intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phương Độ (1945-2020)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:166

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phương Độ (1945-2020) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, con người xã Phương Độ; nhân dân các dân tộc xã Phương Độ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954); nhân dân các dân tộc xã Phương Độ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phương Độ (1945-2020)

  1. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ GIANG ĐẢNG BỘ XÃ PHƯƠNG ĐỘ ….. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ PHƯƠNG ĐỘ GIAI ĐOẠN (1945 - 2020) Xuất bản năm 2020
  2. Lời giới thiệu Thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Phương Độ quyết định tổ chức biên soạn cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phương Độ (1945-2020)”. Việc biên soạn cuốn sách nhằm ghi lại những đóng góp to lớn của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược cũng như trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời động viên, cổ vũ nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, củng cố và xây dựng tình yêu quê hương, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước, nhân dân Phương Độ đã phát huy truyền thống yêu nước, cần cù, dũng cảm đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ và xây dựng cuộc sống. Đặc biệt là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cán bộ và nhân dân xã Phương Độ đã tích cực tham gia hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới của Tổ quốc, đã có nhiều đóng góp vào cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những chiến công, những sự kiện qua hàng ngàn ngày kháng chiến, xây dựng vẫn ghi 2
  3. đậm, khắc sâu trong tâm trí của các thế hệ mỗi người con quê hương. Để cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phương Độ (1945- 2020)” đến được với can bộ, đang viên, nhân dân va bạn đọc, Ban biên soạn đã dày công sưu tầm, khai thác tư liệu, nghiên cứu và đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm của các cụ cao niên, cán bộ lãnh đạo xã qua cac thời kì va nhân dân trong xã; sự giúp đỡ của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Mặc dù Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những hạn chế do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhất là tài liệu thành văn không đầy đủ, do đó, cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để sửa chữa, bổ sung, nâng cao chất lượng cuốn sách trong tái bản lần sau. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phương Độ (1945-2020)” với toàn thể Đảng bộ, nhân dân các dân tộc cùng bạn đọc./. T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ Bí thư Nguyễn Văn Hương 3
  4. Chương I KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, CON NGƯỜI XÃ PHƯƠNG ĐỘ Phương Độ là xã nằm phía Tây Bắc của thành phố Hà Giang, cách trung tâm thành phố 6 km trên trục đường Quốc lộ 2 (Hà Giang - Thanh Thủy). Phía Đông giáp phường Nguyễn Trãi và phường Quang Trung; phía Tây giáp xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên; phía Nam Giáp xã Phương Thiện, thành phố Hà Giang; phía Bắc giáp xã Phương Tiến, xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên. Với tổng diện tích đất toàn xã 4.380,08 ha, trong đó đất đồi núi và rừng tự nhiên là 3557 ha chiếm 81,2%, đất nông nghiệp canh tác 480 ha, chiếm 11%, đất phi nông nghiệp 258,3 ha chiếm 6%, đất chưa sử dụng 83,9 ha, chiếm 2%. Xã có nhiều tiềm năng về quỹ đất phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển các vùng nông nghiệp hàng hóa như vùng lúa, vùng ngô, vùng rau, chăn nuôi đang phát triển mạnh theo phương thức chăn nuôi tập trung, tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm cho thành phố. Phương Độ nằm trong dải Tây Côn Lĩnh có địa hình cao, dốc từ Tây sang Đông. Địa hình của xã gồm 2 dạng đặc trưng cơ bản: 4
  5. Địa hình đồi núi trung bình, đồi núi thấp và thung lũng. Địa hình này chiếm trên 40% tổng diện tích tự nhiên của xã, phân bố chủ yếu ở các thôn như thôn Lúp, thôn Tha, thôn Hạ Thành, thôn Tân Tiến, thôn Tân Thành, độ dốc từ 80-150, khu vực này thấp có địa hình thoải dần về phía sông Lô, đây là nơi tập trung diện tích đất nông nghiệp cũng như diện tích đất chuyên dùng của xã. Địa hình đồi núi cao, địa hình này có độ cao trung bình trên 1.000 m, là vùng vành đai của Tây Côn Lĩnh được phân bố ở các thôn Lùng Vài, Khuổi My, Nà Thác. Diện tích chiếm khoảng 60% diện tích đất tự nhiên toàn xã. Phương Độ là xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.430 mm, trong năm có khoảng 167,9 ngày mưa. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa lượng mưa chiếm khoảng 75% lượng mưa cả năm, đặc biệt là vào tháng 7, 8, 9. Mùa khô lượng nước mưa chiếm khoảng 25% lượng mưa cả năm, tháng ít mưa nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Hệ thống sông suối trên địa bàn xã Phương Độ, có các con sông, suối như: Có con bắt nguồn từ Trung Quốc qua địa phận xã Thanh Thủy huyện xuyên, đi qua xã Phương Độ ra cầu Gạc Đì phường 5
  6. Quang Trung, thành Phố Hà Giang. Có 01 con suối bắt nguồn từ 03 thôn vùng cao Lùng vài, Khuổi My, Nà Thác xuống chia thành 02 suối nhỏ 01 suối chảy qua thôn Lúp, thôn Chang, tổ 9 và 01 suối chảy qua thôn Hạ Thành, thôn Tha đi ra sông Lô. Tài nguyên rừng của xã khá phong phú, có nhiều chủng loại động, thực vật đa dạng và phong phú. Có nhiều loại lâm, thổ sản quý có giá trị kinh tế cao như: Gỗ đinh, trai, nghiến, lát, mật ong rừng, mộc nhĩ... Trên địa bàn xã cũng có nhiều động vật quý hiếm như: Hổ, gấu, khỉ, sơn dương, gà rừng. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân xã Phương Độ đã ra sức bảo vệ vốn rừng còn lại và tích cực trồng phủ xanh những đồi núi trọc nhằm tăng tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn. Đến năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng của xã đạt trên 60%. Cùng với đó, đất rừng của xã được nhân dân tích cực trồng với nhiều loại cây, phục vụ cho việc phát triển kinh tế lâm nghiệp. Về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã có 03 bãi cát, sỏi có từ sông, suối và các núi đá vôi. Phương Độ là vùng đất có từ lâu đời. Thời kỳ phong kiến, nửa cuối thế kỷ XIX, xã Phương Độ thuộc tổng Phương Độ, huyện Vĩnh Tuy, phủ Yên Bình. Thời kỳ Pháp thuộc, xã Phương Độ thuộc tổng Phương Độ, châu Vị Xuyên gồm các làng: Làng Lúp, Làng Sa, Làng Hạ, Làng Chung, Làng 6
  7. Thượng, Làng Sửu, Nà Thác, Lũng Vài Thượng, Lũng Vài Hạ, Nâm Tề, Trà Bình, Mao Bình. Ngày 16/9/1949 thực hiện Quyết định số 433/QĐ-HCI của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu 10 về thành lập các xã thuộc huyện Vị Xuyên. Xã Phương Độ là 1 trong 30 xã thuộc huyện Vị Xuyên. Ngày 23/6/2006 thực hiện Nghị định số 64/2006/NQĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính của thị xã Hà Giang và huyện Vị Xuyên. Theo đó, xã Phương Độ thuộc huyện Vị Xuyên được điều chuyển về thị xã Hà Giang. Đến năm 2010, thị xã Hà Giang được công nhận Thành phố, xã Phương Độ thuộc thành phố Hà Giang từ năm 2010 đến nay. Tại thời điểm chính thức được thành lập năm 1949, xã Phương Độ có tổng số 178 hộ, 1.068 nhân khẩu, có 3 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Tày 116 hộ (chiếm 65%), dân tộc Dao 56 hộ, dân tộc Kinh 06 hộ. Đến năm 2020, xã có 840 hộ với 4.570 nhân khẩu gồm 3 dân tộc chính: Dân tộc Tày 73,4%, dân tộc Dao 22,4%, dân tộc Kinh và dân tộc khác chiếm 3,5%. Xã được chia thành 09 thôn và 01 tổ dân phô. Trong đó có 03 thôn vùng cao gồm 100% la dân tộc Dao gồm: Nà Thác, Khuổi My, Lùng Vài; 06 thôn vùng thấp gồm Tân Tiến, Tân Thành, Hạ Thành, 7
