intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: SA NHÂN

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

99
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc: Fructus amoni Tên khoa học: Amomum xanthioides Wall Họ Gừng (Zingiberaceae) Bộ phận dùng: hạt của quả. Quả khô, có nhiều hạt, nâu sẫm mùi thơm nồng. - Sa nhân hạt cau, hạt to mẩy, không nhăn nheo, cay nhiều nồng là loại tốt nhất. - Sa nhân non (do hái sớm quá, chưa già), hạt không mẩy, có vết nhăn ít cay là hạng vừa. - Sa nhân vụn, kém cay là hạng xấu. - Sa nhân đường (do hái chậm quả chín quá), hạt ẩm hơi dính, ngọt, bóp mềm, đen, không dùng. - Vỏ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: SA NHÂN

  1. SA NHÂN Tên thuốc: Fructus amoni Tên khoa học: Amomum xanthioides Wall Họ Gừng (Zingiberaceae) Bộ phận dùng: hạt của quả. Quả khô, có nhiều hạt, nâu sẫm mùi thơm nồng. - Sa nhân hạt cau, hạt to mẩy, không nhăn nheo, cay nhiều nồng là loại tốt nhất. - Sa nhân non (do hái sớm quá, chưa già), hạt không mẩy, có vết nhăn ít cay là hạng vừa. - Sa nhân vụn, kém cay là hạng xấu. - Sa nhân đường (do hái chậm quả chín quá), hạt ẩm hơi dính, ngọt, bóp mềm, đen, không dùng. - Vỏ quả Sa nhân cũng dùng làm thuốc gọi là súc bì. Tính vị: vị cay, tính ôn. Quy kinh: Vào kinh Thận, Tỳ và Vị; kiêm vào Phế, Đại trường và Tâm bào. Tác dụng: hành khí, chỉ đau, kích thích tiêu hoá.
  2. Chủ trị: ăn không tiêu, đi tả, đau bụng; đại tiện ra huyết, băng huyết, nhức răng, trị thuỷ thũng. Tỳ, Vị có thấp trệ hoặc khí trệ ở Tỳ biểu hiện như bụng chướng và đau, chán ăn, nôn, buồn nôn và tiêu chảy: Dùng Sa nhân với Thương truật, Bạch đậu khấu, Hậu phác. Chậm tiêu do khí trệ: Sa nhân hợp với Mộc hương, Chỉ thực. Trị Tỳ suy, khí trệ: Sa nhân với Trần bì, Đảng sâm và Bạch truật trong bài Hương Sa Lục Quân Tử Thang . Ốm nghén hoặc động thai: Dùng Sa nhân với Bạch truật và Tô ngạnh. Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Sao qua, xát bỏ vỏ mỏng, giã dập dùng hoặc để cả vỏ sao đen dùng. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Để cả vỏ sao vàng (ăn không tiêu, trướng đầy). Bỏ vỏ lấy hạt sao hơi sém cạnh (trị thuỷ thũng). Bảo quản: cần để nơi khô ráo, thoáng gió. Tránh ẩm nóng làm hỏng mất tinh dầu thơm.
  3. Kiêng ky: âm hư và thực nhiệt thì không nên dùng. SA SÂM Tên thuốc: Radix Glehniae. Tên khoa học: Glehnia liloralis F.S Họ Hoa Tán (Umbelliferae) Bộ phận dùng: rễ. Rễ nhỏ, chắc, trắng ngà, hơi thơm nhiều bọt, giòn là tốt. Loại to xốp, vụn nát, mọt là không tốt. Đây là rễ cây Sa sâm nhập của Trung Quốc. Ta thường dùng rễ cây có Tên khoa học là Launae pinnatifida Cass, Họ Cúc, để thay Sa sâm bắc. ở Trung Quốc còn có tên gọi là Nam sa sâm (Adenophora tetraphylla (Thunb) Fisah, hoặc A. stricta Mio, Họ Camphalulaceae). Tính vị: vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: Vào kinh Phế. Tác dụng: dưỡng âm, thanh Phế, tả hoả, chỉ khát.
  4. Chủ trị: trị âm hư, Phế nhiệt ho khan, bệnh nhiệt, kém tân dịch, miệng lưỡi khô, khát. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Nhặt bỏ tạp chất, bỏ đầu cuống, rửa sạch, ủ mềm, cắt ra từng đoạn ngắn, phơi khô dùng. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Không được rửa, bẻ đoạn ngắn, dùng sống. Có khi tẩm gừng sao qua (Phế hàn). Bảo quản: dễ mọt, cần tránh nóng, ẩm. Để nơi khô ráo, mát trong lọ có chất hút ẩm. Không nên phơi nắng nhiều. - Phế Âm suy kèm nhiệt biểu hiện như ho khan, ho có ít đờm, giọng khàn do ho kéo dài, khô cổ và khát: Dùng Sa sâm với Mạch đông và Xuyên bối mẫu. - Sốt lâu ngày làm mất tân dịchbiểu hiện như khô lưỡi và kém ăn: Dùng Sa sâm với Mạch đông, Sinh địa hoàng và Ngọc trúc trong bài Ích Vị Thang. Kiêng ky: không phải âm hư phổi ráo, mà ho thuộc hàn thì không nên dùng. Sa sâm tương tác với lê lộ.
  5. SA UYỂN TỬ Tên thuốc: Semen Astragali Complanati. Tên khoa học: Astragalus complanatus E. Br. Bộ phận dùng: hạt chín. Tính vị: vị ngọt, tính ấm. Qui kinh: Vào kinh Can và Thận. Tác dụng: bổ Thận và bổ Can và làm sáng mắt. Chủ trị: - Thận kém biểu hiện như bất lực, xuất tinh hoặc khí hư: Dùng Sa uyển tử với Long cốt, Mẫu lệ và Khiếm thực. - Mờ mắt do Can huyết hư. Dùng Sa uyển tử với Thỏ ti tử, Cúc hoa, Câu kỷ tử và Nữ trinh tử. Liều dùng: 10-20g. Bào chế: Thu vào cuối mùa thu hoặc đầu đông, sau đó sao với muối. Kiêng kỵ: không dùng trong trường hợp âm hư hoả vượng cũng như nước tiểu ít.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2