Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lộc An (1930-2022): Phần 2
lượt xem 0
download
Cuốn sách Lịch sử Đảng bộ xã Lộc An (1930-2022) hoàn thành là nhờ kết quả nỗ lực của Đảng ủy xã trong công tác chỉ đạo biên soạn; sự chỉ đạo của Huyện ủy, trực tiếp là Ban Tuyên giáo Huyện ủy; sự kế thừa tập sách Lịch sử Đảng bộ xã Lộc An của giai đoạn trước; sự nhiệt tình cung cấp tư liệu của Văn phòng Huyện ủy Phú Lộc, các đồng chí lão thành cách mạng,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lộc An (1930-2022): Phần 2
- Chương 4. LỘC AN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 - 1975) 4.1. Lộc An trong cuộc đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Genève, chống chính quyền Ngô Đình Diệm giai đoạn 1954 - 1960 - Tình hình Lộc An trong bối cảnh mới Sau Hiệp định Genève, Mỹ nhanh chóng thay chân Pháp thống trị miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, làm căn cứ quân sự để tấn công miền Bắc, ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới tràn xuống Đông Nam Á và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa khác. Như vậy, lúc này sự nghiệp cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân trên cả nước chưa hoàn thành. Để thực hiện âm mưu của mình, Mỹ và tay sai cấu kết với quân Pháp đang chờ chuyển quân tập kết ra sức phá hoại miền Bắc, gây khó khăn cho công cuộc khôi phục kinh tế ở đây. Đối với miền Nam, âm mưu của Mỹ thể hiện rõ nét hơn. Ngày 16-6- 1954, Mỹ buộc Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng và sau đó dựng lên ở miền Nam chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tháng 9-1954, Mỹ quyết định viện trợ trực tiếp cho Ngô Đình Diệm. Hai tháng sau, Mỹ đưa tướng Colins sang làm Đại sứ ở Sài Gòn và bàn kế hoạch củng cố chính quyền Ngô Đình Diệm nhằm độc chiếm miền Nam bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới1. Từ khi lên cầm quyền, được sự hậu thuẫn của Mỹ, Ngô 1 Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2005), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập III, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.155. 117
- Đình Diệm thi hành một loạt chính sách phản động như từ chối hiệp thương tổng tuyển cử, tiến hành bầu cử Quốc hội lập hiến ở miền Nam, lập Đảng Cần lao nhân vị, Phong trào Cách mạng quốc gia, Thanh niên Cộng hòa, Phụ nữ liên đới, đồng thời khủng bố tàn bạo những người tham gia kháng chiến… Nằm trong khu vực chịu sự thống trị của Mỹ và tay sai, ở Thừa Thiên Huế, chính quyền Sài Gòn đã tiến hành tổ chức lại toàn bộ cơ cấu hành chính từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, thành lập các quận mới, bỏ hẳn cấp tổng, sáp nhập nhiều xã nhỏ thành một xã lớn trực thuộc quận. Cụ thể: ngày 20-4-1956, Thủ hiến Trung Việt ra Nghị định số 711-NĐ/PC thành lập 6 quận mới và 2 Nha đại diện hành chính ở Thừa Thiên Huế1. Trong đó, xã Lộc An thuộc quận Phú Lộc2 gồm các làng: Bàn Môn, Phú Môn, Nam Phổ Hạ, Xuân Lai, An Phú Thượng, Nam Phổ Cần, Phước Mỹ, An Hà, Hà Châu, Hà Vĩnh, Hà Thành, Lại Thế Hạ, Hà Nam3. Trước sự kìm kẹp, khủng bố trắng của kẻ thù, phong trào cách mạng ở đồng bằng gặp nhiều khó khăn, tổn thất, Tỉnh ủy Thừa Thiên đã quyết định chuyển hướng lãnh đạo, xây dựng căn cứ địa miền núi nhằm tạo bàn đạp khôi phục và phát triển phong trào cách mạng ở nông thôn đồng bằng và thành phố Huế. Theo đó, chính quyền cách mạng đã chia vùng núi Thừa Thiên thành 3 đơn vị hành chính: vùng A, vùng B, vùng C, sau đổi gọi là quận. Riêng vùng đồng bằng nông thôn vẫn giữ nguyên tên gọi các xã như trước năm 1954. Địa bàn Lộc An, chính quyền cách mạng của ta vẫn giữ tên gọi xã Diên Lộc4. 1 Gồm: quận Phong Điền, quận Quảng Điền, quận Hương Thủy, quận Phú Vang, quận Phú Lộc, quận Hương Trà, Nha đại diện hành chính Mộc Đức, Nha đại diện hành chính Đình Môn - Bằng Lãng, đô thị Huế. 2 Quận Phú Lộc gồm 7 xã: Lộc Sơn, Lộc An, Lộc Điền, Lộc Trì, Lộc Tụ, Lộc Hải, Lộc Thủy. 3 Phạm Xuân Thạch (2004), Những thay đổi địa danh và địa giới hành chính ở Thừa Thiên Huế từ 1945 đến 2002, Tlđd, tr. 58. 4 Phạm Xuân Thạch (2004), Những thay đổi địa danh và địa giới hành chính ở Thừa Thiên Huế từ 1945 đến 2002, Tlđd, tr. 20. 118
- Để tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng trong phạm vi cả nước, từ ngày 15 đến 17-7-1954, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị lần thứ 6 (khóa II) và ra nghị quyết chỉ rõ: “Phương châm, sách lược đấu tranh của ta trong giai đoạn mới là chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và hiếu chiến Pháp, dựa trên cơ sở những thắng lợi đã đạt được mà phấn đấu để thực hiện hòa bình ở Đông Dương, phá tan âm mưu của đế quốc Mỹ kéo dài và mở rộng chiến tranh ở Đông Dương, củng cố hòa bình và thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và thực hiện dân chủ trong toàn quốc. Khẩu hiệu của ta là: Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”1. Quán triệt nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị cán bộ các cấp huyện, xã nhằm phổ biến tinh thần Hội nghị Trung ương 6 mà nội dung cơ bản là chuyển cuộc đấu tranh của Nhân dân miền Nam từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị trong hòa bình và phổ biến nội dung Hiệp định Genève. Tỉnh ủy chủ trương phát động phong trào mừng hòa bình, mạn đàm về Hiệp định và khẩn trương chuẩn bị đưa lực lượng vũ trang đi tập kết. Ngày 24-8-1954, Tỉnh ủy đã triệu tập Hội nghị cán bộ toàn tỉnh tại chiến khu Hòa Mỹ để triển khai công tác, tổ chức lãnh đạo trong thời kỳ mới. Hội nghị đã tập trung vào một số vấn đề cấp bách nhất: quán triệt tinh thần Hội nghị Trung ương 6 (khóa II); quán triệt chủ trương chuyển hướng lãnh đạo cách mạng miền Nam đó là: Về phương châm hoạt động: phải kết hợp chặt chẽ hình thức đấu tranh hợp pháp và không hợp pháp, lấy hoạt động bí mật, bất hợp pháp là chính. Về hình thức và phương pháp đấu tranh: phải linh hoạt, sáng tạo, kết hợp khẩu hiệu đấu tranh chính trị với khẩu hiệu đòi dân sinh, dân chủ thiết thực với mỗi tầng lớp Nhân dân. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Các đại hội và hội nghị Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 70. 119
- Về tổ chức hoạt động: tuyệt đối không để bộc lộ lực lượng nhưng cũng không vì giữ bí mật, giữ lực lượng mà thủ tiêu đấu tranh. Về địa bàn hoạt động: phải coi trọng cả thành thị và nông thôn… Tỉnh ủy cũng đã quyết định phát động phong trào rộng lớn trong toàn tỉnh nhằm đấu tranh khôi phục đời sống bình thường sau chiến tranh, đòi địch thi hành Hiệp định bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhân dân, chống khủng bố những người kháng chiến cũ, chống việc cướp ruộng đất và vi phạm quyền tự do dân chủ, đòi hiệp thương Tổng tuyển cử. Thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy Phú Lộc đã có cuộc họp mở rộng để đánh giá tình hình trong huyện và đề ra một số nhiệm vụ trước mắt: Tổ chức học tập Hiệp định Genève nhằm tạo không khí phấn khởi trong cán bộ và Nhân dân; ổn định tư tưởng, sắp xếp lực lượng tập kết; lãnh đạo Nhân dân xóa bỏ vết tích chiến tranh, khôi phục cơ sở văn hóa, xã hội, bảo đảm quyền lợi dân sinh; vận động binh lính địch trở về với Nhân dân; chuyển chính quyền thôn, ấp thành chính quyền hai mặt. Để đảm bảo vai trò lãnh đạo, tháng 7-1954, Huyện ủy Phú Lộc đã kiện toàn lại Ban Chấp hành. Mặt khác Huyện ủy đã chỉ đạo tăng phái một số cán bộ cơ quan huyện về các địa phương. Do hoạt động trong vùng đối phương kiểm soát nên việc tổ chức các chi bộ phải đảm bảo tinh gọn, trung thành và bí mật tuyệt đối. Ở xã Diên Lộc, Xã ủy được củng cố lại do đồng chí Nguyễn Sung làm Bí thư. Xã ủy Diên Lộc có 49 đảng viên, gồm 9 chi bộ trực thuộc, mỗi chi bộ có từ 7 đến 8 đảng viên. Đồng chí Trần Việt Cẩn (bí danh Trần Chót) - Bí thư thôn Bắc Thượng, đồng chí Phạm Vui - Bí thư Nam Phổ Cần, đồng chí Nguyễn Khả - Bí thư thôn Bắc Trung, đồng chí Trần Cư - Bí thư thôn Phú Môn, đồng chí Lê Bính - Bí thư thôn An Lại, đồng chí Nguyễn Điền - Bí thư thôn Nam Phổ Hạ, đồng chí Lại Đình 120
- Liễn - Bí thư thôn Hà Châu, đồng chí Trần Kịch - Bí thư thôn Đông, đồng chí Võ Mậu - Bí thư thôn Tây A và Tây B. Thực hiện chủ trương cấp trên, theo sự phân công của tổ chức Đảng, nhiều con em các thôn ở Lộc An đã chia tay người thân, xóm làng, lên đường tập kết ra Bắc. Xã ủy Diên Lộc lo tổ chức, sắp xếp cuộc sống cho cán bộ, gia đình cơ sở cách mạng ở lại địa phương có điều kiện hoạt động, giúp đỡ cách mạng, tránh tổn thất, hy sinh. Cán bộ cùng Nhân dân di chuyển, cất giấu vũ khí, kho tàng, lương thực về nơi an toàn; chuyển kho thóc ở Bến Tàu, Khe Dâu (Lương Điền) về phân tán ở Bàn Môn (Lộc An)1. Đầu năm 1955, địch xây dựng lực lượng dân vệ, tổng vệ, các đại đội lính bảo an cùng lực lượng chủ lực đóng chốt ở nhiều vị trí trên địa bàn huyện Phú Lộc. Từ đây, cuộc đấu tranh của Nhân dân Lộc An dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chuyển sang bước ngoặt mới: từ chỗ nông thôn, đồng bằng là vùng tạm chiếm nay chuyển thành vùng địch kiểm soát; từ chỗ có chính quyền, quân đội, có tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể hoạt động công khai, nay chỉ còn lực lượng chính trị của quần chúng; cán bộ, đảng viên rút vào hoạt động bí mật; từ đấu tranh vũ trang chuyển sang đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Genève, đòi dân sinh, dân chủ… Những thay đổi cơ bản về thế và lực, về hình thức lẫn phương pháp đấu tranh cách mạng như trên đã có tác động rất lớn đến đời sống chính trị, xã hội của Nhân dân Lộc An trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ. Do đó, vượt lên khó khăn, bảo toàn phát triển lực lượng cách mạng để tiếp tục lãnh đạo Nhân dân trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng quê hương là nhiệm vụ hết sức nặng nề, đồng thời là thử thách khắc nghiệt đối với mỗi cán bộ, đảng viên Lộc An trong giai đoạn từ sau năm 1954. 1 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lộc (1998), Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lộc (1930-1975), Sđd, tr. 197. 121
- - Phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Genève, đòi dân sinh dân chủ và hiệp thương tổng tuyển cử Lộc An là một xã vùng đồng bằng của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Về giao thông, trên địa bàn xã có tuyến đường sắt Bắc - Nam và tuyến Quốc lộ 1 ngang qua, gần với các huyện Hương Thủy, Nam Đông, Phú Vang, do vậy người dân Lộc An có thể lên rừng, xuống biển hay ra Bắc vào Nam một cách dễ dàng. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có động Bông, động Nghệ là nơi hiểm yếu, thuận lợi cho cán bộ về hoạt động nằm vùng. Với đặc điểm địa hình và giao thông tiện lợi đó, nên suốt những năm kháng chiến, đế quốc Mỹ đã đổ vào đây một lực lượng khá lớn quân đội, đóng đồn bốt để khống chế, đàn áp phong trào đấu tranh của Nhân dân như đồn Truồi, đồn ở đình Bàn Môn, địch thường xuyên kiểm tra, kiểm soát gắt gao, thành lập vọng gác ở từng thôn. Tuy vậy, Nhân dân Lộc An dưới sự lãnh đạo của Xã ủy vẫn kiên trì bám đất, bám làng, kiên quyết đấu tranh, ra sức chi viện cho cuộc kháng chiến trong tỉnh, đồng thời trung chuyển lương thực thực phẩm, vũ khí tiếp tế từ các vùng lân cận, vùng biển lên chiến khu Dương Hòa của tỉnh. Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, được sự chỉ đạo của Huyện ủy, các tổ chức Đảng ở các địa phương đã nhanh chóng được củng cố lại, kịp thời lãnh đạo Nhân dân đấu tranh đòi tự do, dân chủ, hòa bình. Mặc dù điều kiện hết sức khó khăn nhưng phong trào đấu tranh chính trị của Nhân dân Lộc An vẫn phát triển mạnh mẽ, trở thành một làn sóng rộng lớn, gây cho địch nhiều khó khăn, tổn thất. Mở đầu cuộc đấu tranh, Nhân dân các thôn trong xã đã tổ chức mít-tinh, biểu tình hoan hô hòa bình, hoan hô Hiệp định, tích cực tham gia các buổi mít-tinh chào mừng hòa bình ở xã, tham gia học tập các chủ trương của Đảng, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó xác định trách nhiệm của mỗi hội viên, 122
- đoàn viên cứu quốc trong giai đoạn cách mạng mới, kiên trì đấu tranh giữ vững thành quả cách mạng. Để xóa những vết tích chiến tranh, khôi phục cơ sở văn hóa - xã hội, Xã ủy còn vận động, tổ chức Nhân dân phá các rào dậu ở các làng chiến đấu, xóa ụ tác chiến, lấp hầm hào (trừ hầm bí mật), lập lại chợ, khôi phục lại trường học, vận động phong trào bình dân học vụ rộng rãi, hình thành các đội văn nghệ ở thôn, xã để tập hợp lực lượng, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong quần chúng. Qua các phong trào đã tập hợp được quần chúng, tuyên truyền Hiệp định và hướng dẫn phương pháp đấu tranh chính trị. Các chi bộ còn kẻ các khẩu hiệu, biểu ngữ đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước một cách công khai. Sôi nổi nhất là phong trào “viết thư dân ý” gởi cho các nhà chức trách chính quyền Ngô Đình Diệm đòi chấm dứt khủng bố, đòi hiệp thương tổng tuyển cử. Nhiều lá đơn của bà con các thôn Bàn Môn, Phú Môn do các cụ cao tuổi soạn thảo rồi lấy chữ ký mọi người gửi lên chính quyền. Ngoài ra, Chi bộ còn tổ chức rải truyền đơn, treo băng cờ, khẩu hiệu đòi thi hành Hiệp định Genève. Nhiều thôn trong xã đã tổ chức liên hoan thân mật “ăn cơm đoàn kết”, các hội Mẹ chiến sĩ nấu chè, nấu cháo úy lạo cán bộ, dân quân để mừng hòa bình, họp bàn nuôi dưỡng cán bộ ở lại không đi tập kết và bàn công tác lãnh đạo đấu tranh chính trị trong tình hình mới. Từ ngày 1-8 đến ngày 25-8-1954, lực lượng tập kết huyện tập trung tại thôn Sơn Quả, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, hòa chung không khí của huyện nhà, Nhân dân Lộc An làm lễ tiễn đưa những người con quê hương lên đường tập kết ra Bắc. Không khí tiễn đưa thật xúc động và cũng thật hùng tráng, cha con, anh em, bạn bè đều hẹn nhau sau 2 năm tập kết sẽ trở lại quê hương. 123
- Trước những hoạt động sôi nổi của quần chúng Nhân dân, được sự hậu thuẫn của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành các hoạt động chống phá Hiệp định, dồn lực lượng mở những cuộc càn quét lớn vào chiến khu Hòa Mỹ, Dương Hòa, Truồi và vùng giải phóng từ Phong Điền đến Phú Lộc với âm mưu xóa căn cứ cách mạng, sau đó biến các nơi này thành các khu dinh điền nhằm ngăn chặn, chia cắt phong trào cách mạng miền núi với đồng bằng, phá hoại chiến khu kháng chiến, cướp bóc tài sản của Nhân dân. Nhiều gia đình bị chúng cướp thóc gạo, đời sống vô cùng khó khăn, cực khổ. Do vậy phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ của Nhân dân dâng lên mạnh mẽ. Khẩu hiệu đấu tranh lúc này là đòi dân sinh, đòi cứu đói, đòi đắp đập Thuận An ngăn nước mặn và khôi phục đời sống bình thường sau chiến tranh. Hưởng ứng lời kêu gọi do các Cấp ủy phát động, Nhân dân các xã trong toàn tỉnh đã quyên góp lương thực, lúa gạo, phân bón giúp Nhân dân Phú Vang vượt qua nạn đói. Ngày 01-5-1955, hưởng ứng ngày Quốc tế lao động, Nhân dân các thôn trên địa bàn xã đã tham gia cuộc mít-tinh ở Phu Văn Lâu, nêu cao khẩu hiệu dân sinh, dân chủ, hoà bình, tố cáo Mỹ - Diệm không có biện pháp cứu trợ chống đói. Khắp thôn xóm, Nhân dân nhanh chóng sửa sang nhà cửa, vườn tược, khai hoang phục hóa, tích cực bảo vệ, tạo điều kiện cho cán bộ huyện, xã đi lại hoạt động thuận lợi, an toàn. Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Phú Lộc, Xã ủy Diên Lộc vận động Nhân dân không cho giặc chặt tre rào đồn1. Ngày 20-7-1955 là thời điểm hai miền phải hiệp thương để thực hiện Tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Tỉnh ủy phát động một đợt đấu tranh trong toàn tỉnh. Phong trào diễn ra quyết liệt, mạnh mẽ khắp thành thị và nông thôn dưới nhiều hình thức: rải truyền đơn, treo băng cờ, khẩu hiệu dọc Quốc lộ 1 và các đường 1 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lộc (1998), Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lộc (1930-1975), Sđd, tr. 204. 124
- tỉnh lộ, những nơi công cộng như bến xe, bến đò, chợ, trường học. Ngày 22-8-1955, hàng vạn Nhân dân Huế và các huyện tham gia đình công, bãi chợ, biểu tình. Ở Lộc An, Xã ủy vận động Nhân dân các thôn tham gia cuộc đình công, bãi chợ, sau đó hòa vào dòng người biểu tình tiến lên Huế, giương cao băng cờ, biểu ngữ đòi hiệp thương tổng tuyển cử. Cuộc biểu tình mặc dù bị địch đàn áp đẫm máu nhưng Nhân dân vẫn tiến lên và hô vang các khẩu hiệu “Phải hiệp thương Tổng tuyển cử thống nhất nước nhà”, “Đả đảo khủng bố, đàn áp”1. Tin tức về cuộc biểu tình, mít-tinh lớn ở Huế đã làm cho Ngô Đình Diệm hoảng sợ, phải từ Sài Gòn ra Huế xoa dịu tình hình. Song, những thủ đoạn lừa mị, khủng bố của chúng không thể dập tắt được lòng yêu nước của Nhân dân Thừa Thiên Huế nói chung và Nhân dân Lộc An nói riêng. Điều này được thể hiện rất rõ trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955 do Mỹ và tay sai tổ chức nhằm phế truất Bảo Đại, suy tôn Ngô Đình Diệm đã bị quần chúng nhiều nơi phản đối, tẩy chay. Có nơi đồng bào đã vứt thùng phiếu xuống sông, ném lựu đạn uy hiếp, treo cờ đỏ sao vàng, tổ chức mít-tinh diễn thuyết công khai vạch trần bộ mặt bán nước của Ngô Đình Diệm. Có thể nói, trong giai đoạn từ tháng 7-1954 đến năm 1955, dưới sự chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy và trực tiếp là Huyện ủy Phú Lộc, các đảng viên trên địa bàn Lộc An đã vận động được đông đảo Nhân dân tham gia đấu tranh chính trị, góp phần xây dựng và củng cố các cơ sở cách mạng, tạo chỗ dựa tin cậy cho quần chúng trong các cuộc đấu tranh cách mạng về sau. - Đấu tranh chống chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” để bảo toàn lực lượng cách mạng Đầu năm 1955, khi đã ổn định bộ máy chính quyền, Ngô Đình Diệm tiến hành chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, xem đây 1 Ban Chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên Huế (1995), Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, Tập II (1954-1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 24. 125
- là quốc sách nhằm tiêu diệt lực lượng và uy thế cách mạng. Thừa Thiên Huế được chính quyền tay sai chọn làm một trong những trọng điểm tố cộng của miền Nam và đưa Ngô Đình Cẩn ra trực tiếp chỉ huy. Chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” được tiến hành hết sức ác liệt. Ngô Đình Cẩn lập ra “Đội công tác chính trị đặc biệt miền Trung” cùng hệ thống “Ban tố cộng” hoàn chỉnh từ Trung ương đến xã, tập hợp những tên phục thù giai cấp, chống cộng khét tiếng. Chính quyền Diệm còn cho thành lập nhiều tổ chức đoàn thể, đảng phái phản động với thủ đoạn “dĩ cộng trị cộng”, “khuấy nước đọng bùn”, “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót” để đánh phá cơ sở Đảng và quần chúng Nhân dân. Bằng các kế hoạch, thủ đoạn độc ác, tàn bạo, Mỹ - Diệm đã bắt bớ, giết hại, giam cầm hàng trăm cán bộ và Nhân dân trong huyện. Ở Thừa Thiên Huế, chiến dịch “tố cộng” được chia làm 2 đợt: Đợt 1 (từ tháng 5-1955), Mỹ - Diệm tập trung càn quét căn cứ kháng chiến cũ, bắt cán bộ - đảng viên, phá hoại kinh tế thường dân, mở các lớp học tố cộng nói xấu Đảng Cộng sản, xuyên tạc chủ trương, chính sách của cách mạng. Đợt 2 (cuối năm 1955 đầu năm 1956), khủng bố kéo dài triền miên, đánh vào cơ sở nội tuyến, cán bộ đổi vùng. Ở Lộc An, địch thực hiện lập hộ khẩu, thẻ căn cước, mỗi người dân từ 18 tuổi trở lên phải sắm đủ bốn thứ: đèn, gậy, dây, neo…; địch tiến hành phân loại dân cư trú trên địa bàn xã thành 3 loại: loại 1 gồm những người kháng chiến cũ, loại 2 gồm những người có liên quan đến loại 1, loại 3 là những người biết nghe theo chúng. Trong đó, loại 1 bị địch đem lên nhà lao Thừa Phủ đánh đập tra khảo như đồng chí Nguyễn Dương (Nguyễn Quỳnh) địch dùng thuốc độc tiêm chết vào ngày 10-5-1955 tại lao Thừa Phủ (Huế). Loại 2 địch dồn về khu vực Nong (Lộc Bổn) tiến hành tra khảo lấy cung và yêu cầu tố giác… sau khi phân loại, địch mở ấp tố cộng và bắt tất cả những người tham gia 126
- kháng chiến trước đây, những gia đình có con em đi tập kết thoát ly phải trình diện khai báo. Thâm độc hơn, địch bắt những người theo cách mạng phải tuyên bố từ bỏ lý tưởng cách mạng, những phụ nữ có chồng thoát ly phải viết thư kêu gọi chồng quay về, viết đơn ly dị, bắt ép phải lấy chồng trong đội ngũ ngụy quân, ngụy quyền. Địch còn bắt dân xé cờ Đảng; bắt các gia đình sắm mõ, ống bơ để báo hiệu khi có cán bộ cách mạng về, nếu ai chứa chấp thì lập tức bị bắn chết tại chỗ. Mỗi gia đình phải treo khẩu hiệu “Gia đình chúng tôi không chứa chấp cộng sản”. Nhiều cuộc đánh đập dã man diễn ra liên tục, trong xóm làng đầy cảnh tang tóc, đau thương. Trước những thủ đoạn thâm độc của địch, Xã ủy xã Diên Lộc đã tổ chức bảo vệ lực lượng bằng cách cho một số người đi tập kết, một số người tạm thời thoát ly sang các vùng khác. Còn số người chưa bị địch phát hiện được bố trí ở lại tiếp tục lãnh đạo Nhân dân đấu lý, trì hoãn hoặc biến các buổi tố cộng thành tố cáo những tên giết người, cướp của, hãm hiếp phụ nữ… Từ giữa năm 1956 trở đi, địch đánh phá một cách điên cuồng và đẫm máu với khẩu hiệu “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, địch đưa công dân vụ về vây ráp, phát hiện, huy động lực lượng bắt bớ, tra khảo, giết hại. Phong trào cách mạng ở các thôn của Lộc An cũng như toàn huyện Phú Lộc gặp vô vàn khó khăn và chịu những tổn thất nặng nề, nhiều đảng viên bị bắt, bị tù đày, nhiều đồng chí hy sinh oanh liệt. Trong những năm tháng ác liệt đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương trung kiên, anh dũng, nhiều đồng chí bị tra tấn chết đi sống lại nhiều lần vẫn không khai nửa lời, như đồng chí Nguyễn Dương (Nguyễn Quỳnh); mẹ Nguyễn Thị Miền có con trai đi tập kết bị chúng tra tấn vẫn quyết không khai báo, chúng đã đánh mẹ đến chết; một số gia đình bị tình nghi cộng sản như gia đình bà Nguyễn Thị Hoa (Nam Phổ Cần), bà Trương Thị Cháu (Bắc Thượng), vợ chồng ông Lê Đầu, Lê Trác bị địch đưa lên Chín Hầm sát hại. 127
- Mặc dù địch khủng bố, đàn áp dã man nhưng với truyền thống yêu nước, một lòng tin theo Đảng, Nhân dân các thôn trên địa bàn xã vẫn kiên cường, bất chấp khó khăn, nguy hiểm để tìm cách che giấu, nuôi dưỡng cán bộ, đảng viên. Tại các thôn Đông, Nam, Bắc Trung, Bắc Thượng (Bàn Môn), Phú Môn… hầm bí mật ra đời để cho các cán bộ, đảng viên quay về bám dân chỉ đạo phong trào. Đồng chí Lê Sáu - Bí thư Huyện ủy vẫn thường đi về thôn Đông chỉ đạo cách mạng, các đảng viên vẫn bám trụ địa bàn lãnh đạo Nhân dân đấu tranh, nhiều gia đình là cơ sở cách mạng như gia đình bà Vương Thị Lài, chị Cách, Trần Huýnh, Lê Trọng… Tháng 02-1956, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế họp, khẩn trương cho cán bộ, đảng viên rút vào hoạt động bí mật và đổi vùng cho một số đồng chí. Đồng thời, Tỉnh ủy quyết định phát động quần chúng đấu tranh chống tố cộng, tiếp tục đòi thi hành Hiệp định Genève, hiệp thương Tổng tuyển cử. Một số đảng viên được đổi vào các vùng phía Nam, như Phú Khánh, Quảng Nam - Đà Nẵng, Sài Gòn, Đà Lạt, một số nằm vùng bám đất, bám dân để tổ chức quần chúng đấu tranh. Mặc dù hoàn cảnh chiến đấu khó khăn, nhưng hơn bao giờ hết, tình cảm gắn bó, đoàn kết, đùm bọc của quần chúng đối với cán bộ, đảng viên lại càng được thắt chặt và nhân lên gấp bội. Có thể thấy, sự khủng bố, bao vây của kẻ thù là toàn diện. Toàn thể Nhân dân Lộc An đã trải qua những ngày tháng khó khăn, nguy hiểm nhất, cuộc sống cực kỳ điêu đứng, tính mạng người dân bị đe doạ nghiêm trọng, phong trào cách mạng, lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Song, địch càng muốn dìm Nhân dân trong biển máu, thì Nhân dân càng giữ vững lòng tin với Đảng, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, nhiều đồng chí đảng viên các thôn ở Lộc An đã lên xây dựng căn cứ địa ở miền núi, chờ thời cơ tiến công địch, khôi phục và phát triển phong trào cách mạng. 128
- - Xây dựng căn cứ, khôi phục phong trào cách mạng địa phương Trong hoàn cảnh phong trào cách mạng toàn tỉnh bị tổn thất nặng nề, tháng 11-1957, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế họp ở thôn Ấp Rùng (xã Thượng Long, huyện Phú Lộc) và quyết định xây dựng miền núi Thừa Thiên thành căn cứ địa cách mạng, phát huy vai trò của miền núi đối với phong trào cách mạng toàn tỉnh. Chấp hành chủ trương của Tỉnh ủy, một số cán bộ của Lộc An chuyển hướng lên miền núi, họ tự nguyện hòa vào nếp sống của bà con đồng bào dân tộc thiểu số để phát động quần chúng xây dựng cơ sở cách mạng. Đến cuối năm 1957, miền núi đã xây dựng được một số cơ sở, kết nạp được đảng viên mới. Phong trào đấu tranh chính trị của Nhân dân miền núi toàn tỉnh phát triển mạnh. Nhiều cuộc đấu tranh chống bắt xâu, bắt lính, trốn thuế, đòi tự do làm ăn, mua bán đã diễn ra để có điều kiện nuôi dưỡng, bảo vệ cán bộ Đảng và tham gia hoạt động cách mạng. Đến đầu năm 1958, miền núi toàn tỉnh đã có 15 chi bộ và 60 đảng viên1. Đầu năm 1959, nhận thấy nguy cơ mở rộng của một vùng căn cứ cách mạng ở miền Tây Thừa Thiên, chính quyền Mỹ - Diệm mở nhiều cuộc càn quét với quy mô lớn. Tháng 5-1959, Diệm công bố Luật “ngăn chặn phá hoại” (thường gọi là luật 10/59), đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật. Chúng tăng cường bắt lính, cướp bóc, đi càn. Đời sống các tầng lớp Nhân dân ở Thừa Thiên Huế vô cùng ngột ngạt, Nhân dân căm thù cao độ chế độ Diệm. Nhiều nơi, người dân đi làm rừng đã tìm cách gặp cán bộ, yêu cầu Đảng tổ chức đánh Mỹ - Diệm như đánh Pháp trước đây. Ngày 13-01-1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II họp Hội nghị lần thứ 15 đề ra nghị quyết về Đường lối cách 1 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hương Trà (1998), Lịch sử Đảng bộ huyện Hương Trà (1937-1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 135. 129
- mạng miền Nam Việt Nam, Nghị quyết nêu rõ: “Con đường phát triển của cách mạng miền Nam là con đường bạo lực, lấy sức mạnh bạo lực của quần chúng, dựa vào lực lượng của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng võ trang đánh đổ quyền thống trị của đế quốc Mỹ và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của Nhân dân”1. Đầu tháng 7-1959, tại làng Cà Chê, xã Hương Sơn (miền núi Thừa Thiên), Tỉnh ủy Thừa Thiên triệu tập hội nghị để tiếp thu Nghị quyết 15. Hội nghị đã xác định nhiệm vụ chính trị tư tưởng, tổ chức của tỉnh trong tình hình mới: - Nhanh chóng tổ chức quán triệt Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng đến cán bộ, đảng viên, cơ sở cốt cán, quần chúng cách mạng, làm cho mọi người hiểu rõ: Đảng sẽ lãnh đạo Nhân dân tiến hành đấu tranh cách mạng bằng bạo lực quần chúng kết hợp với lực lượng vũ trang, khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân. - Phát động đợt “thức tỉnh quần chúng đồng bằng”, dựng dậy từng người, nhen lên từng nhóm, khôi phục từng xóm thôn. Tiếp tục lãnh đạo quần chúng đấu tranh cho quyền lợi dân sinh, dân chủ, nâng dần lên giác ngộ dân tộc, giai cấp. Qua đấu tranh để xây dựng thực lực cách mạng, khôi phục sự lãnh đạo của Đảng trong quần chúng. Tiếp đó, Hội nghị Huyện ủy Phú Lộc được triệu tập để triển khai Nghị quyết 15. Hội nghị đánh giá tình hình, nhất là tình hình đảng viên, cán bộ cơ sở và đề ra một số nhiệm vụ cụ thể theo tinh thần Nghị quyết 15 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy. Nhiệm vụ đặt ra cho các đảng viên là làm thế nào để gây dựng lại lực lượng vũ trang tại chỗ làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh của quần chúng, đồng thời khôi phục lại các cơ sở Đảng ở các thôn. 1 Ban Chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên Huế (1995), Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, Tập II (1954-1975), Sđd, tr. 44. 130
- Sau hội nghị, một số Huyện ủy viên và cán bộ cốt cán được phân công về các xã tìm cách móc nối lại cơ sở. Huyện ủy phân công 2 đồng chí: đồng chí Hồ Đắc Phú và đồng chí Lân trực tiếp về móc nối, xây dựng cơ sở trên địa bàn Lộc An. Trong điều kiện phương tiện rất thiếu thốn, địa bàn rộng nhưng các đồng chí Huyện ủy viên vẫn kiên trì bám trụ, thuyết phục động viên Nhân dân móc nối cơ sở. Nhờ vậy, nhiều cơ sở dần dần được nối lại, nhiều đảng viên sau thời gian nằm im nay tiếp tục hoạt động như: đồng chí Hoàng Nối và cả gia đình trở thành những chiến sĩ giao liên xuất sắc; đồng chí Nguyễn Thị Bướm, Lê Thị Hoan được giao các nhiệm vụ liên lạc với các đảng viên cũ, vận động đưa một số thanh niên lên căn cứ tham gia lực lượng vũ trang. Để tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động, các đảng viên thông qua các cơ sở vận động Nhân dân đào hầm bí mật để hoạt động lâu dài trong lòng địch. Từ đây hình thành các cơ sở nuôi giấu cán bộ, đảng viên như ở Bàn Môn, Bắc Thượng, thôn Đông, Bắc Trung, thôn Nam, Phú Môn. Tỉnh trưởng ngụy quyền Thừa Thiên ra chỉ thị phát động “tố cộng” trở lại, gọi là “chiến dịch đồng tâm diệt cộng” trong toàn tỉnh. Nhân dân các thôn ở Lộc An với kinh nghiệm tích luỹ được qua những năm tháng đấu tranh đầy thử thách nên đã vạch trần thực chất âm mưu “tố cộng, diệt cộng”, Nhân dân áp dụng sách lược “lẩn trốn và ngồi im”, ban ngày thì viện cớ ốm đau, bận công việc, ban đêm thì viện cớ bận con nhỏ để khỏi đi học tập các lớp “tố cộng”… làm cho đợt phát động của chúng bị thất bại hoàn toàn. Đến năm 1960, mặc dù địch tiến hành “tố cộng, diệt cộng” ác liệt, nhưng sự đi lại, hoạt động của các đồng chí cán bộ, đảng viên do Huyện ủy Phú Lộc phân công về công tác đã làm cho Nhân dân biết được Đảng, cách mạng vẫn bên cạnh, soi đường cho họ vững bước trên con đường đấu tranh giành độc lập, tự do. 131
- Đây là điều kiện thuận lợi để khôi phục tổ chức lực lượng cách mạng sau nhiều năm tan rã. Có thể nói, từ sau ngày hòa bình lập lại đến cuối năm 1959, với đường lối đúng đắn của Đảng và sự tiếp thu, hành động của Tỉnh ủy, Huyện ủy, Xã ủy cùng quần chúng Nhân dân đã mang lại những kết quả đáng phấn khởi, Nhân dân càng tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng. Đây là điều kiện thuận lợi để khôi phục tổ chức, nhen nhóm lực lượng cách mạng sau nhiều năm tan rã. Cùng với phong trào toàn tỉnh nói chung, phong trào cách mạng trên địa bàn Lộc An nói riêng đã vượt qua thời kỳ đen tối nhất dưới sự khủng bố tàn bạo của kẻ thù. Nhờ việc giữ vững tinh thần đấu tranh của quần chúng nên khi có những thuận lợi mới, các lực lượng cách mạng ở Lộc An nhanh chóng được phục hồi, củng cố và phát triển. Vượt qua khó khăn, đối mặt với kẻ thù, nhiều đảng viên ở Lộc An đã giữ vững khí tiết, bám trụ hoạt động kiên cường, chịu đòn tra tấn dã man của kẻ địch nhưng vẫn không một lời khai báo. Nhân dân các thôn trên địa bàn xã dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, chỉ đạo của Huyện ủy và các chi bộ đã tổ chức và phát triển lực lượng từ ít đến nhiều, từ thấp lên cao, góp phần cùng Nhân dân toàn huyện chuyển phong trào cách mạng trên địa bàn từ thế bị kìm kẹp sang thế tiến công cách mạng, mở ra thời kỳ đồng khởi ở Thừa Thiên Huế. 4.2. Lộc An trong cuộc đấu tranh chính trị, phát triển đấu tranh vũ trang giai đoạn 1960-1967 4.2.1. Nhân dân đấu tranh làm lỏng thế kìm kẹp của địch, tiến tới đồng khởi Trên cơ sở những thắng lợi đạt được vào cuối năm 1959, tháng 2-1960, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế họp và chủ trương phát động khởi nghĩa miền núi, tiến tới làm chủ, xây dựng căn cứ địa cách mạng để từ đó phát triển khởi nghĩa ở đồng bằng; còn ở đồng bằng thì tiến hành diệt ác ôn, đẩy mạnh xây dựng lực lượng 132
- cơ sở ở nông thôn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, 15 ngàn đồng bào các dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy… của tỉnh Thừa Thiên Huế đã nổi dậy khởi nghĩa giành quyền làm chủ. Lúc này trên toàn miền Nam, phong trào đồng khởi của Nhân dân diễn ra mạnh mẽ. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời (20-12-1960) đã đánh dấu một bước ngoặt mới của cách mạng miền Nam. Thắng lợi của phong trào đồng khởi đã đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang tiến công rộng khắp, liên tục, tạo ra một bước ngoặt có ý nghĩa chiến lược làm thay đổi cục diện ở miền Nam, là một đòn bất ngờ đánh vào chiến lược “Chiến tranh đơn phương” buộc Mỹ - Diệm phải chuyển hướng sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” nhằm tập trung đối phó với cách mạng miền Nam. Nội dung của chiến lược này là dựa vào lực lượng ngụy quân, ngụy quyền cùng với vũ khí trang bị và cố vấn Mỹ để tiến hành chiến tranh. Chúng đề ra kế hoạch “bình định” gom dân lập ấp chiến lược để tách Nhân dân ta ra khỏi cách mạng, hy vọng “bình định” xong miền Nam trong vòng 18 tháng. Chúng coi “ấp chiến lược” là quốc sách số một. Ở Phú Lộc, nhằm bình định nông thôn đồng bằng, dập tắt phong trào kháng chiến, tách Nhân dân ra khỏi cách mạng, triệt hạ nguồn tiếp tế và làm mất chỗ dựa của cán bộ và du kích, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã tiến hành ráo riết việc dồn dân, rào làng để lập ra các ấp chiến lược có tính chất liên hoàn và rất kiên cố với hình thức “3 núi 2 sông” (3 lũy tre cao và 2 hào sâu) nối dài từ Nam Phổ Cần - An Lại - Phước Mỹ - Nam Phổ Hạ vào đến các vùng sâu của các thôn Hà Vĩnh, Phú Môn, Hà Châu. Chúng thành lập “Ủy ban bình định ấp chiến lược” từ quận đến xã. Để xây dựng ấp chiến lược, chúng bắt mỗi gia đình phải nộp 20 cây tre và 60 cái chông, bỏ mọi công việc để rào làng lập ấp chiến lược. Sống trong ấp bị bao bọc bởi thế trận “3 núi 2 sông” cùng với chông mìn, tháp canh và sự kìm kẹp chặt chẽ của ác ôn, 133
- ngụy quân, ngụy quyền, Nhân dân phải trải qua những ngày tháng như trong ngục tù. Cùng với việc xây dựng các ấp chiến lược, địch còn tăng cường bắt lính, thành lập lực lượng dân vệ, thanh niên chiến đấu, trang bị vũ khí đầy đủ, cùng với đại đội bảo an và nghĩa quân của xã ban ngày kìm kẹp Nhân dân, ban đêm phục kích, lùng sục tìm bắt lực lượng của ta. Thâm độc hơn, Mỹ còn tiến hành đoàn thể hóa quần chúng, quân sự hóa thanh niên, bắt lực lượng thanh niên địa phương vào các tổ chức quân sự như Thanh niên xung kích, Thanh niên cộng hòa, Thanh niên bảo vệ hương thôn... để len lỏi vào quần chúng Nhân dân, cung cấp tin tức cho bọn chỉ huy. Trước tình hình đó, các đồng chí cán bộ, đảng viên Lộc An đã họp bàn và quyết tâm phá vỡ âm mưu, thủ đoạn mới của địch. Dưới sự chỉ đạo của Chi bộ, các đồng chí cơ sở đã vận động thanh niên tìm cách trốn quân dịch, không làm bia đỡ đạn cho chúng bằng các hình thức khai sai tuổi, giả vờ đau ốm hoặc trốn đi làm ăn xa. Nhiều thanh niên Lộc An đã hưởng ứng tích cực cuộc vận động này. Những gia đình có con em là binh lính ngụy thì vận động gia đình kêu gọi họ trở về làm ăn, không làm tay sai cho bè lũ cướp nước và bán nước. Tháng 01-1961, trên cơ sở thế và lực mới của cách mạng miền Nam do phong trào đồng khởi tạo ra, Hội nghị Bộ Chính trị đã ra nghị quyết về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam, chủ trương chuyển từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên thành chiến tranh cách mạng trên quy mô toàn miền. Tại Thừa Thiên Huế, từ ngày 21 đến ngày 26-4-1961, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV được diễn ra tại chòi Con Hiên, làng Ta Pát (miền núi Thừa Thiên)1. Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ trước mắt là nhanh chóng phát triển lực lượng, 1 Ban Chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên Huế (1995), Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, Tập II (1954-1975), Sđd, tr. 63. 134
- tiến công từ rừng núi xuống đồng bằng, đẩy mạnh tuyên truyền và hoạt động vũ trang, phá tan ấp chiến lược, phá vỡ thế kìm kẹp của địch, xây dựng cơ sở cách mạng rộng rãi trong quần chúng, kiên quyết giành dân, giành quyền làm chủ, đưa chiến tranh cách mạng phát triển lên một bước. Thực hiện nhiệm vụ do Tỉnh ủy đề ra, Huyện ủy Phú Lộc đã củng cố lại các đội công tác, tiến hành vũ trang tuyên truyền ở nhiều xã, vận động thanh niên thoát ly gia đình tham gia lực lượng của huyện, phát động quần chúng đấu tranh với địch. Hoạt động tích cực của đội vũ trang tuyên truyền đã tạo điều kiện cho cán bộ huyện bám trụ bên trong các ấp chiến lược, xây dựng và phát triển hầm bí mật, hành lang bí mật. Tháng 5-1961, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang đóng tại thôn Nam Phổ Cần, đồng chí Lê Sáu - Bí thư Huyện ủy đã mở cuộc vận động tố cáo, vạch trần tội ác của Mỹ - Diệm, đồng thời tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, kêu gọi Nhân dân đứng lên làm chủ thôn xã, kêu gọi thanh niên không đi lính cho địch. Về phong trào diệt ác trừ gian: cán bộ đảng viên của xã kết hợp với lực lượng vũ trang huyện diệt tên Ấp trưởng Bàn Môn, bắn bị thương tên Ấp trưởng Phú Môn và cảnh cáo một số tên khác, răn đe chúng. Những hoạt động vũ trang tuyên truyền đã làm cho ngụy quyền lo sợ, hoang mang. Địch tiến hành bắt bớ, đe doạ, khủng bố khắp nơi nhưng Nhân dân các thôn tiếp tục đấu tranh chống rào ấp chiến lược như kéo dài thời gian, rào không đúng quy định, đòi tự do đi lại làm ăn, chống chính sách bóc lột của “nông tín cuộc”, “hợp tác xã tín dụng”, “hiệp hội nông dân”… chống bắt phu đi dinh diền, chống bắt lính đưa vào lực lượng bảo an. Qua những năm kiên trì đấu tranh giữ vững tinh thần cách mạng, khi được ánh sáng đường lối của Đảng soi rọi, đồng bào yêu nước các thôn ở Lộc An càng phấn khởi và quyết tâm đi theo Đảng. Bà con tình nguyện che chở, bảo vệ, nuôi giấu cán bộ, 135
- nhiều thanh niên đã thoát ly gia đình tham gia các đội công tác và lực lượng vũ trang tuyên truyền tỉnh, huyện. Ngày 16-02-1962, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tổ chức Đại hội đề ra đường lối Cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới. Để chào mừng và phát huy tinh thần của Đại hội, huyện Phú Lộc đã tổ chức nhiều hoạt động như rải truyền đơn, giăng biểu ngữ và đặc biệt đã tổ chức đánh địch ở bến Mợ Lùng. Cuối tháng 2-1962, du kích ở Lộc An phối hợp với lực lượng chủ lực đánh sập cầu Truồi. Tin tức nhanh chóng lan đến thôn Bàn Môn, thôn Đông, thôn Bắc Thượng… Nhân dân cùng bộ đội tổ chức liên hoan mừng thắng lợi. Bước sang năm 1963, phong trào cách mạng trong toàn tỉnh đã có những bước chuyển hướng mới đi lên. Căn cứ địa ở miền núi được củng cố và phát triển, tạo được chỗ dựa vững chắc cho phong trào đồng bằng. Phong trào đồng bằng qua một thời gian dài kiên trì phát động, xây dựng và đấu tranh đã vươn lên từng bước, quần chúng tham gia đấu tranh với khí thế mới. Ngày 04- 3-1963, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế chủ trương đánh phá ấp chiến lược “kiểu mẫu” Hòa Mỹ (Phong Điền) của Mỹ - ngụy để rút kinh nghiệm nhân rộng. Giữa năm 1963, phong trào đấu tranh của Nhân dân trong tỉnh chống chính sách kì thị tôn giáo của chính quyền Sài Gòn diễn ra ngày càng mạnh mẽ do ngụy quyền Sài Gòn cấm treo cờ Phật trong ngày lễ Phật đản. Ở Huế, các cuộc đấu tranh diễn ra liên tục trong suốt gần 4 tháng, với quy mô lớn và tính chất quần chúng rộng rãi, góp phần vạch trần bộ mặt tàn ác của chế độ Mỹ - Diệm trước dư luận trong và ngoài nước, đồng thời làm cho chế độ Diệm lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Sau vụ đàn áp Phật giáo của chính quyền Diệm vào dịp lễ Phật đản 1963 ở Huế, phong trào đấu tranh của quần chúng Phật tử đòi lật đổ chế độ Diệm - Nhu phát triển rộng khắp trên toàn miền Nam. Lộc An là địa phương có số lượng Phật tử đông, để 136
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Cúc Đường (1946-2014): Phần 1
94 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947-2022): Phần 1
131 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đồng Thịnh (1946-2015): Phần 2
184 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phú Tiến (1946-2015): Phần 2
162 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bộc Nhiêu (1946-2015): Phần 2
168 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Phương (1947-2014): Phần 2
164 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đào Xá (1953-2018): Phần 2
130 p | 2 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Thượng Nung (1947-2020): Phần 1
50 p | 3 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Điềm Mặc (1946-2015): Phần 2
183 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Liên Minh (1937-2015): Phần 1
116 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lâu Thượng (1939-2014): Phần 2
81 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phương Giao (1946-2014): Phần 2
76 p | 8 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Cây Gáo (1975-2015): Phần 1
97 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bình Long (1946-2014): Phần 1
126 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947-2022): Phần 2
163 p | 3 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Chiềng Bằng (1945-2015): Phần 1
78 p | 9 | 1
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đào Xá (1953-2018): Phần 1
150 p | 6 | 1
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Vũ Chấn (1947-2014): Phần 2
146 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn