Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lộc Vĩnh (1930-2016): Phần 2
lượt xem 3
download
Tiếp nội dung phần 1, Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lộc Vĩnh (1930-2016): Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội (1975 -1981); thành lập xã Lộc Vĩnh, bước đầu thực hiện đổi mới (1981 - 2000); vững vàng bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển (2000 - 2016). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lộc Vĩnh (1930-2016): Phần 2
- CHƯƠNG IV KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (1975 -1981) I. Xã Lộc Tụ sau ngày giải phóng Sau ngày giải phóng, toàn xã Lộc Tụ có diện tích 72 km² với dân số khoảng 8.900 người, gồm 11 thôn, riêng địa bàn xã Lộc Vĩnh nay có thôn: Bình An, Cảnh Dương, Cổ Dù, Đông An, Phú Hải. Xã Vĩnh Lộc (Lộc Tụ và Lộc Hải) kết thúc vai trò lịch sử cách mạng vẻ vang. Chiến thắng mùa xuân 1975 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam: hòa bình, độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Niềm vui chiến thắng với khát vọng độc lập và tự do nay trở thành hiện thực là một thuận lợi rất cơ bản, thế nhưng cũng như bao vùng đất từ vĩ tuyến 17 trở vào, những hậu quả mà chiến tranh để lại cho xã Lộc Tụ là vô cùng nặng nề, phức tạp, trên tất cả các lĩnh vực đời sống từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội và không thể giải quyết trong thời gian ngắn mà cần phải có quá trình dài lâu, với những nỗ lực vượt bậc. Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, xã Lộc Tụ là cửa ngõ phía nam của Thừa Thiên Huế, có Quốc lộ 1A đi qua, hai phía đông và tây giáp biển và núi đồi. Không chỉ hình thành ở khu vực này tuyến phòng ngự kiên cố, kẻ địch còn 197
- tập trung xây dựng, biến Lộc Tụ thành trung tâm đầu não đàn áp phong trào cách mạng ở các xã thuộc vùng khu II Phú Lộc. Ở đây, với hệ thống đồn bót dày đặc, là nơi khởi đầu cho những hoạt động chống phá cách mạng của kẻ thù. Trong những năm tháng chiến tranh, Lộc Tụ là nơi thường xuyên xảy ra những hoạt động chiến sự và tranh chấp khốc liệt giữa ta và địch. Thời điểm sau giải phóng 1975, tình hình chính trị xã Lộc Tụ rất phức tạp. Chiếm tới hơn 10% số dân toàn xã là thành viên các đảng phái phản động, ngụy quân và ngụy quyền, với 978 người. Sau giải phóng, với chính sách hòa hợp, hòa giải của Đảng, đa phần đã được chính quyền cách mạng trả quyền công dân. Nhân dân ta thể hiện tinh thần hòa giải, hòa hợp dân tộc, giáo dục động viên họ từ bỏ quá khứ, nhanh chóng chăm lo sản xuất và xây dựng quê hương. Đa số đều đã chấp hành tốt chính sách cải tạo và nhận được sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta, tuy nhiên, vẫn còn nhiều phần tử ngoan cố, luôn tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng. Không ít trong số đó đã lén lút lợi dụng tình hình khó khăn tại địa phương để tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, gây chia rẽ, làm mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Đây là một khó khăn lớn trong công tác bảo vệ an ninh và trật tự xã hội của địa phương. Tròn 21 năm dưới ách thống trị của Mỹ - ngụy, nhân dân Lộc Tụ đã thể hiện rõ sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai, kiên trì trước mọi âm mưu độc ác tàn bạo của kẻ thù. Tuy nhiên, hậu quả mà người dân Lộc Tụ phải gánh chịu sau giải phóng là hết sức nặng nề. 198
- Ngay trên địa bàn xã, Mỹ - ngụy tiến hành 223 cuộc càn quét, 20 lượt xây dựng ấp chiến lược, 13 lượt thôn xóm bị hủy diệt, 2 vụ thảm sát hàng loạt người. Hơn 7% số dân trong xã, gồm 781 người đã hy sinh và chết vì bom đạn Mỹ, 232 người bị thương, 781 người dân bị địch bắt giam 1.227 lần; trong đó, có 204 phụ nữ bị bắt giam 284 lượt và 5 trẻ em dưới 15 tuổi bị vào nhà tù Mỹ - ngụy. Nhiều phụ nữ sinh con trong tù. Các chính sách khủng bố, kềm kẹp của địch đã khiến cho 2.789 người (chủ yếu là ở các làng thuộc xã Lộc Vĩnh) buộc phải rời bỏ quê hương đi sinh sống nơi khác, 1.155 ngôi nhà với 1.729 lượt bị đốt cháy, 891 con trâu, bò bị kẻ thù giết hại và cướp đoạt. Tình hình dân cư ở xã Lộc Tụ sau ngày giải phóng cũng là bài toán nan giải đặt ra. Do hoàn cảnh chiến tranh ác liệt và sự kềm kẹp của Mỹ - ngụy, một bộ phận khá lớn dân cư ở Lộc Tụ phải rời bỏ quê hương. Ngay trên địa bàn xã, từ năm 1964 đến tháng 7 - 1968, Mỹ - ngụy đã đưa nhân dân ở 4 thôn giải phóng (thuộc xã Lộc Vĩnh nay) lên sinh sống tập trung ở vùng Thừa Lưu để dễ bề kiểm soát và khống chế; trong khi đó, đa số ngư dân (chủ yếu thuộc Lộc Vĩnh) được chuyển vào vùng Lăng Cô sinh sống để chúng dễ bề quản lý. Thời điểm trước tháng 3 - 1975, toàn xã Lộc Tụ đã có gần 3.000 người sống trong cảnh ly hương. Về đời sống kinh tế, trên 80% dân số xã Lộc Tụ sau giải phóng sống dựa vào sản xuất nông nghiệp; còn lại khoảng 20% mưu sinh bằng nghề đánh bắt thủy sản, tập trung ở các thôn thuộc xã Lộc Vĩnh nay. Ngoài ra, còn có một bộ phận dân cư làm nghề buôn bán nhỏ và kinh doanh dịch vụ. Cư dân lao động nông nghiệp và ngư nghiệp gặp khó khăn 199
- trong triển khai các hoạt động sản xuất bởi chiến tranh. Trong khi đó, bộ phận lao động phi nông nghiệp lại có thu nhập không ổn định. Chưa kể, một bộ phận lớn cư dân sống chủ yếu dựa vào đồng lương, không quen lao động chân tay và có cuộc sống bấp bênh. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Lộc Tụ là một địa bàn trọng điểm ác liệt. Kẻ thù đã trút xuống mảnh đất này hàng vạn tấn bom đạn các loại không chỉ để giết người mà còn để hủy hoại môi sinh, môi trường nhằm làm tê liệt ý chí chiến đấu của quân và dân ta. Khắp các nơi trong xã, kẻ địch sử dụng nhiều loại mìn có tính sát thương cao và để lại nhiều hậu quả nặng nề, như các loại mìn râu, mìn rít (phá nát lòng bàn chân nếu vấp phải)… Để bảo vệ phòng tuyến, đề phòng địch tấn công và xâm nhập, ở các đỉnh núi trong vùng, các lực lượng của ta cũng tổ chức các trận địa mìn với các loại mìn chống tăng, mìn muỗi… Sau giải phóng, người dân phải sản xuất trong cảnh “trên bom, dưới đạn”. Cũng do ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, nông dân sống ly tán nên có tới gần 2/3 diện tích ruộng lúa bị hoang hóa, đất đai bị nhiễm chua phèn nặng, cỏ lác mọc đầy đồng, không thể tổ chức sản xuất đạt hiệu quả ngay được trong điều kiện hệ thống đê dập, tưới tiêu không có hoặc bị xuống cấp trầm trọng và người dân có trình độ dân trí thấp, chưa nắm vững các biện pháp thâm canh kỹ thuật. Việc tổ chức và quy hoạch lại đồng ruộng để phát triển sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn gay gắt do thiếu sức kéo, phân bón…là hậu quả của sự trì trệ trong phát triển chăn nuôi do không được chú trọng phát triển trong một thời gian dài. 200
- Một số thôn, xóm ở xã Lộc Tụ có kinh tế nương vườn phát triển, là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình. Do chiến tranh, việc chăm sóc vườn tược không được chú ý mà bị bỏ bê, thậm chí có những nương vườn trở thành vô chủ. Muốn phục hồi và phát triển, cần phải có thời gian và nguồn vốn đầu tư, một vấn đề nan giải đặt ra trong bối cảnh đời sống của người dân địa phương gặp vô vàn khó khăn sau ngày giải phóng. Nhìn chung về kinh tế, thời điểm sau ngày giải phóng, xã Lộc Tụ cũng như nhiều địa phương ở vùng khu II Phú Lộc, đứng trước vô vàn những thử thách cần phải vượt qua. Đáng nói ở đây là vấn đề lao động và việc làm. Là địa phương có tài nguyên đất đai lớn, phong phú và đa dạng, nguồn lao động dồi dào nhưng xã Lộc Tụ đứng trước sức ép phải giải quyết về vấn đề lương thực, cách thức tổ chức sản xuất sao cho hợp lý nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai và lao động, qua đó từng bước ổn định cuộc sống người dân. Về giáo dục, trước ngày giải phóng, trên địa bàn Lộc Tụ chỉ có Trường tiểu học cộng đồng Trung Kiền (được thành lập trong những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX) và 1 cơ sở Trường tiểu học của Thiên Chúa giáo (cơ sở Mai Khôi). Học sinh bậc trung học phải lên tận Trường trung học Phú Lộc ở Cầu Hai, cách xa hàng chục cây số để theo đuổi việc học tập. Vấn đề giáo dục đào tạo không được chế độ cũ quan tâm đúng mức. Người dân vốn có truyền thống hiếu học nhưng đa phần mù chữ hay có trình độ học vấn rất thấp. Về y tế, trên địa bàn xã Lộc Tụ chỉ có 1 trạm xá nhỏ. Năm 1968, một nửa diện tích của trạm xá đã bị chính quyền 201
- cũ trưng dụng làm cơ quan hành chính địa phương. Cũng như giáo dục, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân chưa được chú ý. Mỗi khi có người đau ốm, bệnh tật, người dân phải lên Cầu Hai chữa trị. Những gia đình khá giả thì lên Huế hay vào Đà Nẵng chạy chữa, còn gia đình nghèo khó đành phó mặc cho số phận. Các hình thức chữa bệnh bằng cúng bái, mê tín dị đoan ngày càng có cơ hội hoành hành, phát triển. Đã vậy, người dân còn xem thường và có thói quen phóng uế bừa bãi, không chú ý thực hiện phong trào vệ sinh môi trường, ăn chín uống sôi, xây dựng bến nước, giếng nước và các công trình vệ sinh gia đình…, là điều kiện làm gia tăng các dịch bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề sức khỏe. Là nơi có nhiều đồn bốt của địch, chính sách văn hóa nô dịch của chủ nghĩa thực dân được du nhập vào miền Nam đã ảnh hưởng xấu đến lối sống và nếp nghĩ của người dân xã Lộc Tụ, nhất là thế hệ trẻ. Đó là biểu hiện của lối sống xa hoa, trụy lạc, với những ấn phẩm sách báo, phim ảnh đồi trụy, ủy mị…vẫn ngấm ngầm được lưu truyền. Các hủ tục mê tín dị đoan, ma chay đình đám linh đình, nạn bói toán, cờ bạc, rượu chè vẫn phổ biến ở các xóm thôn, ảnh hưởng đến đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân. Chính sách thực dân kiểu mới của kẻ địch còn phá hoại nghiêm trọng đời sống tinh thần của nhân dân ta trên nhiều mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và tình cảm con người. Nhân dân ta không những giằng co ác liệt với quân thù trong cuộc đấu tranh có tính chất xen kẽ với địch suốt hai mươi mốt năm qua mà ngay cả trong từng gia đình kẻ thù cũng gieo nên tính xen kẽ đó. Rất nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh, 202
- trong khi cha là đảng viên thì con là lính ngụy, vợ là cơ sở cách mạng thì chồng là ngụy quyền. Cuộc đấu tranh để giữ gìn thuần phong mỹ tục đem lại niềm tin yêu thực sự trong mọi gia đình cũng diễn ra không kém phần bền bỉ, lâu dài, và gian nan. Khó khăn và thử thách là rất lớn, nhưng sau ngày giải phóng quê hương 1975, xã Lộc Tụ đã có những thuận lợi rất căn bản. Đó là tổ chức Đảng của địa phương trải qua bao khó khăn và thử thách vẫn tồn tại và đứng vững liên tục trong 35 năm, kể từ ngày chi bộ được thành lập, luôn phát huy được vai trò là hạt nhân lãnh đạo trong các phong trào cách mạng ở địa phương. Người dân Lộc Tụ đã tỏ rõ được bản lĩnh kiên cường trong đấu tranh cách mạng, khả năng vượt khó và lao động sáng tạo trong sản xuất. Xã Lộc Tụ có vị thế địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với những thế mạnh về đất đai, sông đầm, là điều kiện để địa phương phát triển kinh tế toàn diện và bền vững. Trong niềm hân hoan và phấn khởi khi khát vọng lâu đời và cháy bỏng về độc lập - tự do đã được vẹn toàn, các tầng lớp nhân dân sẵn sàng và hăng hái tham gia các phong trào cách mạng do Đảng khởi xướng và phát động. Cũng như những năm tháng chiến tranh, trong điều kiện quê hương mới được giải phóng, xã Lộc Tụ thường xuyên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời và sâu sát của các cấp lãnh đạo mà trực tiếp là Huyện ủy và Ủy ban Nhân dân cách mạng huyện Phú Lộc. Đó là điều kiện vô cùng thuận lợi để vùng đất này vượt qua mọi khó khăn và thử thách, từng bước vươn lên xây dựng quê hương ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn sau những năm tháng dài chiến tranh khốc liệt. 203
- II. Giai đoạn 1975 - 1978 Sau ngày giải phóng, Chi bộ xã Lộc Tụ có 12 đảng viên. Bí thư chi bộ là đồng chí Nguyễn Ngọc Sinh, quê ở Hà Nội, một đảng viên quân đội biệt phái sang. Ra đời trong phong trào cách mạng tại địa phương, được tôi luyện và trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chi bộ xã Lộc Tụ được đánh giá là một trong những tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh của huyện Phú Lộc. Ngày 28 - 3 - 1975, Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ra chỉ thị khẩn cấp, yêu cầu các Huyện ủy, Thành ủy phải thực hiện nhiệm vụ cấp bách, đó là “lãnh đạo hình thành chính quyền cách mạng ở xã, thôn; ban hành thiết quân luật. Không tổ chức chính quyền tự quản mà phải tổ chức chính quyền Ủy ban Nhân dân Cách mạng thực sự có hiệu lực. Thành lập các tổ chức vũ trang, an ninh cơ sở, thi hành các chính sách, các thông báo của chính quyền cách mạng”(1). Trong bối cảnh đó, Ủy ban Quân quản xã Lộc Tụ được thành lập, do đồng chí Nguyễn Ngọc Sinh (Bí thư chi bộ) làm Chủ tịch, đã ra mắt và kêu gọi nhân dân thực hiện những nhiệm vụ cấp bách là tiếp tục truy quét bọn ác ôn lẩn trốn, không chịu trình diện trước nhân dân, kêu gọi binh lính địch đang ẩn nấp ở vùng núi đồi trở về với nhân dân; tổ chức cho ngụy quân và ngụy quyền ra trình diện chính quyền cách mạng; tổ chức cho nhân dân 4 thôn vùng dưới và các thôn vùng trên bị o ép lại trở về làng cũ; vận động nhân dân giúp đỡ nhau làm nhà mới, nhanh chóng ổn định nơi ăn ở để xây dựng cuộc sống mới. (1) Ban Chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên Huế, Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập III, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr 16. 204
- Ngày 21 - 4 - 1975, đông đảo nhân dân Lộc Tụ đã về Cầu Hai dự cuộc mít tinh giải phóng hoàn toàn huyện và lễ ra mắt của chính quyền cách mạng huyện Phú Lộc. Nhân dân Lộc Tụ cùng với nhân dân toàn huyện Phú Lộc biểu thị quyết tâm nhanh chóng ổn định trật tự mới, kịp thời giải quyết một loạt công tác ở vùng mới giải phóng; đồng thời, sẵn sàng đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam, góp phần vào việc giành thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Chi bộ, chính quyền và nhân dân xã Lộc Tụ long trọng tổ chức mít tinh mừng quê hương giải phóng. Lễ mừng chiến thắng xuân 1975 đã được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, có ý nghĩa thiết thực, sâu sắc. Trên các trục đường liên xã, trụ sở cơ quan chính quyền và các tuyến đường làng đều có những cổng chào với cờ hoa rực rỡ. Một không khí hân hoan phấn khởi tràn ngập trên khắp nẻo đường quê hương. Nhân dịp này, các cuộc mít tinh, biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao được tổ chức thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Ngày 30 - 4 - 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Ngày 15 - 5 - 1975, hàng trăm người dân Lộc Tụ đã tham gia cuộc mít tinh lớn của toàn tỉnh mừng Việt Nam đại thắng tại quảng trường Ngọ Môn. Từ đây, nhân dân xã Lộc Tụ được sống trong độc lập tự do cùng cả tỉnh, cả nước bước vào giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chỉ thị của Thường vụ Tỉnh ủy, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Phú Lộc, Chi bộ xã Lộc Tụ xác định nhiệm vụ hàng đầu của địa phương là tập trung khôi phục kinh tế - xã hội, xây dựng cuộc sống mới, bảo đảm an ninh 205
- - quốc phòng. Tổ chức Đảng ở Lộc Tụ cần được củng cố để tăng cường sức mạnh lãnh đạo việc tổ chức quản lý xã hội, tập hợp và đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Chi bộ phối hợp với các ban của Huyện ủy Phú Lộc khẩn trương tiến hành soát xét về công tác tổ chức nhằm bảo vệ trong sạch nội bộ và tăng cường sức mạnh chiến đấu của tổ chức Đảng, xác minh làm rõ những trường hợp kết nạp Đảng để tăng cường lực lượng cho Đảng. Nhằm nâng cao trình độ và năng lực lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ chủ chốt và đảng viên, nhiều đồng chí được cử đi học bổ túc văn hóa và lý luận chính trị. Các đảng viên trong chi bộ được phân công trách nhiệm cụ thể và rõ ràng. Tháng 5 - 1975, đồng chí Nguyễn Ngọc Sinh chuyển công tác lên huyện Phú Lộc. Đồng chí Huỳnh Hải Hưng (quê xã Lộc Vĩnh) được chỉ định làm Bí thư chi bộ. Tháng 10 - 1975, đồng chí Huỳnh Hải Hưng được điều lên làm việc ở Ban Tổ chức Huyện ủy Phú Lộc. Đồng chí Nguyễn Hữu Ái (thôn Thổ Sơn) được phân công làm Bí thư chi bộ. Đồng chí Nguyễn Hữu Ái còn có biệt danh là “Út” hay “Út Đạt” bởi cùng với đồng chí Nguyễn Đạt, được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đây là đồng chí đảng viên nổi tiếng gan dạ và dũng cảm trong thời kỳ chống Mỹ. Mỹ - ngụy đã nhiều lần treo thưởng cho những ai “lấy được đầu” đồng chí nhưng đều thất bại. Tháng 7 - 1977, đồng chí Trần Minh Thế, quê ở xã Lộc Thủy, được Huyện ủy Phú Lộc tăng phái về làm Bí thư chi bộ xã, thay đồng chí Nguyễn Hữu Ái. Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Phú Lộc, thực hiện chỉ thị của Thường vụ Tỉnh ủy, tháng 5 - 1975, Ủy ban Nhân 206
- dân Cách mạng lâm thời xã Lộc Tụ được thành lập thay cho Ủy ban Quân quản xã. Chủ tịch là đồng chí Nguyễn Xuân Kỳ. Trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn của một vùng đất vừa mới được giải phóng, chi bộ đã sáng suốt chọn lựa những người có phẩm chất chính trị tốt, năng lực và đạo đức tốt để giới thiệu vào các ban ngành thuộc Ủy ban Nhân dân Cách mạng xã nhằm đảm bảo cho bộ máy chính quyền hoạt động hiệu quả. Tháng 3 - 1976, đồng chí Phan Hào được Huyện ủy Phú Lộc tăng phái về làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng xã Lộc Tụ. Thực hiện nghị quyết của Huyện ủy về thành lập Ban Thôn, Chi bộ xã Lộc Tụ cũng đã tiến hành chọn lựa một số người trong các tổ chức nông hội và thanh niên cách mạng ở 11 thôn trong xã, đa số thuộc thành phần bần nông và một số thuộc trung nông lớp dưới cho làm lý lịch. Chi bộ tổ chức cho các đối tượng trên học tập nội dung, ý nghĩa, yêu cầu và phương pháp thực hiện cuộc cách mạng ruộng đất và đã chọn lựa được thành phần các Ban Thôn, gồm có trưởng thôn - phó thôn và thư ký thôn, làm việc tự nguyện và không hưởng bất kỳ một chế độ Nhà nước nào. Ban Thôn có chức năng, nhiệm vụ tương đương cấp chính quyền cơ sở, tuyên truyền vận động bà con nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; động viên tinh thần thi đua lao động sản xuất, hoàn thành tốt các chỉ tiêu nghĩa vụ Nhà nước giao, góp phần giữ gìn trật tự xóm thôn, đấu tranh chống các biểu hiện và hành động phá hoại của các thế lực thù địch, đấu tranh ngăn chặn các hủ tục mê tín và dị đoan, đặc biệt động viên bà con tự giác đi vào làm ăn tập thể. 207
- Trong chiến tranh cách mạng, Chi bộ xã Lộc Tụ xây dựng được khối đoàn kết toàn dân vững mạnh để vượt qua thử thách, đấu tranh giành thắng lợi cuối cùng. Ngay sau ngày giải phóng, Chi bộ xã Lộc Tụ nhanh chóng lãnh đạo thành lập Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng xã để tập hợp lực lượng toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngay sau khi được thành lập, Ủy ban Mặt trận Thống nhất xã Lộc Tụ nhanh chóng được kiện toàn và phát triển từ xã xuống các thôn. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động của mặt trận xã đã động viên các tầng lớp nhân dân ở địa phương góp phần tích cực vào việc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, hăng hái thực hiện các chủ trương khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với tổ chức mặt trận, các đoàn thể chính trị cũng được hình thành với tư cách thành viên của mặt trận, là lực lượng nòng cốt trong khối đại đoàn kết toàn dân. Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh (Bí thư là đồng chí Nguyễn Minh Chiến), Hội Phụ nữ giải phóng (Hội trưởng là đồng chí Hồ Thị Như), Hội Nông dân giải phóng (Hội trưởng là đồng chí Trương Khôi)…ngay sau khi ra đời đều tích cực vận động quần chúng đứng vào tổ chức; các thôn đều có chi hội và phân chi hội. Các đoàn thể cách mạng làm chỗ dựa, giúp chính quyền cách mạng nhanh chóng bắt tay triển khai có hiệu qủa những công việc cấp bách tại địa phương sau ngày giải phóng. Chi bộ xã Lộc Tụ tập trung làm tốt công tác xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Đảng cơ sở vững mạnh nhằm thực hiện tốt vai trò lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt các 208
- phong trào cách mạng địa phương. Chi bộ thường xuyên làm tốt việc giáo dục, giúp đỡ cho các cán bộ, đảng viên thấu suốt đường lối, chính sách của Đảng và tình hình địa phương. Trên cơ sở tiếp thu các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, chi bộ tổ chức quán triệt và truyền đạt lại cho cán bộ, đảng viên hiểu rõ để sau đó cùng nhau bàn bạc và áp dụng thực tiễn địa phương một cách tích cực và có hiệu quả. Hằng tháng, Chi bộ xã Lộc Tụ tiến hành thường xuyên các cuộc họp, sinh hoạt định kỳ với nội dung chính là kiểm điểm tình hình và bàn các nhiệm vụ, giải pháp để ổn định đời sống và an ninh chính trị tại địa phương, lãnh đạo phát triển kinh tế, chăm lo sự nghiệp văn hóa - xã hội và tập trung làm tốt công tác xây dựng Đảng, chính quyền và lực lượng. Tại các cuộc họp, các đảng viên trong chi bộ đều thể hiện được bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần phê và tự phê rất cao. Công tác phát triển đảng viên nhằm tăng cường đội ngũ và sức mạnh chiến đấu cho tổ chức cơ sở Đảng cũng được chi bộ xã đặc biệt quan tâm. Trong bối cảnh tình hình sau ngày quê hương được hoàn toàn giải phóng, thuận lợi và khó khăn đan xen, có nhiều thử thách đặt ra, Chi bộ xã Lộc Tụ xác định nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là tập trung lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể và nhân dân trong xã khẩn trương khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định cuộc sống, bảo vệ những thành quả giành được trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Một trong những việc làm quan trọng đầu tiên của chi bộ là tổ chức cho nhân dân học tập tốt 10 chính sách của Chính phủ Cách mạng lâm thời và 6 thông báo của Ủy ban Nhân dân Cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế; phổ biến đường lối, 209
- chủ trương của Đảng, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, tập trung vào các vấn đề giữ gìn an ninh trật tự, thu giữ vũ khí, thu hồi và quản lý các cơ quan, công sở của chế độ cũ, ghi báo nhân viên ngụy quân, ngụy quyền trình diện. Chi bộ lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể tổ chức tốt việc đưa người dân (chủ yếu thuộc 4 thôn vùng giải phóng thuộc xã Lộc Vĩnh) trở về làng cũ. Trong hoàn cảnh thiếu thốn mọi bề, từ nguyên liệu xây dựng nhà cửa đến đồ dùng trong gia đình, từ lương thực thực phẩm đến các thứ cần thiết hằng ngày khác… chính quyền địa phương đã đề nghị và được sự đồng ý của huyện, thực hiện trợ cấp lương thực (gạo và lúa), giúp bà con nhân dân nhanh chóng ổn định nơi ăn chốn ở và tiến hành ngay các hoạt động sản xuất. Góp phần giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, chính quyền xã cũng đã giúp đỡ, kịp thời giải quyết các thủ tục giấy tờ, tạo điều kiện cho các gia đình có quê quán ở Lộc Tụ hồi cư, trở về quê cũ, có được chỗ ở và điều kiện làm ăn sinh sống. Trên địa bàn xã Lộc Tụ có nhiều cơ quan, công sở kho tàng của Mỹ - ngụy để lại. Những cơ sở này nhanh chóng được kiểm định, đánh giá, phân loại và tùy theo tình hình cụ thể có thể trưng dụng phục vụ cho những nhu cầu hoạt động ở địa phương của huyện và xã. Chính quyền cách mạng xã Lộc Tụ phối hợp với các ban ngành chức năng của huyện Phú Lộc khẩn trương triển khai công tác tiếp quản trên địa bàn. Chính quyền, công an và xã đội vận động, tổ chức, bảo vệ an toàn tính mạng cho binh sĩ ngụy quân, ngụy quyền, những đối tượng tham gia các tổ chức chính trị phản động ra trình diện, khai báo, nộp vũ khí, các phương tiện hoạt 210
- động trong chiến tranh. Số bị cưỡng bức đi lính, làm tay sai cho chế độ cũ được chính quyền cách mạng tổ chức cho học tập, cải tạo tại chỗ. Số đối tượng khác được đưa đi học tập, cải tạo tập trung theo quy định của chính quyền cách mạng. Các gia đình có con em tham gia chính quyền cũ được vận động, cảm hóa để sớm ổn định về tinh thần, nhanh chóng hòa nhập với xã hội. Các phần tử có biểu hiện chống đối nhanh chóng bị trấn áp. Cùng với viêc kiện toàn bộ máy chính quyền cơ sở, Ban Chỉ huy quân sự xã được thành lập. Đồng chí Nguyễn Ngọc Nhĩ được phân công làm Xã đội trưởng kiêm Trưởng Ban chỉ đạo tháo gỡ bom mìn xã. Theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, xã Lộc Tụ nhanh chóng xây dựng một Trung đội du kích, trang bị súng đạn đầy đủ để làm nhiệm vụ bảo vệ chính quyền cách mạng. Xã đội tăng cường giáo dục du kích nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ thôn, xã; tổ chức học tập và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thôn, đội nhằm nâng cao chất lượng chính trị. Du kích xã và thôn tăng cường tuần tra thôn xóm nhằm ngăn chặn kịp thời nạn cắp vặt, bảo vệ trật tự thôn xóm. Ngay trong năm 1976, đại diện cho Ban Chỉ huy quân sự xã Lộc Tụ đã tham gia lớp bồi dưỡng cán bộ các cấp đầu tiên do Ủy ban Nhân dân Cách mạng huyện Phú Lộc tổ chức về kế hoạch đăng ký nghĩa vụ quân sự và tuyển quân cho đợt năm 1977; đồng thời, thực hiện thống kê quản lý quân dự bị từ hạng 1 đến hạng 2. Phụ trách công an xã sau ngày giải phóng đầu tiên là đồng chí đảng viên Trần Xuân Hào. Chi bộ xã Lộc Tụ đã lãnh đạo chính quyền tổ chức xây dựng mạng lưới công an 211
- viên ở các thôn xóm, có trách nhiệm theo dõi và chú ý đối tượng là thanh viên các đảng phái phản động, có âm mưu và hành động chống phá chính quyền cách mạng. Mạng lưới công an viên sau đó tiếp tục được mở rộng ra các đoàn thể quần chúng. Các nòng cốt được bố trí theo dõi đối tượng nghi vấn; truy bắt số không chấp hành để đưa đi cải tạo, đồng thời có biện pháp giáo dục, cải tạo các đối tượng biết ăn năn hối cải đã được trả quyền công dân về địa phương. Ngày 7 - 5 - 1975, phân đội an ninh vũ trang Cửa Kiếng (phân đội 56, tiền thân của đồn biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây) thuộc Ban An ninh vũ trang tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập, đóng tại thôn Bình An, xã Lộc Tụ. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, an ninh vũ trang Thừa Thiên Huế chỉ có một số đơn vị, gồm đội công tác cơ sở và tiểu đoàn trinh sát vũ trang thành phố Huế làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban Nhân dân Cách mạng, Đảng ủy miền Tây…, bám dân, bám đất, diệt ác phá kìm. Sau khi tiếp quản, an ninh vũ trang Thừa Thiên Huế được bố trí đóng trụ sở tại Ty Sắc tộc ngụy ( số 7 Điện Biên Phủ) và đưa 5 phân đội an ninh vũ trang về tiếp quản tuyến biên phòng biển(1). Phân đội An ninh vũ trang Cửa Kiếng có 37 đồng chí, 1 Chi bộ Đảng với 20 đảng viên và 1 chi đoàn có 17 đoàn viên. Cấp ủy đầu tiên là đồng chí: Hoàng Đoàn, Phan Xuê và Bùi Hồng mới. Từ tháng 6 - 1976, phân đội an ninh vũ trang Cửa Kiếng đổi phiên hiệu thành đồn công an nhân (1) Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, Biên niên sử đồn biên phòng của khẩu cảng Chân Mây, 1975 - 2017, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế 2017, tr.19. 212
- dân vũ trang Cửa Kiếng và dời vị trí đóng đồn lên thôn Cảnh Dương thuộc xã Lộc Tụ, phụ trách 11 thôn: Phú Gia, Thọ Sơn, Trung Kiền, Thủy Tụ, Thủy Dương, Phước An, Phước Lộc, Phú Hải, Bình An, Đông An, Cảnh Dương. Từ tháng 11 -1979, đồn công an nhân dân vũ trang Cửa Kiếng đổi phiên hiệu thành đồn biên phòng Cửa Kiếng thuộc Ban Biên phòng Huyện đội Phú Lộc(1). Chỉ trong thời gian ngắn sau khi ra đời, đơn vị đã lập được danh sách kiểm danh, kiểm diện, phân hệ, xếp loại được hơn 1.000 đối tượng và đã tổ chức cho một số ngụy quân, ngụy quyền, các đảng phái học tập chủ trương, chính sách 12 điểm, 6 thông cáo của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và một số chủ trương, chính sách của Đảng, nội quy, quy ước địa phương. Kết quả, đợt đầu có 922 người ra khai báo, trình diện, gồm: 699 ngụy quân, 108 ngụy quyền, 86 thành viên các đảng phái phản động, 29 người ở các tổ chức hoạt động bí mật, gián điệp, tình báo của địch. Đầu năm 1976, một số ngụy quân, ngụy quyền từ các tỉnh, thành phố khác ở miền Nam liên tục kéo về quê; trong đó, có 129 binh sĩ, 213 hạ sĩ quan, 7 sĩ quan và 63 cảnh sát dã chiến, cảnh sát đặc biệt, cảnh sát thường, cán bộ bình định, mật báo, cộng tác viên, thám sát…(2). Phối hợp với phân đội an ninh vũ trang Cửa Kiếng, xã Lộc Tụ phát động phong trào “ba tốt”, gồm: Bảo vệ vững (1) Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, Biên niên sử đồn biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây, 1975 - 2017, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế 2017, tr.20. (2) Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, Biên niên sử đồn biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây, 1975 - 2017, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế 2017, tr.20. 213
- chắc an ninh chính trị tốt; giữ gìn trật tự trị an khu vực biên phòng tốt; mỗi công dân chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tốt. Phong trào “ba tốt” gắn chặt với phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương. Qua phong trào thi đua, qua công tác giáo dục cải tạo, quản lý của chính quyền và nhân dân, số người lầm lỗi có tội với nhân dân đã được thấy chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, của Nhà nước. Các thôn Cảnh Dương, Bình An, Phú Hải là những đơn vị có phong trào quần chúng nhân dân tham gia đông đảo và có hiệu quả. Tháng 5 - 1977, chính quyền và nhân dân xã Lộc Tụ đã phát hiện và đập tan mạng lưới tổ chức cơ sở chân rết tại địa phương của tổ chức phản động “Mặt trận Phục quốc”. Nguyễn Nhân Minh (Quận phó tự xưng Nam - Phú - Vinh, gồm Nam Đông, Phú Lộc và Vinh Lộc), Hoàng Như Ngô (Xã trưởng Lộc Tụ tự xưng), Hồ Công Ngọc (Xã phó phụ trách an ninh tự xưng) cùng một số tên trong tổ chức “Mặt trận Phục quốc” ở Lộc Tụ đã nhanh chóng bị chính quyền và nhân dân phát hiện và bắt giữ, góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị địa phương. Nhiều vụ trộm cắp tham ô cũng kịp thời được phát hiện và xử lý. Tình hình an ninh trật tự được bảo đảm. Thực hiện chủ trương của Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Huyện ủy và Ủy ban Nhân dân Cách mạng huyện Phú Lộc phát động chiến dịch tháo gỡ bom mìn để giải phóng đất đai phục vụ nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân. Tư tưởng chỉ đạo là “Giải phóng đất đai, bảo toàn tính mạng của cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tháo gỡ bom mìn”. Phối hợp với các lực lượng của huyện, xã Lộc 214
- Tụ đã tổ chức lực lượng và thành lập Ban Chỉ đạo tháo gỡ bom mìn xã do đồng chí Xã đội trưởng Nguyễn Ngọc Nhĩ làm Trưởng ban. Kết quả, chỉ trong vòng 5 tháng, từ tháng 3 đến tháng 8 - 1975, xã Lộc Tụ đã cơ bản hoàn thành tháo gỡ bom mìn, giải phóng đất đai, ổn định sản xuất và đời sống. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, bà con nhân dân trong xã đã tiến hành khai hoang, phục hóa, trồng rau màu chống đói; đồng thời, tiến hành phát quang, đào giếng, đắp lại cầu đường. Ngay trong vụ Đông xuân 1975 - 1976, toàn xã phục hóa được 410 ha, chiếm 40% diện tích bỏ hoang trong chiến tranh. Để tạo điều kiện cho nhân dân ổn định đời sống, đẩy mạnh sản xuất, chính quyền địa phương đã tổ chức triển khai các hoạt động trợ cấp lương thực của Chính phủ, bình quân 1 tạ gạo/hộ gia đình nông dân và bình quân 2 tạ/hộ gia đình ngư dân, cho nhân dân vay tiền để sắm nông cụ, ngư cụ, trâu bò, thuyền lưới, giống má… Đi đôi với khôi phục và mở rộng diện tích canh tác, thực hiện cải tạo đồng ruộng theo hướng thau chua rửa mặn, chủ động nguồn nước tưới tiêu, trong năm 1975, chi bộ lãnh đạo chính quyền huy động toàn dân triển khai công tác thủy lợi. Toàn xã đã đóng góp 3.400 ngày công để củng cố, làm mới các đường giao thông, đắp đê ngăn mặn, ngăn úng. Trong công tác này, huyện hỗ trợ một phần chi phí và nhân công, còn lại là sự đóng góp của nhân dân, thực hiện phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tháng 1 - 1976, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, xã Lộc Tụ tiến hành điều chỉnh ruộng đất, xóa bỏ triệt để tàn tích chiếm lĩnh ruộng đất của chính quyền ngụy cũ. 215
- Xã đã tịch thu ruộng của bọn Việt gian, ác ôn chia cho nông dân thiếu ruộng, thực hiện ước mơ của nông dân “Người cày có ruộng”. Đảng ủy và chính quyền xã cũng đã đề nghị tịch thu 2 cơ sở và nhà máy xay xát của Bùi Mậu, Xã trưởng ngụy và tịch thu 16 mẫu ruộng, 1 máy xay gạo của Hứa Đình Đệ, một tên đầu hàng phản bội, Việt gian ác ôn và địa chủ bóc lột. Sự quan tâm của Đảng và chính quyền đã làm cho nông dân phấn khởi, hăng hái vươn lên phục hóa, khai hoang diện tích còn lại. Ngay sau ngày giải phóng 1975, người dân Lộc Tụ từ các nơi chuyển về quê cũ .Cũng trong thời điểm này, xã Lộc Tụ đã triển khai thực hiện cuộc vận động đưa bà con nông dân ở địa phương vào con đường làm ăn tập thể dưới hình thức các tổ vần công, đổi công. Các tổ vần công được hình thành trên cơ sở thuận cư và thuận canh. Toàn xã Lộc Tụ có 35 tổ vần công, đổi công. Riêng các thôn ở địa bàn xã Lộc Vĩnh nay có 20 tổ. Mỗi tổ vần công có từ 20 - 30 hộ gia đình và được điều hành bởi các tổ trưởng và tổ phó, không hưởng bất kỳ chế độ trợ cấp nào. Các thành viên trong tổ tương hỗ, đổi công, giúp đỡ nhau trong quá trình tổ chức sản xuất. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, thực hiện cuộc vận động chính trị lớn của Đảng và Nhà nước, từ tháng 10 - 1976, Chi bộ xã Lộc Tụ tiếp tục lãnh đạo đưa các tổ đổi công, vần công lên các tập đoàn sản xuất. Kết quả, với tinh thần tự giác và tự nguyện rất cao của nông dân, cuối năm 1977, toàn xã Lộc Tụ đã xây dựng được 32 tập đoàn sản xuất, trong đó có 9 tập đoàn có biển. Các tập đoàn sản xuất có quy mô tương đương 3 tổ vần công gộp lại, hình thành theo khu vực địa giới hành chính, 216
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Cúc Đường (1946-2014): Phần 1
94 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947-2022): Phần 1
131 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đồng Thịnh (1946-2015): Phần 2
184 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phú Tiến (1946-2015): Phần 2
162 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bộc Nhiêu (1946-2015): Phần 2
168 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Phương (1947-2014): Phần 2
164 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đào Xá (1953-2018): Phần 2
130 p | 2 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Thượng Nung (1947-2020): Phần 1
50 p | 3 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Điềm Mặc (1946-2015): Phần 2
183 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Liên Minh (1937-2015): Phần 1
116 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lâu Thượng (1939-2014): Phần 2
81 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phương Giao (1946-2014): Phần 2
76 p | 8 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Cây Gáo (1975-2015): Phần 1
97 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bình Long (1946-2014): Phần 1
126 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947-2022): Phần 2
163 p | 3 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Chiềng Bằng (1945-2015): Phần 1
78 p | 9 | 1
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đào Xá (1953-2018): Phần 1
150 p | 6 | 1
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Vũ Chấn (1947-2014): Phần 2
146 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn