intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

E.Coli biến chủng gây dịch nguy hiểm thế nào

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

61
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

LTS: Thông tin mới nhất (ngày 2/6/2011) từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, vi khuẩn E.Coli bị coi là thủ phạm gây dịch nhiễm khuẩn đường ruột tại châu Âu hiện nay là một chủng vi khuẩn mới, chưa từng được phát hiện ở bệnh nhân trước đây. Kết quả sơ bộ việc phân tích chuỗi gen cho thấy, chủng vi khuẩn mới này là dạng đột biến của hai chủng vi khuẩn E.Coli khác nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: E.Coli biến chủng gây dịch nguy hiểm thế nào

  1. E.Coli biến chủng gây dịch nguy hiểm thế nào? LTS: Thông tin mới nhất (ngày 2/6/2011) từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, vi khuẩn E.Coli bị coi là thủ phạm gây dịch nhiễm khuẩn đường ruột tại châu Âu hiện nay là một chủng vi khuẩn mới, chưa từng được phát hiện ở bệnh nhân trước đây. Kết quả sơ bộ việc phân tích chuỗi gen cho thấy, chủng vi khuẩn mới này là dạng đột biến của hai chủng vi khuẩn E.Coli khác nhau. Chúng có những đặc tính khiến trở nên nguy hiểm hơn nhiều so với hàng trăm loại chủng vi khuẩn E.Coli trong ruột người. Hiện đa ghi nhận 18 người thiệt mạng và hơn 1.500 trường hợp nhiễm bệnh nhưng giới chức vẫn chưa phát hiện được nguồn gây bệnh. Bài viết dưới đây cung cấp thêm cho độc giả những kiến thức mới về E.Coli. Chủng vi khuẩn E.Coli mới được phát hiện gây
  2. dịch tại châu Âu E.Coli là viết tắt của thuật ngữ Escherichia Coli dùng để chỉ một nhóm vi khuẩn (bacteria) sống trong đường tiêu hóa (ruột) củacon người và động vật. Vi khuẩn E.Coli rất phổ biến và có mặt trong môi trường hữu cơ. Ngay cả ở các nước có nền kinh tế tiên tiến hơn ta như Mỹ và Âu châu, ngườita vẫn tìm thấy E.Coli trong một số thực phẩm. Ngày nay, người ta đã xác định được các loại E.Coli khác nhau, có loại chỉ mang gen tiêu chảy, có loại chỉ mang gen gây nhiễm khuẩn bệnh viện. Các vi khuẩn E.Coli cóthể gây bệnh được tựu trung vào 6 nhóm sau đây: VTEC (Verocytotoxin- producing E.Coli), AEEC (Attaching and effacing E.Coli), EPEC (Enteropathogenic E.Coli), ETEC (Enterotoxigenic E.Coli), EIEC (Enteroinvasive E.Coli) và EAEC (Enteroaggregative E.Coli). Tùy vào địa phương và độ tuổi, các vi khuẩn trên đây có những ảnh hưởng khác nhau đến bệnh tiêu chảy. Đặc biệt, VTEC được xem là một vấn nạn y tế toàn cầu vì vi khuẩn này chính là “thủ phạm” gây ra nhiều nạn dịch tiêu chảy trên thế giới trong thời gian 20 năm qua. Nguyên nhân nào dẫn đến nhiễm E.Coli?
  3. Chúng ta có thể bị nhiễm E.Coli qua tiếp xúc hay phơi nhiễm với phân người và phân động vật, kể cả gia cầm. E.Coli có thể xâm nhập vào thịt gia cầm hay thịt heo trong quá trình làm thịt. Nếu thịt bị nhiễm và không nấu chín (71°C) thì vi khuẩn có thể sống sót và thịt vẫn bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, một số thực phẩm sau đây cũng có thể bị nhiễm E.Coli: rau cải và trái cây, sữa tươi chưa được tiệt khuẩn bằng phương pháp Pasteur. Chúng ta có thể bị nhiễm E.Coli qua tắm sông mà nước bị nhiễm khuẩn hay nước chưa được khử khuẩn bằng chlorin. Triệu chứng bị nhiễm E.Coli là gì? Thời kỳ ủ bệnh 2 - 20 giờ. Người ngộ độc thấy đau bụng dữ dội, đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, ít khi nôn mửa. Thân nhiệt có thể hơi sốt. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể sốt cao, người mỏi mệt, chân tay co quắp, đổ mồ hôi. Thời gian khỏi bệnh vài ngày. Ngoài ra, nhiều người bị nhiễm mà không có triệu chứng và cũng không mắc bệnh. Khi bệnh nhân bị nhiễm E.Coli nghiêm trọng (tức có thể làm rối loạn máu và suy thận) thường có thêm các biểu hiện như: da xanh, lạnh, yếu cơ, đi tiểu ít…
  4. Dưa chuột được coi là thủ phạm mang E.Coli gây tử vong ở Đức. Điều trị nhiễm E.Coli như thế nào? Phần lớn các trường hợp bệnh nhân nhiễm E.Coli thường tự hồi phục. Điều trị chủ yếu bằng bù nước và điện giải. Ngay tại nhà, cần bù nước bằng dung dịch oresol hoặc viên hydrite. Cần chú ý pha dung dịch bù nước phải theo đúng hướng dẫn sử dụng. Đặc biệt, không được sử dụng thuốc “cầm” tiêu chảy vì uống thuốc làm cho quá trình đào thải chậm lại, tạo cơhội cho cơ thể hấp thu độc tố do vi khuẩn E.Coli sản xuất. Để dựphòng, cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, thực hiện ăn chín uống sôi, rửa tay ngay sau khi đi vệ sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2