intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020)" Phần 1 gồm các nội dung chính như sau: Phong trào yêu nƣớc, đấu tranh cách mạng 1930 - 1945 và Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8 - 1945; Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954); Chi bộ và nhân dân Lộc Thủy đấu tranh thi hành Hiệp định Genève, tiến hành đồng khởi (1954 - 1960) và đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961 - 1965);...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020): Phần 1

  1. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) LỜI NÓI ĐẦU Lộc Thủy anh hùng là một trong 17 xã và thị trấn của huyện Phú Lộc, nằm ở cửa ngõ phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, trên trục đường giao thông Bắc - Nam. Từ tên gọi Tân Lộc đến Lộc Thủy ngày nay, trãi qua quá trình lịch sử hình thành, đấu tranh và xây dựng quê hương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đã ghi dấu những mốc son trên bản đồ huyện nhà và tỉnh Thừa Thiên Huế, không chỉ về vẻ đẹp thiên nhiên, con người và văn hóa truyền thống, mà còn là những trang sử đấu tranh cách mạng hào hùng gắn với hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của dân tộc, những thành tựu to lớn về KT - XH, QP - AN trong thời kỳ đổi mới, CNH - HĐH và xây dựng nông thôn mới hiện nay. Dưới lá cờ vẻ vang của dân tộc, dưới ánh sáng soi đường của Đảng Cộng sản Việt Nam, trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã nhà đã kiên cường bám đất, bám dân, một lòng đi theo cách mạng, theo Bác Hồ, anh dũng chiến đấu, chống kẻ thù xâm lược, góp phần làm nên những chiến thắng lịch sử, giải phóng quê hương, thống nhất đất nước. 5
  2. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xã Lộc Thủy là địa bàn quan trọng của cách mạng, là một điểm án ngữ trên đường giao thông huyết mạch nối liền Huế và Đà Nẵng, giữ vai trò kết nối giữa đồng bằng và miền núi, vùng căn cứ và chiến trường. Trong đấu tranh cách mạng, quân và dân, chính quyền xã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Tỉnh ủy và Huyện ủy, Khu ủy và quân khu Trị Thiên. Chi bộ xã tích cực phát động phong trào trong quần chúng nhân dân, xây dựng lực lượng dân quân du kích, lực lượng vũ trang, kết hợp ba mũi giáp công, kết hợp đấu tranh công khai và bí mật, kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang, binh vận, xây dựng chiến tranh nhân dân, tiến hành “giao thông chiến”, phá ấp chiến lược, diệt ác trừ gian, khởi nghĩa cướp chính quyền,... Đặc biệt, trong kháng chiến chống Mỹ, cán bộ và nhân dân xã nhà đã đóng góp rất lớn về sức người, sức của, lương thực, cùng với Thừa Thiên Huế và cả nước làm nên chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trải qua hai cuộc kháng chiến, quê hương Lộc Thủy hy sinh nhiều mồ hôi xương máu, chịu nhiều tổn thất nặng nề về mọi mặt. Công cuộc kiến thiết quê hương sau giải phóng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng với truyền thống cách 6
