Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Hưng Thịnh (1954-2015): Phần 1
lượt xem 1
download
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Hưng Thịnh (1954-2015): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Vùng đất, con người, truyền thống; Hưng Thịnh (Hưng Lộc) trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975); Hưng Thịnh 10 năm khôi phục, cải tạo và phát triển (1976-1986). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Hưng Thịnh (1954-2015): Phần 1
- ĐẢNG BỘ XÃ HƯNG THỊNH (1954 - 2015)
- ĐẢNG BỘ HUYỆN TRẢNG BOM ĐẢNG BỘ XÃ HƯNG THỊNH ĐẢNG BỘ XÃ HƯNG THỊNH (1954 - 2015) NHAØ XUAÁT BAÛN LAO ÑOÄNG
- Chỉ đạo thực hiện BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY TRẢNG BOM BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY TRẢNG BOM Chỉ đạo nội dung BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ HƯNG THỊNH Ban chỉ đạo - Đ/c Hoàng Khắc Cơ, Bí thư Đảng ủy Trưởng ban - Đ/c Nguyễn Văn Thuận, PBT - CTHĐND Phó Trưởng ban Thường trực - Đ/c Nguyễn Xuân Mai, TV Đảng ủy- P CT.UBND xã Phó Trưởng ban - Đ/c Nguyễn Văn Khái, ĐUV - Trưởng khối vận Thành viên - Đ/c Nguyễn Công Hiếu, ĐUV - CHT.BCHQS xã Thành viên - Đ/c Huỳnh Nguyễn Quốc Phong, Trưởng CA xã Thành viên - Đ/c Nguyễn Thị Tâm, CT.HPN xã Thành viên - Đ/c Trịnh Thị Thùy Nhân, PBT.ĐTN xã Thành viên - Đ/c Đinh Thị Kim Liễu, CT.HND xã Thành viên - Đ/c Hoàng Kim Khánh, CT.HCCB xã Thành viên - Đ/c Vũ Thị Hồng Phấn, Công chức Văn hóa xã Thành viên - Đ/c Trần Thị Mỹ Linh, Công chức TCKT xã Thành viên - Đ/c Phạm Văn Hợp, Ban Tuyên giáo Thành viên Ban biên soạn - ThS. Trần Quang Toại, Hội Khoa học lịch sử Đồng Nai - ThS. Lê Xuân Hậu, Hội Khoa học lịch sử Đồng Nai - Hoàng Khắc Cơ - Nguyễn Văn Thuận - Trần Quốc Hơn - Phan Thị Ngọc Hà - Phạm Văn Hợp Có sự góp ý của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Trảng Bom, Hội Khoa học Lịch sử Đồng Nai, các nhân chứng đã sống và chiến đấu trên địa bàn xã Hưng Thịnh.
- Xã Hưng Thịnh được chính thức thành lập ngày 29/8/1994 theo Nghị định 109/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. Trước khi thành lập, xã Hưng Thịnh là một phần của xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất. Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Hưng Thịnh gắn liền với lịch sử truyền thống của xã Hưng Lộc qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, góp phần thắng lợi vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đảng bộ và nhân dân xã Hưng Thịnh luôn tự hào và phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng, vượt qua mọi khó khăn viết tiếp những trang sử hào hùng của các thế hệ cha anh đi trước, khẳng định được vai trò lãnh đạo nhân dân, đoàn kết phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội được giao, đảm bảo giữ vững ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Với tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Hưng 5
- ĐẢNG BỘ XÃ HƯNG THỊNH Thịnh tổ chức biên soạn cuốn sách Lịch sử Đảng bộ xã Hưng Thịnh (1954-2015) nhằm ghi nhớ công ơn của các thế hệ cha anh đi trước; qua đó, khơi dậy và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, nhân văn của Đảng bộ và nhân dân xã Hưng Thịnh (một phần của xã Hưng Lộc trước đây). Bên cạnh đó, ghi nhận những kết quả đạt được và những bài học kinh nghiệm mà Đảng bộ xã Hưng Thịnh đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương về xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội để tiếp tục bồi dưỡng, giáo dục cho cán bộ đảng viên và nhân dân về truyền thống anh hùng cách mạng, ý chí tự lực tự cường, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, Tổ quốc. Trong quá trình tổ chức biên soạn cuốn sách, chúng tôi nhận được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng bộ huyện Trảng Bom; sự phối hợp, giúp đỡ của Ban Tuyên giáo Huyện ủy, của Hội Khoa học Lịch sử Đồng Nai. Ban Biên soạn dựa trên nguồn tư liệu chính là: Lịch sử Đảng bộ huyện Thống Nhất, Lịch sử Đảng bộ xã Hưng Lộc (1930- 2015), các Nghị quyết của các kỳ Đại hội Chi, Đảng bộ xã Hưng Lộc - Hưng Thịnh, các văn kiện lưu trữ tại Huyện ủy Trảng Bom... Ngoài ra, Ban biên soạn còn nhận được sự đóng góp quý báu của cán bộ, đảng viên, các đồng chí cách mạng lão thành, các nhân chứng lịch sử đã từng tham gia hoạt động cách mạng, công tác qua các thời kỳ trên địa bàn xã. Mặc dù đã nỗ lực rất nhiều, song chắc 6
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ HƯNG THỊNH (1954-2015) chắn việc biên soạn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân tình, có tính xây dựng để khi có điều kiện tái bản, cuốn sách sẽ được hoàn chỉnh hơn. Ban Chấp hành Đảng bộ Hưng Thịnh mong rằng cuốn sách sẽ đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương. Ban Chấp hành Đảng bộ Hưng Thịnh xin chân thành cảm ơn tất cả các đồng chí đã đóng góp trí tuệ và công sức để hoàn thành cuốn sách Lịch sử Đảng bộ xã Hưng Thịnh (1954-2015). BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ HƯNG THỊNH 7
- 8
- PHẦN MỞ ĐẦU VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI, TRUYỀN THỐNG I. VÙNG ĐẤT Hưng Thịnh là xã nằm về phía đông nam của huyện Trảng Bom, cách trung tâm huyện khoảng 9km. Xã có tổng diện tích tự nhiên 1.695.09ha, chiếm 5,27% diện tích tự nhiên toàn huyện. Toàn xã chia làm 3 ấp: Hưng Long, Hưng Phát và Hưng Bình. Ranh giới hành chính xã được xác định: Phía đông giáp xã Hưng Lộc; Phía tây giáp xã Đông Hòa; Phía nam giáp xã lộ 25; Phía bắc giáp xã Sông Thao. Về tổ chức hành chính, xã Hưng Thịnh có 3 ấp: ấp Hưng Bình, ấp Hưng Long, ấp Hưng Phát. Địa bàn xã có các cơ sở tôn giáo như: Chùa Long Hưng, Chùa Vạn Thọ; Nhà thờ Giáo xứ Thanh Bình, Nhà nguyện Tân Lập, Giáo xứ Mân Côi, Dòng Vô Nhiễm, Dòng Thánh Giá Gò Vấp, Dòng Đa Minh Thánh Tâm. Các cơ sở gáo dục đều đạt chuẩn 9
- ĐẢNG BỘ XÃ HƯNG THỊNH quốc gia như: Trường Mẫu giáo Hoa Hồng, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền. Các thiết chế văn hóa được đầu tư đạt chuẩn như: Trung tâm Văn hóa Học tập Cộng đồng, Nhà văn hóa các ấp, Trạm y tế… Địa bàn xã nằm ở vị trí chiến lược, có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua với chiều dài khoảng 2,5km, nằm cách đường Cao tốc Long Thành Dầu Giây khoảng 18km; có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Mặt khác, địa bàn xã nằm gần các khu công nghiệp lớn của huyện Trảng Bom, là điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Trên địa bàn xã có Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc - nơi cung cấp giống cây trồng, chuyển giao khoa học công nghệ cho bà con nông dân góp phần rất lớn vào gia tăng kinh tế, xã hội của địa phương. Địa hình của xã có dạng đồi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 3-80, độ cao trung bình khoảng 65m so với mặt nước biển, có xu hướng thấp dần từ bắc xuống nam và đông sang tây. Hưng Thịnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, được chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 25-260C, thấp nhất là 20- 210C, cao nhất là 34-350C. Xã có suối Thân, suối Cầu 1, 10
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ HƯNG THỊNH (1954-2015) suối Ông Tuyên và một số suối nhỏ khác với trữ lượng nước không đáng kể, nguồn nước chủ yếu tập trung vào mùa mưa, mùa nắng thường cạn kiệt do đó diện tích đất có khả năng tưới không đáng kể. Xã Hưng Thịnh có tài nguyên đất thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp theo hướng chuyên canh, quy mô tập trung như: tiêu, điều, cà phê. Qua các tư liệu khảo cổ học cho thấy: di chỉ Hưng Thịnh gần gũi với các di tích Đồng Nai khác về kỹ thuật chế tạo và loại hình di vật, có thể tồn tại tương đương với di chỉ Núi Gốm có niên đại khoảng 3.500 - 4.000 năm. Như vậy, mảnh đất Hưng Lộc trước đây và Hưng Thịnh hiện nay là vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời, là địa bàn cư trú của dân cư người Việt cổ xưa. Ngoài nghề săn bắn, hái lượm đã biết chế tác ra những loại công cụ lao động bằng đá, sáng tạo nên những đồ gốm có dáng và hoa văn sinh động. Năm 1925, một số công nhân cao su ở các đồn điền Dầu Giây, Ông Quế... đã bỏ trốn về suối Bí, Gia Nhang. Cuộc sống vẫn vất vả nhưng tự do hơn. Họ phá rừng lập rẫy, làng Hưng Lộc được hình thành1 trong thời gian này. Lúc bấy giờ xã Hưng Lộc là vùng hoang vu, rừng rậm đến sát đường, đất đai màu mỡ, trù phú thu hút đồng bào đến định cư, sinh sống. 1 Lịch sử Đảng bộ huyện Thống Nhất 11
- ĐẢNG BỘ XÃ HƯNG THỊNH Trong giai đoạn này, xã Hưng Lộc có mật độ dân cư thưa thớt, đa số là dân công tra được thực dân Pháp thu mộ từ miền Trung, miền Bắc vào sinh sống (làm phu cạo mủ cao su cho thực dân Pháp). Địa bàn xã lúc bấy giờ với rừng bao quanh, có các loại cây gỗ quý, có giá trị như lim, căm xe; có nhiều loại cây ăn quả như mít rừng, chuối rừng… Đặc biệt, có các loại mây dài hàng chục mét, có tranh, tre… liên kết với rừng già nên cũng có nhiều loại thú như: hổ, beo, báo, heo, mang và nhiều loại chim muông như: cu cu, quạ, sáo, chèo bẻo... Người dân Hưng Lộc đã biết dựa vào thế mạnh nguồn lợi lâm sản để khai thác, tăng thêm nguồn sinh lợi cho mình. Năm 1939, quận Xuân Lộc có 2 tổng (tổng Bình Lâm Thượng và tổng An Viễn) với các xã: Xuân Lộc, Bình Lộc, Hưng Lộc, Tân Phong, Tân Lập, Gia Ray, Cam Tiên. Địa danh Hưng Lộc nguyên là thôn Hưng Lộc, tên một thôn của Tổng Bình Lâm Thượng, địa giới mở rộng khắp vùng Gia Nhang, Dầu Giây, Suối Bí, Bàu Hàm, Bàu Cá (tỉnh Biên Hòa lúc đó). Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Hưng Lộc thuộc huyện Xuân Lộc. Năm 1945, Hưng Lộc tách thành 2 xã, vùng Suối Bí với thôn bộ Sông Cầu nhập thành xã Cam Ngôn (Hưng Lộc B), vùng Bàu Hàm - Gia Nhang lập xã Hưng Lộc A. Ngày 15/6/1949, Chi bộ Đảng Cộng sản xã Hưng Lộc được thành lập tại 12
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ HƯNG THỊNH (1954-2015) khu Trảng Sim (Long Thành), Chi bộ gồm 13 đảng viên, đồng chí Nguyễn Văn Việt - người đảng viên đầu tiên của Hưng Lộc làm Bí thư Chi bộ. Tháng 10 năm 1966, do quá trình chia tách huyện, xã Hưng Lộc thuộc huyện Trảng Bom. Trong quá trình kháng chiến chống Mỹ, huyện Trảng Bom hai lần tách nhập thành huyện Vĩnh Cửu, (tháng 5/1971 nhập lại thành huyện Vĩnh Cửu, tháng 10/1972 tách, lập lại huyện Trảng Bom, Thống Nhất). Đến tháng 10/1973, Trung ương Cục miền Nam thành lập huyện 21 (vì nằm cặp QL20 và QL1), sau đó đổi tên thành huyện Thống Nhất. Đầu năm 1976, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hợp nhất 3 tỉnh: Biên Hòa, Tân Phú, Bà Rịa - Long Khánh thành tỉnh Đồng Nai. Tỉnh Đồng Nai gồm 1 thành phố Biên Hòa, 1 thị xã Vũng Tàu, 9 huyện: Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Tân Phú, Long Thành, Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc, Duyên Hải. Xã Hưng Lộc thuộc huyện Thống Nhất, có 6 ấp gồm: Hưng Thạnh, Hưng Hiệp, Hưng Nghĩa, Hưng Nhơn, Hưng Bình, Hưng Long. Ngày 29 tháng 8 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 109/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính; xã Hưng Thịnh được thành lập trên cơ sở tách hai ấp Hưng Bình, Hưng Long và khu E của xã Hưng Lộc. Đến năm 1997, khu E được nâng 13
- ĐẢNG BỘ XÃ HƯNG THỊNH cấp thành ấp; nâng tổng số ấp của xã là 3 ấp (Hưng Bình, Hưng Long, Hưng Phát). Tháng 10 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định số 97/2003 về điều chỉnh cơ cấu hành chính trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở đó, huyện Thống Nhất được tách thành hai huyện Thống Nhất và Trảng Bom, xã Hưng Thịnh lúc này là một đơn vị hành chính thuộc huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. II. CON NGƯỜI, TRUYỀN THỐNG Xã Hưng Thịnh có diện tích tự nhiên 1.695,9 ha, trong đó phần lớn là đất nông nghiệp (87,5%). Dân số của xã là 2.602 hộ, 9.623 khẩu1, có 08 dân tộc sinh sống: Kinh, Hoa, Tày, Nùng, Ê đê, Khmer, Sán dìu, Mường. Đồng bào theo đạo Công giáo chiếm trên 65%, còn lại theo các tôn giáo khác. Nhân dân trong xã chủ yếu sống bằng nghề nông và một số ít buôn bán nhỏ. Số lao động trong độ tuổi là 6705 người, chiếm 69% dân số toàn xã. Trong đó, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 18%, lĩnh vực công nghiệp xây dựng chiếm 49,97%, lĩnh vực dịch vụ chiếm 26,97% và nguồn khác chiếm 5,06%. Số lao động đã qua đào tạo chiếm khoảng 59%. Xét về yếu tố địa lý và thổ 1 Số liệu thống kê của xã Hưng Thịnh năm 2017 14
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ HƯNG THỊNH (1954-2015) nhưỡng, xã có điều kiện thuận lợi để phát triển các lĩnh vực: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Hưng Thịnh nằm giữa các khu kinh tế động lực có tốc độ phát triển cao, có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư hấp dẫn, đặc biệt có tuyến Quốc lộ 1A đi qua. Hưng Thịnh là xã có số lượng tiểu thương ít; mật độ dân số thấp (559 người/km2), phân bố không tập trung, sống dọc theo các tuyến đường giao thông chính của địa phương. Trong khi đó Trung tâm xã Hưng Thịnh cách chợ Sông Thao 500m, cách chợ Bàu Cá (xã Đông Hòa) 1,2 km có đường giao thông đi lại khá thuận lợi đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, thuận lợi cho việc giao thương đi lại, buôn bán và trao đổi thông tin, khoa học kỹ thuật. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt kết hợp với thổ nhưỡng thích hợp cho việc bố trí các mô hình sản xuất nông nghiệp chất lượng cao. Đất đai phần lớn có chất lượng khá, thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị như: điều, cà phê, thanh long và một số rau màu khác. Nguồn nước ngầm có chất lượng tốt, không bị ô nhiễm đáp ứng nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và một phần phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, xã Hưng Thịnh cũng đứng trước những khó khăn như: Đội ngũ lao động được đào tạo chưa 15
- ĐẢNG BỘ XÃ HƯNG THỊNH cao nên khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của xã. Chính vì thế, việc đào tạo nghề cho lực lượng lao động này là hết sức cần thiết. Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh và lạm phát, giá cả nông sản không ổn định nên người dân chưa mạnh dạn tái đầu tư sản xuất. Đất đai phần lớn có chất lượng khá nhưng không đồng đều, gây ra khó khăn trong quá trình canh tác. Nguồn nước mặt thường bị cạn kiệt vào mùa khô, không có khả năng cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất; nguồn nước ngầm tuy có chất lượng tốt nhưng phân bố không đều trên địa bàn toàn xã nên khả năng khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng rất hạn chế. Đảng bộ xã Hưng Thịnh hiện có 05 Chi bộ trực thuộc (Hưng Bình, Hưng Long, Hưng Phát, Chi bộ Quân sự, Chi bộ Giáo dục), với 96 đảng viên. Trong đó đảng viên chính thức 88 đồng chí, dự bị 08 đồng chí, miễn sinh hoạt 11 đồng chí. Đảng viên 30 tuổi Đảng 05 đồng chí, 40 tuổi Đảng 11 đồng chí, 55 tuổi Đảng 01 đồng chí, 65 tuổi Đảng 01 đồng chí. Cấp uỷ đầu nhiệm kỳ có 07 đồng chí, sau thời gian hoạt động còn 05 đồng chí, đến giữa nhiệm kỳ được luân chuyển về 02 đồng chí và chỉ định 01 đồng chí, nâng tổng số đảng ủy viên lên 08 đồng chí. Số Chi ủy viên ở các Chi bộ trực thuộc là 13 đồng chí, số đảng viên tham gia 16
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ HƯNG THỊNH (1954-2015) UBKT Đảng ủy và Chi bộ trực thuộc là 08 đồng chí1. Hệ thống chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội từ xã đến ấp được từng bước củng cố, kiện toàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Phong trào xây dựng Nông thôn mới, được cả hệ thống chính trị cùng toàn thể người dân hưởng ứng tích cực. Năm 2014, xã Hưng Thịnh được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới theo Quyết định số 3401/QĐ-UBND ngày 27/10/2014. Hưng Thịnh là xã vốn có truyền thống đấu tranh cách mạng. Những năm 1945 về trước, nhân dân tham gia vào các cuộc đấu tranh chống lại chế độ hà khắc của tư bản thực dân Pháp thi hành ở các đồn điền cao su, chống lại thuế khóa... Người dân một lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954), nhân dân Hưng Lộc đã thoát ly tham gia kháng chiến, xây dựng căn cứ, ủng hộ nuôi quân... Tháng 5/1945, Tổ chức Thanh niên Tiền phong do Xứ ủy Nam kỳ lãnh đạo được thành lập tại Sài Gòn. Thanh niên xã Hưng Lộc, công nhân 3 sở hầu hết gia nhập tổ chức. Với vũ khí là gậy tầm vông, Thanh niên Tiền phong tổ chức tuần tra quanh làng, các lô cao su để bảo vệ tài sản cho 1 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Hưng Thịnh lần thứ III, nhiệm kỳ (2015-2020) 17
- ĐẢNG BỘ XÃ HƯNG THỊNH dân và nhà máy. Ngày 25/8/1945, đồng bào Hưng Lộc, cùng công nhân các sở cao su mang vác gậy, dao, mác, chà gạt, tên, ná kéo về thị trấn Xuân Lộc, từ đó theo xe lửa về tham gia cướp chính quyền ở Sài Gòn. Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền về tay nhân dân, cuộc sống mới bắt đầu. Ngoài xã Hưng Lộc, Ủy ban nhân dân lâm thời được thành lập (Hồ Quang Diệu, Chủ tịch; Bùi Văn Giai, Phó Chủ tịch; Nguyễn Cao Hàn, ủy viên phụ trách quân sự), các đồn điền cao su không thành lập chính quyền mà hình thành các Ban tự quản để quản lý đồn điền, công nhân, chủ yếu là vận động công nhân phát hoang làm rẫy sản xuất lương thực, bảo vệ tài sản ở sở. Để bảo vệ xóm làng, đồn điền, các đội tự vệ đã được thành lập. Tại xã Hưng Lộc, Ủy ban xã thành lập một trung đội tự vệ gồm 3 tiểu đội, trang bị ná, tên tre, gậy tầm vông vạt nhọn, dao, mã tấu... Cả đội chỉ có 2 khẩu súng mút dài nòng. Chỉ huy trực tiếp trung đội là anh Trần Đay, hai huấn luyện viên là Hồ Quang Minh và Nguyễn Đàn. Hưng Lộc1 là một xã có nhiều cơ sở cách mạng. Đây cũng là một bàn đạp để Liên đoàn cao su tỉnh Biên Hoà đi sâu vào hoạt động gây cơ sở trong các đồn điền. Do địa bàn xã quá rộng, quận ủy Xuân Lộc được sự đồng ý của Tỉnh ủy, Ủy ban tỉnh Biên Hoà đã tách 1 Xã Hưng Thịnh được tách ra từ xã Hưng Lộc 18
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ HƯNG THỊNH (1954-2015) thành hai xã. Vùng Suối Bí với thôn bộ sông Cầu nhập thành xã Cam Ngôn (Hưng Lộc B) do ông Hồ Quang Diệu làm Chủ tịch, Nguyễn Cao Hàn, Phó Chủ tịch phụ trách quân sự. Vùng Bàu Hàm - Gia Nhang thành lập xã Hưng Lộc A do đồng chí Nguyễn Tiến Tánh (Tư Bạch) làm Chủ tịch. Phong trào ở hai xã phát triển khá mạnh. Du kích Hưng Lộc nhiều lần phối hợp cùng du kích Liên thôn 9 và 10 tiến công các đồn điền Ông Quế, Hàng Gòn rút được lương thực, máy móc, thu vũ khí. Đội du kích 2 xã cũng là lực lượng nòng cốt trong công tác phá hoại giao thông trên lộ 1, phá hoại cao su. Phong trào nuôi quân được nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Mỗi nhà dân đều có “hũ gạo nuôi quân”, nhờ vậy bộ đội, cán bộ về xã không lo đói, được nhân dân đùm bọc tận tình. Thực dân Pháp nhiều lần càn quét vào xã, nhưng các cán bộ đã được nhân dân bảo vệ, chúng không phát hiện được. Ngày 30/10/1945 quân Pháp từ Trảng Bom tiến về đánh chiếm Xuân Lộc, các đoàn quân Nam tiến, tự vệ chiến đấu Hưng Lộc, Dầu Giây... đã chặn đánh địch quyết liệt tại Suối Tre, An Lộc, Núi Tung, Núi Thị. Suốt ngày địch không tiến được phải lùi về lại Trảng Bom. Ủy ban xã Hưng Lộc cùng ủy ban Võ Dõng, các Ban tự quản sở cao su Trảng Bom, Dầu Giây, Cây Gáo đã huy động lực lượng tham gia “Tiêu thổ kháng chiến”, các cây rừng, cao su ven Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20 bị đốn hạ, lăn ra đường cản xe giặc. Đồng thời ban tự quản 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Cúc Đường (1946-2014): Phần 1
94 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947-2022): Phần 1
131 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đồng Thịnh (1946-2015): Phần 2
184 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phú Tiến (1946-2015): Phần 2
162 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bộc Nhiêu (1946-2015): Phần 2
168 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Phương (1947-2014): Phần 2
164 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đào Xá (1953-2018): Phần 2
130 p | 2 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Thượng Nung (1947-2020): Phần 1
50 p | 3 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Điềm Mặc (1946-2015): Phần 2
183 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Liên Minh (1937-2015): Phần 1
116 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lâu Thượng (1939-2014): Phần 2
81 p | 12 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phương Giao (1946-2014): Phần 2
76 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Cây Gáo (1975-2015): Phần 1
97 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bình Long (1946-2014): Phần 1
126 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947-2022): Phần 2
163 p | 3 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Chiềng Bằng (1945-2015): Phần 1
78 p | 9 | 1
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đào Xá (1953-2018): Phần 1
150 p | 6 | 1
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Vũ Chấn (1947-2014): Phần 2
146 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn