó có vị ngọt, mặn và tính ấm, tác dụng vào can và thận. Bổ máu và xương cốt và cầm máu. Dùng cho các trường hợp cơ thể mệt mỏi, nôn, chảy máu cam, chảy máu tiết niệu, đái ra máu. Liều dùng: 5-10g. Lộc giác sương là phần còn lại của quá trình chế biến dịch chất lỏng (mềm) do việc mấu sừng hươu trong thời gian dài. Tác dụng cầm máu của chất này giống với lộc giác nhưng kém hơn. Trong lâm sàng, nó được dùng chủ yếu cho các trường hợp thiểu thận dương, suy giảm và hàn tỳ và vị, nôn, kém ăn, rất lạnh (liệt dương), chảy máu tiết niệu, đa khí hư, xuất huyết do chấn thương nội tạng, phỏng và loét. Liều dùng: là 10-15g.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2