  3. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) mạng kiên cường, với ý chí quyết tâm xây dựng quê hương, với sự đồng tâm đồng lòng, Đảng bộ và nhân dân xã nhà đã vượt qua những khó khăn buổi đầu, dần đưa quê hương khởi sắc về mọi mặt. Từ sau ngày quê hương được giải phóng, Đảng bộ, chính quyền cùng nhân dân nhanh chóng tích cực bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng bộ máy, phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân về mọi mặt. Trong thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế, những phẩm chất và truyền thống cách mạng kiên cường của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Lộc Thủy tiếp tục được phát huy. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Lộc Thủy quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới, thực hiện công cuộc CNH - HĐH, phát triển KT - XH, đáp ứng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhân dân Lộc Thủy tích cực lao động sản xuất, đẩy mạnh áp dụng các mô hình kinh tế mới, trồng rừng kinh tế, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đầu tư sản xuất theo hướng nông - lâm kết hợp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong những năm qua, với những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực KT - XH, QP - AN, tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, hệ thống chính quyền hoạt động dân chủ, đổi mới, hiệu quả,… chính là nền tảng vững chắc cho Đảng bộ, 7
  4. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) chính quyền và nhân dân xã Lộc Thủy tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI và XII, xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới theo định hướng quy hoạch đô thị. Gìn giữ và phát huy truyền thống cách mạng, ghi lại những chiến công vẻ vang, những cống hiến xương máu của các thế hệ anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các cán bộ, đảng viên qua các thời kỳ, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân,... BCH Đảng bộ xã chủ trương biên soạn “Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy 1930 - 2020”. Đây là một chủ trương có ý nghĩa chính trị quan trọng, góp phần bồi dưỡng, giáo dục lòng tự hào về lịch sử đấu tranh cách mạng, xây dựng và phát triển quê hương Lộc Thủy cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Đồng thời, đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc xây dựng, kiến thiết quê hương, tạo thêm nguồn động lực, niềm tin cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Lộc Thủy quyết tâm thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn đó, dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ và Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú 8
  5. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) Lộc, BCH Đảng bộ xã Lộc Thủy đã ra Nghị quyết thực hiện, phối hợp với các nhà nghiên cứu Lịch sử - Văn hóa biên soạn và xuất bản công trình “Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy 1930 - 2020”. Trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và tổ chức hội thảo để hoàn thành công trình, BCH Đảng bộ xã và Ban biên soạn nhận được ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy; những ý kiến và tư liệu của các nhân chứng lịch sử, các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể xã Lộc Thủy qua các thời kỳ; sự hỗ trợ của tập thể cán bộ đảng viên, chính quyền, đoàn thể và đặc biệt là toàn thể nhân dân trong xã,… Trân trọng cảm ơn! Ban chỉ đạo, tư vấn và Ban biên soạn mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý vị độc giả. Trân trọng giới thiệu đến toàn thể nhân dân, cán bộ, đảng viên và bạn đọc công trình “Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy 1930 - 2020”. Lộc Thủy, tháng 3 - 2022 Ban Thƣờng vụ Đảng ủy xã Lộc Thủy 9
  6. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) Các từ viết tắt BCH: Ban chấp hành BCHQS: Ban chỉ huy quân sự CCB: Cựu chiến binh CHN - HĐH: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CTQG: Chính trị quốc gia ĐUV: Đảng ủy viên HĐND: Hội đồng nhân dân HTX: Hợp tác xã KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình KT - XH: Kinh tế - Xã hội LHPN: Liên hiệp phụ nữ QP-AN: Quốc phòng - An ninh Sđd: Sách đã dẫn THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông Tlđd: Tài liệu đã dẫn TNCSHCM: Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TW: Trung ương UBKT: Ủy ban kiểm tra UBMTTQVN: Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam UBND: Ủy ban nhân dân UVTV: Ủy viên thường vụ 10
  7. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) PHẦN THỨ NHẤT LỘC THỦY: VÙNG ĐẤT - CON NGƢỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ - VĂN HÓA 1. Địa giới hành chính và dân cƣ - Vị trí địa lý và ranh giới hành chính Xã Lộc Thủy trước đây có tên gọi là Tân Lộc, là một xã đồng bằng, nằm về phía Đông Nam của huyện Phú Lộc, trên tuyến đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua, cách trung tâm huyện 12km về phía Nam. Xã Lộc Thủy hiện có ranh giới hành chính: Phía tây giáp xã Lộc Trì; phía đông giáp xã Lộc Tiến; phía bắc giáp xã Lộc Vĩnh, Lộc Bình; phía nam giáp rừng Bạch Mã (Tp. Đà Nẵng); có toạ độ địa lý: 16°16'19.5"B 107°56'10.6"Đ (vị trí UBND xã). - Tình hình dân số và phân bố dân cư Trước năm 1975, xã Lộc Thủy có 7 thôn với 11 xóm, cụ thể là thôn An Bàng, Thủy Yên, Thủy Cam, Phước Hưng, Phú Cường, Phú Xuyên, Thủy Yên Thôn; xóm Cát, xóm Đập, xóm Ba Tơ, xóm Bàu Hưng, xóm Chợ, xóm Quán,... Đến năm 1997, nhằm sắp xếp lại dân, kiện toàn tổ chức Đảng và bộ máy chính quyền ở cơ sở, đã lập thành 9 thôn dân cư: An Bàng, Phước Hưng, Thủy Cam, Thủy Yên Hạ, Thủy Yên Thôn, Thủy Yên Thượng, Phú Xuyên, Phú Cường, Nam Phước. Tổng dân số xã Lộc Thủy năm 1997 có 2.152 hộ 11.073 khẩu, trong đó nữ có 5.868 người (53%); tổng số 11
  8. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) người trong độ tuổi lao động là 4.640 người, trong đó nữ chiếm nữ có 2.480 người (54%). Bảng 1: Dân số và lao động xã Lộc Thủy năm 1997 Dân số và lao động Hợp tác xã Toàn xã Thủy Thủy Thủy Tân Xuân An Tổng số hộ 684 696 772 2.152 Tổng số khẩu 3585 3702 3786 11.073 Trong đó nữ 1744 1950 2174 5868 Tổng số lao động 1545 1309 1786 4640 Bảng 2: Dân số xã Lộc Thủy năm 1997 TT Thôn Số hộ Số khẩu Số lao động Tổng Nữ Tổng Nữ 1 Thủy Yên 359 1965 1153 830 455 Thượng 2 Thủy Yên 201 943 598 474 263 Thôn 3 An Bàng 202 947 641 388 210 4 Nam Phước 96 288 158 192 96 5 Thủy Cam 341 1846 927 699 374 6 Thủy Yên Hạ 269 1499 827 511 264 7 Phước Hưng 288 1541 768 519 252 8 Phú Cường 249 1456 663 816 456 9 Phú Xuyên 147 588 313 210 110 Tổng toàn xã 2.152 11.073 5.868 4.640 2.480 Đặc điểm phân bố dân cư của xã là dân cư sống tập trung nên thuận lợi cho việc đi lại và sản xuất cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông. Địa bàn phân bố dân cư 9 thôn bị chia cắt thành hai vùng cư dân bởi đường quốc lộ 1A và đường sắt chạy ngang địa bàn xã: [1] vùng dưới (phía Đông) gồm thôn Phước Hưng, Phú Cường, Phú Xuyên; [2] 12
  9. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) vùng trên (phía Tây) gồm thôn An Bàng, Thủy Yên Hạ, Thủy Yên Thôn, Thủy Yên Thượng, Thủy Cam và Nam Phước. Dân số xã Lộc Thủy năm 2000, có 2.362 hộ với 12.317 khẩu, phân bố cụ thể ở 9 thôn như sau: thôn An Bàng có 264 hộ 1.357 khẩu, thôn Thủy Yên Thôn có 209 hộ 1.116 khẩu, thôn Nam Phước có 76 hộ 416 khẩu, thôn Thủy Cam có 325 hộ, 1.799 khẩu, thôn Phú Cường có 249 hộ 1.456 khẩu, thôn Thủy Yên Hạ có 291 hộ, 1.537 khẩu, thôn Phú Xuyên có 157 hộ 797 khẩu, thôn Phước Hưng có 288 hộ, 1576 khẩu, thôn Thủy Yên Thượng có 505 hộ 2.263 khẩu. Trong đó, số người theo Thiên chúa giáo là 559 hộ, 3.292 khẩu (chiếm 25,1% dân số xã), tập trung chủ yếu ở thôn An Bàng, Thủy Yên Thượng, Thủy Cam; số người theo Phật giáo là 270 hộ 1627 khẩu (chiếm 12.8% dân số xã), tập trung ở thôn Phú Cường, Thủy Yên Thượng1. Dân số xã Lộc Thủy năm 2016 có 2.843 hộ với 13.817 nhân khẩu; mật độ dân số trung bình 196,99 người/km², tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1% /năm, tỉ lệ tăng cơ học 3%/năm. Dân số trong độ tuổi lao động là 7.599 người, chiếm tỉ lệ 55%; trong đó, lao động phi nông nghiệp là 20%, lao động nông nghiệp là 80%. Dân số được phân bố trong 9 thôn như sau: 1 UBND xã Lộc Thủy (2000), Báo cáo 10 năm xây dựng cơ sở xã an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu và 4 năm xây dựng cụm tuyến an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu xã Lộc Thủy, ngày 30-5-2000. 13
  10. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) Bảng 3: Dân số xã Lộc Thủy năm 2016 TT Thôn Dân số (ngƣời) Số hộ (hộ) 1 Phước Hưng 2007 419 2 Phú Cường 2352 499 3 An Bàng 1515 314 4 Thủy Yên Hạ 1580 314 5 Thủy Yên Thượng 2011 396 6 Thủy Cam 1900 387 7 Thủy Yên Thôn 1283 275 8 Nam Phước 688 128 9 Phú Xuyên 481 111 Tổng 13.817 2.843 Năm 2020, thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 06-02-2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sắp xếp, sáp nhập, thành lập mới và đổi tên gọi các thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, xã Lộc Thủy đã tiến hành sáp nhập một số thôn: Sáp nhập thôn Nam Phước vào thôn Thuỷ Yên Thôn để thành lập thôn mới với tên gọi là thôn Thuỷ Yên Thôn, có 388 hộ; sáp nhập thôn Phú Xuyên và thôn Phú Cường để thành lập thôn mới với tên gọi là thôn Phú Cường Xuyên, có 566 hộ. Sau sáp nhập, xã Lộc Thủy chỉ còn 7 thôn: Phước Hưng, Phú Cường Xuyên, An Bàng, Thủy Yên Thôn, Thủy Yên Thượng, Thủy Yên Hạ, Thủy Cam. Tính đến tháng 11-2021, tổng dân số 7 thôn là 3.261 hộ, 14.799 khẩu, trong đó dân số theo Phật giáo là 944 người, Thiên Chúa giáo là 3.598 người1. 1 Số liệu do văn phòng UBND xã Lộc Thủy cung cấp, tháng 11-2021. 14
  11. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) Bảng 4: Dân số xã Lộc Thủy năm 2021 Số khẩu Số STT Thôn Tổng Phật Công hộ giáo giáo 1 Phước Hưng 527 2260 60 75 2 Phú Cường Xuyên 689 3214 120 79 3 An Bàng 381 1686 2 1260 4 Thủy Yên Thôn 452 2060 343 753 5 Thủy Yên Hạ 362 1592 62 299 6 Thủy Yên Thượng 416 2051 95 440 7 Thủy Cam 434 1916 262 692 Tổng cộng 3261 14799 944 3598 2. Điều kiện tự nhiên và khí hậu - Đặc điểm địa hình và đất đai Địa hình xã Lộc Thủy bao gồm các dạng cơ bản sau: Địa hình đồi núi, là khu vực có các ngọn núi phía Nam như các núi Hòn Voi, Cai Tong, Động Tóp, núi Đầm 14 (cao > 400m, độ dốc >35%), núi Phước Tượng, Vĩnh Phong, Mộc Chọc (cao 80m -300m, độ dốc > 20%) và một số ngọn núi khác như núi Bà Đội, núi Bầu Năng, núi Thủy Bình, núi Động Nhựt, núi Mỏ Diều, núi Ông Bang, núi Ông Dòng, núi Phú Xuyên, dãy núi Răng Cưa, núi Hòn Một...1. Địa hình đồng bằng có dạng hình lưng rùa, độ dốc nền từ 0,5 % - 3 %, là khu vực đồng bằng của sông Bu Lu (sông Thừa Lưu và sông Nước Ngọt) dốc thoải dần về phía sông Bu Lu và về 1 Thông tư 07/2014/TT-BTNMT, ngày 12-02-2014, Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Thừa Thiên Huế. 15
  12. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) phía biển. Địa hình thấp trũng là khu vực dọc theo sông Bu Lu (sông Nước Ngọt, sông Thừa Lưu). Trong lịch sử, sách Đại Nam nhất thống chí cho biết các ngọn núi và đèo ở xã Lộc Thủy như sau: “Núi Cam Thủy [nay gọi là Thủy Cam] ở phía Tây Nam huyện Phú Lộc, phía nam núi là chỗ địa giới Thừa Thiên và Quảng Nam”; “Núi Thạch Bàn ở phía đông nam huyện Phú Lộc, hình thế gồ ghề cao cả, mà đỉnh núi bằng phẳng, chân núi có khe là chỗ phát nguyên của một nhánh sông Cảnh Dương. Gần chân núi có rừng Thủy Cam và Thủy Dương, đều là chỗ đường quan lộ đi lại, dân cư xa vắng, hai bên núi xanh dựng đứng, thường có thú dữ, hành khách phải đề phòng”; “Đèo Thượng đạo ở phía đông nam huyện Phú Lộc, hình thế cao hiểm, phía tây có đường đi từ sách Cam Thủy đến nguồn Cu Đê tỉnh Quảng Nam”1. Đất đai của xã Lộc Thủy gồm các loại chính sau: Đất đồi núi chiếm diện tích khá lớn, thuận lợi cho việc trồng rừng và khai thác dịch vụ du lịch. Đất cát phân bố đều khắp trên địa bàn xã, có địa hình khá bằng phẳng, độ ẩm khá cao nên có thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, chủ yếu thích hợp trồng các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Đất biến đổi do trồng lúa nước, phân bố chủ yếu ở vùng ruộng phía Tây Bắc và Tây Nam của xã, chủ yếu được sử dụng cho trồng lúa nước. Ngoài ra còn có các loại đất khác (sông suối và mặt 1 Quốc Sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, tập 1, phủ Thừa Thiên, Viện sử học, Nxb. Thuận Hóa, tr. 151-152, tr. 160. 16
  13. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) nước chuyên dùng), phân bố chủ yếu về phía Đông Bắc của xã, là vùng có thể khai thác cho du lịch sinh thái và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Tổng diện tích tự nhiên là 7078.37ha, trong đó, đất nông nghiệp 6080,86 ha (chiếm 85,91%), đất phi nông nghiệp 862,6 ha (chiếm 12,19%), đất chưa sử dụng 134,91 ha (chiếm 1,90%). Bảng 5: Tình hình sử dụng đất đai năm 20201 Đất đai Diện tích (ha) Tổng diện tích 7.038,94 Diện tích nông nghiệp 6.100,33 Diện tích đất phi nông nghiệp 835,79 Diện tích đất chưa sử dụng 102,82 - Đặc điểm khí hậu và thủy văn Khí hậu Lộc Thủy có đặc điểm chung của vùng Phú Lộc là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, chịu tác động của khí hậu biển, đồng thời, chịu ảnh hưởng bởi chế độ khí hậu thuỷ văn phức tạp của các hình thể thời tiết, do địa hình núi vòng cung bao bọc. Xã Lộc Thủy nằm trong vùng mưa lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế. Khi mưa lớn một số khu vực thường bị ngập đặc biệt là vùng giáp chân núi phía Nam đường sắt. Lượng mưa trung bình năm là 3400mm; số ngày mưa trung bình là 164 ngày; lượng mưa lớn nhất năm là 4835mm, thấp nhất là 2384mm. Nhiệt độ trung bình năm là 24,4°C. Mùa Đông có gió Bắc, Đông Bắc, Đông và Đông Nam, gió Nam và Tây Nam thỉnh thoảng cũng xuất hiện nhưng rất ít; mùa 1 Số liệu do văn phòng UBND xã Lộc Thủy cung cấp, tháng 4-2021. 17
  14. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) Hè có gió Đông, Đông Nam, gió Tây Nam kèm theo không khí khô nóng. Đặc biệt, có gió Tây (gió Lào) khô nóng vào tháng 5 - tháng 8, với nhiệt độ > 35oC, độ ẩm thấp. Xã Lộc Thủy gần khu vực Chân Mây, nơi hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp các cơn bão đổ bộ vào Thừa Thiên Huế, thường gây mưa lớn, sạt lở đất ở các sườn núi và lụt ở ven các sông lớn, nước dâng làm cho các cửa sông không thoát ra biển mà tràn vào trong đất liền 2-3 km làm cho các cánh đồng ven sông bị nhiễm mặn. Cơn lũ lịch sử năm 1999 đã làm ngập vùng đồng bằng ven biển kèm theo lũ quét, gây ngập lụt ở khu vực Chân Mây, ven hai bên bờ sông Bu Lu. Con sông chính hiện nay chảy qua địa bàn xã Lộc Thủy là sông Bu Lu. Đây một nhánh của sông Thừa lưu và sông Nước Ngọt, bắt nguồn từ dãy núi phía nam, chạy qua xã Lộc Thuỷ đổ vào vịnh Chân Mây qua cửa Kiểng (giáp núi Cảnh Dương). Ngoài ra có các khe suối như suối Bà Đội, suối Bi Hồ, khe Cóc, khe Côm Mồ, khe Đá Trắng, khe Diều, khe Xu, Khe Mệ, khe Trầm Câu, khe Ông Lu, khe Nước Đổ...1. Trong lịch sử, sách Đại Nam Nhất thống chí cho biết ở địa bàn Lộc Thủy có các con sông, khe, suối như sau: “Sông Phú Xuyên ở đông nam huyện Phú Lộc, phát nguyên từ núi Cam Thủy, chảy về phía đông qua cầu Cam Thủy trên đường trạm làm sông Phú Xuyên… Lại có một nhánh ở phía nam từ 1 Thông tư 07/2014/TT-BTNMT, ngày 12-02-2014, ban hành danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Thừa Thiên Huế. 18
  15. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) nguồn Nước Mặn, qua phía tây núi Thạch Bàn, đến cầu Nước Mặn trên đường trạm rồi quay về phía bắc, cũng vào sông Phú Xuyên”1. “Khe Mụ Đặng ở phía đông nam huyện Phú Lộc, từ đường trạm thôn Phúc Yên lên đến khe này chừng 9 dặm. Từ đây lên đến nửa đèo núi Thủy Cam lại có khe Bức, khe Mụ Đặng, khe Cây Dừa, khe Ve Ve,… Khu Phú Hải ở ấp Phú Hải huyện Phú Lộc, rộng 9 trượng 5 thước, nước đổ vào sông Phú Xuyên”2. Đặc biệt có nhắc đến “Đập nước ngọt ở địa phận huyện Phú Lộc. Dân ba phường Cam Thủy, Thủy An và Bái Đáp đều đắp đập ở dòng sông Phú Xuyên để lấy nước tưới ruộng”3. 3. Khái quát về đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa - Tình hình sản xuất và kinh doanh thương mại Xã Lộc Thủy là vùng đất có nguồn ưu đãi về lâm sản, nông sản và thủy sản tương đối phong phú, có thế mạnh trong hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong những năm qua luôn đạt ở mức khá, thu nhập và đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Nguồn lao động tương đối dồi dào (gần 50% dân số), có khả năng chuyển dịch sang các ngành khác như dịch vụ, du lịch là nhân tố quan trọng trong việc phát triển KT - XH của xã. Xã Lộc Thủy nằm trên trục phát triển đô thị Chân Mây từ thành phố Huế đến thành phố Đà Nẵng, có khu chức năng của cụm công 1 Quốc Sử quán triều Nguyễn (2006), Sđd, tr. 170. 2 Quốc Sử quán triều Nguyễn (2006), Sđd, tr. 189. 3 Quốc Sử quán triều Nguyễn (2006), sđd, tr. 226. 19
  16. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) nghiệp kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, là điều kiện thuận lợi, cơ hội để phát triển những ngành nghề kinh tế phi nông nghiệp như công nghiệp, du lịch, dịch vụ,... để từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo định hướng phát triển đô thị. Đời sống nhân dân Lộc Thủy đa số dựa vào sản xuất nông nghiệp (chiếm khoảng 70% dân số), kết hợp với ngành nghề truyền thống lâu đời như chằm nón, mộc, chế biến tinh dầu tràm (chiếm 10%), một bộ phận làm nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (5%), dịch vụ (15%). Hiện trạng cơ cấu kinh tế của xã Lộc Thủy như sau: Nông nghiệp chiếm 42,48%, dịch vụ 36,52% và tiểu thủ công nghiệp chiếm 21%. Các thành phần kinh tế được tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích, kinh tế tư nhân đầu tư phát triển. Hình thức kinh tế tập thể theo mô hình HTX trên địa bàn HTX là HTX Nông nghiệp, HTX lâm nghiệp, HTX dầu tràm và HTX dịch vụ điện năng. Các nghành nghề tiểu thủ công nghiệp, các mô hình kinh tế mới được hình thành, góp phần làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân, diện mạo nông thôn Lộc Thủy vì vậy ngày càng khởi sắc. Đảng bộ xã xác định kinh tế nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, từ đó tập trung chỉ đạo 3 HTX ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất như máy gặt, máy cày, phân bón, đồng thời đẩy mạnh khuyến nông, thủy lợi, đầu tư cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Cùng với trồng trọt, chăn nuôi luôn được duy trì và mở rộng, đầu tư theo hướng nâng cao chất lượng và tổng đàn, 20
  17. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) cải tiến phương pháp chăn nuôi theo mô hình gia trại, trang trại vừa và nhỏ, với hình thức nuôi truyền thống kết hợp áp dụng khoa học kỹ thuật. Nuôi trồng thủy sản trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, cùng với việc triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường, kiểm soát dịch bệnh, đã tăng cường tập huấn, quản lý đúng theo thời vụ, đa dạng hóa vật nuôi. Kinh tế lâm nghiệp hiệu quả từ mô hình trồng rừng đã trở thành phong trào rộng khắp trong toàn xã, không chỉ phủ xanh đất trống đồi trọc bảo vệ môi trường sinh thái mà mang lại hiệu qua kinh tế từ kinh doanh nghề rừng. Kinh tế dịch vụ thương mại, ngày được quan tâm đầu tư phát triển, nhiều của hàng buôn bán dịch vụ, đại lý vật tư nông nghiệp, đại lý lương thực, máy móc nông nghiệp, điện tử, dịch vụ ăn uống,… đã và đang hình thành tạo ra môi trường kinh doanh phong phú đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách có sự đầu tư số lượng xe vận tải, xe khách tư nhân, và đang từng bước mở rộng nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo thu nhập cho các hộ gia đình. Hoạt động thương mại xã Lộc Thủy tập trung ở chợ Nước Ngọt, với đầy đủ các loại hàng hóa, lương thực, thực phẩm, dịch vụ,... Trước yêu cầu sự phát triển và nhu cầu mua bán của người dân, chợ đã được chính quyền đầu tư xây mới để thuận lợi cho các hộ tiểu thương buôn bán kinh doanh và đảm bảo trật tự giao thông trên tuyến đường quốc lộ 1A đoạn qua trước cổng chợ. 21
  18. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) Về du lịch, từ năm 2001, các HTX Thủy An đã đầu tư ở khu du lịch Suối Tiên để tổ chức khai thác dịch vụ du lịch sinh thái, đến năm 2012 đầu tư nâng cấp về nhà nghỉ, dịch vụ, bãi xe, đường vào suối,… tạo được điểm tham quan hấp dẫn du khách trong và ngoài địa phương. Kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càng được chú trọng, được tạo điều kiện vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Trên địa bàn xã Lộc Thủy hiện có các cơ sở sản xuất như hàn, gò, sửa chữa ô tô, mô tô xe máy, đúc gạch bờ lô, dịch vụ vật tư xây dựng, mộc mỹ nghệ,… Ngoài ra, các ngành nghề truyền thống cũng được quan tâm đầu tư chuyển đổi kỹ thuật, mở rộng thị trường như nghề nấu dầu tràm, nón lá, đan lát,… HTX sản xuất kinh doanh chế biến dịch vụ dầu tràm hiện nay thu hút nhiều hộ xã viên tham gia, tạo thu nhập ổn định và cao cho lao động địa phương. Nghề nấu dầu tràm đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận làng nghề truyền thống với thương hiệu “Dầu tràm Lộc Thủy”, là nhãn hiệu tập thể đã được đăng ký và bảo hộ. - Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt và sản xuất, hiện nay xã Lộc Thủy đã cơ bản đầu tư các công trình thiết yếu như: đường bê tông thôn Phước Hưng, đường bê tông thôn An Bàng, đường bê tông thôn Thủy Yên Thượng, Thủy Yên Hạ, Thủy Yên Thôn, Phú Cường Xuyên, Thủy Cam,... Trong đó, chú trọng đầu tư về kết cấu hạ tầng cho lĩnh vực nông - ngư nghiệp, giao thông, thủy lợi, văn 22
  19. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) hóa, giáo dục, y tế,… nhằm thúc đẩy phát triển KT - XH. Trong năm qua, nhiều công trình thủy lợi được tiếp tục đầu tư như: kè sông Bù Lu đoạn đi qua Đồng Cựa, Đồng Sát Dừa, HTX Thủy Tân, xây dựng đập Làng, đập Vũng Tù, đập đá; đập ngăn mặn giữ ngọt, kiên cố hóa kênh mương, đảm bảo tưới tiêu, đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhân dân. Cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống văn hóa cũng được chú trọng đầu tư, điển hình là hệ thống nhà sinh hoạt văn hóa như nhà văn hóa thôn Phước Hưng, quy hoạch một khu văn hóa thể thao xã, sân bóng đá có diện tích 1,2 ha, điểm bưu điện văn hoá khu vực trung tâm với diện tích 200m2. Cơ sở hạ tầng về thông tin truyền thống, đã đầu tư hệ thống truyền thanh công cộng phục vụ cho các hoạt động tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước; mạng lưới bưu chính viễn thông, các sóng truyền thanh, truyền hình, di động đã được phủ kín, chất lượng dịch vụ viễn thông đảm bảo phục vụ cho nhu cầu của người dân địa phương. Cơ sở vật chất ngành y tế có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia với diện tích 2.100m2, nhà xây cấp 3, có sân bê tông. Cơ sở vật chất của ngành giáo dục xã cơ bản đạt chuẩn. Cơ sở vật chất của trường mầm non Lộc Thủy đáp ứng nhu cầu trên địa bàn, với 3 cơ sở An Bàng (4.250m2), cơ sở Thủy Yên Thôn (2.435m2), cơ sở Thủy Cam (385,8m2); có 11 phòng học đạt chuẩn. Trường mầm non Mai Khôi có 3 cơ sở với 8 phòng học, 4 phòng chức năng (3.794m2) và cơ sở Thủy Yên, Phước Hưng. Cơ sở vật chất trường tiểu học, tuy 23
  20. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) diện tích bình quân trên học sinh đạt so với tiêu chí nhưng phòng học chưa đạt chuẩn, các phòng chức năng, sân chơi bãi tập, hệ thống sân, tường rào, cống rãnh mới đáp ứng được 50% so với nhu cầu. Trường tiểu học Nước Ngọt I có 5 cơ sở (cơ sở ODA, Xóm Chợ, Thủy Cam, Thủy Yên, Nam Phước) với 28 phòng học, 06 phòng chức năng. Trường tiểu học Nước Ngọt II có 3 cơ sở (cơ sở Phú Cường, Phước Hưng và Xóm Đập) với 11 phòng học, 03 phòng chức năng. Cơ sở vật chất trường trung học cơ sở, diện tích khuôn viên bình quân trên học sinh đạt so với tiêu chí, phòng học, các phòng chức năng, sân chơi bãi tập, hệ thống sân, tường rào, cống rãnh nhìn chung đáp ứng được nhu cầu. Trường Trung học cơ sở Lộc Thủy có diện tích là 16.577,9m2, có 11 phòng học, 03 phòng chức năng, chưa có phòng đạt chuẩn. - Tình hình giáo dục và y tế Hệ thống giáo dục ở xã Lộc Thủy có các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Tình hình giáo dục và đào tạo xã Lộc Thủy trong những năm qua đạt nhiều kết quả tiến bộ, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, nhiều phong trào “Dạy tốt, học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được duy trì; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; duy trì tốt việc phổ cập tiểu học và THCS đúng độ tuổi; tỷ lệ học sinh đạt giải cấp tỉnh, cấp huyện ngày càng cao; tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đều tăng so với các năm trước. Công tác dạy và học được nâng cao, đội ngũ giáo viên có trách nhiệm 24
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2