intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: PHÒNG PHONG

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

79
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc: Radix Ledebouriellae. Tên khoa học: Saphoshnikovia dicaricala (Lurcz) Schischk Họ Hoa Tán (Umbelliferae) Bộ phận dùng: rễ. Rễ chắc thơm, lõi trắng là tốt. Không dùng rễ con. Tính vị: vị cay, ngọt, tính ôn. Quy kinh: Vào kinh Can, Phế, Tỳ, Vị và Bàng quang. Tác dụng: phát biểu, trừ phong thấp. Chủ trị: trị ngoại cảm, đau khớp xương, trị uốn ván, mắt đỏ, sang lở. - Hội chứng phong hàn biểu biểu hiện như sốt, nghiến răng, đau đầu và đau toàn thân: Dùng Phòng phong với Kinh giới và Khương hoạt. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: PHÒNG PHONG

  1. PHÒNG PHONG Tên thuốc: Radix Ledebouriellae. Tên khoa học: Saphoshnikovia dicaricala (Lurcz) Schischk Họ Hoa Tán (Umbelliferae) Bộ phận dùng: rễ. Rễ chắc thơm, lõi trắng là tốt. Không dùng rễ con. Tính vị: vị cay, ngọt, tính ôn. Quy kinh: Vào kinh Can, Phế, Tỳ, Vị và Bàng quang. Tác dụng: phát biểu, trừ phong thấp. Chủ trị: trị ngoại cảm, đau khớp xương, trị uốn ván, mắt đỏ, sang lở. - Hội chứng phong hàn biểu biểu hiện như sốt, nghiến răng, đau đầu và đau toàn thân: Dùng Phòng phong với Kinh giới và Khương hoạt. - Hội chứng phong nhiệt biểu biểu hiện như sốt, đau Họng, đỏ mắt và đau đầu: Dùng Phòng phong với Kinh giới, Hoàng cầm, Bạc hà và Liên kiều. - Hội chứng phong hàn thấp biểu hiện như đau khớp (viên khớp) và co thắt chân tay: Dùng Phòng phong với Khương hoạt và Đương qui.
  2. - Mề đay và ngứa da: Dùng Phòng phong với Khổ sâm và Thuyền thoái trong bài Tiêu Phong Tán. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Cắt bỏ xơ trên đầu cuốn, tẩm nước ướt cho mềm, thái lát, phơi khô dùng sống hoặc sao. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa qua, để ráo, thái mỏng, phơi khô. Bảo quản: dễ mốc mọt nên cần để nơi khô ráo, kín. Nếu bị mốc mọt thì sấy hơi diêm sinh. Liều dùng: 4-12g. Kiêng ky: âm hư hoả vượng không có phong tả thì không nên dùng. PHÙ BÌNH (Bèo Cái) Tên thuốc: Herba Lemnae. Tên khoa học: Pislia stratiotes L Họ Ráy (Araceae)
  3. Bộ phận dùng: lá. Lá khô không vụn nát là tốt. Bèo có hai loại: bèo cái (lợi thuỷ), bèo tía (thanh nhiệt giải độc). Tính vị: vị cay, tính hàn. Quy kinh: Vào Phế kinh. Tác dụng: phát hãn, trừ phong, hành thuỷ. Làm thuốc giải nhiệt và lợi tiểu. Chủ trị: trị ngoại cảm, đơn độc, trị thuỷ thũng nhiệt độc. Kiêng kỵ: không phải thực nhiệt, thực tà không nên dùng. Cách bào chế: Theo Trung Y: Lấy thứ bèo tía, khoảng tháng 7, bỏ vào nong rải ra phơi nắng dưới nong để chậu nước thì chóng khô (Bản Thảo Cương Mục). Dùng lưới kẽm mà vớt bèo, để ráo nước, nhặt bỏ tạp chất, rải ra nong phơi khô. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Dùng tươi thì tốt hơn: giã rồi xát lên da trị ngứa, ung nhọt, lên nhọt. Bảo quản: tránh ẩm, để nơi khô ráo, mát. PHÙ TIỂU MẠCH
  4. Tên thuốc: Fructus tritici Levis Tên khoa học: Triticum Aestivum Bộ phận dùng: hạt. Tính vị: vị ngọt, tính mát. Qui kinh: Vào kinh Tâm Tác dụng: bổ khí và thanh nhiệt, cầm mồ hôi Chủ trị: Cơ thể yếu biểu hiện như ra mồ hội trộm hoặc vào ban đêm: Dùng Phù tiểu mạch với Mẫu lệ, Hoàng kỳ và Ma hoàng căn trong bài Mẫu Lệ Tán. Liều dùng: 15-30g. Bào chế: Ngâm vào nước, lựa bỏ những hạt lép, nhẹ rỗng nổi trên mặt nước, phơi khô. PHỤ TỬ Tên thuốc: Radix Aconiti. Tên khoa học: Aconitum sinense Paxt Họ Mao Lương (Ranunculaceae)
  5. Bộ phận dùng: rễ phụ (gọi là củ con). Vào mùa xuân ở một kẽ lá của cây Ô đầu (còn gọi cây phụ tử) nảy ra một cái chồi để sau này thành cành mang hoa; đồng thời dưới đất, nơi gần cổ rễ mẹ, mọc ra một rễ con (cây Ô đầu) hay nhiều rễ con (cái cây Ô đầu Trung Quốc và Việt Nam ). Cuối thu sang đông khi cây nở hoa thì các rễ con đã thành củ con xúm xít xung quanh củ mẹ mà người ta gọi là Phụ tử và củ mẹ (Ô đầu) đã to và béo dần. Vào thời kỳ này, người ta thu hái Phụ tử. Đào Hoằng Cảnh nói: “Ô đầu và Phụ tử là đồng một gốc cội; Phụ tử thu hoạch vào tháng 8, có 8 cạnh là tốt; Ô đầu thu hoạch vào tháng 4...”. Củ Phụ tử thu hái về, người ta chọn lọc to nhỏ chế biến ngay thành Diêm phụ, Hắc phụ và bạch phụ. Diêm phụ (phụ tử muối) được nhập vào nước ta đựng trong các vại trông giống như những củ khoai sọ (dài 6 - 10cm, rộng 4 - 6cm) ngoài lớp vỏ muối trắng, trong thịt trắng tro, còn hơi tê lưỡi và không thối là tốt. To còn gọi là Diêm phụ là Sinh phụ. Thành phần hoá học: giống như thành phần củ Ô đầu nhưng tỷ lệ alcaloid toàn phần có cao hơn. Với sự chế biến khác nhau, mức độ sức nóngtác dụng khác nhau nên tỷ lệ alcaloid toàn phần của Diêm phụ, Hắc phụ và Bạch phụ có khác nhau.
  6. Tính vị: + Diêm phụ: vị cay, ngọt, tính đại nhiệt (độc bảng B), thông hành 12 kinh. + Hắc phụ và Bạch phụ phiến cũng giống diêm phụ, nhưng ít độc hơn. Tác dụng: hồi dương, bổ hoả, tán hàn, trừ thấp. Chủ trị: dương khí bỗng thoát, quyết lạnh, mạch yếu, trầm hàn cố lạnh, tim bụng lạnh đau, đi tả, đi lỵ do hàn lạnh, phong hàn tê thấp. Liều dùng: Ngày dùng 2 - 10g. Hắc phụ và Bạch phụ dùng nhiều hơn. Kiêng ky: không phải trúng hàn thì không nên dùng. Cách bào chế: Theo kinh nghiệm Việt Nam: Phụ phiến: rửa sạch muối, bỏ vỏ thái lát phơi khô dùng. Ngâm nước một ngày một đêm, bỏ vỏ, rửa sạch, bổ đôi hay bổ tư, lại ngâm nước một ngày đêm thái lát 1 - 2 ly, phơi khô. Lấy Phụ phiến tẩm đồng tiện, hay nước Cam thảo, hoặc nước gừng tuỳ từng trường hợp. Hắc phụ phiến và Bạch phụ phiến không phải bào chế gì, cứ thế dùng.
  7. Bảo quản: thuốc độc bảng B, để trong lọ kín, nơi khô ráo mát.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2