intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐƯỜNG CƠ SỞ VÀ QUY ĐỊNH ĐƯỜNG CƠ SỞ VIỆT NAM

Chia sẻ: Phan Xuân Luân Luân | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:21

840
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đường cơ sở là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thuỷ, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐƯỜNG CƠ SỞ VÀ QUY ĐỊNH ĐƯỜNG CƠ SỞ VIỆT NAM

  1. Nhóm 8 – lớp 49HHKT Chủ đề: TÌM HIỂU VỀ ĐƯỜNG CƠ SỞ VÀ QUY ĐỊNH ĐƯỜNG CƠ SỞ VIỆT NAM
  2. Định nghĩa  Đường cơ sở là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo quy định ra phù hợp với công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) .  Mỗi một quốc gia dùng đường cơ sở làm mốc xác định chiều rộng lãnh hải của QG mình.
  3. Phương pháp xác định đường cơ sở  Nhằm làm phù hợp với địa hình thực tế của từng quốc gia và phù hợp với luật Quốc tế, hiện nay đường cơ sở được phân ra làm ba loại phổ biến nhất, đó là:  Đường cơ sở thẳng  Đường cơ sở thông thường  Đường cơ sở hỗn hợp
  4. Đường cơ sơ thông thường  Là ngấn nước thủy triều thấp nhất (trung bình nhiều năm) dọc theo bờ biển đã được thể hiện trên các hải đồ có tỷ lệ xích lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận. Đối với các đảo san hô hay đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh, phương pháp này cũng được áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này là phản ánh đúng đắn hơn đường bờ biển thực tế của các quốc gia, hạn chế sự mở rộng các vùng biển thuộc quyền tài phán của họ. Hạn chế của nó là khó áp dụng trong thực tế, nhất là đối với các vùng có bờ biển khúc khuỷu
  5. Đường cơ sơ thẳng  Đường cơ sở thẳng là đường cơ sở nối liền các điểm thích hợp và được áp dụng “ở những nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển”, hoặc “ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và do những điều kiện tự nhiên khác” (Điều 7, Công ước Luật biển 1982). Việc vạch đường cơ sở thẳng phải tuân thủ hai điều kiện:  Tuyến đường cơ sở thẳng vạch phải đi theo xu hướng chung của bờ biển.  Các vùng biển ở bên trong đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức đặt dưới chế độ nội thủy, nghĩa là tuyến đường cơ sở thẳng vạch ra không được cách xa bờ.  Khi vạch ra đường cơ sở thẳng phải tuân thủ theo các hạn chế sau:
  6.  Các bãi cạn lúc nổi lúc chìm không được chọn làm các điểm cơ sở trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô lên khỏi mặt nước, hoặc việc kẻ đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế;  Khi vạch đường cơ sở thẳng phải lưu ý không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hay một vùng đặc quyền về kinh tế.  Đường cơ sở quần đảo: là đường cơ sở thẳng nối các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá nổi xa nhất của quần đảo. Đường cơ sở thẳng này phải bảo đảm các điều kiện:
  7.  Khu vực trong đường cơ sở quần đảo phải có tỷ lệ diện tích nước so với đất, kể cả vành đai san hô, từ tỷ số 1/1 đến 9/1.  Chiều dài các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lý; có thể có tối đa 3% tổng số đường cơ sở dài quá 100 hải lý nhưng cũng không được quá 125 hải lý.  Tuyến đường cơ sở không được tách xa rõ rệt đường bao quanh chung của hòn đảo.  Đường cơ sở quần đảo không được phép làm cho lãnh hải của một quốc gia khác tách rời khỏi biển cả hay vùng đặc quyền về kinh tế.
