intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: THĂNG MA

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

81
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc: Rhizoma cimicifugae. Tên khoa học: Cimicifuga foetida L Họ Mao Lương (Ranunculaceae) Bộ phận dùng: rễ hình trụ tròn cong queo, to, bên ngoài sắc đen xám, chất cứng, nhẹ khó bẻ gấy, thịt trong, sắc xanh nhợt là tốt. Thành phần hoá học: chứa Cimitin, Tanin, acid béo v.v... Tính vị: vị ngọt, cay, hơi đắng, hơi hàn. Quy kinh: Vào kinh Tỳ, Vị, Phế và Đại trường. Tác dụng: tán phong, giải độc, làm cho dương khí thăng lên, thấu ban, sởi. Chủ trị: trị chứng dịch thời khí, nhức đầu, đau cổ Họng lên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: THĂNG MA

  1. THĂNG MA Tên thuốc: Rhizoma cimicifugae. Tên khoa học: Cimicifuga foetida L Họ Mao Lương (Ranunculaceae) Bộ phận dùng: rễ hình trụ tròn cong queo, to, bên ngoài sắc đen xám, chất cứng, nhẹ khó bẻ gấy, thịt trong, sắc xanh nhợt là tốt. Thành phần hoá học: chứa Cimitin, Tanin, acid béo v.v... Tính vị: vị ngọt, cay, hơi đắng, hơi hàn. Quy kinh: Vào kinh Tỳ, Vị, Phế và Đại trường. Tác dụng: tán phong, giải độc, làm cho dương khí thăng lên, thấu ban, sởi. Chủ trị: trị chứng dịch thời khí, nhức đầu, đau cổ Họng lên ban sởi, sang lở, tiêu chảy kéo dài, lòi đuôi trê, phụ nữ băng huyết, bạch đái. - Sởi giai đoạn đầu, ban chưa mọc hết: Dùng Thăng ma với Cát căn trong bài Thăng Ma Cát Căn Thang.
  2. - Vị có nhiệt thịnh biểu hiện như đau đầu, sưng và đau lợi, đau răng và loét lưỡi và miệng: Dùng Thăng ma với Hoàng liên, Sinh địa hoàng, Thạch cao và Mẫu đơn bì trong bài Thanh Vị Tán. - Ðau Họng do phong, nhiệt biểu: Dùng Thăng ma với Huyền sâm, Cát cánh, Ngưu bàng tử trong bài Ngưu Bàng thang. - Khí nghịch ở Tỳ và Vị biểu hiện như tiêu chảy mạn, sa hậu môn, sa tử cung và sa dạ dày: Dùng Thăng ma với Nhân sâm, Hoàng cầm và Bạch truật trong bài Bổ Trung Ích Khí Thang. - Mụn nHọt, hậu bối và bệnh da: Dùng Thăng ma với Bồ công anh, Kim ngân hoa, Liên kiều và Xích thược. Liều dùng: 8-12g. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Đem thành phẩm ngâm nước độ 1 giờ, bỏ vào nồi đậy kín ủ một đêm thái lát phơi khô dùng sống hoặc tẩm mật sao qua dùng. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ủ mềm thái lát mỏng phơi khô (dùng sống). Có khi tẩm rượu.
  3. Bảo quản: dễ mốc mọt nên phải phơi khô, để nơi khô ráo, kín, trong lọ có lót chất hút ẩm (vôi sống, Silicagel...) Kiêng ky: trên thịnh, dưới hư, âm hư hoả vượng kiêng dùng. Không dùng dược liệu này cho bệnh nhân khó thở, ban sởi mọc hoàn toàn hoặc người mắc hội chứng âm hư kèm nhiệt. THIÊN HOA PHẤN Tên thuốc: Radix Trichosanthis Tên khoa học: Radix trichosantes Họ Bầu Bí (Cucurbitaceae) Bộ phận dùng: rễ (vẫn gọi là củ). Củ to, khô, chắc nặng, da vàng ngà, thịt trắng, nhiều bột, ít xơ, không già quá, không mốc mọt là tốt. Củ non quá thì bở, kém phẩm chất. Thành phần hoá học: có tinh bột, saponozid. Tính vị: vị ngọt, tính hàn. Quy kinh: : Vào kinh Phế, Vị và Đại trường.
  4. Tác dụng: sinh tân dịch, chỉ khát, giáng hoả, nhuận táo, rút mủ, tiêu sưng tấy. Chủ trị: tiêu khát, trị hoàng đản, vú lên nHọt, trị mạch lươn, lở độc, sưng, tấy. Khát trong bệnh có sốt: Thiên hoa phấn phối hợp với Sa sâm, Mạch đông và Lô . căn. . Khát dữ dội trong tiểu đường: Thiên hoa phấn phối hợp với Cát căn, Ngũ vị tử và Tri mẫu. . Ho khan do Phế nhiệt. Thiên hoa phấn phối hợp với Tang bạch bì, Xuyên bối mẫu và Cát cánh. Mụn nHọt: Thiên hoa phấn phối hợp với Liên kiều, Bồ công anh, Xuyên bối . mẫu và Kim ngân hoa. Liều dùng: Ngày dùng 12 - 16g Cách Bào chế: Theo Trung Y: Đào lấy củ đực không có quả (có nhiều bột hơn), gọt bỏ vỏ ngoài, cắt từng đoạn dài 10 cm, cho vào trong chậu nước vôi ngâm một tuần, vớt ra phơi khô tức là thiên hoa phấn. Khi dùng tẩm nước, ủ mềm thái lát mỏng.
  5. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ủ mềm một đêm, bào mỏng phơi khô. Củ tươi cạo sạch vỏ ngoài, cắt ra từng khúc, ngâm nước 4 - 5 ngày, giã nát, lọc lấy bột, phơi khô. Bảo quản: dược liệu hay mốc mọt nên cần để nơi khô, ráo, kín. Nếu chớm mốc mọt có thể sấy hơi diêm sinh. Kiêng ky: Không dùng trong trường hợp Tỳ Vị hư hàn. THIÊN MA Tên thuốc: Rhizoma Gastrodiae. Tên khoa học: Gastrodia elata Blumo Họ Lan (Orchidaceae) Bộ phận dùng: thân củ (vẫn gọi là củ). Củ sắc vàng nhợt, trên tròn, dưới không nHọn, da nhăn; củ già nở tách ra, rắn chắc, to nhiều thịt, không có lỗ hổng, trong sáng là tốt, củ xốp nhẹ là xấu. Thành phần hoá học: có chất dính, tro của rễ chứa Oxyd Calci, Oxyd Magiê. Tính vị: vị cay, tính ôn. Quy kinh: Vào kinh Can.
  6. Tác dụng: khu phong, trấn kinh. Chủ trị: choáng đầu, hoa mắt, trúng phong, kinh giản, nói không rõ, bại liệt, các chứng phong hàn thấp tê. - Can phong nội động biểu hiện như co thắt và co giật: Dùng Thiên ma với Câu đằng và Toàn yết. - Co thắt và co giật do uốn ván: Dùng Thiên ma với Phòng phong, Thiên nam tinh và Bạch phụ tử trong bài Ngọc Chân Tán. - Ðau đầu và hoa mắt do Can dương vượng: Dùng Thiên ma với Câu đằng, Hoàng cầm và Ngưu tất trong bài Thiên Ma Câu Đằng Ẩm. - Chóng mặt và hoa mắt do phong đờm bốc lên trên, do Tỳ kém và Can khí uất kết: Dùng Thiên ma với Bán hạ, Bạch truật và Phục linh trong bài Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang. - Ðau nửa đầu và đau phần trước (trán): Dùng Thiên ma với Xuyên khung trong bài Thiên Ma Hoàn. - Ðau do phong thấp ngưng trệ (đau khớp): Dùng Thiên ma với Nhũ hương và Toàn yết.
  7. - Tê cứng chân tay do kinh lạc bị bế tắc: D ùng Thiên ma với Đương qui và Ngưu tất. Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g Cách Bào chế: Theo Trung Y: - Lấy Thiên ma 1kg để vào trong một cái bình; lấy Tật lê 0,300 kg sao nóng đổ lên trên, đậy 3 lớp giấy cho kín trong 2 giờ rồi lấy Tật lê ra, sao lại đổ trên, đậy kín như trước. Làm như vậy 7 lần, dùng vải lau cho hết mồ hôi, thái nhỏ sấy khô tán bột dùng trị phong tê (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận). - Rửa sạch gói vào giấy, tẩm nước cho ướt, lùi vào lửa trấu mà nướng chín; lấy ra thái lát, tẩm rượu một đêm, sấy khô. Trị Can kinh, phong hư (Bản Thảo Cương Mục). Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, để ráo, tẩm nhiều rượu, ủ 3 ngày đêm, mềm rồi bào, sấy nhẹ lửa cho khô. Bảo quản: cần để nơi khô ráo vì dễ bị sâu, mọt, mốc. Nếu mốc mọt có thể sấy hơi diêm sinh. Bào chế rồi đậy kín. Kiêng ky: Không dùng trong trường hợp âm hư và không phải trúng phong.
  8. THIÊN MÔN ĐÔNG Tên thuốc: Radix Asparagi Tên khoa học: Asparagus cochinchinensis (Lour). Merr Họ Hành Tỏi (Liliaceae) Bộ phận dùng: rễ (vẫn gọi là củ). Củ hình thoi, hai đầu nhọn màu hổ phách. Dùng thứ to khô, mập đã bóc vỏ bỏ lõi, mềm, không dính tay, không mốc, ẩm ướt là tốt. Thành phần hoá học: có chất dính, (- sitosteron, 5 – methyloseymethyl, fucfuran, asparagin, tinh bột, chất nhầy. Tính vị: vị ngọt hơi đắng, tính đại hàn. Quy kinh: Vào kinh Phế và Thận. Tác dụng: thanh Phế, giáng hoả, tư âm, nhuận táo. Chủ trị: sinh tân dịch, tiêu đờm, trị ho, trị nóng rét, đại tiện táo bón. - Hoả suy do Phế và Thận âm hư biểu hiện như đờm ít nhưng dính hoặc ho ra đờm lẫn máu: dùng với mMch đông trong bài Nhị Đông Cao.
  9. - Phần âm và dương hư do bệnh do sốt gây ra biểu hiện như khát, thở nông và tiểu đường: dùng với Sinh địa hoàng và Nhân sâm trong bài Tam Thái Thang. - Táo bón do trường vị bị táo: dùng với Đương qui và Nhục thung dung. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Đào củ Thiên môn, cạo vỏ, bỏ lõi cho vào chõ mà đồ, phơi khô. Tẩm rượu một đêm, đồ lại, phơi khô dùng (Lôi Công Bào Chích Luận). Theo kinh nghiệm Việt Nam: Dùng củ đã chế biến khô, rửa sạch bỏ tạp chất, ủ cho đến mềm (tước vỏ, bỏ lõi nếu còn sót) thái lát, phơi khô. Có thể nấu thành cao lỏng (1ml = 5g). Bảo quản: để nơi khô ráo, năng phơi vì dễ ẩm mốc, biến chất. Liều dùng: 8 - 12g Kiêng ky: Tỳ Vị hư hàn, tiêu chảy không nên dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2