  8. thôn Tha, thôn Chang, thôn Lúp và 01 tổ dân phố đó là tổ 9 nằm dọc quốc lộ 2. Trên địa bàn xã Các dân tộc xã Phương Độ có truyền thống văn hóa đặc sắc, đa dạng. Trước đây người dân đã sớm biết trồng bông, dệt vải để may mặc, biết làm các nghề thủ công như đan lát, rèn để tạo ra vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Nói đến văn hóa dân tộc của xã Phương Độ, không thể không nói đến văn hóa người Tày, trong đó Lễ hội Lồng Tồng là nét văn hóa đặc sắc nhất. Lễ hội thường được tổ chức vào ngày mồng 4-5 tháng giêng hàng năm, nhằm mục đích cầu cho mọi người được bình yên, mạnh khỏe, mùa màng bội thu. Lễ hội Lồng Tồng được duy trì đã trở thành một nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày. Đối với dân tộc Dao có các lễ hội truyền thống, như: Lễ cấp sắc là lễ trưởng thành cho con trai, thường được tổ chức vào dịp cuối năm, hàng năm. Lễ cúng rừng, cúng làng vào mồng 2-2 hàng năm là lễ cầu cho mưa thuận, gió hòa cây cối tốt tươi cầu cho làng bản sống bình yên mạnh khỏe. Hiện nay, các dân tộc ở xã Phương Độ vẫn bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Trên địa bàn xã còn có một số hình thức sinh hoạt văn hóa của các dân tộc tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu như: Hát then, hát si, hát cọi, hát lượn, đánh quay, đánh còn... Nhân dân các dân tộc xã Phương Độ vốn có đời sống văn hóa khá phong phú, mặc dù mỗi dân tộc có phong tục 8
  9. tập quán riêng, nhưng nhân dân các dân tộc luôn đoàn kết, cùng nhau góp sức xây dựng và bảo vệ quê hương. Trải qua quá trình sinh sống và phát triển đã hình thành cho nhân dân xã Phương Độ đức tính thật thà, dũng cảm trong đấu tranh, cần cù trong lao động sản xuất, yêu quê hương đất nước. Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Năm 1887, chúng căn bản hoàn thành việc chiếm đóng đến Hà Giang và áp đặt hệ thống cai trị hà khắc. Tại xã Phương Độ, chúng sử dụng bộ máy tay sai làm công cụ. Do đó, đời sống của người dân xã Phương Độ vốn đã cùng cực dưới chế độ phong kiến lạc hậu, hà khắc nay lại phải sống dưới chế độ thực dân phong kiến ngày càng trở nên khó khăn hơn. Để kìm hãm sự phát triển, ngăn chặn tinh thần đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân, thực dân Pháp và tay sai thi hành chính sách thâm độc, khuyến khích người dân chơi cờ bạc, rượu chè, hút thuốc phiện, mê tín dị đoan, cúng bái để chữa bệnh. Tháng 4/1890, sau khi điều chỉnh phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh, thực dân Pháp xác lập chế độ quân quản. Trước hết chúng tiếp tục duy trì và củng cố đội ngũ tay sai ở cấp cơ sở như: Lý trưởng, Phó lý, Hội đồng kỳ mục ở vùng đồng bào dân tộc Tày; đối với khu vực người Dao cư trú chúng lập thành động và cử người Dao làm quản động. Chúng tiếp tay cho bọn cầm quyền ra sức bắt phu, bắt lính, thu 9
  10. thuế. Hàng năm, nhân dân Phương Độ phải bỏ công việc đồng ruộng để đi phu, đi lính, xây dựng đồn bốt và các công việc khác không công, phục vụ cho bộ máy cai trị của chúng (tự lo cơm, gạo, thực phẩm, công cụ... đi làm), những người dân muốn tránh khỏi nạn đi phu, bắt lính thì phải chạy tiền đút lót cho Lý trưởng, Phó lý trong xã. Để thực hiện các chính sách đã đề ra, chúng thành lập đội lính dõng phục vụ mưu đồ của mình. Thực dân Pháp còn thi hành chính sách thuế hết sức vô lý. Chúng tự đặt ra các loại thuế khác nhau để thu thuế người dân như: Thuế thân, thuế điền, thuế gia ốc (thuế nhà ở), thuế nuôi quân, thuế nuôi ngựa, thuế rượu, thuế đò, thuế chợ.... Ngoài ra, chúng còn thi hành chế độ phu phen, tạp dịch làm cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực. Không ít gia đình phải bán cả ngựa, trâu để nộp thuế. Người dân xã Phương Độ dù có cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất nhưng quanh năm vẫn không đủ ăn, phải ăn khoai, ăn sắn, lên rừng đào củ mài, củ đao để sống qua ngày đoạn tháng. Thời kỳ này, toàn xã có tới 2/3 số hộ thiếu ăn từ 6 - 7 tháng; số ít còn lại cũng phải thiếu ăn từ 2 - 3 tháng. Thâm độc hơn chúng còn sử dụng chính sách “ngu dân”, nạn mù chữ xảy ra đối với 99% người dân trên toàn địa bàn xã. Chúng khuyến khích người dân hút thuốc phiện, uống rượu, đánh bạc; cổ động các hủ tục. Khi bị ốm đau chỉ dựa vào cúng bái là chính. Dịch bệnh xảy ra thường xuyên như: Sốt rét, 10
  11. đậu mùa, thương hàn, sởi... không có thuốc điều trị, chỉ một số người dân đã biết dùng cây rừng làm thuốc nên không trách khỏi những tổn thất thương tâm. Chúng dựng lên câu chuyện hoang đường rằng người này, dân tộc này có ma gà; người kia, dân tộc kia có ma cà rồng; gieo rắc tư tưởng phân biệt dòng họ, phân biệt giàu nghèo để gây hận thù mất đoàn kết dân tộc, mất đoàn kết giữa các dòng họ phục vụ cho âm mưu cai trị của chúng. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai, đời sống nhân dân Phương Độ hết sức khó khăn. Lòng căm thù đối với thực dân Pháp ngày càng cao. Mặc dù bị kìm hãm mọi mặt về đời sống dưới chế độ thực dân phong kiến, nhưng với truyền thống kiên cường, bất khuất, không cam chịu áp bức, bóc lột, nhân dân trong xã đã đứng lên đấu tranh, tiến hành một số vụ kiện đòi quyền lợi chính đáng nhưng đều thất bại, thậm chí bị đánh đập, đàn áp dã man. Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 02/9/1945, tại Ba Đình - Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Hòa chung với nhân dân các địa phương trên phạm vi huyện, tỉnh và cả nước, nhân dân xã Phương Độ vui mừng được thoát khỏi cảnh nô lệ, 11
  12. làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ đất nước. Trải qua các thời kỳ lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Chi, Đảng bộ xã, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong xã từng bước được nâng cao. Hiện nay, trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Giang, Đảng bộ thành phố Hà Giang, trực tiếp là sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, nhân dân các dân tộc xã Phương Độ đã và đang vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thách thức, khai thác và tận dụng mọi tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xóa đói, giảm nghèo. Chương II NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC XÃ PHƯƠNG ĐỘ TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954) I. Nhân dân các dân tộc Phương Độ tham gia cuộc vận động cách mạng, xây dựng chính quyền (1945-1948) Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt vĩ đại, quyết định toàn bộ quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Từ năm 1932 đã có nhiều cán bộ cách mạng đến gây dựng phong trào cách mạng ở Hà Giang. Tuy nhiên do là tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, nhân dân lại bị sự kiểm soát gắt gao của bọn 12
  13. tay sai của thực dân Pháp, trong khi đó lực lượng đến gây dựng cơ sở cách mạng còn mỏng nên dễ bị bọn mật thám phát hiện. Sau một thời gian ngắn cán bộ cách mạng của Đảng đã phải rời khỏi địa bàn. Ngày 09/3/1945, Nhật đảo chính Pháp tại Hà Giang, quân Nhật đã tỏa đi khắp nơi bắt lính Pháp. Một số ít tàn quân Pháp phải lánh sang Trung Quốc. Quân Nhật đã nhanh chóng nắm lấy và củng cố lại chính quyền tay sai từ cấp tỉnh tới xã. Trước âm mưu độc chiếm Đông Dương của phát xít Nhật, ngày 12/3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ trong cả nước. Từ giữa tháng 3/1945, cao trào kháng Nhật cứu nước đã diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ trong cả nước. Đối với địa bàn tỉnh Hà Giang, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, trực tiếp phụ trách là đồng chí Đặng Việt Hưng, các cơ sở cách mạng tiếp tục được củng cố và mở rộng. Trước sự tấn công mạnh mẽ của lực lượng du kích Việt Minh, quân Nhật rất lo sợ, chúng co cụm lại kéo quân về đóng ở thị xã Hà Giang, ngày 29/8/1945 quân Nhật rút khỏi Hà Giang. Ngày 30/8/1945 gần 20 vạn quân Quốc dân Đảng (Trung Hoa dân quốc) tràn qua biên giới vào Việt Nam để giải giáp quân đội Nhật. Cùng thời gian này, một cánh quân Quốc dân Đảng thuộc quân 13
  14. đoàn 52 của Tưởng giới Thạch do tên Triệu Công Vũ cầm đầu tràn qua Thanh Thủy vào thị xã Hà Giang, bọn phản động Việt Nam Quốc dân Đảng núp bóng đạo quân này trở về nước. Trên địa bàn Hà Giang có tên Hoàng Quốc Chính là Ủy viên Trung ương Việt Nam Quốc dân Đảng cầm đầu dẫn quân chiếm đồn Quản Bạ và tỉnh lỵ Hà Giang. Chúng cử một đội quân Quốc dân Đảng đến bản Tha, Bản Khẻo, Khẻo Chung - xã Phương Độ bắt thanh niên đi làm phu, làm lính cho chúng. Trước tình hình trên, cán bộ của Đảng đã đẩy mạnh triển khai thực hiện nhiệm vụ tăng cường củng cố mở rộng cơ sở cách mạng, đẩy mạnh việc phát triển phong trào ra những nơi khác, nhất là đối với nhũng vùng địch tạm kiểm soát và dùng nhiều hình thức đấu tranh để vạch trần bộ mặt phản dân hại nước của bọn Quốc dân đảng Hoàng Quốc Chính. Đến thời điểm cuối năm 1945 phong trào cách mạng trên phạm vi toàn tỉnh diễn ra sôi nổi. Ngày 04/11/1945 huyện Bắc Quang hoàn toàn được giải phóng; ngày 13/11/1945 huyện Hoàng Su Phì được giải phóng. Khí thế cách mạng dâng cao đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng ở Vị Xuyên. Ngày 08/12/1945 bọn Quốc dân Đảng ở thị xã Hà Giang bị tiêu diệt, thị xã Hà Giang được giải phóng. 14
  15. Hưởng ứng phong trào cách mạng, dưới sự lãnh đạo của cán bộ Việt Minh, cuối năm 1945 xã Phương Độ được giải phóng. Ủy ban hành chính lâm thời xã Phương Độ được thành lập. Ông Nguyễn Văn Dấm (tức Phó Lý Dấm) được chỉ định giữ chức vụ Chủ tịch; ông Nguyễn Văn Quê, Nguyễn Văn Tỷ làm Phó chủ tịch; ông Nguyễn Văn Điềm, Ủy viên thư ký Ủy ban hành chính lâm thời. Sau khi được thành lập, Ủy ban hành chính lâm thời đã tổ chức, vận động nhân dân tiến hành sản xuất, bảo vệ trật tự trị an, xây dựng đời sống mới... Ngày 06/01/1946, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc xã Phương Độ, huyện Vị Xuyên tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân đã được tự mình cầm lá phiếu đi bầu những người đại biểu đại diện cho quyền lợi của nhân dân đứng ra đảm đương những công việc của đất nước, bầu ra cơ quan quyền lực cao nhất, cơ quan của dân, do dân, vì dân. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng, ngày 05/5/1946 Huyện đội Vị Xuyên cử đồng chí Hoàng Văn Tiên và ông Nguyễn Văn Thắng đến xã Phương Độ chỉ đạo thành lập Ban xã đội trực tiếp chỉ huy lực lượng dân quân. Ban Chỉ huy gồm có 03 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Văn Lịch làm xã Đội trưởng. 15
  16. Ngày 10/10/1946, Hội phụ nữ cứu quốc xã được thành lập, bầu ra Ban Chấp hành Hội gồm 03 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Thị Thắc được chỉ định giữ chức vụ Chủ tịch; đồng chí Đặng Thị Xa được chỉ định giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội; đồng chí Nguyễn Thị Rum làm Thư ký. Cuối năm 1946, quan hệ giữa ta và Pháp hết sức căng thẳng, thực dân Pháp âm mưu cướp nước ta một lần nữa. Trước những hành động gây chiến ngày càng trắng trợn của quân Pháp, ngày 17/12/1946 Thường vụ Trung ương Đảng quyết định phát động cả nước kháng chiến và đề ra những vấn đề cơ bản của đường lối kháng chiến. Đêm 19/12/1946 cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sáng ngày 20/12/1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền khắp cả nước. Ngày 22/12/1946, Trung ương Đảng ra Chỉ thị toàn dân kháng chiến. Thực hiện Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Chỉ thị toàn dân kháng chiến, Ủy ban kháng chiến hành chính xã Phương Độ đã tập trung chỉ đạo củng cố xây dựng hậu phương vững mạnh, tăng cường luyện tập quân sự, chỉ đạo lực lượng tự vệ địa phương phối hợp với bộ đội đẩy mạnh đấu tranh tiễu trừ bọn phỉ, truy quét bọn phản động còn sót lại trên địa bàn, phân công cán bộ trực tiếp đến các thôn tuyên truyền giác ngộ quần chúng. Thực hiện khẩu hiệu “Tấc đất, tấc vàng”, nhân dân xã Phương Độ đã đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tích cực ủng hộ 16
  17. lương thực, thực phẩm cho bộ đội kháng chiến, phát động phong trào bình dân học vụ, xây dựng nếp sống mới. Nhằm tăng cường triển khai thực hiện các nhiệm vụ cách mạng trên địa bàn xã nhất là đẩy mạnh công tác giáo dục, tháng 2/947, Ủy ban kháng chiến hành chính huyện Vị Xuyên đã cử đồng chí đồng chí Hoàng Văn Tiên đến xã Phương Độ để hỗ trợ, vận động, tuyên truyền việc thành lập Ban bình dân học vụ tại xã. Theo đó, Ban bình dân học vụ xã được thành lập gồm 03 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Trưởng ban; đồng chí Nguyễn Văn Nì, Phó ban; đồng chí Nguyễn Văn Tiên làm ủy viên. Từ tháng 5 đến tháng 8/1948, thực dân Pháp đã lập bộ máy ngụy quân, ngụy quyền gồm các lý trưởng, phó lý, binh đầu... chống lại cuộc kháng chiến của ta. Âm mưu của chúng là thực hiện chính sách “Chia để trị” nói xấu Việt Minh, gây mất đoàn kết dân tộc. Ngày 15 tháng 8 năm 1948 Tỉnh ủy đã quyết định thành lập Đảng bộ huyện Vị Xuyên, đồng chí Triệu Quý Gia được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy xã huyện. Sau khi thành lập, Đảng bộ huyện đã tiến hành họp phiên đầu tiên đề ra chương trình hành động cụ thể nhằm lãnh đạo công cuộc kháng chiến kiến quốc ở địa phương. Phân công nhiệm vụ cho từng đảng viên chịu trách nhiệm thực hiện. Việc chăm lo phát triển đảng được coi trọng, đặt thành 17
  18. nhiệm vụ hàng đầu và được quán triệt trong toàn Đảng bộ. Sự lớn mạnh của Đảng bộ đã dần dần từng bước đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới. II. Chi bộ xã Phương Độ được thành lập lãnh đạo nhân dân tích cực đẩy mạnh tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp (1948-1954) Để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng, cuối năm 1949 Chi bộ xã Phương Độ được thành lập gồm 03 đảng viên. Đồng chí Nguyễn Văn Tỷ được chỉ định làm Bí thư Chi bộ Phương Độ. Sau khi thành lập, việc chăm lo phát triển Đảng được Chi bộ đặt lên hàng đầu. Đồng thời Chi bộ xác định nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất; đẩy mạnh vận động quần chúng phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí; đóng góp nhân lực, vật lực cho kháng chiến, kiến quốc. Tháng 3/1949, Bộ Tư lệnh liên khu 10 quyết định mở chiến dịch Lao – Hà (Lào Cai, Hà Giang) ở hướng chính có 2 tiểu đoàn đánh vào Hoàng Su Phì, tiểu đoàn Hà Giang tham gia phá vỡ phòng tuyến của địch từ Yên Bình sang Bắc Hà (Lào Cai). Tháng 11/1949, Tỉnh ủy Hà Giang chủ trương phối hợp tác chiến với chiến dịch sông Mã, quyết tâm tiêu diệt địch ở căn cứ Nghĩa Đô (Lào Cai) và 18
  19. Yên Bình (Bắc Quang). Đến cuối tháng 11/1949, địch lại được tăng viện, chúng từ Hoàng Su Phì đánh ra Bắc Quang, một bộ phận địch đánh vào Phương Độ, Lao Chải (Vị Xuyên) và chuẩn bị đánh ra thị xã Hà Giang. Thời gian này, hưởng ứng Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch và thực hiện Chỉ thị của Trung ương Đảng về kháng chiến kiến quốc, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, trực tiếp là Đảng bộ huyện Vị Xuyên, Ủy ban kháng chiến hành chính xã, nhân dân xã Phương Độ đã ra sức đẩy mạnh sản xuất, tiết kiệm, trồng nhiều ngô lúa, hoa màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Các phong trào thi đua ái quốc, quyên góp nuôi quân, ủng hộ kháng chiến được nhân dân xã Phương Độ tham gia tích cực. Ngày 15 tháng 10 năm 1951, Chi bộ xã Phương Độ tổ chức Đại hội lần thứ I (nhiệm kỳ 1951-1953). Dự Đại hội có 13 đảng viên. Đại hội đã bầu ra Ban chi ủy gồm 03 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Hà Tương (thôn Nà Miầu) được bầu làm Bí thư Chi bộ. Đại hội đề ra nhiệm vụ: Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân khai hoang, mở rộng diện tích canh tác, tăng gia sản xuất, trồng thêm hoa màu, tạo mọi điều kiện giải quyết về giống để bảo đảm trồng cấy đúng thời vụ, phấn đấu sản xuất theo phương hướng tự giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân và cung cấp lương thực cho chiến trường. 19
  20. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, nhân dân xã đã tích cực đẩy mạnh lao động sản xuất, nhằm đảm bảo lương thực thực phẩm thực hiện nghĩa vụ thuế và đảm bảo đời sống. Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa mới được Chi bộ đặc biệt quan tâm, Chi bộ xã Phương Độ đã khẩn trương kiện toàn Ban bình dân học vụ do đồng chí Nguyễn Văn Đường làm Trưởng ban. Cùng với đó, phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển mạnh, nhằm cổ vũ, động viên tinh thần thi đua sản xuất, chiến đấu của quân và dân trong xã. Từ cuối năm 1950 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã chuyển sang thế phản công chiến lược; quân Pháp bị đánh bật khỏi mặt trận Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Bắc Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Bị thất bại trên chiến trường chính, thực dân Pháp sử dụng hàng ngàn tên biệt kích, thổ phỉ, phản động cũ chống phá ta quyết liệt ở vùng biên giới Việt-Trung, làm cho tình hình an ninh biên giới trở nên phức tạp. Ngày 26/10/1950 bọn phỉ ở Hoàng Su Phì và phỉ Hạng Sào Chúng ở biên giới tiến công tái chiếm cổng trời Lao Chải huyện Vị Xuyên; tháng 12/1950 phỉ quấy rối, cướp bóc đồng bào ở Thanh Thuỷ và làng Pinh, xã Phương Độ; máy bay địch liên tục ném bom bắn phá Quốc lộ số 2, thả biệt kích xuống huyện Đồng Văn móc nối với phỉ địa phương. Trước tình hình quấy rối, cướp bóc của phỉ, nhằm đảm bảo giữ vững an ninh trật tự địa bàn, thực 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD


ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2