intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: TOAN TÁO NHÂN

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

69
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc: Semen Zizyphi Spinosae Tên khoa học: Zizyphus juuba Lam Họ Táo (Rhamnaceae) Bộ phận dùng: nhân trong quả, có chất dầu, khô, chắc, màng vàng nâu là tốt Lép, mốc mọt, lẫn tạp chất là xấu. Không nhầm nhân táo với hột quả cây Bình linh (Leucaena glauca Benth), dài, nHọn và cứng hơn. Thành phần hoá học: chứa nhiều dầu béo, có tài liệu ghi chứa Phytosteron, acid Betulinic, sinh tố C v.v... còn chưa nghiên cứu rõ. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can và Đởm. Tác dụng: bổ Can...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: TOAN TÁO NHÂN

  1. TOAN TÁO NHÂN Tên thuốc: Semen Zizyphi Spinosae Tên khoa học: Zizyphus juuba Lam Họ Táo (Rhamnaceae) Bộ phận dùng: nhân trong quả, có chất dầu, khô, chắc, màng vàng nâu là tốt Lép, mốc mọt, lẫn tạp chất là xấu. Không nhầm nhân táo với hột quả cây Bình linh (Leucaena glauca Benth), dài, nHọn và cứng hơn. Thành phần hoá học: chứa nhiều dầu béo, có tài liệu ghi chứa Phytosteron, acid Betulinic, sinh tố C v.v... còn chưa nghiên cứu rõ. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can và Đởm. Tác dụng: bổ Can Đởm, yên tâm thần, làm thuốc mạnh dạ dày, tư dưỡng. Chủ trị: hư phiền không ngủ, hồi hộp hay quên, tân dịch ít, cơ thể yếu, nhiều mồ hôi.
  2. Liều dùng: Ngày dùng 10 - 16g. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Đồ nửa ngày, xát bỏ màng, sao vàng. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Theo sách nói: hay buồn ngủ thì dùng sống, không ngủ được thì sao cháy. Thường dùng sao cháy tồn tính (gây ngủ). Bảo quản: rất dễ bị sâu mọt nên phải để nơi khô ráo, đựng trong bình kín. Dược liệu thường nên đem phơi và kiểm tra. . Tâm Can huyết hư biểu hiện khó chịu, mất ngủ, hồi hộp và hay quên: Toan táo nhân hợp với Ðương qui, Viễn chí, Bạch thược, Hà thủ ô và Long nhãn nhục. . Tự ra mồ hôi (tự hãn) và ra mồ hôi trộm (đạo hãn) do cơ thể suy yếu: Toan táo nhân hợp với Ngũ vị tử và Nhân sâm. Kiêng ky: người có thực tà, uất hoả thì không nên dùng. TOÀN YẾT Tên thuốc: Scorpio Tên khoa học: Buthus martensii Karsch
  3. Họ Bò Cạp (Seorpionidae) Bộ phận dùng: cả con hoặc đuôi riêng, nguyên con khô, không nát, còn cả đuôi là tốt Thành phần hoá học: chứa albumin, chất béo và các chất khác chưa nghiên cứu. Tính vị: vị mặn hơi cay, tính bình, độc. Quy kinh: Vào kinh Can. Tác dụng: khu phong, trấn kinh. Chủ trị: trị động kinh, co giật, uốn ván, trị các chứng phong, xoay xẩm, miệng mắt méo lệch, bán thân bất toại. . Co giật do sốt cao hoặc động kinh. Toàn yết hợp với Ngô công. . Liệt mặt biểu hiện méo mắt và miệng, mắt nhắm không kín: Toàn yết phối hợp với Bạch phụ tử và Bạch cương tàm trong bài Khiên Chính Tán . Uốn ván biểu hiện co cứng chân tay và gáy: Toàn yết hợp với Thiên nam tinh và Thuyền thoái trong bài Ngũ Hổ Truy Phong Tán. . Co giật mạn tính do tiêu chảy lâu ngày do Tỳ hư biểu hiện co cứng bàn tay bàn chân: Toàn yết hợp với Ðảg sâm, Bạch thược và Thiên ma.
  4. . Ðau đầu dai dẳng và đau do bệnh thấp. Toàn yết hợp với Ngô công và Bạch cương tàm. Liều dùng: Ngày dùng 1 - 4 con hoặc 3 - 8 đuôi. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Cách chế Toàn yết nhạt: đem bò cạp sống nhúng vào trong nồi nước sôi, vớt ra phơi khô... Cách chế biến Toàn yết mặn: đem toàn yết tươi cho vào trong nước muõí ngâm 6 - 8 giờ, sau lại nấu với nước muối, phơi âm Can cho khô (thường dùng). Theo kinh nghiệm Việt Nam: Mua về (đã muối) bỏ đầu, phân. Bảo quản: mùa hạ dễ chảy nước, mục nát, biến chất, sinh sâu bọ. Kiêng kỵ: chứng phong do huyết hư thì không nên dùng. Cẩn thận dùng khi có thai. Chú ý: Thuốc có độc, tránh dùng quá liều. TÔ MỘC Tên thuốc: Lignum Sappan
  5. Tên khoa học: Caesalpinia sappan L Họ Vang (Caesalpiniaceae) Bộ phận dùng: gỗ, thứ chắc, nặng, màu vàng óng ánh hay đỏ sẫm, to bản rộng 5cm là tốt. TôÂ mộc thật thì nặng, thớ song song, dễ chẻ, óng ánh, nếm ngọt thơm. Thứ giả nhẹ, thớ vặn vẹo, khó chẻ, nếm rất chát. Thành phần hoá học: có Tanin, acid Galic, chất Sappanin, Brasilin và tinh dầu. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can và Tỳ. Tác dụng: hành huyết, thông kinh lạc, hoá ứ, khu phong, có chất kháng sinh. Chủ trị: sản hậu huyết ứ, kinh nguyệt bế; trị ung nHọt, chấn thương ứ huyết. Trị lỵ cấp tính, viêm ruột, tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột. . Huyết ứ biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, mất kinh và đau bụng sau đẻ: Tô mộc hợp với Ðương qui, Xích thược và Hồng hoa. . Sưng đau do ngoại thương. Tô mộc hợp với Nhũ hương và Một dược.
  6. Liều dùng: Ngày dùng 4 - 20g (thuốc sắc). Cách Bào chế: Theo Trung Y: Bỏ vỏ thô và đốt mắt, thái thành phiến mỏng, hoặc đẽo ra từng sợi dài mà dùng. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Cưa thành khúc ngắn 5 - 10cm, chẻ nhỏ, để sắc. Kinh nghiệm nấu cao Tô mộc của Viện Đông y Việt Nam: Cưa thành khúc ngắn 5 - 10cm, chẻ nhỏ (càng nhỏ càng tốt), đổ ngập nước. Đun sôi 2 giờ, chắt lấy nước, lọc, cô lại. Lấy nước thứ hai, thứ ba, làm như trên. Cô chung cho đến độ sền sệt. Sấy nhẹ cho khô, tán bột làm viên. Bảo quản: để nơi khô ráo, cách xa mặt đất, tránh ẩm. Liều lượng: 3-10g Kiêng ky: huyết hư không ứ trệ thì không nên dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2