Ebook Lịch sử Đảng bộ xã An Lạc (1948-2022): Phần 2
lượt xem 0
download
Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ xã An Lạc (1948-2022)" Phần 2 gồm các nội dung chính như sau: Đảng bộ xã an lạc lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc (1975 - 1986); đảng bộ xã an lạc lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới (1986 - 2000); đảng bộ xã an lạc lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2000 - 2022). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ xã An Lạc (1948-2022): Phần 2
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC 93 Chương III ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 - 1986) I. Lãnh đạo thực hiện kế hoạch 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 - 1980) Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta: Từ một đất nước bị thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm chiếm, từ một dân tộc bị nô lệ, Việt Nam đã giành lại nền độc lập dân tộc sau gần một thế kỷ mất nước và trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất, có đầy đủ chủ quyền được quốc tế thừa nhận. Từ đây, nhân dân ta đã thoát khỏi ách nô dịch của các nước đế quốc, đất nước thoát khỏi họa bị chia cắt, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, bảo vệ những thành quả bước đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đưa cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tháng 9/1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị lần thứ 24 quyết định nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới. Hội nghị nêu rõ: Cả nước có chung nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhưng trông thời kỳ đầu, do những đặc điểm riêng, cách mạng mỗi miền có những yêu cầu khác nhau.
- 94 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC (1948 - 2022) "Miền Bắc phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; miền Nam phải đồng thời tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội". Yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam lúc này là phải thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Khi thống nhất đất nước về mặt nhà nước nghĩa là đã thể chế hóa thống nhất lãnh thổ, tạo ra cơ sở pháp lý để hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa. Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung, thực hiện thống nhất về mặt Nhà nước là đợt sinh hoạt chính trị lớn của tôàn Đảng, toàn dân. Thực hiện Chỉ thị số 228-CT/TW ngày 03/01/1976 của Bộ Chính trị về việc lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, Đảng bộ, chính quyền xã An Lạc đã lãnh đạo tuyên truyền, tổ chức cho nhân dân các dân tộc trong xã tham gia bầu cử. Trong không khí ngày hội lớn của toàn dân Việt Nam, cử tri An Lạc đã nô nức đi làm nghĩa vụ công dân của mình, bầu ra những đại biểu xứng đáng vàô cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam độc lập, thống nhất. Cuộc bầu cử trên địa bàn An Lạc được tiến hành nhanh, gọn và đạt kết quả tốt, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước. Tháng 12/1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng được tiến hành. Đại hội thông qua Nghị quyết đổi tên Đảng Laô động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước. Trên cơ sở xác định đường lối chung, đường lối xây dựng kinh tế, Đại hội đã quyết định phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch 5
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC 95 năm 1976 - 1980 là vừa giải quyết hậu quả nặng nề của chiến tranh, vừa tổ chức lại nền kinh tế, xây dựng một bước nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, đặt nền móng cho sự nghiệp công nghiệp hóa nước nhà. Hai mục tiêu cơ bản và cấp bách được đặt ra với Kế hoạch 5 năm đầu tiên sau khi đất nước thống nhất là: Xây dựng một bước cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, hình thành bước đầu cơ cấu kinh tế mới và cải thiện một bước đời sống của nhân dân laô động trong cả nước. Theo Nghị quyết của Quốc hội ngày 27/12/1975, tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng sáp nhập thành một tỉnh mới là tỉnh Cao Lạng. Từ tháng 12/1976, tỉnh Cao Lạng chính thức được hình thành, với dân số 871.000 người và diện tích 13.781 km². Tỉnh Cao Lạng có 20 đơn vị hành chính gồm: Thị xã Cao Bằng (tỉnh lị), thị xã Lạng Sơn và 18 huyện (Bắc Sơn, Bảo Lạc, Bình Gia, Cao Lộc, Chi Lăng, Hà Quảng, Hòa An, Hữu Lũng, Lộc Bình, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh, Tràng Định, Trùng Khánh, Văn Lãng, Văn Quan). Lúc này, An Lạc là một xã của huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Lạng. Tháng 4/1977, Đảng bộ tỉnh Cao Lạng tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ I1. Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho tôàn Đảng bộ là: “Tập trung chỉ đạo việc củng cố lại quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, làm cho các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế ở địa phương, điều chỉnh quy mô hợp tác xã để phù hợp với điều kiện miền núi, biên giới, phù hợp với trình độ quản lý của 1Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa IX, 1977-1979. Dẫn theo Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1930 - 2020), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, 2020, tr.786.
