intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TOAN TÁO NHÂN (Kỳ 2)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

98
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thành phần hóa học: Sanjoinine, A, B, D, E, F, G1, G2, Ia, Ib, K (Byung Hoon Han và cộng sự, C A, 1988, 108: 198208p). Nuciferine, Frangufoline, Nornuciferine, Norisocorydine, Coclaurine, N-Methylasimilobine, Zizyphusine, Caaverine, 5-Hydroxy-6- Methoxynoraporphine, Amphibine-D, Sanjoinenine (Byung Hoon Han và cộng sự, Phytochemistry 1990, 29 (10): 3315). + Betulinic acid, Betulin, Ceanothic acid, Alphitolic acid (Tăng Lộ, Thực Vật Học Báo 1986, 28 (5): 517). + Jujuboside (Tăng Lộ, Dược Học Học Báo 1987, 22 (2): 114). Tác dụng dược lý: Thực nghiệm chứng minh Táo nhân sống và sao đều có tác dụng an thần,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TOAN TÁO NHÂN (Kỳ 2)

  1. TOAN TÁO NHÂN (Kỳ 2) Thành phần hóa học: + Sanjoinine, A, B, D, E, F, G1, G2, Ia, Ib, K (Byung Hoon Han và c ộng sự, C A, 1988, 108: 198208p). + Nuciferine, Frangufoline, Nornuciferine, Norisocorydine, Coclaurine, N-Methylasimilobine, Zizyphusine, Caaverine, 5-Hydroxy-6-
  2. Methoxynoraporphine, Amphibine-D, Sanjoinenine (Byung Hoon Han và c ộng sự, Phytochemistry 1990, 29 (10): 3315). + Betulinic acid, Betulin, Ceanothic acid, Alphitolic acid (Tăng Lộ, Thực Vật Học Báo 1986, 28 (5): 517). + Jujuboside (Tăng Lộ, Dược Học Học Báo 1987, 22 (2): 114). Tác dụng dược lý: + Thực nghiệm chứng minh Táo nhân sống và sao đều có tác dụng an thần, gây ngủ. Thành phần gây ngủ là Saponin Táo nhân (Trung Dược Học). + Thuốc có tác dụng giảm đau và hạ nhiệt. Có tác dụng đối kháng với chứng cuồng do Morphin (Trung Dược Học). + Thuốc có tác dụng hạ áp và chống loạn nhịp (Trung Dược Học). + Trên thực nghiệm súc vật, Táo nhân phối hợp dùng với Ngũ vị tử có tác dụng chống choáng do phỏng và giảm phù nề vùng phỏng (Trung Dược Học). Độc tính: + Cho chuột nhắt uống nước sắc Toan táo nhân với liều 50g/kg thấy có dấu hiệu trúng độc. Cho d ùng liều 1ml/20g thấy có dấu hiệu tử vong (Hoàng
  3. Hậu Sính, Trung Quốc Sinh Lý Khoa Học Hội Học Thuật Hội Giảng Luận Văn Trích Yếu Hối Biên, Nam Ninh 1985: 84). + Chích dưới da liều 20g/kg, 30 – 60% bị chết (Ngô Thụ, Đại Liên Y Học Viện Học Báo 1960 (1): 53). Tính vị: + Vị chua, tính bình (Bản Kinh). + Không độc (Biệt Lục). + Vị chua, ngọt, tính bình (Ẩm Thiện Chính Yếu). + Vị ngọt, tính bình (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vị ngọt, tính bình (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Quy kinh: + Vào kinh túc Quyết âm Can, túc Thiếu dương Đởm (Bản Thảo Cương Mục). + Vào kinh Tâm, Tỳ, Can, Đởm (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). + Vào kinh Tâm, Tỳ, Can, Đởm (Trung Dược Đại Từ Điển).
  4. + Vào kinh Tâm, Can, Đởm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Tham khảo: + Huyết không quy về Tỳ mà không ngủ được, dùng Toan táo nhân để đại bổ Tâm Tỳ thì huyết sẽ quy về Tỳ mà ngũ tạng được an hòa, tự nhiên sẽ ngủ được (Đan Khê Tâm Pháp). + Toan táo nhân, vị ngọt mà nhuận. Dùng chín thì trị Đởm hư không ngủ được, phiền khát, ra mồ hôi do h ư; Dùng sống trị nhiệt ở Đởm, ngủ ngon. Vì vậy, nó là thuốc của kinh túc Quyết âm và túc Thiếu dương (Bản Thảo Cương Mục). + Ông Chu Đan Khê nói rằng: Người mà huyết không quy về Tỳ, giấc ngủ không ngon, nên dùng nó, nghĩa là trước hết phải đại bổ Tâm Tỳ thì 5 tạng mới yên, ngủ mới yên giấc. Uống Táo nhân lâu ngày có thể trợ được âm khí, làm yên 5 tạng, làm cho người ta mập mạp, mạnh khỏe tinh thần và sống lâu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Táo nhân sao chín trị mất ngủ do đởm hư. Nói rõ hơn thì chín bổ được Can Đởm, làm cho huyết ở Can Đởm được đầy đủ, tự nhiên sẽ ngủ được. Dùng sống thì tả được Can Đởm, làm cho nhiệt ở Đởm không vượng thì hồn ổn định và nằm ngủ yên được (Đông Dược Học Thiết Yếu).
  5. + Táo nhân trị hư phiền không ngủ được, đó là do Can đởm bất túc, dùng Táo nhân bổ Can Đởm mà tàng được hồn.hoàng liên trị tâm phiền, không nằm yên được, do Tâm hỏa hữu dư, cho nên dùng vị đắng của Hoàng liên để tả Tâm hỏa, làm yên tâm thần (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Toan táo nhân vị chua, mầu đỏ, giống hình quả tim, công dụng chủ yếu là trị Can Đởm, trị Tâm là thứ yếu (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Toan táo nhân và Bá tử nhân đều có công dụng d ưỡng huyết, an thần. Trị hồi hộp, sợ hãi, mất ngủ thường hay dùng hai vị này chung với nhau. Tuy nhiên Toan táo nhân vị ngọt, chua, tính bình, thiên về bổ cho Can, an thần, kiêm liễm Can, sinh tân. Bá tử nhân vị ngọt, tính bình, thiên về bổ Tâm, an thần, kiêm nhuận trường, thông tiện, lý khí, giải uất (Dược Dụng Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2