Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lý Quốc (1947-2022): Phần 2
lượt xem 0
download
Nội dung cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ xã Lý Quốc (1947-2022)" do NXB Lao Động xuất bản, ghi lại những đóng góp to lớn của nhân dân và các lực lượng vũ trang địa phương trên địa bàn xã Lý Quốc vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc trong các thời kỳ tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lý Quốc (1947-2022): Phần 2
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ LÝ QUỐC - 97 - Chương III ĐẢNG BỘ XÃ LÝ QUỐC LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 - 1986) I. Lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội góp phần bảo vệ biên giới Tổ quốc (1975 - 1980) Đại thắng Mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và xóa bỏ ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mĩ, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Thắng lợi vĩ đại đó mở ra thời kì mới, thời kì đất nước độc lập, thống nhất và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tháng 9/1975, Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) đề ra Nghị quyết nêu rõ nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là hoàn thành sự nghiệp thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Miền Bắc tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; miền Nam đồng thời tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để xây dựng và phát triển đất nước, nhiệm vụ cấp bách trước hết phải thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội cả nước được diễn ra, đây là đợt sinh hoạt chính trị lớn của toàn đảng và toàn dân.
- - 98 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ LÝ QUỐC (1947 - 2022) Đảng ta xác định cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất lần này quan hệ đến việc thành lập và củng cố Nhà nước, quyết định đối với việc thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Do đó, để cuộc bầu cử đạt kết quả tốt, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng phải hết sức coi trọng việc lãnh đạo Tổng tuyển cử. Trên tinh thần Chỉ thị số 228-CT/TW, ngày 03/01/1976 của Bộ Chính trị về việc lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước; sự chỉ đạo của Huyện ủy, Đảng bộ Lý Quốc tuyên truyền, tổ chức cho nhân dân thực hiện quyền công dân, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Quốc hội nước Việt Nam thống nhất (khóa IV), tháng 7/1976 họp phiên đầu tiên, quyết định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, đổi tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ủy ban hành chính các cấp đổi thành Ủy ban nhân dân các cấp. Theo đó, Ủy ban Hành chính xã Lý Quốc được đổi thành Ủy ban nhân dân xã Lý Quốc. Thực hiện Quyết định của Quốc hội, tháng 12/1975 Cao Bằng hợp nhất với Lạng Sơn thành tỉnh Cao Lạng, từ đây xã Lý Quốc cũng như các xã thuộc tỉnh Cao Bằng cũ là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Cao Lạng. Từ ngày 31/3 đến 08/4/1977 Đại hội đại biểu tỉnh Cao Lạng lần thứ I được triệu tập. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ trong giai đoạn mới là: Tập trung chỉ đạo củng cố lại quan hệ sản xuất, điều chỉnh quy mô hợp tác xã để phù hợp với điều kiện miền núi, biên giới, phù hợp với trình độ quản lí cán bộ. Trước hết là phải xây dựng tốt cơ sở vật chất, bước đầu đổi mới bộ mặt nông thôn với những ngành nghề chủ yếu là nông -
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ LÝ QUỐC - 99 - lâm - công nghiệp, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ sản xuất1. Đại hội đề ra Kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 và chia Cao Bằng thành 4 vùng kinh tế, trong đó các xã thuộc huyện Hạ Lang cũ, bao gồm xã Lý Quốc thuộc vùng II, trồng lúa, ngô, đỗ tương và chăn nuôi bò. Trên cơ sở chủ trương của Tỉnh ủy Cao Lạng, Huyện ủy Trùng Khánh, Đảng bộ xã Lý Quốc căn cứ điều kiện thực tiễn của xã, tích cực lãnh đạo nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong sản xuất nông nghiệp, theo sự phân chia vùng kinh tế của tỉnh, xã Lý Quốc nằm ở vùng II, vùng kinh tế nông nghiệp chủ yếu trồng lúa, ngô, đỗ tương và chăn nuôi bò. Trên cơ sở đó, cấp ủy chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế theo hướng phát huy thế mạnh của địa phương là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện kĩ thuật còn hạn chế, sản xuất chủ yếu bằng lao động thủ công, việc tổ chức và quản lí lao động có ý nghĩa quan trọng. Do đó, để đẩy mạnh sản xuất, Đảng ủy chỉ đạo các hợp tác xã phải tổ chức lại lao động theo hướng mở rộng sự phân công lao động, từng bước phân công xã viên theo từng tổ, phục vụ theo đầu công việc, nhằm tận dụng và phát huy mạnh mẽ mọi khả năng lao động để tăng thêm diện tích cây trồng, phát triển chăn nuôi, thực hiện thâm canh, tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. Đồng thời, ban quản lí hợp tác xã luôn nâng cao việc tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động trong hợp tác xã. Nhờ đó, các tổ lao động luôn phát huy 1 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hạ Lang, Lịch sử Đảng bộ huyện Hạ Lang (1930 - 2015), Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.168.
- - 100 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ LÝ QUỐC (1947 - 2022) tinh thần nỗ lực, hăng hái lao động, phát triển kinh tế. Xã Lý Quốc thực hiện phương châm cấy lúa trên chân ruộng một vụ nước và một vụ khô kết hợp với biện pháp thâm canh, xen canh, tăng vụ. Đảng bộ và Ủy ban nhân dân xã Lý Quốc chỉ đạo nhân dân tích cực thi đua sản xuất với khẩu hiệu “Người nào cũng là lương thực, ở đâu cũng làm lương thực”. Trong hai năm 1977 - 1978, hạn hán kéo dài gây khó khăn cho hoạt động sản xuất. Trước tình hình đó, Đảng ủy chỉ đạo tổ chức đẩy mạnh phong trào làm thủy lợi, đồng thời hướng dẫn nhân dân gặt xong tiến hành cày ải sớm. Đối với những diện tích lúa thiếu nước, xã khuyến khích nhân dân chủ động chuyển sang trồng màu. Nhân dân xã Lý Quốc kết hợp chú trọng các khâu về giống, thủy lợi, phân bón trong sản xuất, mặt khác tích cực khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích trồng ngô, các loại rau màu để tăng thêm nguồn lương thực. Các hợp tác xã đẩy mạnh trồng cây đỗ tương, là loại công nghiệp ngắn ngày cho năng suất cao. Chăn nuôi mà chủ yếu là nuôi bò, gà, vịt tiếp tục được cấp ủy chú trọng chỉ đạo thực hiện trong nhân dân. Đảng ủy và chính quyền địa phương chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo hướng khuyến khích gia đình, coi trọng chăn nuôi tập thể. Trong chăn nuôi, nhân dân xã Lý Quốc ngày càng chú trọng khâu chăm sóc vật nuôi, đảm bảo chuồng trại, nguồn thức ăn dự trữ vào mùa đông. Nhờ đó, sản xuất lúa, ngô, đỗ tương, các loại rau màu và chăn nuôi tiếp tục phát triển ở địa phương. Tuy nhiên, Lý Quốc cũng như một số địa phương khác của huyện Trùng Khánh, chưa chú trọng đúng mức đến các cây lương thực
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ LÝ QUỐC - 101 - có củ như khoai lang, sắn, dong riềng và các biện pháp thâm canh cho từng loại cây. Phát triển hệ thống giao thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện mục tiêu thúc đẩy sản xuất, từng bước xây dựng một bước cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, đảm bảo đời sống nhân dân. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, năm 1976 - 1977, phong trào làm đường giao thông phát triển mạnh trong toàn tỉnh Cao Lạng. Được sự đầu tư của Tỉnh ủy, sự quan tâm của Huyện ủy và Đảng ủy xã Lý Quốc, trong những năm 1976 - 1978, giao thông ở địa phương được nâng cấp thêm về hệ thống đường liên thôn xóm, liên xã. Đặc biệt tuyến đường từ Bằng Ca qua hang Ngườm Bang đi Hạ Lang tiếp tục được mở rộng. Nhờ đó, việc lưu thông trong nhân dân được thuận lợi hơn, góp phần thúc đẩy sản xuất và nâng cao đời sống người dân. Khi tình hình biên giới trở nên căng thẳng, dưới sự chỉ đạo của chính quyền xã, con em Lý Quốc hăng hái tham gia lực lượng dân công làm các tuyến đường biên giới tại các huyện Trùng Khánh và Thạch An. Song song với phát triển kinh tế, Đảng bộ Lý Quốc chú trọng chỉ đạo phát triển văn hóa - xã hội. Cơ sở vật chất các trường học được củng cố và nâng cấp nhằm đảm bảo cho hoạt động dạy và học ở địa phương. Đảng ủy và chính quyền địa phương thường xuyên tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên được tham gia lớp học bồi dưỡng về nghiệp vụ do huyện tổ chức, chất lượng đội ngũ ngày càng nâng cao. Bên cạnh những thành tích đạt được, nhìn chung trong giai đoạn (1975 - 1980), tình hình
- - 102 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ LÝ QUỐC (1947 - 2022) giáo dục ở địa phương vẫn gặp một số khó khăn về số lượng đội ngũ giáo viên, thiếu thốn về cơ sở vật chất phục vụ dạy học. Tháng 9/1978, trường Cấp III Bằng Ca được thành lập. Mặc dù cơ sở vật chất trường, lớp chủ yếu bằng tranh tre, vách đất; cấp học mới chỉ đào tạo một lớp là lớp 8 (tương đương với lớp 10 nay) song sự thành lập trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho con em đồng bào các dân tộc trong vùng theo học, trong đó có sự tham gia của con em Lý Quốc. Đến năm học 1980 - 1981, trường Cấp III Bằng Ca được chuyển từ Bản Thuộc (xã Thắng Lợi) đến địa điểm xóm Bang Dưới (xã Lý Quốc) và đã hoàn thiện được cấp học gồm 3 lớp (8, 9, 10), hiệu trưởng là thầy Quốc Văn Ngọc. Về văn hóa, tiếp tục quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 214- CT/TW (01/1975) của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về việc thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, ngày giỗ, ngày hội”, cấp ủy chỉ đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể của quần chúng đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền, tổ chức, hướng dẫn nhân dân các dân tộc ở địa phương cùng đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa mới. Các nội dung thực hành tiết kiệm, tránh ăn uống lãng phí trong lễ tết, cưới xin, ma chay; kết hợp phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và đấu tranh loại bỏ các yếu tố không còn phù hợp tiếp tục được phát động thực hiện trong cộng đồng các thôn bản ở địa phương. Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng được phát huy, đặc biệt chú trọng kế thừa vốn văn hóa, văn nghệ dân gian nhằm động viên quần chúng nhân dân hăng say lao động, xây dựng kinh tế. Công tác xây dựng Đảng và củng cố chính quyền đạt được những kết quả tích cực. Thực hiện Thông tri số 22-TT/TW (năm
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ LÝ QUỐC - 103 - 1977) của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường chỉ đạo việc đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tư cách đảng viên. Ngày 03/02/1978, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 13 về việc tiến hành đợt sinh hoạt chính trị xây dựng Đảng nhằm nâng cao hơn nữa tổ chức cơ sở Đảng, chất lượng đội ngũ đảng viên về mọi mặt. Thực hiện theo Thông tri của Ban Bí thư và chủ trương của Tỉnh ủy, Huyện ủy, Đảng bộ Lý Quốc đã chỉ đạo các đợt sinh hoạt chính trị xây dựng Đảng. Công tác tự phê bình và phê bình được quán triệt thực hiện ở mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là trong tình hình biên giới diễn biến căng thẳng. Nhờ đó, tổ chức cơ sở Đảng được củng cố, chất lượng đảng viên trong toàn Đảng bộ được nâng cao, góp phần quan trọng trong công tác chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Trùng Khánh, đội ngũ cấp ủy của Đảng bộ xã Lý Quốc giai đoạn 1976 - 1980 tiếp tục được kiện toàn. Theo đó, các đồng chí Mã Trung Tín, Triệu Văn Khí, Mã Đạo Quang được giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã. Bên cạnh công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ luôn quan tâm đến củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng. Thực hiện Nghị quyết số 33/CP (ngày 04/02/1978) của Hội đồng Chính phủ và Thông báo số 04-TB/TW ngày 24/01/1979 của Bộ Chính trị về việc bổ sung quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, xã trong lĩnh vực quản lí kinh tế. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã Lý Quốc đã tích cực đề xuất các giải pháp nhằm củng cố hợp tác xã, phát triển sản xuất, vận động nhân dân tích cực sản xuất. Trong những năm từ 1975 - 1981, Ủy ban nhân
- - 104 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ LÝ QUỐC (1947 - 2022) dân xã Lý Quốc do các đồng chí Mã Văn Chíu, Hoàng Văn Chúng giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Để huy động sức mạnh của quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương giai đoạn (1975 - 1980), dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy xã Lý Quốc, các tổ chức quần chúng đã phát động phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân. Đoàn Thanh niên xã đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền, giáo dục lực lượng tuổi trẻ đi đầu trong các phong trào “Sống chiến đấu, lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại”, “tình nguyện vượt mức Kế hoạch Nhà nước”, phong trào 3 xung kích, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hội Liên hiệp Phụ nữ động viên hội viên phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, hăng hái tham gia “Phong trào phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”. Trong lúc nhân dân ta đang tập trung xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, các thế lực thù địch cấu kết với bọn phản động trong nước ra sức chống phá cách mạng Việt Nam. Ở biên giới phía Bắc, Trung Quốc có những hành động khiêu khích, xâm lấn và cô lập Việt Nam. Cuối tháng 01 đến đầu tháng 02/1979, tại biên giới các xã thuộc Hạ Lang trước đây bao gồm cả địa bàn Lý Quốc, phía Trung Quốc đã nhiều lần tung thám báo vào khu vực nội địa của nước ta để thu thập thông tin, đồng thời cho quân vượt biên tập kích chốt của quân và dân ta, điển hình là cuộc tập kích vào Trạm kiểm soát biên phòng Thị Hoa, khu vực mốc 32 gây thiệt hại về người và tài sản. Trước tình hình đó, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh, Đảng
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ LÝ QUỐC - 105 - bộ và chính quyền xã Lý Quốc chỉ đạo khẩn trương củng cố lại lực lượng quân sự của xã. Lực lượng vũ trang của xã ngày càng được tăng cường về số lượng và chất lượng. Các đợt huấn luyện, diễn tập cho lực lượng dân quân tự vệ được tổ chức nhằm nâng cao trình độ về kĩ thuật tác chiến, sẵn sàng chiến đấu. Rạng sáng ngày 17/02/1979 quân Trung Quốc tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta, tại Cao Bằng, mặc dù Lý Quốc và một số xã lân cận không phải là hướng chính tấn công của chúng song quân Trung Quốc tiến hành tấn công chiếm các điểm cao trong khu vực biên giới, pháo của chúng tấn công vào đồn biên phòng Thị Hoa, Lý Vạn. Trước tình hình đó, quân và dân Lý Quốc đã cùng với nhân dân các vùng lân cận kiên cường, anh dũng chống lại các đợt tấn công của chúng nhằm bảo vệ biên giới của Tổ quốc. Tháng 3/1979 khi quân Trung Quốc rút lui về nước, dân quân xã đã tham gia phối hợp với bộ đội chiến sĩ đồn biên phòng và nhân dân các xã tiến hành phục kích, chặn đánh trên đường rút lui của quân địch. Trong cuộc chiến tranh Biên giới năm 1979, có hơn 100 người dân địa phương tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên chiến trường, trong đó có 7 người con của xã Lý Quốc đã anh dũng hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Biên giới Tổ quốc1. 1 Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng, Quyển III, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.78. Liệt sĩ: Mông Văn Cao (Khưa Thoang (Lũng Thoang cũ)), Lương Văn Tạ (Nặm Tốc cũ), Thẩm Văn Quản (Hợp Nhất (Bang Trên cũ)), Đường Văn Đức (Nặm Tốc cũ), Lý Văn Tào (Khưa Thoang (Khưa Khoang cũ)), Tô Văn Lợi (Khưa Thoang (Khưa Khoang cũ)), Bế Văn Chu (Khưa Thoang (Khưa Khoang cũ)).
- - 106 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ LÝ QUỐC (1947 - 2022) Sau khi quân Trung Quốc rút khỏi biên giới phía Bắc nước ta, Đảng ủy chỉ đạo nhân dân, ổn định mọi mặt tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, thực hiện công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Mặt khác, công tác chỉ đạo phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tăng cường an ninh biên giới được phát động sâu rộng trong toàn dân. Cán bộ xã tích cực tiến hành tuyên truyền, giáo dục nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác đối với những hành động xuyên tạc của kẻ thù, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và hăng hái tham gia lực lượng vũ trang nhằm bảo vệ quê hương, bảo vệ Tổ quốc. Nhờ đó, sau chiến tranh biên giới, công tác an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, các lực lượng dân quân tự vệ gồm dân quân tại chỗ, dân quân cơ động, dân quân tập trung được củng cố vững chắc. Xã có tổng số dân quân là 170 người, trong đó trung đội dân quân tập trung có 22 người; vũ khí được trang bị là 77 khẩu súng1. Với quyết tâm khắc phục khó khăn, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân xã Lý Quốc đã đạt được một số thành tựu nhất định trong phong trào thi đua thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ hai (1976 - 1980). Những kết quả đạt được của đồng bào các dân tộc ở Lý Quốc đã góp phần cùng cả nước giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. Lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân (1981 - 1986) Theo Quyết định số 245/CP ngày 10/6/1981 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ), xã Đồng Loan, huyện Trùng 1Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng, Quyển III, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.77.
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ LÝ QUỐC - 107 - Khánh được thành lập trên cơ sở sáp nhập các xóm của xã Lý Quốc, xã Minh Long và xã Thắng Lợi. Trong đó, các xóm Lý Quốc cắt về thuộc xã Đồng Loan bao gồm: Lũng Nặm, Lũng Rúm, Lũng Phục, Lũng Cúng, Lũng Búa, Lũng Mán. Đồng thời, theo Quyết định của Hội đồng Chính phủ, các xóm Lý Vạn, Lũng Pấu, Khỉ Cháo, Nặm Tốc của xã Minh Long sáp nhập vào xã Lý Quốc. Ngày 01/9/1981, theo Quyết định số 44-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, huyện Hạ Lang được tái thành lập, trên cơ sở tách các xã của huyện Trùng Khánh và huyện Quảng Hòa. Theo đó, xã Lý Quốc từ năm 1981 trở đi trực thuộc huyện Hạ Lang. Trước tình hình về sự biến động đơn vị hành chính, Đảng bộ chỉ đạo chính quyền, các đoàn thể quần chúng giúp đỡ nhân dân các xóm nhất là những xóm mới sáp nhập vào xã ổn định đời sống, để tiếp tục đẩy mạnh sản xuất1. Quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (ngày 27 - 31/3/1982), dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy, Đảng ủy xã Lý Quốc xác định nhiệm vụ của Đảng bộ và nhân dân Lý Quốc thực hiện Kế hoạch 5 năm (1981 - 1986), với nhiệm vụ cụ thể tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm trong nhân dân, từng bước có tích lũy để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc biên giới Tổ quốc. Bước vào thực hiện Kế hoạch 5 năm (1981 - 1986), đồng bào cả nước nói chung và nhân dân Lý Quốc nói riêng gặp một 1 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hạ Lang, Lịch sử Đảng bộ huyện Hạ Lang (1930 - 2015), Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.178-179.
- - 108 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ LÝ QUỐC (1947 - 2022) số khó khăn về kinh tế - xã hội. Kinh tế kém phát triển, lạm phát; thời tiết có những diễn biến thất thường, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất. Đặc biệt, phía Trung Quốc tập trung phá hoại về chính trị, văn hóa, kinh tế dọc biên giới Hạ Lang. Chúng tung biệt kích vào sâu trong nội địa nước ta để do thám tình hình, giết hại dân thường và bộ đội; sử dụng chiêu bài chiến tranh tâm lí để mua chuộc dụ dỗ cán bộ và nhân dân, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong bối cảnh chung đó, đời sống nhân dân xã Lý Quốc rơi vào cảnh thiếu thốn về nhiều mặt. Để khắc phục những khó khăn, chỉ đạo nhân dân tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương giai đoạn (1981 - 1986), nhiệm vụ trước tiên được Đảng ủy đề ra là tăng cường hoạt động an ninh trên địa bàn xã. Nội dung tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác trước mọi âm mưu của kẻ địch cho cán bộ và quần chúng nhân dân được tổ chức thực hiện trong các thôn xóm. Đồng thời, tăng cường xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân, củng cố và phát triển dân quân tự vệ. Toàn dân luôn trong tâm thế nâng cao cảnh giác, đảm bảo an ninh làng xóm vừa tích cực sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp, ngày 13/01/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 100-CT/BT “về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp”. Chỉ thị số 100-CT/TW được coi là bước đột phá đầu tiên vào mô hình tập thể hóa nông nghiệp, quan hệ giữa hợp tác xã với các gia đình xã viên có sự biến đổi. Theo cơ chế khoán 100, lợi ích của người lao động
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ LÝ QUỐC - 109 - không phụ thuộc hoàn toàn vào công điểm như trước mà còn phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất, với phần sản phẩm vượt khoán. Chỉ thị số 100-CT/TW đã tạo điều kiện cho người nông dân bước đầu giành được một phần quyền chủ động trong sản xuất nông nghiệp, gắn lao động với kết quả cuối cùng, làm cho người nông dân quan tâm hơn đến sản xuất. Quán triệt tinh thần Chỉ thị số 100-CT/BT của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đảng ủy chỉ đạo chính quyền Lý Quốc phối hợp với các tổ chức quần chúng tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân hiểu rõ sự cần thiết và ý nghĩa của công tác khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm, người lao động. Trong các năm 1981 - 1983, tình hình hợp tác xã ở Lý Quốc nói riêng cũng như các xã trên địa bàn huyện có những diễn biến phức tạp, tỉ lệ hộ nông dân tham gia hợp tác có chiều hướng giảm dần, một số hộ dân có tư tưởng muốn xin ra khỏi hợp tác xã. Để giải quyết những khó khăn đó, ngày 15/02/1982 Ban Chấp hành Huyện ủy Hạ Lang đã ra Chỉ thị về việc củng cố hợp tác xã nông nghiệp. Thực hiện Chỉ thị của Huyện ủy, Đảng ủy xã Lý Quốc chỉ đạo công tác củng cố hợp tác xã về mọi mặt. Mặc dù, từng bước thúc đẩy được phong trào hợp tác xã nông nghiệp song tình hình hoạt động của các hợp tác xã ở Hạ Lang nói chung cho đến năm 1984 vẫn còn một số hạn chế nhất định. Trước tình hình đó, Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện ra Chỉ thị số 01/CT-HU ngày 04/01/1984 và Nghị quyết số 05/NQ-HU ngày 13/06/1984 của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc tăng cường củng cố hợp tác xã. Đảng ủy chỉ đạo Ban quản trị hợp tác xã tiến hành củng cố lại công tác quản lí, điều hành, phân chia
- - 110 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ LÝ QUỐC (1947 - 2022) sản phẩm trong hợp tác xã; động viên bà con xã viên yên tâm sản xuất. Nhờ đó, đến năm 1984, các hợp tác xã Bang Trên, Bang Dưới, Bằng Ca, Lũng Phiô, Khưa Khoang tiếp tục được củng cố, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất, đồng bào các dân tộc ở Lý Quốc khắc phục những khó khăn, tích cực mở rộng diện tích gieo trồng, thực hiện thâm canh tăng năng suất cây trồng. Chính quyền xã tăng cường chỉ đạo thực hiện phong trào làm giao thông và thủy lợi trên toàn xã. Hệ thống mương, phai được tu sửa và mở rộng. Đặc biệt, công trình thủy lợi Thôm Rao được hoàn thành góp phần đảm bảo nguồn nước tưới cho đồng ruộng. Nhờ đó, năng suất và sản lượng trong sản xuất tiếp tục được đảm bảo. Với sự nỗ lực của cán bộ, nhân dân Lý Quốc đã góp phần tạo nên những kết quả tích cực trong nông nghiệp của toàn huyện: Năm 1984, Hạ Lang là một trong những huyện đạt sản lượng lương thực quy ra thóc cao, vượt 643 tấn so với kế hoạch1. Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, xã chỉ đạo chú trọng công tác chăm sóc đàn nghé và trâu cái sau sinh. Số lượng và chất lượng đàn trâu có chiều hướng tăng. Chăn nuôi lợn, gà, vịt tiếp tục được duy trì ở phạm vi các hộ gia đình và tập thể. Về cơ bản, hoạt động chăn nuôi trong 5 năm (1981 - 1985) góp phần giải quyết nhu cầu thực phẩm cho nhân dân địa phương và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. 1Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1930 - 2020), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, 2020, tr.474.