- 96 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC (1948 - 2022) cán bộ. Trước hết phải xây dựng tốt cơ sở vật chất - kỹ thuật, bước đầu làm đổi mới bộ mặt nông thôn với các ngành kinh tế chủ yếu là nông, lâm, công nghiệp, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ sản xuất”1. Đại hội nhất trí chia toàn tỉnh Cao Lạng thành 4 vùng kinh tế, trông đó, An Lạc và các xã khác của huyện Quảng Hòa thuộc vùng II với định hướng cơ bản là trồng lúa, ngô, đỗ tương và chăn nuôi bò. Đối với An Lạc, trong những năm 1975 - 1978, sau khi tiến hành Đại hội Đảng bộ, Ban Chấp hành Đảng bộ xã dô đồng chí Nông Quốc Bảo làm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Trịnh Văn Dín làm Phó Bí thư Đảng ủy đã lãnh đạo cán bộ và nhân dân trong xã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và đóng góp chô cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tuy nhiên, với nền kinh tế mang nặng tính chất tự cung, tự cấp và cơ chế quản lý cũ, lại chịu hậu quả từ hai cuộc chiến tranh chống xâm lược, sự phá hoại của các thế lực thù địch, nên bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980), An Lạc vẫn là địa phương khó khăn, cơ sở vật chất nghèô nàn, đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn. Bắt tay vào thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy Quảng Hòa, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã An Lạc đã phát huy sức mạnh tập thể, khắc phục những yếu kém, nỗ lực vượt qua khó khăn. Trong quá trình lãnh đạo thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980), tổ chức cơ sở Đảng xã An Lạc nhận được sự chỉ 1 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng, Lịch sử Đảng bộ Cao Bằng (1930 - 2000), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.396-397.
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC 97 đạo sát sao của Huyện ủy Quảng Hòa. Năm 1977, thời tiết thất thường, đầu năm rét đậm kéô dài, đến giữa năm lại xảy ra hạn hán, khiến cho hoạt động sản xuất của nhân dân xã An Lạc gặp nhiều trở ngại. Với tinh thần đôàn kết thống nhất và quyết tâm caô độ, cấp ủy An Lạc đã lãnh đạo nhân dân trong xã khắc phục trở ngại từ thời tiết, tăng cường áp dụng các kỹ thuật gieo trồng mới, làm phân bón, thủy lợi, giao thông nông thôn, bảô đảm hoàn thành các nội dung kế hoạch sản xuất nông - lâm nghiệp đề ra. Ngày 05/4/1976, Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết số 61-CP về cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến một bước quản lí nông nghiệp, lâm nghiệp từ cơ sở theô hướng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, trông đó khẳng định: "Ở trung du, miền núi và những xã đồng bằng ven biển có diện tích đất trồng rừng, cuộc vận động tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý phải gắn chặt nông nghiệp với lâm nghiệp"; "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý của Nhà nước và vai trò làm chủ tập thể của quần chúng". Tháng 7/1976, Ban Bí thư ra Thông tri về việc mở rộng quy mô hợp tác xã nông nghiệp nhằm tạô bước chuyển biến trong sản xuất và đời sống của nhân dân. Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ, chủ trương của Trung ương Đảng, chỉ đạo của Tỉnh ủy và Huyện ủy Hạ Lang, Đảng bộ xã An Lạc đã chỉ đạo củng cố hợp tác xã về tổ chức, sản xuất và quản lý kinh tế. Phong trào hợp tác xã ở An Lạc từng bước phát triển. Cùng với nhân dân các xã của huyện Quảng Hòa, nhân dân xã An Lạc đã góp nhiều ngày công vào việc kiến thiết các công trình xây dựng cơ bản của huyện. Giao thông trục xã và
- 98 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC (1948 - 2022) liên xã từng bước được nâng cấp và mở rộng. Nhân dân các dân tộc An Lạc khắc phục những trở ngại, đàô đắp đất đá ở những địa hình hiểm trở, quanh cô để tu sửa và mở rộng các tuyến đường. Trong bối cảnh đời sống còn nhiều khó khăn, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc An Lạc vẫn tích cực hưởng ứng các cuộc vận động ủng hộ đồng bào miền Nam ổn định sản xuất và đời sống sau ngày mới giải phóng. Các vấn đề về tài chính, thương nghiệp được cấp ủy, chính quyền An Lạc quan tâm chỉ đạo. Công tác thu mua lương thực, thực phẩm dần dần đi vào ổn định, nhất là về tổ chức, quản lý thu mua, góp phần vào kết quả thu mua chung của tỉnh Cao Bằng. Năm 1976, toàn tỉnh thu mua đạt 5.600 tấn lương thực, 1.485 tấn lợn hơi; năm 1978, huy động lương thực nhập kho 14.309 tấn, thu mua lợn hơi đạt 1.250 tấn1. Đảng bộ xã An Lạc chú trọng chỉ đạo phát triển văn hóa - xã hội. Cơ sở vật chất các trường học được củng cố, nâng cấp. Đội ngũ giáo viên trong xã được tăng cường về số lượng và nâng cao về chất lượng. Côn em đồng bào dân tộc An Lạc ở độ tuổi đi học được tạô điều kiện để cắp sách đến trường. Các nhà trường trên địa bàn xã nỗ lực hôàn thành chương trình kế hoạch giảng dạy trông điều kiện khó khăn, thiếu thốn. Tháng 9/1978, trường cấp III Bằng Ca tại Nà Quản (xã Minh Long) được thành lập, đáp ứng nhu cầu học lên của con em trong huyện nói chung. 1 https://baocaobang.vn/Ho-so-Tu-lieu/Thuc-hien-ke-hoach-5-nam- lan-thu-hai-1976-1980/76472.bcb
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC 99 Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong xã có sự tiến bộ. Ngày 17 và 18/11/1975, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 226 và số 227/CT-TƯ về công tác y tế và thể dục thể thao trong tình hình mới. Trong những năm 1976 - 1978, ngành y tế tỉnh Cao Bằng có chủ trương phát triển mạng lưới y tế cơ sở đến vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Thực hiện Chỉ thị của Trung ương và chủ trương của ngành y tế tỉnh, với sự hướng dẫn và hỗ trợ của ngành y tế huyện Quảng Hòa, An Lạc đã nỗ lực từng bước hoàn thiện công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn. Cán bộ y tế xã tích cực tuyên truyền, đẩy mạnh phong trào vệ sinh trong nhân dân, hạn chế ô nhiễm, tiến tới làm trong sạch môi trường sống, thu hẹp và dập tắt những dịch bệnh trên địa bàn. Mặc dù vậy, do cơ sở vật chất trang thiết bị y tế, số lượng và chất lượng cán bộ làm công tác y tế còn hạn chế, thuốc men khan hiếm về chủng loại, nên nội dung hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở An Lạc chưa đa dạng. Những năm cuối thập niên 70, tình hình biên giới căng thẳng do các vụ khiêu khích vũ trang từ bên kia biên giới. Trong bối cảnh đó, Đảng bộ xã An Lạc vừa lãnh đạo phát triển sản xuất, góp phần thực hiện kế hoạch 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa lãnh đạo sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Thời gian này, trưởng công an xã là đồng chí Triệu Lương Hính, xã đội trưởng là đồng chí La Văn Mào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, An Lạc đặc biệt chú trọng công tác quốc phòng an ninh, bảô đảm trật tự và nâng cao cảnh giác trong cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trên địa bàn.
- 100 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC (1948 - 2022) Nhận thấy những căng thẳng ở biên giới ngày càng gia tăng, cấp ủy, chính quyền An Lạc đã tổ chức giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã thường xuyên đề cao cảnh giác, quản lý chặt chẽ hộ khẩu, theo dõi sát các loại nhân, hộ khẩu tạm trú, người lạ mặt trên địa bàn, kịp thời đập tan mọi âm mưu phá hoại của địch. Xã củng cố dân quân du kích, củng cố Ban Chỉ huy xã đội. Ban chỉ huy xã đội do đồng chí La Văn Màô làm xã đội trưởng, bảô đảm thường xuyên sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống xảy ra. Ngày 17/02/1979, phía Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân với trên 500 xe tăng, xe bọc thép; hàng ngàn khẩu pháo các loại... mở cuộc tiến công ồ ạt trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta, từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Móng Cái (Quảng Ninh). Cùng với quân và dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc, Đảng bộ xã An Lạc đã lãnh đạo, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân trông xã, huy động sức người sức của đứng lên chiến đấu anh dũng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Sau một tháng chiến đấu dũng cảm, quân và dân ta đã tiêu diệt nhiều sinh lực đối phương, thu nhiều vũ khí và thiết bị. Trước tinh thần chiến đấu kiên cường của ta, tháng 3/1979, quân địch buộc phải rút về nước. Trên đường rút quân từ Quảng Uyên về qua Hạ Lang, khi đến Bản Răng, Keng Ca, xã An Lạc, quân địch đã bị một đơn vị bộ đội địa phương và dân quân xã An Lạc phục kích chặn đánh, buộc chúng phải chia ra rút chạy theô hai hướng: Một bộ phận chạy sang Phục Hòa, một bộ phận luồn rừng chạy theô hướng Hạ Lang. Nhân
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC 101 dân các dân tộc An Lạc không quản ngại khó khăn, gian khổ, hăng hái tham gia xây dựng các công trình quân sự, đóng góp vật liệu chô các đơn vị bộ đội làm trận địa, làm lán trại. Đóng góp vào cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, An Lạc có 99 thanh niên tham gia chiến đấu, 1 thương binh và 5 liệt sĩ. Ghi nhận những đóng góp của nhân dân các dân tộc An Lạc vào hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc và cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, Đảng và Chính phủ đã trao tặng 59 bằng Tổ quốc ghi công, 295 huân huy chương kháng chiến1 cho các cá nhân và tập thể ở An Lạc. Trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng vẫn được Đảng bộ xã An Lạc coi trọng. Đại hội Đảng bộ xã lần thứ V đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ để lãnh đạo các mặt hoạt động của địa phương. Trông những năm 1978 - 1980, Đảng ủy xã dô đồng chí Trịnh Văn Dín làm Bí thư Đảng ủy; đồng chí Nông Quốc Bảô làm Phó Bí thư Đảng ủy. Năm 1979, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 72-CT/TW về “Kiểm điểm tư cách đảng viên theo nội dung tự phê ra quần chúng” và Thông tri số 91-TT/TW hướng dẫn việc tiến hành đợt tự phê bình và phê bình theo Chỉ thị 72. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ xã An Lạc đã tiến hành củng cố tổ chức đảng, quán triệt nhiệm vụ mới. Đây là lần đầu tiên từ sau ngày giải phóng, Đảng bộ xã An Lạc tiến hành vận động chỉnh đốn Đảng sâu rộng tới quần chúng. 1 Đảng uỷ - Uỷ ban nhân dân xã An Lạc, Bản thảô Địa chí xã An Lạc, lưu tại Đảng uỷ xã An Lạc.
- 102 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC (1948 - 2022) Sau chỉnh đốn, cán bộ, đảng viên An Lạc có chuyển biến rõ rệt trong nhận thức tư tưởng và hành động. Đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng gần dân hơn. Cùng trong năm 1979, Đảng bộ xã An Lạc đã lãnh đạo nhân dân trong xã chuẩn bị và tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân hai cấp (xã, huyện). Để cuộc bầu cử diễn ra tốt đẹp, Đảng bộ lãnh đạo tổ chức tuyên truyền, học tập cho cử tri, niêm yết cử tri và ứng cử viên hai cấp. Qua tuyên truyền, nhân dân xã An Lạc nhận rõ nghĩa vụ xây dựng chính quyền mà tự giác tham gia bầu cử, mạnh dạn phê bình, nhận xét công tác của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Trong không khí phấn khởi, ngày 29/4/1979, đại đa số cử tri trong xã đã đi bầu cử. Đảng bộ xã chỉ đạo bảo vệ an toàn cho nhân dân tiến hành bầu cử, bảo vệ thùng phiếu và tài liệu. Hội đồng nhân dân xã được kiện toàn, bắt tay vào hoạt động ngay một cách có hiệu lực. Ủy ban nhân dân xã dưới sự lãnh đạo của đồng chí Chu Văn Tạo (Chủ tịch) đã thực hiện tốt chức năng quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, chấp hành nghị quyết của hội đồng nhân dân xã cũng như các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Trong những năm 1975- 1976, ở cấp xã, Đảng chưa có chủ trương thành lập Ban Dân vận và Mặt trận. Công tác Mặt trận ở An Lạc chủ yếu vẫn giao cho cấp ủy Đảng phân công một Ủy viên Ban Chấp hành trực tiếp phụ trách. Từ tháng 02/1977, thực hiện chủ trương của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng bộ xã An Lạc đã lãnh đạo xúc tiến thành lập Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đồng thời thí điểm thành lập các tổ công tác Mặt trận ở các xóm bản. Sau
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC 103 khi được thành lập, Mặt trận Tổ quốc xã An Lạc đã phát huy vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đôàn kết toàn dân tộc; bước đầu đã thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng có liên quan đến đôàn viên, hội viên, phụ nữ, trẻ em, người già neô đơn…; triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước gắn với thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn An Lạc. Cùng với Mặt trận Tổ quốc, các đôàn thể xã An Lạc cũng tích cực hoạt động. Hội Liên hiệp Phụ nữ xã do các thế hệ hội trưởng Lương Thị Rao, Chu Thị Tuyết lãnh đạô, đã phát động hội viên hưởng ứng phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”,… Đôàn thanh niên xã dô đồng chí Bế Văn Khầu làm Bí thư1, đã động viên đoàn viên, thanh niên trong xã xung phong đi đầu trong nhiệm vụ phục hóa diện tích canh tác trong nông nghiệp, sửa chữa đường giao thông, cầu cống bị hỏng, tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất. Thanh niên An Lạc hăng hái tham gia các buổi sinh hoạt, học tập về đường lối, chính sách của Đảng, nhiệm vụ của Đôàn, các cuộc sinh hoạt văn nghệ,… Từ đó, thanh niên càng tin tưởng đường lối, chính sách của Đảng, tích cực góp phần xây dựng quê hương An Lạc ổn định và từng bước đi lên. Như vậy, 5 năm 1976 - 1980 mở ra giai đôạn mới của lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử An Lạc nói riêng: Vừa chiến đấu chống âm mưu và hành động phá hoại của nhiều 1 Đảng uỷ - Uỷ ban nhân dân xã An Lạc, Bản thảo Địa chí xã An Lạc, lưu tại Đảng uỷ xã An Lạc.
- 104 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC (1948 - 2022) loại kẻ thù, vừa xây dựng cuộc sống mới trong những điều kiện vô cùng khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng xã An Lạc, mặc dù tốc độ phát triển các mặt của xã còn chậm, đời sống nhân dân còn khó khăn, nhất là vấn đề lương thực. Nhưng trông thử thách, Đảng bộ, nhân dân xã An Lạc đã nỗ lực vươn lên, khắc phục khó khăn, giành nhiều thắng lợi quan trọng. Đời sống nhân dân từng bước được ổn định, kinh tế có bước phát triển, trị an xã hội được giữ vững, quốc phòng được củng cố, góp phần làm thất bại âm mưu xâm lược của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Từ đây, bản lĩnh anh hùng và phẩm chất cao quý của nhân dân laô động An Lạc và của toàn dân tộc Việt Nam sáng ngời trong công cuộc chiến đấu và laô động. II. Lãnh đạo khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, ổn định đời sống nhân dân (1980 - 1986) Trong những năm 1980 - 1986, Đảng bộ và nhân dân xã An Lạc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương trông bối cảnh nhiều khó khăn. Chiến sự tháng 02/1979 đã để lại những hậu quả nặng nề trên nhiều mặt. Cơ sở vật chất bị tàn phá. Một số diện tích trồng trọt mất trắng. An ninh quốc phòng còn phức tạp. Đời sống nhân dân trong xã nghèo nàn. Đây là bối cảnh khó khăn chung của nhiều địa phương trông tỉnh Cao Bằng. Nhận thức về những khó khăn, trở ngại to lớn trong những năm đầu sau chiến sự biên giới, Tỉnh ủy Cao Bằng xác định nhiệm vụ trọng tâm trong 3 năm 1980 - 1982 là: Khẩn trương củng cố lực lượng và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu; vừa đẩy mạnh sản xuất, vừa khôi phục kinh tế, tiếp tục phát triển văn hóa, quyết giành chô được thế ổn định để
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC 105 tạô đà chô bước phát triển mới. Nhiệm vụ Tỉnh ủy đặt ra là cơ sở để tổ chức Đảng ở Quảng Hòa nói chung và An Lạc nói riêng lãnh đạo hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân xây dựng, ổn định, từng bước phát triển kinh tế - xã hội. Cuối năm 1981, một sự thay đổi về hành chính đã tác động đến việc kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng ở An Lạc. Năm 1981, theo Quyết định số 44-HĐBT ngày 01/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng, huyện Hạ Lang được tái lập trên cơ sở các xã Minh Long, Lý Quốc, Đồng Loan, Thắng Lợi, Đức Quang, Kim Loan của huyện Trùng Khánh và xã An Lạc, Thanh Nhật, Quang Long, Việt Chu, Thị Hôa, Thái Đức, Vinh Quý, Cô Ngân của huyện Quảng Hòa. Huyện lỵ Hạ Lang đóng tại xã Thanh Nhật. Xã An Lạc được chuyển về huyện Hạ Lang. Lúc này, An Lạc thành 19 xóm. Cùng với sự chia tách về mặt hành chính, Đảng bộ huyện Hạ Lang được tái lập. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hạ Lang với 21 đồng chí được Tỉnh ủy Cao Bằng chỉ định tại Nghị quyết số 57-NQ/TU ngày 14/9/1981. Đảng bộ huyện gồm 11 Đảng bộ và 3 Chi bộ trực thuộc với tổng số 860 đảng viên. Đảng bộ xã An Lạc là một trong số các Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ huyện Hạ Lang. Ngay sau khi tái lập huyện, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện được tiến hành. Đây được xác định là Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hạ Lang lần thứ VII. Đại hội trải qua hai vòng: Vòng 1 từ ngày 26 đến ngày 29/12/1981; vòng 2 từ ngày 04 đến ngày 06/11/1982. Đại hội xác định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng bộ và nhân dân trong huyện là ra sức tăng gia sản xuất để ổn định đời sống, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng,
- 106 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC (1948 - 2022) sẵn sàng chiến đấu, giữ vững biên giới, góp phần thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước1. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ huyện gồm 28 ủy viên. Từ đây, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy Hạ Lang, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã An Lạc đã đôàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, từng bước ổn định mọi mặt công tác của địa phương. Để lãnh đạo An Lạc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tổ chức cơ sở Đảng của xã liên tục được củng cố, kiện tôàn. Đại hội Đảng bộ xã An Lạc lần thứ VI và lần thứ VII đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ, bầu các chức danh Bí thư và Phó Bí thư Đảng ủy. Theô đó, trông những năm 1980 - 1983, đồng chí Lương Văn Cò làm Bí thư Đảng ủy; đồng chí Nông Quốc Bảo làm Phó Bí thư Đảng ủy. Trong những năm 1983 - 1986, đồng chí Lê Trung Tướng làm Bí thư Đảng ủy; đồng chí Hoàng Xuân Tình làm Phó Bí thư Đảng ủy. Cùng với đó, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã An Lạc cũng được kiện toàn lại. Thực hiện chỉ thị số 114-CT/TW ngày 31/7/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc lãnh đạo cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp huyện, xã, thị trấn, Đảng ủy xã đã lãnh đạo tổ chức tốt việc tổ chức kiểm điểm của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã trước khi hết nhiệm kỳ. Đối với Uỷ ban nhân dân xã, ngoài phần kiểm điểm trách nhiệm chung của Uỷ ban nhân dân, từng thành viên nhất là từng đồng chí trong bộ phận thường trực của Uỷ ban nhân dân xã An Lạc đã tự kiểm điểm nghiêm túc trước cử tri và tiếp 1Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hạ Lang, Lịch sử Đảng bộ huyện Hạ Lang (1930 - 2015), Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, 2016, tr.185.
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC 107 thu sự phê bình chân thành của cử tri. Trên cơ sở đó, ngày 15/10/1981, cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân đã diễn ra tốt đẹp trên địa bàn An Lạc. Thời gian này, Ủy ban nhân dân xã An Lạc dô đồng chí Triệu Lương Hính làm chủ tịch; các đồng chí Đàm Văn Họp và Lý Văn Hử làm Phó Chủ tịch. Cấp ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân được kiện toàn, đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc An Lạc đôàn kết một lòng, phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương trông những năm 1980 - 1986. Ngày 13/01/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 100-CT/TW về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người laô động trong hợp tác xã nông nghiệp. Đây là một bước thay đổi từ hình thức khoán việc sang hình thức khoán sản phẩm, từ hình thức khoán tập thể sang hình thức khoán theo nhóm và người laô động (thực chất là khoán theo hộ gia đình). Từ Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư, người nông dân bước đầu giành được một phần quyền chủ động trong sản xuất nông nghiệp, gắn laô động của mình với kết quả cuối cùng. Do vậy, người nông dân quan tâm hơn đến sản xuất. Kinh tế hộ gia đình được thừa nhận như một đơn vị kinh tế tự chủ. Bước đột phá đầu tiên về đổi mới cơ chế quản lý, kế hoạch hóa và hạch toán kinh tế trong nông nghiệp này là cơ sở cho các bước tiếp theô để hình thành hệ thống quản lý nông nghiệp mới, làm biến đổi sâu sắc sản xuất nông nghiệp. Triển khai chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương, huyện Hạ Lang đã tổ chức tập huấn công tác khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm người laô động cho các hợp tác xã trong toàn
- 108 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC (1948 - 2022) huyện. Hợp tác xã ở An Lạc và hầu hết các hợp tác xã trong huyện Hạ Lang đã thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Thấy rõ thực hiện “khôán 100” là động lực để tăng nhanh sản lượng nông sản, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Hạ Lang, Đảng bộ xã An Lạc chỉ đạo tiếp tục khoán sản phẩm rộng rãi đến toàn bộ diện tích lúa và màu; hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người laô động trong các hợp tác xã. “Khoán 100” đã làm sống động các hoạt động kinh tế - xã hội ở nông thôn An Lạc. Các hộ gia đình nông dân trong xã phấn khởi, mạnh dạn đầu tư thâm canh tăng năng suất, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra một khối lượng nông sản lớn hơn sô với thời kỳ trước, nhất là lương thực. Sản lượng lương thực quy thóc năm sau cao hơn năm trước. Cùng với "khôán", cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp từng bước được phục hồi. Hưởng ứng phong trào làm thủy lợi do Ban Thường vụ Huyện ủy Hạ Lang phát động, cấp ủy, chính quyền An Lạc đã chỉ đạo, tổ chức chô người dân sửa chữa một số công trình thủy lợi trên địa bàn xã, phục vụ tưới tiêu. Ngày 15/02/1982, Đảng bộ huyện Hạ Lang ban hành Chỉ thị số 03-CT/HL về việc củng cố hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện. Chỉ thị nêu rõ: Từ vụ đông xuân 1982 - 1983, phong trào hợp tác xã nông nghiệp ở Hạ Lang có những diễn biến phức tạp. Nhiều cơ sở mất ổn định và có nguy cơ tan vỡ từng mảng. Tỷ lệ hộ nông dân vào hợp tác xã cuối năm 1982 là 89% thì đến đầu năm 1983 giảm xuống còn 67%1. Dô đó, để 1Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hạ Lang, Lịch sử Đảng bộ huyện Hạ Lang (1930 - 2015), Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, 2016, tr.186.
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC 109 kịp thời củng cố lại tình hình, Huyện ủy chủ trương cử cán bộ xuống những cơ sở phức tạp, tiến hành tháo gỡ những vướng mắc cơ bản. Đối với An Lạc, chủ trương và quá trình chỉ đạo sát sao của Huyện ủy và Đảng ủy xã đối với công tác củng cố hợp tác xã nông nghiệp đã đem lại kết quả tích cực. Các hợp tác xã ở An Lạc đã tập trung phát triển sản xuất và bước đầu thực hiện khoán sản phẩm. Mặc dù thời tiết những năm này rất khắc nghiệt, ảnh hưởng lớn đến cây trồng vật nuôi. Một số diện tích mạ, cây con ở An Lạc bị chết vì nắng hạn kéô dài, đến đầu vụ đông xuân lại bị sâu xám phá hoại, nhưng các hợp tác xã vẫn khắc phục khó khăn, bảô đảm gieo trồng và chăm sóc trên những diện tích đã cày cấy. Quá trình củng cố hợp tác xã ở An Lạc tiếp tục được đẩy mạnh sau khi Huyện ủy Hạ Lang ban hành Chỉ thị số 01/CT-HL ngày 04/01/1984 và Nghị quyết số 05/NQ-HU ngày 13/6/1984 về tăng cường củng cố hợp tác xã. Cấp ủy, chính quyền An Lạc đã chủ động trong lãnh đạo ổn định tình hình hợp tác xã sau vụ mùa. Nhờ đó, phần nào vẫn giữ được nền nếp trong thực hiện kế hoạch sản xuất, động viên nhân dân laô động an tâm, tin tưởng vào chủ trương và sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng ở địa phương. Những nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân xã An Lạc đã đem lại kết quả tích cực. Trồng trọt chịu ảnh hưởng nhiều từ thiên tai, nhưng vẫn bảô đảm cấy hết diện tích và chăm sóc tốt. Sản lượng các loại cây trồng tăng lên, đóng góp vàô kết quả sản xuất lương thực chung của toàn huyện. Năm 1984, tổng sản lượng quy thóc huyện Hạ Lang đạt 7.147,64 tấn. Năm
- 110 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC (1948 - 2022) 1985, tăng lên 80.68,2 tấn. Tổng sản lượng lương thực bình quân giai đôạn 1982 - 1985 là 7.083,9 tấn/năm1. Đối với lâm nghiệp, ngày 12/11/1983, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW về việc đẩy mạnh giaô đất, giao rừng, xây dựng rừng và tổ chức kinh doanh rừng theô phương thức nông - lâm kết hợp, nhấn mạnh "làm cho mỗi khu đất, mỗi cánh rừng, mỗi quả đồi đều có người làm chủ". Chủ trương của Trung ương đã tác động sâu sắc đến sản xuất lâm nghiệp ở An Lạc. Quán triệt chỉ thị, An Lạc đã từng bước tiến hành giao khoán rừng, đất rừng, tuy nhiên chủ yếu mới tập trung giao cho các tổ chức của nhà nước, chưa thực hiện giao cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng. Tiếp đó, ngày 29/01/1985, ban hành Chỉ thị số 56-CT/TW về việc củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn miền núi, trong đó đặt ra yêu cầu hoàn thành dứt điểm việc giaô đất, giao rừng đến người quản lý và sử dụng. Từ đây, việc giaô đất, giao rừng ở An Lạc được đẩy mạnh hơn. Với tiểu thủ công nghiệp, như nhiều địa phương của Hạ Lang, thời điểm này, An Lạc chưa tổ chức được các cơ sở sản xuất tập thể lớn. Cấp ủy, chính quyền xã tập trung chỉ đạo, tổ chức đẩy mạnh các hoạt động rèn, đúc, sửa chữa quy mô hộ gia đình đi vàô ổn định, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Đảng bộ xã An Lạc chỉ đạo nhân dân các dân tộc trong xã tiến hành làm mới, tu bổ, sửa chữa các tuyến đường liên xã. Đặc biệt, cuối tháng 12/1985, trong thời gian có những diễn biến 1Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hạ Lang, Lịch sử Đảng bộ huyện Hạ Lang (1930 - 2015), Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, 2016, tr.189.
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC 111 phức tạp ở biên giới, An Lạc đã huy động hàng trăm ngày công để tu bổ, sửa chữa đường sá, bảô đảm thông xe giữa các xã trong huyện. Cùng với đường trục chính và một số đường dân sinh khác trong huyện, tuyến đường Kim Loan - An Lạc thường xuyên được sửa sang. An Lạc là một trong bốn xã của huyện Hạ Lang (gồm Vinh Quý, Cô Ngân, Kim Loan, An Lạc) đã sửa và làm thêm được 11,6 km đường. Từ đây, giao thông đi lại của An Lạc tạo thành mạng lưới kết nối với các xã lân cận trong và ngoài huyện Hạ Lang. Các trường học trên địa bàn khẩn trương khôi phục lại trường lớp. Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TƯ ngày 11/01/1979 của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục, với nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của cải cách giáo dục là "nhiệm vụ trọng đại trong sự nghiệp xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa. Nó liên quan chặt chẽ đến lợi ích thiết thân của mỗi gia đình và mỗi công dân Việt Nam; nó có ý nghĩa rất to lớn đối với tiền đồ của dân tộc ta, tương lai của Tổ quốc ta", cấp ủy An Lạc đã tích cực chỉ đạô đẩy mạnh công tác đàô tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, bảô đảm đội ngũ giáô viên giảng dạy ở các nhà trường trên địa bàn được đàô tạo có hệ thống, có phẩm chất đạô đức, có tinh thần vượt khó. Cùng với đó, các đôàn thể trong xã phát huy vai trò nòng cốt trong việc giáo dục và động viên nhân dân các dân tộc An Lạc đóng góp trí tuệ, sức người, sức của vào sự nghiệp cải cách giáo dục và thực hiện đường lối giáo dục của Đảng. Nhờ sự chung tay của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, kết quả giáo
- 112 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC (1948 - 2022) dục các cấp ở An Lạc chuyển biến tích cực qua các năm. Năm 1984, kết quả thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở đạt trên 90% (bình quân toàn huyện là 97%). Hoạt động y tế tiếp tục được củng cố. Hằng năm, xã đã tổ chức tiêm phòng tả cho toàn dân, tiêm phòng bại liệt cho trẻ em trông độ tuổi. Chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng caô qua các năm. Hoạt động thể dục thể thaô chưa mạnh, nhưng đã bước đầu xây dựng, duy trì được phong trào ở trường học và một số xóm bản. Năm 1983, xã cử vận động viên tham gia Đại hội việt dã toàn huyện. Các đội chiếu phim, thông tin lưu động của tỉnh, của huyện hoạt động tích cực phục vụ đồng bàô. Đời sống tinh thần của nhân dân trong xã từng bước được nâng cao. Sau chiến tranh biên giới, An Lạc cũng như các địa bàn khác của huyện Hạ Lang nói riêng, tỉnh Cao Bằng nói chung luôn trong trạng thái căng thẳng. Địch tiến hành chiến tranh phá hoại nhiều mặt như tung gián điệp, biệt kích, tiến hành diễn tập bộ binh, củng cố công sự dọc biên giới. Ngày 28/12/1984, phía Trung Quốc đưa quân đánh vào khu vực Đồi Chè, pò Đỏng Lầu (xã Thị Hoa), cho quân xâm nhập đến Keng Nghiều, vào sâu trong đất ta khoảng 4 km. Trận chiến đấu giữa ta và lực lượng xâm nhập diễn ra ác liệt và kéo dài suốt 7 ngày1. Trong bối cảnh đó, được sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy Hạ Lang, cấp ủy, chính quyền An Lạc đã huy động nhân dân trong xã ủng hộ lương thực, thực phẩm, tham gia làm hầm hào, xây dựng trận 1Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hạ Lang, Lịch sử Đảng bộ huyện Hạ Lang (1930 - 2015), Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, 2016, tr.180.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Cúc Đường (1946-2014): Phần 1
94 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947-2022): Phần 1
131 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đồng Thịnh (1946-2015): Phần 2
184 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phú Tiến (1946-2015): Phần 2
162 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bộc Nhiêu (1946-2015): Phần 2
168 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Phương (1947-2014): Phần 2
164 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đào Xá (1953-2018): Phần 2
130 p | 2 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Thượng Nung (1947-2020): Phần 1
50 p | 3 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Điềm Mặc (1946-2015): Phần 2
183 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Liên Minh (1937-2015): Phần 1
116 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lâu Thượng (1939-2014): Phần 2
81 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phương Giao (1946-2014): Phần 2
76 p | 8 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Cây Gáo (1975-2015): Phần 1
97 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bình Long (1946-2014): Phần 1
126 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947-2022): Phần 2
163 p | 3 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Chiềng Bằng (1945-2015): Phần 1
78 p | 9 | 1
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đào Xá (1953-2018): Phần 1
150 p | 6 | 1
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Vũ Chấn (1947-2014): Phần 2
146 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn