intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Giang (1945-2010): Phần 1

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Giang (1945-2010): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Khái quát về Thành phố Hà Giang; Thị xã Hà Giang trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954); Lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội ở địa phương, tích cực chi viện cho cách mạng Miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược (1945 - 1975). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Giang (1945-2010): Phần 1

  1. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ GIANG LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ GIANG 1945 – 2010 (Tái bản có sửa chữa, bổ sung) Hà Giang, năm 2012 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Thành Phố Hà Giang với diện tích tự nhiên 135,32 km2, có 8 đơn vị hành chính gồm 5 phường và 3 xã, có 17 dân tộc anh em cùng chung sống. Trải qua hơn 65 năm xây dựng và trưởng thành cùng biết bao thăng trầm lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong sự nghiệp phát triển chung của tỉnh Hà Giang. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Thành phố đã phát huy truyền thống đoàn kết, tranh thủ thời cơ, khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành quả trên mọi lĩnh vực. Thành phố Hà Giang luôn khẳng định được vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Hà Giang. Tổng kết những kinh nghiệm lịch sử và ôn lại truyền thống đấu tranh của đồng bào các dân tộc, sự phát triển của Đảng bộ là một việc làm thiết thực để rút ra những bài học bổ ích đối với quá trình phát triển của Thành phố. Việc tìm hiểu quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển của Đảng bộ cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng bộ đối với phong trào cách mạng là một nhu cầu hết sức chính đáng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Đồng thời đã cũng là vấn đề hết sức quan trọng đối với yêu cầu giáo dục tư tưởng, giáo dục đạo đức cách mạng cho các thế hệ. Nhận thức sâu sắc ý nghĩa tầm quan trọng đã, Ban Thường vụ Thành uỷ đã chỉ đạo tiến hành khai thác tư liệu, 2
  3. nghiên cứu và biên soạn cuốn lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Giang. Trên cơ sở tái bản, chỉnh lý, bổ sung giai đoạn 1945 - 1995, nội dung cuốn sách sẽ giới thiệu với bạn đọc tiếp giai đoạn lịch sử 1996 - 2010 thành trọn bộ “Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Giang giai đoạn 1945 - 2010”. 65 năm xây dựng, trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng của Thành phố đã trải qua nhiều chặng đường lịch sử, lúc thuận lợi, lúc khó khăn, nhưng cuối cùng đã giành được những thắng lợi vinh quang. Nhân dân các dân tộc Thành phố qua nhiều biến động lịch sử, đã chứng tỏ tấm lòng son sắt, tin yêu Đảng, đoàn kết xung quanh Đảng, cống hiến nhiều sức người, sức của cho Đảng, cho cách mạng, cho kháng chiến và cho Thành phố. Thông qua những trang sử vẻ vang để Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Thành phố Hà Giang, nhất là thế hệ trẻ, lòng tự hào về truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong 65 năm. Trên cơ sở đã kế thừa và phát huy tinh thần cách mạng của các thế hệ cha anh, đoàn kết nhất trí trong Đảng, trong nhân dân, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách xây dựng Thành phố Hà Giang phát triển nhanh và bền vững. Trở thành điểm sáng nơi biên cương cực Bắc của Tổ Quốc. Trong quá trình khai thác tư liệu, nghiên cứu và biên soạn, Ban Thường vụ Thành uỷ luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và sự tư vấn sát sao về chuyên môn của Phòng nghiên cứu lịch sử Đảng - 3
