intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Kon Tum (1930-1975): Phần 1 (Tập 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:251

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Kon Tum (1930-1975): Phần 1 (Tập 1) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Kon Tum - vùng đất, con người; tổ chức Đảng cộng sản đầu tiên ở Kon Tum và cuộc vận động cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa năm 1945 (1930-1945); thành lập tỉnh ủy lâm thời Kon Tum, lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1951); tăng cường lực lượng, đẩy mạnh tiến công địch, giải phóng toàn tỉnh (1952-1954). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Kon Tum (1930-1975): Phần 1 (Tập 1)

  1. CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY KHÓA XI CHỦ BIÊN: BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY Biên soạn: Trần Hồng Phong Nguyễn Thanh Tâm Lê Phan Lương Trần Thanh Dân Đỗ Kim Tấn Nguyễn Tấn Sang CHỈ ĐẠO BỔ SUNG, CHỈNH SỬA, XUẤT BẢN LẦN THỨ HAI: BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY KHÓA XIII Thực hiện nghiên cứu, bổ sung, chỉnh sửa, biên tập: Đặng Thanh Long Ngô Trường Sơn Trần Thị Bích Liên Nguyên Tân Sang PGS.TS. Trần Thị Thu Hương TS. Hồ Tố Lương ThS. Trịnh Hồng Hạnh
  2. CHỈ ĐẠO BỔ SUNG, CHỈNH SỬA, XUẤT BẢN LẦN THỨ BA: BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY KHÓA XV Ban Chỉ đạo bổ sung, chỉnh sửa: Y Mửi Lê Thị Kim Đơn Lại Xuân Lâm Nguyễn Công Văn Trương Quang Nhạn Phạm Thị Trung Tô Xuân Tụng Bùi Thanh Bình Đồng Thanh Xuân Nguyễn Quang Oánh Ban Biên tập bổ sung, chỉnh sửa: Lê Thị Kim Đơn Nguyễn Quang Oánh Hoàng Thị Chúc Trịnh Đình Lâm Trần Thị Sáu Ngô Đức Hải Lục Văn Dương Trần Thị Bích Liên Nguyễn Lương Thủy Phạm Bình Vương
  3. LỜI NHÀ XUẤT BẢN K on Tum là tỉnh vùng cao nằm ở Bắc Tây Nguyên, nơi có vị trí địa - chính trị hết sức quan trọng của khu vực Tây Nguyên và cả nước. Trong thời kỳ chiến đấu gian khổ, kiên cường đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Kon Tum luôn nêu cao truyền thống cần cù lao động, yêu nước, đoàn kết, anh dũng bất khuất trước quân thù; sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc; đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Kon Tum, tập I (1930-1975) ghi lại công lao to lớn, thành tích vẻ vang của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Kon Tum trong chặng đường đấu tranh cách mạng 1930-1975 được xuất bản lần đầu năm 1996, xuất bản lần hai có bổ sung, chỉnh sửa năm 2006 đã được bạn đọc trong và ngoài tỉnh Kon Tum vui mừng đón nhận và đóng góp nhiều ý kiến, phản hồi. Sự quan tâm đó là niềm cổ vũ, động viên, khích lệ to lớn đối với Đảng bộ và quân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum trong thời gian qua, nhất là trong công cuộc phát huy truyền thống yêu nước cách mạng, đổi mới xây dựng, phát triển quê hương Kon Tum trong thời đại mới. Đáp ứng sự nhiệt tình của bạn đọc, đến nay, sau một quá trình sưu tầm, xác minh tư liệu, bổ sung, chỉnh sửa, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum khóa XV kết hợp với Nhà xuất bản Chính trị
  4. 8 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH KON TUM, TẬP I (1930-1975) quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ ba cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Kon Tum, tập I (1930-1975). Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 11 năm 2019 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
  5. LỜI TỰA K on Tum là tỉnh vùng cao nằm ở Bắc Tây Nguyên, nơi có vị trí địa - chính trị hết sức quan trọng của khu vực Tây Nguyên và cả nước. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Kon Tum hai lần là hướng tấn công chủ đạo của hai chiến dịch Bắc Tây Nguyên lịch sử: chiến dịch Bắc Tây Nguyên Đông - Xuân 1953-1954 và chiến dịch Bắc Tây Nguyên Xuân - Hè 1972. Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Kon Tum có truyền thống đoàn kết, anh dũng bất khuất trước quân thù; sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc; đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Để ghi nhận công lao to lớn, thành tích vẻ vang của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Kon Tum trong chặng đường đấu tranh cách mạng, năm 1996, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XI đã chỉ đạo biên soạn và xuất bản cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Kon Tum, tập I (1930-1975). Đến năm 2006, tập sách được bổ sung, hiệu đính, xuất bản lần thứ hai và tiếp tục được đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh cũng như độc giả ngoài tỉnh tìm hiểu, nghiên cứu rộng rãi và có nhiều ý kiến tham gia, phản hồi. Sự quan tâm đó là niềm cổ vũ, động viên, khích lệ to lớn đối với Đảng bộ và quân dân các dân tộc tỉnh nhà trong thời gian qua, nhất là trong công cuộc phát huy truyền thống yêu nước cách mạng, đổi mới xây dựng, phát triển quê hương Kon Tum. Nhằm phát huy hơn nữa giá trị và ý nghĩa của cuốn sách, đáp ứng nhu cầu quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu ngày càng nhiều của
  6. 10 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH KON TUM, TẬP I (1930-1975) bạn đọc trong và ngoài tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo sưu tầm, xác minh tư liệu, đính chính, bổ sung, chỉnh sửa và xuất bản lần thứ ba cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Kon Tum, tập I (1930-1975). Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum trân trọng giới thiệu cuốn sách đến toàn thể cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, nhân dân các dân tộc tỉnh nhà và bạn đọc gần xa. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, Ban Thường vụ Tỉnh ủy rất mong nhận được ý kiến góp ý, xây dựng của quý vị độc giả. Trân trọng! NGUYỄN VĂN HÙNG Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum
  7. Mở đầu KON TUM VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TỈNH KON TUM Kon Tum là một tỉnh vùng cao nằm ở Bắc Tây Nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía tây giáp với vùng Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia, có đường biên giới dài 292,522km. Kon Tum là một tỉnh có nhiều tiềm năng về kinh tế, giàu bản sắc văn hoá và là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng của đất nước. Có được địa giới hành chính như hiện nay, tỉnh Kon Tum đã trải qua nhiều biến động của lịch sử, với nhiều lần thay đổi và chia tách, sáp nhập ở từng thời kỳ khác nhau. 1. Thời kỳ trước năm 1945 Từ giữa thế kỷ XIX về trước, trong vùng Tây Nguyên nói chung, Kon Tum nói riêng tồn tại một hình thái tổ chức xã hội phổ biến duy nhất là “làng”1 với sự quản lý điều hành của Già làng (hoặc Hội đồng Già làng). _______________ 1. Một số nơi ở Tây Nguyên đã xuất hiện hình thức tổ chức xã hội cao hơn “làng” mà các nhà nghiên cứu thường gọi là “Tơring”(một vùng được xác định với sự tập hợp của nhiều làng lại với nhau) tồn tại trong vùng cộng đồng các dân tộc Giarai, Êđê, nhưng hình thức này không phổ biến. Phổ biến chung nhất vẫn là tổ chức xã hội “làng”.
  8. 12 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH KON TUM, TẬP I (1930-1975) Trong nửa cuối thế kỷ XIX, đồng thời với quá trình truyền đạo Công giáo vào Kon Tum, thực dân Pháp đã tiến hành công cuộc xâm lược và chiếm đóng Kon Tum. Năm 1893, thực dân Pháp đặt Tòa đại lý hành chính đầu tiên tại Kon Tum do cố đạo Vanlơtông (Vialleton), còn gọi là cha Truyền cai quản. Ngày 04/7/1904, thực dân Pháp thành lập tỉnh Plei Ku Der bao gồm hai tòa đại lý hành chính: một tòa ở Kon Tum trước đó thuộc tỉnh Bình Định và một tòa ở Cheo Reo trước đó thuộc tỉnh Phú Yên. Ngày 25/4/1907, thực dân Pháp chính thức bãi bỏ tỉnh Plei Ku Der. Toàn bộ đất đai của tỉnh Plei Ku Der gồm hai tòa đại lý hành chính Kon Tum và Cheo Reo được sáp nhập trở lại hai tỉnh Bình Định và Phú Yên lúc bấy giờ. Ngày 09/02/1913, thực dân Pháp chính thức thành lập tỉnh Kon Tum bao gồm Đại lý hành chính Kon Tum, tách ra từ tỉnh Bình Định, đại lý hành chính Cheo Reo tách ra từ tỉnh Phú Yên và đại lý hành chính Buôn Ma Thuột1. Đến năm 1917, Pháp lại thành lập Tòa đại lý hành chính An Khê gồm huyện Tân An và khu vực người dân tộc đặt dưới quyền cai trị của Công sứ tỉnh Kon Tum. Ngày 02/7/1923, Đại lý hành chính Buôn Ma Thuột được tách ra khỏi tỉnh Kon Tum để thành lập lại tỉnh Đăk Lăk. Ngày 03/12/1929, thành lập thị xã Kon Tum. Ngày 25/5/1932, tách đại lý Plei Ku ra khỏi tỉnh Kon Tum thành lập tỉnh Plei Ku (Gia Lai). Sau đó đến ngày 09/8/1943, đại lý hành chính An Khê được tách khỏi tỉnh Kon Tum sáp nhập về tỉnh Plei Ku. Tháng Tám năm 1945, cùng với phong trào cách mạng diễn ra _______________ 1. Nghị định Toàn quyền Pháp ngày 09/02/1913, số 215, tỉnh Plei Ku Der được lập lại thành một tỉnh tự trị với tên là tỉnh Công Tum (Kon Tum). Tỉnh Kon Tum bao gồm đất đai của Đại lý hành chính Kon Tum, Đại lý hành chính Cheo Reo.
  9. MỞ ĐẦU: KON TUM - VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI 13 sôi động khắp cả nước, ngày 25/8/1945, nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum, dưới ảnh hưởng của Mặt trận Việt Minh đã nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Từ tháng 8/1945 đến tháng 6/1946, chính quyền cách mạng được xây dựng và củng cố khắp toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 4 đơn vị hành chính gồm 3 huyện là Đăk Tô, Đăk Glei, Kon Plông và thị xã Kon Tum. 2. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) * Về phía thực dân Pháp: - Tháng 6/1946, thực dân Pháp tái chiếm trở lại tỉnh Kon Tum, thiết lập lại chế độ cai trị trực tiếp. Bộ máy cai trị vẫn không thay đổi so với trước. Các đơn vị hành chính vẫn giữ nguyên. Toàn bộ quyền hành chính và quân sự đều do các sĩ quan các cấp người Pháp nắm giữ. - Trong âm mưu chia cắt và chiếm đóng lâu dài Kon Tum và cả Tây Nguyên, từ năm 1946 đến 1954, tỉnh Kon Tum cũng có nhiều lần thay đổi theo âm mưu chia cắt cai trị của thực dân Pháp. + Từ năm 1946 đến 1950, tỉnh Kon Tum có lúc trực thuộc cái gọi là Liên bang phụ trách các dân tộc sơn cước miền Nam Đông Dương; có lúc thuộc phạm vi xứ Tây Kỳ tự trị. + Từ năm 1951 đến 1954 có lúc là Biệt khu trực thuộc Quân khu Tây Nguyên, có lúc là phần đất của Cao nguyên miền Nam thuộc Hoàng triều cương thổ. * Về phía cách mạng: - Từ năm 1946 đến trước tháng 8/1947, tỉnh Kon Tum thuộc Xứ ủy Trung Kỳ. - Tháng 01/1947, thành lập Phân khu 15. Tỉnh Kon Tum thuộc Phân khu 15. - Tháng 9/1947, Khu 15 gồm các tỉnh Tây Nguyên được thành lập. Tỉnh Kon Tum thuộc Khu 15. - Tháng 10/1948, Trung ương hợp nhất khu 5, 6 và khu 15 thành Liên khu V, tỉnh Kon Tum thuộc Liên khu V.
  10. 14 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH KON TUM, TẬP I (1930-1975) - Ngày 13/3/19501: Ủy ban Kháng chiến Hành chính miền Nam Trung Bộ ra Nghị định, tỉnh Kon Tum sáp nhập với tỉnh Gia Lai thành tỉnh Gia - Kon. Tỉnh Gia - Kon chia địa bàn quản lý trong tỉnh thành 7 khu. Phạm vi tỉnh Kon Tum cũ có 3 khu: Khu 1 (huyện Đăk Glei), Khu 2 (huyện Đăk Tô), Khu 3 (huyện Kon Plông). Riêng Khu 1 (huyện Đăk Glei) trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp thường chia làm 2 khu vực lấy đường 14 làm ranh giới, gọi là khu Đông đường 14 và khu Tây đường 14. - Đầu năm 1951, để tiện cho việc chỉ đạo xây dựng những cơ sở đã gây được, tỉnh Gia - Kon quyết định thành lập 3 phân khu đặc biệt gồm: Phân khu Chư Ty thuộc huyện Đăk Bớt (Gia Lai) và chia vùng phía tây của huyện Đăk Glei (Kon Tum) thành phân khu riêng Tây Đăk Glei (khu Tây đường 14), chia vùng phía tây của huyện Plei Kon (Gia Lai) thành phân khu Tây Plei Kon; đồng thời cùng với 3 phân khu đặc biệt, các địa bàn còn lại trong tỉnh Gia - Kon được chia lại thành 5 huyện gồm: huyện Đăk Glei (gồm các xã: Pon Pang, Đoàn, Tak Min, Tân Túc, Tung Bung, Măng Cri, Hà Lăng, Giằng, Đăk Pung, Măng Khên, Đăk T’ring, Đăk T'bay), huyện Kon Plông (gồm các xã: Hiếu, Kon Hà Nừng, Krem, Kon Mahar, Đăk Rong, Đăk Lon, Măng Cành, Măng Bút); huyện Đăk Bớt, huyện An Khê, huyện Plei Kon (Gia Lai)2. - Tháng 10/1951, Liên khu ủy V quyết định chia khu vực tỉnh Kon Tum cũ và 4 huyện miền Tây tỉnh Quảng Ngãi gồm Ba Tơ, Trà Bồng, Minh Long, Sơn Hà thành một đơn vị lấy tên là Mặt trận Miền Tây (Mặt trận 30). Đến tháng 3/1952, Liên khu ủy V tiếp tục _______________ 1. Về việc sáp nhập này, ngày 15/4/1950, Thủ tướng Chính phủ cũng ra Nghị định số 07/NĐ-TTg hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum thành một tỉnh, lấy tên là tỉnh Gia - Kon. 2. Theo Báo cáo tổ chức chính quyền tỉnh Gia Lai - Kon Tum, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Hà Nội.
  11. MỞ ĐẦU: KON TUM - VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI 15 chia huyện Kon Plông thành 2 huyện: huyện Kon Plông Bắc (Bắc Kon Plông), gồm các xã Măng Cành, Đăk Long, Hiếu trực thuộc Mặt trận Miền Tây; huyện Kon Plông Nam (Nam Kon Plông), gồm các xã Đăk Rong, Đăk P’ne, Krem trực thuộc tỉnh Gia - Kon. - Đầu năm 1954, tỉnh Gia - Kon lại tách thành hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Đồng thời với thắng lợi của kháng chiến chống thực dân Pháp, Mặt trận Miền Tây cũng giải thể, tỉnh Kon Tum và 4 huyện miền núi phía tây tỉnh Quảng Ngãi lại được tách ra. 3. Thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ - nguỵ (tháng 7/1954 đến ngày 16/3/1975) * Về phía địch: Tháng 7/1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, tỉnh Kon Tum tạm thời giao cho chính quyền miền Nam quản lý để chờ hai năm sau tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Thời kỳ đầu là do thực dân Pháp tiếp quản, nhưng đến năm 1955, đế quốc Mỹ đã thay thế thực dân Pháp, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm để thực hiện âm mưu chia cắt nước ta, chiếm đóng lâu dài miền Nam Việt Nam. - Ngày 27/6/1958, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 348-BNV/HC/P6 ấn định các đơn vị hành chính tỉnh Kon Tum gồm 4 quận (Kon Tum, Kon Plông, Đăk Tô, Đăk Sút), với 26 tổng, 120 xã, tỉnh lỵ đặt tại Châu Thành (Kon Tum). - Tiếp sau đó, Nghị định số 367-BNV/HC/P6/NĐ ngày 08/7/1958 của Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa, phân chia quận Đăk Tô thành hai quận: quận Đăk Tô và quận Tu Mơ Rông. - Năm 1959, chính quyền Sài Gòn thành lập quận Chương Nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Quận Chương Nghĩa bao gồm phần lớn diện tích đất đai của quận Kon Plông thuộc tỉnh Kon Tum trước đó.
  12. 16 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH KON TUM, TẬP I (1930-1975) - Tháng 9/1959, Sắc lệnh số 236-NV của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cắt một phần đất thuộc tỉnh Kon Tum sáp nhập vào quận Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Phần đất được cắt từ tỉnh Kon Tum chia thành 2 xã là Hà Dung, Hà Liên đặt trong phạm vi kiểm soát của cơ sở hành chính Cư Nhơn trực thuộc quận Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. - Năm 1960, chính quyền Sài Gòn bãi bỏ quận Kon Plông và tổng Kon Sơ Luk trong danh sách các đơn vị hành chính tỉnh Kon Tum. Ngoài phần đất của quận Kon Plông đã giao về quận Chương Nghĩa, phần còn lại (tổng Kon Sơ Luk) nhập về tổng Kon Sơ Tiêu thuộc quận Kon Tum cùng tỉnh. - Ngày 20/5/1961, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ra Nghị định số 467-NV dời quận lỵ Kon Tum, tỉnh Kon Tum đang đặt tại xã Kon Tum Kơpong đến xã Plei Mangla. - Ngày 04/7/1963, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ra Nghị định số 527-NV đổi địa điểm dinh điền Diên Bình (thành lập năm 1958), lập thành xã Diên Bình, thuộc quận Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. - Theo Nghị định ngày 09/8/1963 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa về phương diện hành chính, đặc khu Măng Buk thuộc tỉnh Quảng Ngãi chuyển sang thuộc tỉnh Kon Tum. - Năm 1964, quận Chương Nghĩa được sáp nhập trở lại tỉnh Kon Tum. Cũng năm 1964, chính quyền Sài Gòn thành lập cơ sở phái viên hành chính Đăk Ro Tah thuộc quận Đăk Sút. Đến năm 1965, bãi bỏ cơ sở phái viên hành chính Đăk Ro Tah. - Ngày 30/3/1965, Nghị định số 381-BNV/NC/6 của Bộ Nội vụ chính quyền Sài Gòn cải biến địa điểm dinh điền Tri Đạo thành xã Tri Đạo, thuộc tổng Hamong, quận Kon Tum, tỉnh Kon Tum. - Sau năm 1965, quận Đăk Sút bị ta tấn công tiêu diệt, bộ máy quận lỵ phải dời về đóng tại xã Đăk Chu thuộc quận Đăk Tô. Quận Tu Mơ Rông sau nhiều lần bị ta tấn công, uy hiếp nên phía
  13. MỞ ĐẦU: KON TUM - VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI 17 địch giảm cấp đơn vị hành chính quận thành cơ sở phái viên hành chính. - Tháng 6/1970, trong phạm vi quản lý của chính quyền Sài Gòn, toàn tỉnh Kon Tum có 2 quận là Kon Tum và Đăk Tô, 3 phái viên hành chính là Đăk Sút, Măng Bút và Chương Nghĩa (các quận Chương Nghĩa, Đăk Sút giảm xuống thành cơ sở phái viên hành chính). Toàn tỉnh có 64 xã, 249 ấp. - Năm 1972, sau khi quân ta giải phóng Đăk Tô - Tân Cảnh, địch phải dời quận lỵ Đăk Tô về đóng lưu vong tại đèo Sao Mai (phía đông nam thị xã Kon Tum). - Năm 1975, quân và dân ta đã nổi dậy tấn công và giải phóng toàn tỉnh, xóa bỏ hoàn toàn bộ máy chính quyền địch. * Về phía ta: Sau ký kết Hiệp định Giơnevơ, theo chỉ đạo chung của Đảng, trực tiếp là Liên khu ủy V, Ban Cán sự Đảng tỉnh Kon Tum được sắp xếp gọn lại và rút vào hoạt động bí mật. Trước đó, tiên lượng trước những âm mưu phá hoại Hiệp định của địch, bộ máy chính quyền cách mạng của tỉnh tổ chức hoạt động bí mật và tạm thời chia địa bàn tỉnh thành 6 khu1 để phân công chỉ đạo, quản lý: + Khu 1: Từ giáp Giá Vụt (Quảng Ngãi) lên đường 14. + Khu 2: Từ giáp Sơn Hà (Quảng Ngãi) lên Wô Mơ Na. + Khu 3: Từ giáp Quảng Nam phía đông đường 14 đến vùng Văn Lem. + Khu 4: Tây Đăk Glei + Khu 6: Từ Wô Mơ Na đến biên giới Lào, phía bắc giáp Khu 3, phía nam giáp Khu 1. + Khu 7: Tương ứng với địa bàn huyện Sa Thầy và huyện H'Drai hiện nay. _______________ 1. Khu 5 được thành lập từ tháng 02/1954, đến tháng 7/1954 thì giải thể.
  14. 18 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH KON TUM, TẬP I (1930-1975) - Tháng 10/1955, tỉnh Kon Tum trực thuộc sự chỉ đạo của Liên tỉnh 4 gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk. - Đầu năm 1957, Ban Cán sự Đảng tỉnh có sự điều chỉnh lại một số khu như sau: + Cắt một phần phía nam Khu 3 ghép với Khu 6 thành lập Khu 8. + Cắt một phần phía đông Khu 1 lập thành Khu 9. - Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh (tháng 3/1960), Tỉnh ủy quyết định giải thể các khu, thành lập các huyện và gọi tên huyện theo mật danh. Theo đó: + Nhập Khu 1 với phần đất phía đông Khu 6 thành H16 (nay là huyện Kon Rẫy và một phần huyện Đăk Hà). + Nhập Khu 2 với Khu 9 thành H29 (nay là huyện Kon Plông). + Nhập Khu 8 với vùng giữa Khu 6 thành H80 (nay là các huyện: Đăk Tô, Tu Mơ Rông và một phần huyện Ngọc Hồi). + Phần còn lại phía bắc Khu 3 (phía đông đường 14) lập thành H30 (nay là khu vực phía đông của huyện Đăk Glei). + Nguyên phần Khu 4 cũ (phía tây đường 14) lập thành H40 (nay thuộc phía tây của huyện Đăk Glei). + Nhập phía tây Khu 6 với Khu 7 thành H67 (nay là là địa bàn huyện Sa Thầy, H'Drai và một phần huyện Ngọc Hồi). - Đầu 1961, khu vực thị xã Kon Tum được đặt tên theo mật danh là H5 (nay là địa bàn thành phố Kon Tum và huyện Đăk Hà). - Để tập trung chỉ đạo phong trào cách mạng vùng phía trước, tiến sâu vào lòng địch, năm 1969, Tỉnh ủy thành lập H9 bao gồm vùng Khu dồn Kon Mong, Kon Kơ La, Khu dồn Kon Hơ Ring, dinh điền Diên Bình, vùng Đăk Cang (phần địa bàn H9 nay thuộc địa bàn huyện Đăk Hà và một phần của huyện Đăk Tô). Đầu năm 1973, sau gần một năm giải phóng Đăk Tô - Tân Cảnh, H9 giải thể; địa bàn H9 và nhân dân trong vùng được phân về lại hai huyện H80 và H16 quản lý.
  15. MỞ ĐẦU: KON TUM - VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI 19 Tên gọi các huyện theo mật danh được sử dụng từ đó cho đến khi giải phóng hoàn toàn tỉnh Kon Tum. 4. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay Sau chiến thắng mùa Xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, nước nhà được hoàn toàn thống nhất, thực hiện Nghị quyết số 245-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 20/9/1975, Ủy ban nhân dân cách mạng Khu Trung Trung Bộ ra quyết định sáp nhập hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Plei Ku. Phần địa bàn tỉnh Kon Tum sau khi sáp nhập với tỉnh Gia Lai có các huyện: Đăk Tô, Kon Plông, Đăk Glei, thị xã Kon Tum. Trong đó: + Huyện Đăk Tô bao gồm: H80 và phần lớn H67. + Huyện Kon Plông bao gồm: H16 và H29. + Huyện Đăk Glei bao gồm: H30 và H40. + Thị xã Kon Tum bao gồm: H5 và một phần H67. - Thực hiện Quyết định số 254-CP, ngày 10/10/1978, của Hội đồng Chính phủ, huyện Đăk Tô được chia thành 2 huyện: Đăk Tô và Sa Thầy. Đồng thời xã Ya Ly thuộc thị xã Kon Tum được chuyển về huyện Sa Thầy. - Ngày 02/3/1979, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) ban hành quyết định số 77-CP, thành lập và điều chỉnh một số xã và thị trấn thuộc các huyện trong tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Theo đó, Khu kinh tế mới Kleng thuộc huyện Sa Thầy điều chỉnh thành lập 3 xã mới là Sa Bình, Sa Nghĩa, Sa Sơn. - Ngày 17/8/1981, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 30- HĐBT điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn của các huyện Sa Thầy, Kon Plông, thị xã Kon Tum. Theo đó: Thị xã Kon Tum: chia xã Đoàn Kết thành xã Đoàn Kết và xã Chư Hreng; chia xã Đăk Cấm thành xã Đăk Cấm và xã Ngọc Réo. Huyện Sa Thầy: chia xã Rờ Kơi thành xã Rờ Kơi và xã Sa Loong; chia xã Ya Ly thành xã Ya Ly
  16. 20 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH KON TUM, TẬP I (1930-1975) và xã Ya Xia; thành lập xã Sa Nhơn. Huyện Kon Plông: chia xã Đăk Ruồng thành xã Đăk Ruồng và xã Đăk Tờ Re. - Quyết định số 122-HĐBT ngày 29/10/1983 của Hội đồng Bộ trưởng chia xã Đăk Tờ Kan thành xã Đăk Tờ Kan và xã Văn Lem; chia xã Đăk Pxy thành xã Đăk Pxy và xã Đăk Hring; chia xã Tu Mơ Rông thành xã Tu Mơ Rông và xã Đăk Hà. - Quyết định số 181-HĐBT ngày 28/12/1984 của Hội đồng Bộ trưởng tách 2 xã Đăk Rong và Kon Pne thuộc huyện Kon Plông để sáp nhập vào huyện An Khê, tỉnh Gia Lai. - Quyết định số 26-HĐBT ngày 01/02/1985 của Hội đồng Bộ trưởng chia xã Đăk Pne thành xã Đăk Pne và xã Kon Pne. Chia xã Đăk La thuộc thị xã Kon Tum thành xã Đăk La và xã Hà Mòn. - Quyết định số 96-HĐBT ngày 30/5/1988 của Hội đồng Bộ trưởng tách các thôn 2, 3, 4 của xã Tân Cảnh thuộc huyện Đăk Tô để thành lập thị trấn huyện lỵ Đăk Tô. - Quyết định số 543-TCCP ngày 06/12/1990 của Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ: Thành lập thị trấn Sa Thầy trên cơ sở đất xã Sa Sơn; chia phường Quyết Thắng (thị xã Kon Tum) thành phường Quang Trung và phường Quyết Thắng; chia phường Thắng Lợi (thị xã Kon Tum) thành phường Thắng Lợi và phường Thống Nhất. - Quyết định của Quốc hội (khoá VIII), Kỳ họp thứ 9, ngày 12/8/1991 chia tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum. Tỉnh Kon Tum có diện tích tự nhiên là 13.000km2, dân số 230.000 người, với 5 đơn vị hành chính cấp huyện là thị xã Kon Tum và các huyện: Đăk Tô, Đăk Glei, Sa Thầy, Kon Plông. Tỉnh lỵ đóng tại thị xã Kon Tum. - Quyết định số 316-HĐBT ngày 15/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng thành lập huyện Ngọc Hồi thuộc tỉnh Kon Tum gồm các xã: Đăk Xú, Pờ Y, Sa Loong của huyện Sa Thầy; xã Đăk Ang của huyện Đăk Tô; xã Dục Nông của huyện Đăk Glei.
  17. MỞ ĐẦU: KON TUM - VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI 21 - Quyết định số 514-TCCP ngày 07/10/1991 của Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ thành lập thị trấn Plei Kần, là huyện lỵ huyện Ngọc Hồi, trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu xã Đăk Xú. - Quyết định số 26-CP ngày 24/3/1994 của Chính phủ thành lập huyện Đăk Hà gồm phần đất 2 xã Đăk Pxy và Đăk Hring (tách từ huyện Đăk Tô), phần đất 4 xã Đăk La, Hà Mòn, Đăk Ui, Ngọc Réo (tách từ thị xã Kon Tum) và thành lập thị trấn Đăk Hà trên một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Hà Mòn cùng huyện. - Ngày 22/11/1996, Chính phủ ra Quyết định số 73-CP thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Kon Plông, Đăk Glei, Ngọc Hồi, Đăk Hà và thị xã Kon Tum. Cụ thể: Thành lập thị trấn huyện lỵ Kon Plông trên phần đất tách ra từ xã Tân Lập cùng huyện; thành lập xã Pờ Ê trên cơ sở tách một phần diện tích và nhân khẩu xã Hiếu; thành lập thị trấn Đăk Glei trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu xã Đăk Pét; thành lập xã Đăk Man trên cơ sở tách một phần diện tích và nhân khẩu xã Đăk Blô. Chia xã Dục Nông, huyện Ngọc Hồi thành 2 xã: Đăk Dục và Đăk Nông. Thành lập xã Ngọc Wang từ phần đất các thôn 4, 5, 11, 14 của xã Đăk Ui; các làng Kon Gu 1, Kon Gu 2 và Kon Stiêu của xã Ngọc Réo. Thành lập xã Đăk Rơ Va thuộc thị xã Kon Tum từ phần đất tách ra của xã Chư Hreng cùng thuộc thị xã. - Nghị định số 69/1998/NĐ-CP, ngày 03/9/1998 của Chính phủ thành lập các phường, xã thuộc thị xã Kon Tum và huyện Đăk Hà như sau: Thị xã Kon Tum: thành lập phường Lê Lợi trên cơ sở điều chỉnh phần diện tích và nhân khẩu từ các xã Chư Hreng, Đoàn Kết và Hoà Bình; điều chỉnh một phần diện tích và nhân khẩu từ xã Vinh Quang về phường Quang Trung; thành lập phường Duy Tân trên cơ sở phần diện tích và nhân khẩu của phường Quang Trung. Huyện Đăk Hà: thành lập xã Đăk Mar trên
  18. 22 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH KON TUM, TẬP I (1930-1975) cơ sở điều chỉnh diện tích và nhân khẩu từ xã Đăk Hring và xã Hà Mòn. - Nghị định số 14/2002/NĐ-CP, ngày 31/01/2002 của Chính phủ chia huyện Kon Plông thành 2 huyện: Kon Plông và Kon Rẫy. Huyện Kon Plông có 136.160ha diện tích tự nhiên và 17.967 nhân khẩu, gồm 6 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Đăk Ring, Ngọc Tem, Măng Bút, Măng Cành, Pờ Ê và xã Hiếu. Huyện Kon Rẫy có 88.660ha diện tích tự nhiên và 20.992 nhân khẩu, gồm 6 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Tân Lập, Đăk Ruồng, Đăk Kôi, Đăk Pne, Đăk Tờ Re và thị trấn Kon Plông. Đổi tên thị trấn Kon Plông thuộc huyện Kon Rẫy thành thị trấn Đăk Rve. - Nghị định số 13/2004/NĐ-CP, ngày 08/01/2004 của Chính phủ về việc thành lập phường, xã thuộc thị xã Kon Tum và các huyện Kon Rẫy, Ngọc Hồi, Kon Plông. Theo đó: + Thành lập phường Trần Hưng Đạo thuộc thị xã Kon Tum trên cơ sở 590ha diện tích tự nhiên và 5.857 nhân khẩu của xã Hòa Bình. + Thành lập phường Ngô Mây thuộc thị xã Kon Tum trên cơ sở 550ha diện tích tự nhiên và 4.035 nhân khẩu của xã Vinh Quang. + Thành lập phường Nguyễn Trãi thuộc thị xã Kon Tum trên cơ sở 600ha diện tích tự nhiên và 3.889 nhân khẩu của xã Đoàn Kết. + Thành lập phường Trường Chinh thuộc thị xã Kon Tum trên cơ sở 196,68ha diện tích tự nhiên và 2.563 nhân khẩu của xã Đăk Blà, 244,20ha diện tích tự nhiên và 3.690 nhân khẩu của phường Thắng Lợi. + Thành lập xã Đăk Tơ Lung thuộc huyện Kon Rẫy trên cơ sở 12.420ha diện tích tự nhiên và 3.250 nhân khẩu của xã Đăk Ruồng. + Thành lập xã Đăk Kan thuộc huyện Ngọc Hồi trên cơ sở 8.790ha diện tích tự nhiên và 2.293 nhân khẩu của xã Đăk Xú, 250ha diện tích tự nhiên và 635 nhân khẩu của xã Sa Loong. + Thành lập xã Đăk Long thuộc huyện Kon Plông trên cơ sở 13.555ha diện tích tự nhiên và 2.054 nhân khẩu của xã Măng Cành.
  19. MỞ ĐẦU: KON TUM - VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI 23 + Thành lập xã Đăk Tăng thuộc huyện Kon Plông trên cơ sở 12.100ha diện tích tự nhiên và 2.067 nhân khẩu của xã Măng Bút. + Thành lập xã Đăk Nên thuộc huyện Kon Plông trên cơ sở 12.973ha diện tích tự nhiên và 2.027 nhân khẩu của xã Đăk Ring. - Ngày 09/6/2005, Chính phủ ra Nghị định số 76/2005/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập xã thuộc huyện Đăk Tô và điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đăk Tô để thành lập huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum: thành lập mới ba xã: Đăk Rơ Nga, Đăk Trăm, Đăk Rơ Ông thuộc huyện Đăk Tô; Thành lập huyện Tu Mơ Rông trên cơ sở diện tích tự nhiên và nhân khẩu của huyện Đăk Tô. Sau khi thành lập, huyện Tu Mơ Rông có 11 xã, gồm: Đăk Hà, Tu Mơ Rông, Măng Ri, Ngọc Lây, Tê Xăng, Văn Xuôi, Ngọc Yêu, Đăk Tờ Kan, Đăk Rơ Ông, Đăk Na, Đăk Sao. Huyện Đăk Tô có 8 xã và 1 thị trấn, gồm: Diên Bình, Tân Cảnh, Kon Đào, Ngọc Tụ, Đăk Rơ Nga, Văn Lem, Đăk Trăm, Pô Kô và thị trấn Đăk Tô. - Ngày 09/6/2008, Chính phủ ra Nghị định số 74/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Sa Thầy, huyện Đăk Tô, thị xã Kon Tum: Thành lập xã Đăk Năng thuộc thị xã Kon Tum trên cơ sở điều chỉnh 2.291,16ha diện tích tự nhiên và 3.210 nhân khẩu của xã Ia Chim. Điều chỉnh 380ha diện tích tự nhiên của xã Pô Kô thuộc huyện Đăk Tô về xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy; điều chỉnh 520ha diện tích tự nhiên, 762 nhân khẩu của xã Pô Kô và 72ha diện tích tự nhiên, 1.263 nhân khẩu của xã Diên Bình về thị trấn Đăk Tô thuộc huyện Đăk Tô; điều chỉnh 1.190ha diện tích tự nhiên và 654 nhân khẩu của xã Pô Kô về xã Diên Bình thuộc huyện Đăk Tô; điều chỉnh 645 nhân khẩu của xã Sa Bình về xã Hơ Moong thuộc huyện Sa Thầy. - Ngày 10/4/2009, Chính phủ ban hành Nghị định 15/NĐ-CP thành lập thành phố Kon Tum. Sau khi điều chỉnh địa giới
  20. 24 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH KON TUM, TẬP I (1930-1975) hành chính, thành phố Kon Tum có 43.204,3ha diện tích tự nhiên và 137.662 nhân khẩu, 21 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: Duy Tân, Quang Trung, Ngô Mây, Trường Chinh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Quyết Thắng, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi và các xã: Đăk Cấm, Đăk Blà, Chư Hreng, Đăk Rơ Wa, Hoà Bình, Đoàn Kết, Ia Chim, Vinh Quang, Kroong, Ngọc Bay và Đăk Năng. - Ngày 20/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết 126 về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập mới 2 xã thuộc huyện Đăk Hà là xã Đăk Long và xã Đăk Ngọc. Xã Đăk Ngọc thành lập trên cơ sở điều chỉnh 1.604,69ha diện tích tự nhiên, 635 nhân khẩu của xã Ngọc Wang; 1.270ha diện tích tự nhiên, 1.246 nhân khẩu của xã Đăk Ui và 1.042,7ha diện tích tự nhiên, 2.391 nhân khẩu của thị trấn Đăk Hà với 3.917,39ha diện tích tự nhiên và 4.272 nhân khẩu. Xã Đăk Long trên cơ sở điều chỉnh 3.000ha diện tích tự nhiên, 3.125 nhân khẩu của xã Đăk Hring và 2.800ha diện tích tự nhiên, 1.276 nhân khẩu của xã Đăk Pxy với 5.800ha diện tích tự nhiên và 4.401 nhân khẩu. - Ngày 11/3/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 890/NQ-UBTVQH13, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sa Thầy để thành lập huyện Ia H'Drai thuộc tỉnh Kon Tum. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Ia H'Drai có diện tích tự nhiên 98.021,81ha, dân số 11.644 người, gồm ba xã là: Ia Tơi, Ia Dom, Ia Đal. Huyện Sa Thầy có 143.522,3ha diện tích tự nhiên, 42.703 nhân khẩu và 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm thị trấn Sa Thầy và 10 xã là Hơ Moong, Mô Rai, Rờ Kơi, Sa Bình, Sa Nghĩa, Sa Nhơn, Sa Sơn, Ya Ly, Ya Tăng, Ya Xiêr. Qua quá trình chia tách, sáp nhập, hiện nay (năm 2018) tỉnh Kon Tum có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố và 9 huyện), gồm: thành phố Kon Tum, các huyện Sa Thầy, Ia H'Drai, Kon Rẫy, Kon Plông, Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Tu Mơ Rông,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2