  8. Đường cơ sở hỗn hợp  Là đương cơ sở bao gồm cả đường cơ sở thông thường và đường cơ sơ thẳng tùy theo cấu trúc của bơ biển.  Phương pháp này phù hợp với loại bờ biển vùa có đoạn trơn tru vừa có đoạn khúc khuỷu phức tạp
  9. Ý nghĩa của việc xác định đường cơ sở  Đường cơ sở có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định ranh giới các vùng biển. Theo Công ước Luật biển 1982, đường cơ sở được dùng để xác định nội thủy (vùng biển nằm phía bên trong đường cơ sở), lãnh hải (12 hải lý tính từ đường cơ sở), vùng tiếp giáp (24 hải lý tính từ đường cơ sở, vùng đặc quyền về kinh tế (200 hải lý tính từ đường cơ sở)…
  10. ĐƯỜNG CƠ SỞ CỦA VN VÀ VIỆC PHÂN CHIA VBB  Việt Nam tuyên bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải vào ngày 22-11-1982. Theo Tuyên bố của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 1982 (sau đây gọi là Tuyên bố 82), hệ thống đường cơ sở của Việt Nam gồm 11 điểm có tọa độ xác định.  Hệ thống này thực tế là kiểu đường cơ sở thẳng và giữa hai điểm: điểm 0 nằm trên giao điểm giữa đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu (Việt Nam) và đảo Poulowai (của Campuchia) và đường phân định biên giới giữa hai bên trong vùng nước lịch sử; và điểm kết thúc ở cửa vịnh Bắc Bộ là giao điểm đường cưa vịnh với đường phân định biển trong vịnh Bắc Bộ.
  11.  Theo Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ giữa nước ta và CHND Trung Hoa ngày 25-12-2000, đường phân định biển trong Vịnh Bắc Bộ và đường cửa vịnh đã được xác lập. Tuy nhiên, đường phân định trong Vịnh Bắc Bộ chỉ là đường phân định lãnh hải (các điểm từ 1 đến 9) hoặc đường phân định vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa (các điểm từ 9 đến 21) giữa hai nước Như vậy, theo tinh thần của Hiệp định, Vịnh Bắc Bộ là vịnh chung giữa hai nước, không phải là vịnh lịch sử như trong các tuyên bố năm 1977 và 1982 của ta.
  12.  Trong thời gian tới, ta sẽ phải xác lập hệ thống đường cơ sở trong vịnh để xác lập nội thủy và các vùng biển khác của ta trong Vịnh Bắc Bộ.  Đây là trường hợp hiếm thấy trong tiền lệ phân định biển: Đường cơ sở được xác lập sau đường ranh giới bên ngoài của lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, vì thông thường các đường ranh giới bên ngoài của lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác lập sau khi đã xác lập được đường cơ sở.
  13. Hiện nay sự phân chia đường cơ sở hay các vùng biển giưa các QG trong khu vực còn là một vấn đề đáng chú ý  Chúng ta đã thấy VN và TQ vấn đề về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang là vấn đề khó giưa hai QG đặc biệt đối với VN.  Đối với TQ VN khẳng định "Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc(United Nations ) về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 cũng như thỏa thuận chung đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc",
  14. PHILIPPINES VỚI 2 DỰ LUẬT ĐƯỜNG CƠ SỞ MỚI TRÊN BIỂN ĐÔNG VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆT NAM  VN phản đối philipines ký ban hành luật đường cơ sở mới.  Hiện nay, Philippines đang bàn thảo 2 dự luật liên quan đến đường cơ sở mới của nước này trên Biển Đông. Việt Nam và các nước ASEAN (Association of Southeast Asia Nations ) nên khuyến khích Philippines đi về hướng dự luật nào đảm bảo sự tôn trọng lẽ công bằng và cho sự đoàn kết của ASEAN. Điều này rất cần thiết để đối trọng chủ trương của các nước mạnh ở Biển Đông.  Trong nỗ lực để đăng ký yêu sách về thềm lục địa với Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc trước hạn định 13/5/2009, trong những năm qua các chuyên gia, nhà chính trị và dư luận Philippines đã xét 4 đề xuất khác nhau về đường cơ sở mới trên biển cho nước này.
  15.  Theo Công ước Liên Hợp Quốc Về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea -UNCLOS), đường cơ sở là một trong những cơ sở để quy định phạm vi của những vùng biển khác nhau thuộc về một nước. Vì vậy, đường cơ sở của một nước có tầm quan trọng tương đương với biên giới trên bộ của nước đó và có ảnh hưởng tới chủ quyền và quyền lợi của những nước khác.  Vào cuối Tháng Một và đầu Tháng Hai năm nay, Thượng viện và Hạ viện Philippines đã thông qua hai dự luật khác nhau, mỗi dự luật chọn một đường cơ sở khác nhau. Ngày 9/2/2009, trong một buổi họp lưỡng viện để giải quyết vấn đề này, Philippines đã chọn một trong hai đường cơ sở này để làm đường cơ sở mới.
  16. Dự luật Thượng viện SB 2699  Ngày 28/1/2009, Thượng viện Philippines thông qua dự luật SB 2699 về đường cơ sở mới[ với số phiếu áp đảo 15-0. Theo SB 2699, đường cơ sở của Philippines sẽ không bao quanh Scarborough Shoal, hiện đang là đối tượng tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc, và không bao quanh các đảo Trường Sa của Việt Nam, như trong bản đồ 1.  Ủy ban Ngoại giao và Ủy ban Vụ Biển và Đại Dương Philippines (Commission on Bản đồ 1: Đường cơ sở của Philippines theo Maritime and Ocean Affairs) dự luật SB 2699 không bao quanh ủng hộ dự luật này. Scarborough Shoal và quần đảo Trường Sa[3]. Đường vạch chấm là vùng đặc quyền kinh tế 200 HL từ đường cơ sở này.
  17. Dự luật Hạ viện HB 3216  Sau đó, ngày 2/2/2009, Hạ viện Philippines thông qua dự luật HB 3216, quy định một đường cơ sở khác,với số phiếu áp đảo 171-3.  Theo dự luật HB 3216, đường cơ sở của Philippines sẽ bao quanh phần lớn quần đảo Trường Sa của Việt Nam và Scarborough Shoal, như trong bản đồ 2. Ngoài việc vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, chủ trương của dự luật này vi phạm lãnh hải và thềm lục địa của Việt Nam, Malaysia và Brunei và đe dọa quyền lợi trên Bản đồ 2: Đường cơ sở của Philippines theo dự luật HB 3216 bao quanh Scarborough Shoal và phần Biển Đông của tất cả các nước lớn quần đảo Trường Sa[5]. Đường vạch chấm
  18. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA 2 DỰ LUẬT TRÊN ĐẾN VIỆT NAM  Như đã trình bày, những yêu sách trong HB 3216 vi phạm chủ quyền của Việt Nam nhiều hơn những yêu sách trong SB 2699. Dù là Philippines không có khả năng để thực hiện những đòi hỏi trong HB 3216, dự luật đó là một bước lùi cho tinh thần tôn trọng Liên Hợp Quốc Về Luật Biển UNCLOS, tôn trọng lẽ công bằng và cho sự đoàn kết của ASEAN ở Biển Đông, trong khi những điều đó rất cần thiết để đối trọng chủ trương của của các nước mạnh đối với Biển Đông.  Việc Philippines lựa chọn những nguyên tắc của SB 2699 thay vì HB 3216 là chiều hướng tốt cho Việt Nam, Philippines, các nước ASEAN và cho việc đi tới một quy chế công công bằng ở Biển Đông dựa trên công ước Liên Hợp Quốc Về Luật Biển UNCLOS.
  19.  Theo ý kiến của các tác giả, Việt Nam có thể chấp nhận SB 2699 với điều kiện là không chấp nhận những tuyên bố của Philippines về chủ quyền đối với Trường Sa và với điều kiện những tranh chấp phát sinh từ dự luật này phải được giải quyết theo Liên Hợp Quốc Về Luật Biển UNCLOS và theo lẽ công bằng dựa trên tiền lệ pháp lý và tập quán ngoại giao.  Việc Philippines lựa chọn SB 2699 thay vì HB 3216 cho thấy Việt Nam cũng nên chỉnh sửa lại đường cơ sở 1982 của mình để loại bỏ những khuyết điểm tương tự với những khuyết điểm của đường cơ sở của Philippines trong dự luật HB 3216.
  20. Nguồn tư liệu  Giáo trình: PHÁP LUẬT HÀNG HẢI –Phần 1- TS PHAN TRỌNG HUYẾN  Số liệu của National Mapping and Resource Information Authority Philippines (NAMRIA), lấy từ http://www.senator.trillanes.org/the-baseline- issue/  Nguồn bản đồ:  http://verafiles.org  http://www.tuanvietnam.net  http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2