  4. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hà Giang, cùng với sự đóng góp ý kiến quý báu của các đồng chí cán bộ Đảng viên lão thành đã từng tham gia hoạt động, công tác tại Thành phố Hà Giang qua các thời kỳ. Mặc dù bộ phận biên soạn đã có nhiều cố gắng với tinh thần trách nhiệm cao, tuy nhiên nguồn tư liệu thành văn bị thất lạc nhiều, nên cuốn sách chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong bạn đọc gần, xa góp ý xây dựng, bổ khuyết để chất lượng cuốn sách trong lần tái bản ngày càng được nâng cao. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Giang giai đoạn 1945 - 2010 với toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Thành phố, cùng bạn đọc. TRẦN MẠNH LỢI Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ - Bí thư Thành ủy Hà Giang 4
  5. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ HÀ GIANG I/ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Thành phố Hà Giang là tỉnh lỵ của Tỉnh Hà Giang, cách biên giới Việt - Trung 18,5 km. Phía Bắc giáp xã Phong Quang, xã Thuận Hoà: Phía Nam giáp xã Đạo Đức: Phía Đông giáp xã Phú Linh, Kim Thạch: Phía Tây giáp xã Phương Tiến (Huyện Vị Xuyên). Diện tích tự nhiên của Thành phố có 134,04 Km2 và trên 5,5 vạn người, 8 đơn vị hành chính, gồm các phường: Phường Nguyễn Trãi, Quang Trung, Trần Phú, Minh Khai, Ngọc Hà và các xã: Ngọc Đường, Phương Thiện, Phương Độ. Với 17 dân tộc cùng sinh sống, gồm các dân tộc: Kinh, Tày, Dao, Giấy, Ngạn, Hoa, H'Mông, Nùng, và các dân tộc ít người khác. Địa hình Thành phố Hà Giang là một thung lòng, bao bọc xung quanh là dãy nói Mỏ Neo, có đỉnh cao là 740 mét và 773 mét; nói Cấm có đỉnh cao là 406 một và dãy nói Tùng Tạo có đỉnh cao là 708 mét (so với mùc nước biển). Dòng sông Lô bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Thành phố Hà Giang về Tuyên Quang, hợp lưu với sông Hồng tại Việt Trì. Đoạn chảy qua Thành phố Hà Giang dài 6 km. Ngoài sông Lô còn có sông Miện chảy từ phía Bắc về xã Ngọc Đường rồi hợp lưu với sông Lô ở khu vực phường Quang Trung và nhiều suối nhỏ ở các xã Ngọc Đường, Phương Độ, Phương Thiện. Hệ thống sông, suối trên địa bàn 5
  6. Thành phố rất phong phú, đây là hệ thống tưới, tiêu rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Sông, suối còn cung cấp cho Thành phố một nguồn điện năng và nguyên vật liệu xây dựng rất lớn (cát và sỏi). Hệ thống đường giao thông của Thành phố trước Cách mạng tháng 8/1945 rất khó khăn, trước đây chỉ có đường quốc lộ số 2 từ Thanh Thuỷ qua thị xã Hà Giang nối với các tỉnh miền xuôi, còn lại các đường từ thị xã đi các huyện trong tỉnh chủ yếu là đường mòn, đường ngựa thồ hẹp và dốc. Ngày nay các tuyến đường đã đã được nâng cấp, mở rộng thành quốc lộ liên tỉnh, liên huyện. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa các vùng trong tỉnh, Thành phố Hà Giang thực sự trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh Hà Giang. Trước đây tài nguyên của thị xã cũng rất phong phú. Rừng có nhiều lâm thổ sản có giá trị như gỗ đinh, trai, nghiến, lát và các loại cây dược liệu. Rừng còn có nhiều muông thú quý hiếm như: Hổ, Báo, Gấu, Khỉ, Hươu, Nai, Sơn dương, Tắc kè... Ngày nay, tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt, muông thú quý hiếm hầu như không còn. Tình trạng đã một phần do chiến tranh gây ra, một phần do việc khai thác một cách bừa bãi, không có kế hoạch khoanh nuôi và bảo vệ. Nhìn chung về thổ nhưỡng, khí hậu, thuỷ văn ở Thành phố Hà Giang có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp trồng lúa nước, các loại rau màu, chăn nuôi và cây công nghiệp. 6
  7. II/ THỊ XÃ HÀ GIANG DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC Năm 1858 Thực dân Pháp kéo quân vào cửa biển Đà Nẵng nổ súng chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Triều đình phong kiến nhà Nguyễn bạc nhược đầu hàng, đất đai của Tổ quốc dần dần rơi vào tay giặc. Đến năm 1884 Thực dân Pháp kéo quân đánh chiếm Hà Giang, nhân dân các dân tộc nơi đây đã đứng lên kiên quyết chống lại, phải đến năm 1887 Pháp mới căn bản chiếm được Hà Giang. Sau khi đánh chiếm các tỉnh miền núi Bắc Kỳ, Thực dân Pháp đặt các địa phương này dưới chế độ "Quân sự quản chế". Vùng đất Hà Giang thuộc khu quân sự thứ II, trụ sở của khu đặt tại Lạng Sơn. Ngày 20 tháng 8 năm 1891 Toàn quyền Đông Dương ra quyết định chia khu quân sự thứ II thành 3 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang. Tỉnh Hà Giang bao gồm Phủ Tương Yên và Huyện Vĩnh Tuy (tỉnh Tuyên Quang). Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền lực và tính pháp lý quyết định của Toàn quyền Đông Dương. Kể từ đó Hà Giang mới chính thức có tên trên bản đồ theo đơn vị hành chính là một tỉnh của nước Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh Hà Giang đặt tại trung tâm của Phủ Tương Yên (sau này là huyện Vị Xuyên). Nơi đây dần dần phát triển mở rộng đã trở thành trung tâm của tỉnh Hà Giang, tên gọi Thị xã Hà Giang cũng được hình thành từ đây. Năm 1893, trong dịp cải tổ các quân khu, Hà Giang trở thành trung tâm của cả một quân khu và cùng với Tuyên 7
  8. Quang hợp thành Đạo quan binh thứ 3 (quân khu 3). Đến ngày 17 tháng 9 năm 1895, Toàn quyền Đông Dương ra Quyết định số 1432 chia khu quân sự thứ Ba thành 3 tỉnh gồm: Tuyên Quang, Bắc Quang và Hà Giang. Đến ngày 28 tháng 4 năm 1904 Toàn quyền Đông Dương ra quyết định sáp nhập tỉnh Bắc Quang và tỉnh Hà Giang thành Đạo quan binh Ba Hà Giang. Đứng đầu đạo quan binh thứ Ba và nắm toàn quyền các Châu là một viên Quan Năm kiêm Công sứ. Ngoài ra Pháp còn cử một viên Đại uý làm nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ công việc của các chi Châu. Thời kỳ này Thị xã chỉ có khoảng vài trăm hộ dân cư, hình thành hai phố: Phố Tỉnh và Phố Yên Biên (thuộc phường Nguyễn Trãi và phường Trần Phú ngày nay). Phố Tỉnh gồm các công sở của bộ máy cai trị cấp tỉnh, các gia đình công chức, binh lính và một số hộ buôn bán giàu có. Phố Yên Biên là phố dân cư, bao gồm dân nghèo, buôn bán nhỏ và thợ thủ công. Thực hiện chính sách “Chia để trị”, Thực dân Pháp dựng mọi thủ đoạn thâm độc để chia rẽ, gây hằn thù giữa các dân tộc. Chúng phân biệt từng vùng, từng dân tộc để tổ chức bộ máy hành chính trực tiếp cai trị. Song song với những thủ đoạn chính trị và đàn áp bằng quân sự, Thực dân Pháp và bè lũ tay sai còn ra sức vơ vét, bóc lột kinh tế. Bên cạnh việc khai thác, cướp đoạt các sản phẩm nông - lâm nghiệp, nguồn tài nguyên quý giá của địa phương, chúng còn đặt ra hàng loạt các thứ thuế hết sức nặng nề và tàn nhẫn như thuế đinh, thuế điền, thuế địa, thuế ngựa thồ, thuế gia ốc, thuế nuôi quân… Làm cho đời sống của nhân dân đã đãi khổ lại càng 8
  9. thêm bần cùng. Chúng tăng cường bắt phu đi xây đồn, đắp luỹ ở những nơi hiểm yếu và mở đường giao thông từ trung tâm đi các nơi chúng đóng quân. Trên địa bàn thị xã, Pháp xây dựng nhiều công trình quân sự rất kiên cố, gồm có pháo đài lớn ở trung tâm thị xã, hầm ngầm và hệ thống Lô cốt trên các tuyến đường vào thị xã và trên các điểm cao bao quanh thung lòng thị xã. Các lối vào thị xã đều có tường thành kiên cố và các hố sâu để cản trở đối phương. Thực dân Pháp đã bắt hàng ngàn đồng bào thị xã và các nơi khác đến để xây dựng pháo đài, tường thành cho chúng. Để giữ bí mật pháo đài, chúng đã giết hại dã man hàng trăm đồng bào ta. Lực lượng của Pháp đóng tại thị xã gồm có một tiểu đoàn lính Lê Dương, một tiểu đoàn lính Khố Đỏ, một tiểu đoàn lính Khố Xanh, một Sở Cẩm. Ngoài ra, chúng còn có mạng lưới mật thám để săn lùng, trấn áp các hoạt động chống đối. Thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị, Thực dân Pháp và bè lũ tay sai ra sức kìm hãm và đầu độc nhân dân. Có tới 99% dân số trong tỉnh mù chữ, ở thị xã có trên 90% dân số mù chữ, ngay cả trong giới tiểu thương cũng rất ít người biết chữ, toàn tỉnh chỉ có một trường tiểu học (cấp 1) đặt tại thị xã và một số trường bán cấp (Sơ học yếu lược) với vài trăm học sinh nhưng chủ yếu là con em công chức, nhà giàu, quyền quý mới được học. Về Y tế, cả tỉnh chỉ có 2 cơ sở khám chữa bệnh đặt tại thị xã để phục vụ cho binh lính Pháp và tay sai của chúng. Còn nhân dân thì chẳng bao giờ được biết đến viên thuốc. 9
  10. Bọn thống trị chẳng những không chăm lo gì đến việc bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, mà trái lại chúng còn bày đặt, khuyến khích những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan nhằm giết dần, giết mòn về tinh thần cũng như thể lực của nòi giống dân tộc ta. Cùng với sự nghèo đãi, lạc hậu, dân trí thấp, số người chết vì dịch bệnh rất cao, tình trạng “Có đẻ không có nuôi” rất phổ biến, nhất là ở vùng cao xa xôi hẻo lánh, dân thị xã cũng không tránh khỏi tình trạng chung đã. Khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ (tháng 9 năm 1939) Phát xít Đức - Ý ồ ạt tiến quân đánh chiếm các nước Đông Âu. Tháng 6 năm 1940, Phát xít Đức chiếm được nước Pháp, từ đó Thực dân Pháp càng tăng cường vơ vét, khai thác, bóc lột sức người, sức của ở các nước thuộc địa ném vào cuộc chiến tranh. Ở Châu á, Phát xít Nhật đem quân lên chiếm đóng Hà Giang. Cùng với nhân dân cả nước, đồng bào các dân tộc Hà Giang lại oằn lưng câng thêm một tầng áp bức búc lột nữa. Thực dân pháp đặt thêm nhiều loại thuế mới và tăng cường bắt phu, bắt lính đi làm bia đỡ đạn cho chúng. Phát xít Nhật ra sức cướp bóc, vơ vét thóc lúa, của cải của nhân dân (Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, chỉ tính ở 6 xã xung quanh thị xã Hà Giang đã có 510 người bị Pháp - Nhật đánh, 88 người chết, 44 người thành tật, 47 phụ nữ bị hiếp, 117 nhà bị đốt cháy, chúng cướp 561 con trâu, bò, lợn, 873 bộ quần áo chăn màn, 137 vòng bạc, 17.476 đồng bạc già)(1). ---------------------- (1) Hà Giang, Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954: Trang 35. 10
  11. Với chính sách cai trị của bọn Pháp - Nhật và bè lũ tay sai Đó làm cho đời sống nhân dân các dân tộc Hà Giang càng thêm đãi khổ, bần hàn, cơ cực hơn. Nạn đi phu, đi lính, thuế má, tạp dịch ngày một tăng lên. Tình hình đã đã quyết định thái độ chính trị của mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa một bên là đông đảo quần chúng nhân dân bị thống trị và một bên là đế quốc phong kiến, và cũng chính những thủ đoạn cướp bóc. Chính sách cai trị, bóc lột của bọn thực dân, phát xít Đó làm tăng thêm mâu thuẫn và khơi thêm ngọn lửa căm thù của các tầng lớp nhân dân đối với chúng. Vì vậy, mặc dù địch tăng cường kiểm soát, bắt bớ, tù đầy, nhân dân các dân tộc Hà Giang vẫn tìm mọi cách để tổ chức phong trào, xây dựng những cơ sở cách mạng đầu tiên để chuẩn bị bước vào thời kỳ đấu tranh quyết liệt với quân thù, giành chính quyền về tay nhân dân. III/ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Ở THỊ XÃ HÀ GIANG Đầu năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã ở vào giai đoạn cuối. Những chiến thắng to lớn, dồn dập của phe đồng minh, chủ yếu là Hồng quân Liên Xô tác động mạnh mẽ tới tình hình Đông Dương, cổ vũ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, làm cho mâu thuẫn giữa Phát xít Nhật và Thực dân Pháp âm ỉ từ lâu đã đến lúc bùng nổ. Đúng như dự đoán của Trung ương Đảng, đêm ngày 09 tháng 3 năm 1945, Phát xít Nhật làm đảo chính Pháp đồng loạt trên toàn cõi Đông Dương, Thực dân Pháp kháng cự 11
  12. một cách yếu ớt và nhanh chóng thất bại trước vũ lực của quân Nhật. Ở Thị xã Hà Giang, Nhật đã dựng mưu bắt sĩ quan Pháp và tấn công chiếm pháo đài, doanh trại lính. Quân Nhật đã tản đi các nơi để bắt lính Pháp. Sáng ngày 10 tháng 3 năm 1945, Phát xít Nhật đã dựng lưỡi lê giết trên 30 lính Pháp một cách dã man tại bãi cát chân cầu Yên Biên - Thị xã Hà Giang. Sau ngày đảo chính, Phát xít Nhật nhanh chóng nắm lấy và củng cố lại chính quyền tay sai ở địa phương. Chúng tìm mọi cách thanh trừ những phần tử trung thành với Pháp, đưa bọn Việt gian, tay sai của Nhật vào bộ máy chính quyền bù nhìn. Bộ mặt phát xít của Nhật ngày càng lộ rõ. Chúng bắt một em bé gái 17 tuổi đem vào làm vợ cho tên chỉ huy Nhật và bắt một số con gái khác ở thị xã đem vào trại lính hãm hiếp. Khi chiếm xong thị xã, Nhật liên tiếp mở các cuộc hành quân đi cướp bóc các nơi trong tỉnh. Nhưng đi đến đâu chúng cũng bị dân quân, du kích chặn đánh. Khi chúng kéo quân vào Bắc Mê đã bị bộ đội, du kích của Việt Minh chặn đánh tại cầu Pắc Bừu xã Yên Định, chúng hành quân lên hướng Quản Bạ bị Việt Minh phục kích đánh ở làng Đán xã Quyết Tiến, Má Sài xã Thanh Vân, chúng đã bị thiệt hại nặng phải rút quân về thị xã. Với những thắng lợi đã Đó làm cho uy tín của Việt Minh ngày càng được nâng cao, đồng bào địa phương càng tin tưởng phấn khởi hưởng ứng phong trào cách mạng. Cơ sở cách mạng từ Yên Minh, Bắc Mê, 12
  13. Bắc Quang được mở rộng đến các vùng giáp ranh thị xã như Tùng Bá, Phú Linh, Linh Hồ (Vị Xuyên). Trên địa bàn thị xã Hà Giang, lúc này quân Nhật và bè lũ tay sai tăng cường kiểm soát nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của phong trào cách mạng. Do vậy, mà các cán bộ Việt Minh chưa tổ chức xây dựng được cơ sở cách mạng ở thị xã. Tháng 8 năm 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc với sự toàn thắng của phe đồng minh. Đây là điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta. Nhằm vào lúc Phát xít Nhật và bọn tay sai đang hoang mang cực độ, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, bằng chí căm thù sôi sục và tinh thần quyết thắng đã nổi dậy tổng khởi nghĩa và giành được thắng lợi. Ngày 02 tháng 9 năm 1945, Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu Tuyên bố nước nhà độc lập trước quốc dân và toàn thế giới. Những sự kiện trọng đại ấy đã cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng ở Hà Giang tiến nhanh vào giai đoạn đấu tranh giành chính quyền toàn tỉnh. Ngày 29 tháng 8 năm 1945, Phát xít Nhật rút khỏi Hà Giang, bọn tay sai bị bỏ lại vô cùng hoang mang, lo sợ tìm đường chạy chốn. Có thể nói đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc giành chính quyền ở thị xã Hà Giang. Nhưng việc đã đã không thực hiện được vì lúc đã thiếu phương tiện liên lạc nên các cán bộ và chiến sĩ hoạt động ở 2 vùng cách mạng phía Bắc và phía Nam của tỉnh không liên lạc được với 13
  14. nhau. Hơn nữa tại thị xã Hà Giang chưa xây dựng được cơ sở cách mạng. Lấy danh nghĩa Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, 20 vạn quân Tưởng tràn vào miền Bắc nước ta kéo theo bọn tay sai phản động. Ở Hà Giang, ngày 30 tháng 8 năm 1945, toán quân Tưởng đầu tiên theo đường Thanh Thuỷ vào chiếm đóng thị xã Hà Giang. Chúng chiếm các đồn trại, tập hợp bọn tay sai, phản động, bắt dân ta phải nộp lương thực, thực phẩm cho chúng. Dừng chân ở đâu, quân Tưởng cũng Tuyên truyền cái gọi là “Hoa quân nhập Việt vĩnh viễn”, lôi kéo quần chúng gia nhập “Nam dương Hoa kiều hiệp hội”, bắt đồng bào ta phải mua thẻ Hoa Kiều để chống lại chủ trương “Hoa - Việt thân thiện” của Mặt trận Việt Minh. Nguy hại hơn, quân Tưởng còn che chở cho bọn phản động Việt Nam Quốc dân Đảng đang lẩn trốn ở Trung Hoa trở về nước để tổ chức lực lượng phản cách mạng. Giữa tháng 9 năm 1945, Hoàng Quốc Chính, uỷ viên Trung ương của “Việt Nam Quốc dân Đảng” cầm đầu một toán quân theo đường Thanh Thuỷ vào chiếm đóng thị xã Hà Giang. Chúng lập ra tỉnh Đảng bộ “Việt Nam Quốc dân Đảng” do Hoàng Quốc Chính làm chủ nhiệm. Chúng tập hợp lực lượng, dựng lên chính quyền phản động, tập hợp được khoảng 200 tên phản động và tay sai của Pháp - Nhật trước đây. Sau đã chúng tung quân đi chiếm đồn bốt lẻ ở các châu lỵ, dựng chính quyền tại các địa phương do cường hào địa chủ, thổ ty nắm giữ. 14
  15. Ở thị xã Hà Giang, Hoàng Quốc Chính còn lập ra “Thanh niên chiến đấu Hội”, mở quán “Thanh niên” do một xứ uỷ viên “Việt Nam Quốc dân Đảng” phụ trách nhằm thực hiện âm mưu đầu độc tầng lớp thanh niên: Chúng bày trò “Hội chợ”, “Mít tinh”, “Lễ tế cờ” để Tuyên truyền cái gọi là “Cương lĩnh cách mạng quốc gia”, tự xưng là những nhà “Ái Quốc” ở Hải ngoại về để “Giành độc lập giải phóng dân tộc” và “Dựng cờ Nam tiến” hòng lừa bịp, lôi kéo đồng bào ta. Ngoài lực lượng Hoàng Quốc Chính chiếm giữ thị xã Hà Giang, một phần ở Vị Xuyên, Bắc Quang, Quản Bạ. Trên địa bàn tỉnh Hà Giang lúc này còn có 500 quân của Vũ Phông Tường từ Trung Quốc tràn sang khu vực Đồng Văn, câu kết với thổ ty Nguyễn Chấn Quý ở Niêm Sơn (Mèo Vạc) và gần 200 thổ phỉ do Lâm Phắt Dỡ cầm đầu từ Trung Quốc sang cướp phá ở vùng Mèo Vạc, Niêm Sơn, Bắc Mê. Ở phía Nam, quân Tưởng câu kết với bọn Triệu Quốc Lộc ở Yên Bình (Bắc Quang) để chống phá cách mạng. Như vậy là trong bối cảnh chung của đất nước sau cách mạng tháng tám năm 1945, Hà Giang còn có những khó khăn phức tạp riêng, bởi lẽ chưa giành được chính quyền, lực lượng cách mạng ở Hà Giang cùng một lúc phải đối phó với nhiều loại kẻ thù. Chúng câu kết với nhau để chống phá cách mạng từ nhiều phía, đánh phá cơ sở của ta. Ở phía Nam của tỉnh, các đồng chí Thanh Phong, Mai Trung Lâm và đơn vị vũ trang do đồng chí Trường Thi chỉ huy được Xứ uỷ Bắc Kỳ tăng cường cho Hà Giang đã lên đến vùng Bắc Quang và toả ra hoạt động ở đây. Từ đó, sự 15
  16. hoạt động của các cơ sở quần chúng, nhất là các đơn vị vũ trang tại địa phương phát triển mạnh mẽ. Ngày 04, 05 tháng 11 năm 1945, lực lượng vũ trang ta tiến quân đánh chiếm đồn Bắc Quang và đồn Trinh Tường, giải phóng huyện Bắc Quang. Tiếp đã tiến quân vào giải phóng châu lỵ Hoàng Su Phì ngày 13 tháng 11 năm 1945. Ngày 21 tháng 11 năm 1945, lực lượng cách mạng tiếp tục giải phóng được đồn Quản Bạ và Bạch Đích. Cơ sở cách mạng của ta ở Quản Bạ, Yên Minh được củng cố thêm một bước, quần chúng hết sức phấn khởi và tin tưởng vào cách mạng, cùng với cán bộ Việt Minh tích cực chuẩn bị lực lượng quân sự để tiến công địch ở thị xã. Giữa lúc cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân các dân tộc Hà Giang đang liên tiếp giành thắng lợi, lực lượng cách mạng đang ở thế tiến công bao vây địch tại thị xã để giành thắng lợi cuối cùng thì một đội quân Khố Đỏ gồm 4 đại đội, khoảng 400 binh lính, được trang bị đầy đủ vũ khí, do đại uý Nguyễn Duy Viên cầm đầu tiến vào thị xã Hà Giang. Đây là những toán quân tay sai của Thực dân Pháp chạy sang Trung Quốc sau cuộc đảo chính do Phát xít Nhật gây ra. Khi biết tin nước nhà độc lập họ đã quyết định về nước để thăm dò tình hình, quyết định thái độ. Bọn Hoàng Quốc Chính đang bị ta bao vây đã tìm mọi cách lợi dụng đội quân này để tăng thêm lực lượng đánh phá phong trào cách mạng hòng cứu vãn tình thế. Chúng ra sức mua chuộc các sĩ quan và binh lính Khố Đỏ, mặt khác chúng Xuyên tạc chính 16
  17. sách của Việt Minh, tìm cách giam chân đội quân này trong thị xã. Trước tình hình đã, muốn giành được chính quyền thì ta phải bằng mọi cách tách đội quân Khố Đỏ này ra khỏi sự khống chế của Quốc dân Đảng, Tuyên truyền, vận động, giải thích để cho binh lính tiếp cận và hiểu được chính sách của Việt Minh, đồng thời khêu gợi được tinh thần yêu nước của họ. Qua tiếp xúc, được cán bộ Việt Minh Tuyên truyền giác ngộ, họ nhận ra con đường cách mạng cần phải theo, nhất là khi biết bọn Quốc dân Đảng âm mưu sát hại chính mình. Tối ngày 07 tháng 12 năm 1945, Nguyễn Duy Viên đã mật lệnh cho các sĩ quan và binh lính Khố Đỏ ở thị xã Hà Giang nổi dậy chống lại Hoàng Quốc Chính. Khi nhận được mật lệnh của Nguyễn Duy Viên, các sĩ quan lính Khố Đỏ cấp tốc họp bàn kế hoạch được thực hiện. Các cán bộ Việt Minh từ Quản Bạ xuống đã nắm lấy thời cơ tốt này để thúc đẩy lực lượng Khố Đỏ khẩn trương tiêu diệt bọn Quốc dân Đảng Hoàng Quốc Chính. Một kế hoạch hành động được vạch ra ngay trong đêm ngày 07 tháng 12 năm 1945. Sáng ngày 08 tháng 12 năm 1945, ba đại đội lính Khố Đỏ vẫn ra bãi tập như thường lệ. Tại bãi tập, các sĩ quan được phổ biến kế hoạch hạ đồn Quốc dân Đảng, chuẩn bị tư tưởng, phân công tổ chức, bố trí lực lượng; còn đại đội thứ 4 do một thiếu uý chỉ huy đã lợi dụng “Giấy uỷ nhiệm” của Hoàng Quốc Chính, xuống cầu Má (kilomet 15, đường từ Hà Giang đi Bắc Quang) để bắt bọn Quốc dân Đảng ở trạm tiền tiêu này. 17
  18. Theo kế hoạch đã định, khi kèn ăn trưa ngày 08 tháng 12 năm 1945 nổi lên, binh lính Quốc dân Đảng vào nhà ăn, hai đại đội lính Khố Đỏ bí mật bao vây sở chỉ huy và trại lính Quốc dân Đảng (khu vực đồi Tỉnh uỷ Hà Giang ngày nay). Một bộ phận của đại đội thứ ba giả trãi một đồng đội của họ với lý do người này đêm hôm trước lấy cắp súng đạn rồi định trốn ra ngoài, bị đơn vị bắt giữ, đem nộp cho Hoàng chủ nhiệm. Nhờ vậy, đại đội lính Khố Đỏ này vào cổng một cách dễ dàng và đi thẳng vào sở chỉ huy của Quốc dân Đảng, bất ngờ bắt trãi Hoàng Quốc Chính và đồng bọn, đồng thời quay súng về phía nhà ăn bắt lính Quốc dân Đảng đầu hàng. Cuộc binh biến của đội quân lính Khố Đỏ giành thắng lợi. Toàn bộ bọn chỉ huy và sĩ quan, binh lính Quốc dân Đảng ở thị xã Hà Giang bị bắt giam chờ ngày xét xử. Ngay sau khi bắt giữ bọn Hoàng Quốc Chính, các cán bộ Việt Minh có mặt ở thị xã đã hạ lá cờ của Quốc dân Đảng xuống và cờ đỏ sao vàng của cách mạng được kéo lên trên nóc đồn. Thị xã Hà Giang hoàn toàn được giải phóng, quần chúng ở thị xã hết sức vui mừng trước thắng lợi của cách mạng. Nhà tù của Quốc dân Đảng được mở cửa, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ta bị chúng bắt từ các nơi trong tỉnh về giam giữ mấy tháng nay, giờ đây được giải phóng. Tin thắng lợi được truyền đi khắp nơi trong tỉnh, việc bè lũ Hoàng Quốc Chính bị bắt giữ Đó làm cho những tên tay sai phản động đang ngoan cố chiếm giữ một số nơi trong tỉnh rất hoang mang, lo sợ, một số tên đã bỏ trốn, một số hạ vũ khí đầu hàng cách mạng. Như vậy, sau các châu lỵ và thị 18
  19. trấn, việc giải phóng thị xã Hà Giang là một bước ngoặt rất quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định, kết thúc về căn bản giai đoạn đấu tranh giành Chính quyền cách mạng trong phạm vi toàn tỉnh. Lực lượng thanh niên cứu quốc ở thị xã được tổ chức thành một trung đội du kích, phối hợp với công nhân điện, nước, vừa làm nhiệm vụ tiếp quản bảo vệ máy điện, máy nước, kho tàng, vừa vận động nhân dân vận chuyển hàng chục tấn vũ khí đạn dược và hàng hoá của địch ra vùng căn cứ của ta. Ngày 25 tháng 12 năm 1945, đông đảo quần chúng nhân dân các dân tộc ở thị xã Hà Giang và đại biểu các địa phương trong tỉnh tưng bừng họp mít tinh chào mừng Uỷ ban hành chính lâm thời của tỉnh do đồng chí Thanh Phong làm Chủ tịch và Tỉnh Đảng bộ Việt Minh do đồng chí Hồng Quân làm Bí thư ra mắt trước toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Từ đây, dưới chính quyền dân chủ nhân dân, đồng bào các dân tộc thị xã nói riêng và đồng bào tỉnh Hà Giang nói chung đã trở thành người chủ quê hương đất nước. Một thời kỳ mới đã mở ra, thời kỳ xây dựng và bảo vệ Chính quyền cách mạng, bảo vệ cuộc sống tự do hạnh phúc của nhân dân. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2