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ LÝ QUỐC - 111 - Công tác trồng và bảo vệ rừng tiếp tục được Đảng ủy và Ủy ban nhân dân xã Lý Quốc đẩy mạnh chỉ đạo. Phong trào trồng cây gây rừng được thực hiện trong toàn dân từ bà con các thôn xóm đến đội ngũ giáo viên, học sinh của các trường học. Tuy nhiên, do nguồn giống cây con còn thiếu, thêm vào đó là việc chăm sóc cây sau khi trồng chưa được chú ý đúng mức nên hiệu quả chưa cao. Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn tồn tại trong nhân dân, ảnh hưởng đến công tác bảo vệ rừng trên địa bàn xã. Trong những năm 1981 - 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Lý Quốc đã tích cực tham gia nhiều ngày công phục vụ công tác làm đường, mở rộng hệ thống giao thông của tỉnh. Tháng 8/1982, cùng với một số tuyến đường trong huyện, đường xe ô tô Hạ Lang - Bằng Ca được khai thông, góp phần thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa phục vụ nhân dân trong huyện, trong đó bao gồm đồng bào các dân tộc Lý Quốc. Công tác phân phối lưu thông ở địa phương có một số chuyển biến tích cực. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Lý Quốc, hợp tác xã mua bán tích cực hoạt động, cung cấp nhu cầu thiết yếu phục vụ đời sống cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân và thu mua nông sản thực phẩm trong nhân dân làm nghĩa vụ đối với Nhà nước, tăng cường lưu thông hàng hóa phát triển sản xuất. Về giáo dục, cơ sở vật chất của nhà trường tiếp tục được nâng cấp với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm đảm bảo cho nhu cầu dạy học ở địa phương. Các bậc học mầm non, tiểu học và bậc trung học cơ sở tiếp tục được duy trì
- - 112 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ LÝ QUỐC (1947 - 2022) và củng cố. Mặc dù còn nhiều khó khăn song đội ngũ giáo viên luôn nỗ lực bám lớp, bám trường, vận động con em vùng sâu, vùng xa của xã đến tuổi đến trường tham gia học tập. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong những năm 1981 - 1986, tình trạng tái mù chữ xuất hiện trong một bộ phận nhân dân. Để giải quyết tồn tại đó, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân Lý Quốc đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác xóa mù chữ trong toàn xã, nhất là vào dịp hè. Công tác y tế được Đảng ủy, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn song Trạm Y tế xã làm tốt nhiệm vụ thăm khám và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Công tác vận động người dân ăn ở hợp vệ sinh được đẩy mạnh thực hiện với các giải pháp cụ thể, thiết thực. Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 25/10/1982 của Bộ chính trị về “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân kiên quyết đập tan kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ địch” và Nghị quyết số 02-NQ/TU của Tỉnh ủy về quyết tâm chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt, đặc biệt là ngăn chặn buôn bán hàng thẩm lậu qua biên giới, Đảng bộ Lý Quốc đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện công tác quốc phòng - an ninh địa phương. Phong trào an ninh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, phong trào “toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc” được thực hiện rộng rãi trên địa bàn xã. Đảng ủy chỉ đạo tổ chức giáo dục cho đảng viên, cán bộ và toàn dân đề cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ địch, chống chiến tranh tâm lí, tăng cường tuần tra cảnh giác kiểm tra những người lạ mặt, những hiện tượng
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ LÝ QUỐC - 113 - khả nghi; kịp thời ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực khác như rượu chè, cờ bạc, bói toán, trộm cắp. Thực hiện quản lý hộ khẩu, theo gia đình, thôn xóm, đoàn thể, xử lí ngay những hiện tượng càn quấy, tiêu cực trong xã hội, quán triệt đến từng gia đình, đơn vị, tổ chức đoàn thể và trường học; coi trọng việc giáo dục xây dựng phong cách sống, sinh hoạt lành mạnh, giản dị, cư xử có chừng mực trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Công tác giải quyết các vụ gây rối trị an, xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa được thực hiện nghiêm túc. Trong giai đoạn 1981 - 1986, nhiệm vụ động viên tuyển quân ở Lý Quốc được đảm bảo, hoàn thành chỉ tiêu cấp trên giao. Cùng với việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội, Đảng ủy xã Lý Quốc thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể. Đảng ủy Chỉ đạo mở các đợt sinh hoạt chính trị, học tập quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng, của Tỉnh ủy, Huyện ủy, từ đó góp phần nâng cao ý thức chính trị của cán bộ, đảng viên. Công tác phát triển Đảng được Đảng bộ quan tâm chỉ đạo thực hiện. Được sự giúp đỡ của Huyện ủy Hạ Lang, năm 1985 Đảng ủy đã cử các quần chúng ưu tú theo học lớp cảm tình đảng do Đảng bộ huyện mở cho 7 Đảng ủy cơ sở trong toàn huyện. Đến năm 1983, toàn Đảng bộ có 8 chi bộ Đảng trực thuộc là Bằng Ca, Khưa Khoang, Bản Sao, Lý Vạn, Bang Dưới, Bang Trên, Lũng Phiô, Quý Xuân. Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng ủy xã, các Chi bộ có nhiều cố gắng trong công tác lãnh đạo các hoạt động ở Chi bộ. Đồng thời, năm 1984, Ban Thường vụ Đảng ủy
- - 114 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ LÝ QUỐC (1947 - 2022) tiến hành họp xét đã đề nghị lên cấp trên xét cấp thẻ Đảng cho 10 đồng chí đảng viên trong Đảng bộ. Công tác kiện toàn đội ngũ lãnh đạo cũng được cấp ủy huyện quan tâm. Năm 1982, đồng chí Mã Văn Đường được Huyện ủy Hạ Lang chỉ định giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã Lý Quốc. Cán bộ chủ chốt xã Lý Quốc tích cực tham gia các đợt bồi dưỡng cán bộ chủ chốt xã do Huyện ủy mở, góp phần nâng cao lập trường tư tưởng và trình độ quản lí, điều hành của đội ngũ cán bộ xã. Trong những năm 1981 - 1986, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể Lý Quốc, công tác tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp được thực hiện có hiệu quả. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã trên cơ sở bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương để có các biện pháp tổ chức hoạt động phù hợp. Mặt trận Tổ quốc xã làm tốt vai trò giáo dục, động viên nhân dân thực hiện chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, luôn nêu cao phong trào đoàn kết các tầng lớp nhân dân. Đoàn Thanh niên đi đầu trong phong trào làm giao thông, thủy lợi và phân bón; chỉ đạo đội thiếu niên tham gia phong trào “kế hoạch nhỏ”, thu nhặt phế liệu, phế phẩm, bán lấy tiền và tiết kiệm tiền gây quỹ xây dựng khách sạn Khăn quàng đỏ của thiếu nhi cả nước. Với khẩu hiệu “đường biên thanh niên làm chủ”, Đoàn Thanh niên xã Lý Quốc tích cực phối hợp với Đoàn Thanh niên các xã vùng biên giới của huyện tiến hành làm đường biên, nhà kho bảo vệ khu vực biên giới. Hội Liên hiệp Phụ nữ với khẩu hiệu “giỏi việc nước đảm việc nhà”, tích cực
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ LÝ QUỐC - 115 - thi đua sản xuất, động viên con em lên đường nhập ngũ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Sau 5 năm (1981 - 1986), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Lý Quốc, cán bộ, nhân dân địa phương đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đảng bộ và nhân dân Lý Quốc đã đạt được những thành tựu quan trọng, an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Mặc dù còn có một số tồn tại, song những thành tích đạt được là cơ bản, tạo động lực để Đảng bộ và nhân dân Lý Quốc bước vào giai đoạn cùng cả nước thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.
- - 116 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ LÝ QUỐC (1947 - 2022) Chương IV ĐẢNG BỘ XÃ LÝ QUỐC LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1986 - 2000) I. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối đổi mới (1986 - 1990) Sau 10 năm (1975 - 1986) tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước và bảo vệ Tổ quốc, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về mọi mặt song với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, nền kinh tế Việt Nam vận động thiếu năng động và kém hiệu quả. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Vấn đề cấp bách đặt ra cho đất nước ta lúc này là tìm kiếm cách thức phát triển mới có khả năng đáp ứng các mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó quan trọng nhất là phải tháo gỡ những ràng buộc về cơ chế và thể chế để giải phóng các nguồn lực phát triển của đất nước. Để chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, từ tháng 3/1986, các tổ chức Đảng trong toàn quốc triển khai đợt tự phê bình và phê bình theo Chỉ thị số 79 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Được sự chỉ đạo của Huyện ủy, Đảng ủy xã Lý Quốc hướng dẫn, chỉ đạo cho từng cán bộ, đảng viên kiểm điểm sâu sắc quá trình thực hiện nhiệm vụ của người đảng viên và rút ra các điểm mạnh, điểm yếu để từ đó có phương hướng phấn đấu tốt hơn. Thông qua đợt sinh hoạt chính trị, các tổ chức cơ sở Đảng đã được củng cố, xây
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Cúc Đường (1946-2014): Phần 1
94 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947-2022): Phần 1
131 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đồng Thịnh (1946-2015): Phần 2
184 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phú Tiến (1946-2015): Phần 2
162 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bộc Nhiêu (1946-2015): Phần 2
168 p | 7 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Phương (1947-2014): Phần 2
164 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đào Xá (1953-2018): Phần 2
130 p | 2 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Thượng Nung (1947-2020): Phần 1
50 p | 3 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Điềm Mặc (1946-2015): Phần 2
183 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Liên Minh (1937-2015): Phần 1
116 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lâu Thượng (1939-2014): Phần 2
81 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phương Giao (1946-2014): Phần 2
76 p | 8 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Cây Gáo (1975-2015): Phần 1
97 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bình Long (1946-2014): Phần 1
126 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947-2022): Phần 2
163 p | 3 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Chiềng Bằng (1945-2015): Phần 1
78 p | 9 | 1
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đào Xá (1953-2018): Phần 1
150 p | 6 | 1
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Vũ Chấn (1947-2014): Phần 2
146 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn