Ebook Lịch sử giáo dục cách mạng tỉnh Khánh Hòa (1945-1975): Phần 1
lượt xem 2
download
Ebook Lịch sử giáo dục cách mạng tỉnh Khánh Hòa (1945-1975): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: đặc điểm tự nhiên, xã hội, lịch sử và truyền thống giáo dục tỉnh Khánh Hòa trước cách mạng tháng tám 1945; giáo dục cách mạng ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử giáo dục cách mạng tỉnh Khánh Hòa (1945-1975): Phần 1
- TS. NGUYỄN THỊ KIM HOA (Chủ biên) TRẤN THANH BỔN - NGUYỄN SƠN TÙNG - Ths. LÊ ĐlNH THUẤN - TS. CHU ĐlNH LỘC LỊCH S ÍG Ú O D ỊC CÁCH MẠNG TÌNH KHÁNH HOầ [1945 -1 9 7 5 ) 'r Ị V; ' V :. ' ĨRÙONG SĨ QUAH THONGTIN NHÀ X U Ấ T BẢN G IÁ O D Ụ C V IỆ T NAM
- MỞ ĐẨU Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung, lịch sử giáo dục Việt Nam nói riêng, thời kì 30 năm chiến tranh cách mạng (1945 - 1975) có vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kì lịch sử đặc biệt, mở đẩu bằng sự ra đờl nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, xây dựng và bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân; tiếp đó là cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp trở lại xâm lược lần thứ hai, với chiến thắng lịch sửĐiện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cẩu"; sau Hiệp định quốctếGiơnevơvề Việt Nam, đát nước bị chia cắt làm hai miền với hai hoàn cảnh và chế độ chính trị khác nhau, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hai nhiệm vụ chiến lược trên hai miền đất nước, tiếp tục vừa kháng chiến vừa kiến quốc, từng bước đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ; kết thúc bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Suốt chặng đường 30 năm ấy (1945 -1975), bên cạnh mặt trận quân sự đẩy khó khăn và ác liệt, các mặt trận kinh tế, văn hoá, giáo dục cũng không kém phẩn SÔI động. Thực tế đã chứng minh sự tổn tại tất yếu của các mặt trận đồng hành ấy trong chiến tranh cách mạng Việt Nam thời hiện đại. Trong đó, giáo dục là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược nhằm nâng cao nhận thức chính trị, nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc; mặt trận giáo dục cũng là nơi diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa nền giáo dục cách mạng của Đảng, của nhân dân với nển giáo dục nô dịch của chủ nghĩa thực dân (cũ và mới). Trong quá trinh đó, giáo dục cách mạng đã xây 3
- dựng và đào tạo, tổ chức và rèn luyện được đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, những thế hệ con em nhân dân hi sinh tất cả vì sự nghiệp giải phóng đất nước thống nhất Tổ quốc. Giáo dục cách mạng ở Khánh Hoà trong 30 năm (1945 - 1975) đã trải qua hai cuộc kháng chiến với muôn vàn khó khăn, thử thách, vừa tổ chức dạy học, vừa chống trả âm mưu và thủ đoạn chiến tranh tàn bạo, thâm độc của kẻ thù, vượt qua nhiểu tổn thất, hi sinh và diên biến phức tạp của tình hình. Nhờ có mục tiêu, đường lối đúng đắn của Đảng, đội ngũ cán bộ, nhà giáo và học sinh Khánh Hoà đã không quản ngại gian khổ, không nể hà thiếu thốn trăm bề, tất cả vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì nền giáo dục cách mạng của dân, do dân và vì dân. Những đóng góp, hi sinh và những bài học về ý chí, trí tuệ của bao lớp nhà giáo đã sống, chiến đấu, cống hiến cho nền giáo dục cách mạng Việt Nam trên mảnh đất Khánh Hoà đến nay vẫn còn nguyên giá trị, mang tính giáo dục vô giá đối với lớp lớp thế hệ học sinh, nhà giáo đi sau. Hơn bốn mươi năm đã trôi qua kể từ ngày hoà bình, thống nhất đất nước, những câu chuyện về con người, những hoạt động tổ chức quản lí giáo dục, nhân chứng và vật chứng, sự thật lịch sử ,... nếu không kịp thời SƯU tẩm, khôi phục, nghiên cứu và lưu giữ, thì sẽ bị dòng chảy của thời gian lấp đẩy và lãng quên. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương Đảng, các cấp, các ngành, các địa phương trên cả nước đã quan tâm đến việc tổng kết thực tiễn chiến tranh nhằm lưu lại một chặng đường lịch sử hào hùng của đất nước, đúc kết kinh nghiệm, rút ra những bài học thực tiễn cho chặng đường . xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay và mai sau. Xuất phát từ yêu cầu đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hoà phối hợp với Hội Cựu giáo chức Khánh Hoà đã triển khai nghiên cứu để tài "Lịch sử giáo dục cách mạng tỉnh Khánh Hoà (1945-1975)". Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục miền Nam nhưng nghiên cứu về giáo dục ở Khánh Hoà trong lịch sử nói chung, giáo dục cách mạng nói riêng vẫn là một khoảng trống. Chiến tranh và thời gian là hai tác nhân quan trọng phá hoại nguồn tư liệu và sự thật lịch sử; những trung tâm 4
- lưu trữ và kí ức cá nhân cũng không thể khắc phục được hết những khó khăn vể tư liệu cho giới sử gia. Hơn nữa, việc nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể của lịch sử xã hội ở một địa phương theo phương pháp luận sử học mác-xít tại nước ta hiện nay vãn còn nhiều hạn chế trong cách tiếp cận và quan niệm khoa học. Nhóm nghiên cứu đề tài "Lịch sử giáo dục cách mạng ở Khánh Hoà (1945 - 1975)" đã lường trước những khó khăn trên và bắt tay thực hiện công việc trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp tỉnh - tương đương cấp Bộ. Nhóm nghiên cứu đã cố gắng SƯU khảo tất cả tài liệu, từ những tư liệu lưu trữ, tư liệu thu thập qua khảo sát, điều tra, điển dã trên diện rộng, ghi lại và tìm cách xác minh những kí ức khó phai của nhân chứng - những người trong cuộc, đến những sử liệu thành văn quý hiếm của người đương thời, các cơ quan, tổ chức kháng chiến và của cả chính quyển thực dân Pháp, chính quyền Việt Nam Cộng hoà, những luận văn, luận án, những bài viết trên các tạp chí chuyên ngành và không chuyên ngành,... nghĩa là tất cả những gì liên quan, có thể góp phần làm cho bức tranh giáo dục cách mạng Khánh Hoà trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ trở nên rõ nét hơn. Nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo được tổ chức, có cả những trao đổi với chuyên gia và nhà nghiên cứu chuyên ngành, qua đó đã bổ sung, xử lí, xác minh và chỉnh lí nhiều tài liệu, thu được những nhận thức mới và luận điểm khoa học có thể làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lí luận và thực tiễn giáo dục cách mạng trong thời chiến, góp phẩn làm hoàn chỉnh thêm cấu tứ, văn phong và bố cục đề tài. Công trình nghiên cứu đã tái hiện bức tranh quá khứ về lịch sử giáo dục cách mạng ở Khánh Hoà trên một số nét chính. Đó là: - Những chủ trương, chính sách và biện pháp của Trung ương Đảng, Chính phủ kháng chiến, của Đảng bộ địa phương về phát triển giáo dục cách mạng. 5
- - Những loại hình, mô hình các bậc học của giáo dục cách mạng trong thời chiến ở Khánh Hoà khá phong phú và sáng tạo. - Bộ máy tổ chức quản lí giáo dục cách mạng ở Khánh Hoà trong kháng chiến khá phù hợp với yêu cẩu và nhiệm vụ trong từng giai đoạn lịch sử. -Đ ộ i ngũ nhà giáo và các điểu kiện về cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị phục vụ dạy học trong kháng chiến ở Khánh Hoà rất khó khăn thiếu thốn, nhưng từng bước được khắc phục. - Hiệu quả và những thành tựu của giáo dục cách mạng ở Khánh Hoà là to lớn và thiết thực, góp phần trực tiếp vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến. * -T h ự c te tô chức và hoạt động giáo dục cách mạng trong chiến tranh đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm, có cả thành công lẫn hạn chế, rất cẩn tham khảo và liên hệ cho tổ chức và hoạt động giáo dục hiện nay. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, giáo dục cách mạng ở Khánh Hoà tuy gặp muôn vàn khó khăn, thử thách, luôn bị kẻ thù tìm cách đánh phá; điều kiện dạy và học, nhất là đời sống vật chất tinh thần và tài liệu, sách giáo khoa chưa được trang bị đẩy đủ..., nhưng các nhà giáo vẫn luôn gắn bó với nghề. Nển giáo dục cách mạng hình thành và hoạt động ngày càng hiệu quả ở vùng giải phóng, căn cứ địa, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng tranh chấp và vùng tạm chiếm. Ở Khánh Hoà, các căn cứ địa và vùng giải phóng ngày càng được mở rộng; do đó giáo dục cách mạng luôn được quan tâm và không ngừng phát triển với nhiều mô hình, phương thức hoạt động vừa mang tinh thẩn chỉ đạo chung của Tỉnh uỷ, Liên khu V và Trung ương Đảng, vừa thể hiện sự chủ động, sáng tạo của từng địa phương trong những điểu kiện cụ thể. Giáo dục cách mạng trong các vùng căn cứ địa được duy trì, củng cố thường xuyên, liên tục trong suốt 30 năm, nhất là các hoạt động Bình dân học vụ Tiểu học và Bổ túc văn hoá. 6
- Ngoài việc góp phần nâng cao dân trí, thanh toán dẩn giặc dốt, giáo dục cách mạng ở Khánh Hoà đã góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ các cấp từ xã đến huyện, tỉnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của kháng chiến. Một thành tựu nổi bật của giáo dục Khánh Hoà lúc này là tiến hành mở trường lớp cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi. Được học chữ, biết đường lối của Đảng, đồng bào đã ủng hộ cuộc kháng chiến đến cùng. Những tấm gương hi sinh vì sự nghiệp giáo dục đã góp phẩn tăng cường lòng yêu nước, truyền thống hiếu học, truyển thống đánh giặc, ý chí cách mạng, thắt chặt khối đại đoàn kết dân tộc, niềm tin tưởng, sự gắn bó keo sơn của nhân dân với chế độ dân chủ cộng hoà. Hoạt động giáo dục cách mạng ở Khánh Hoà thực sự là một mặt trận đấu tranh chống văn hoá nô dịch, góp phần xây dựng hệ thống giáo dục cách mạng trong cả nước. Phong trào yêu nước và cách mạng của giáo chức, học sinh Khánh Hoà (trong vùng căn cứ lẫn vùng tạm chiếm) phát triển sôi nổi. Họ không chỉ là người dạy, người học mà còn là những chiến sĩ tiên phong đóng góp phần máu xương của mình cho công cuộc bảo vệ quê hương. Các thành quả nói trên là kết quả của sự hi sinh, những cống hiến thẩm lặng của những người làm công tác giáo dục. Dù còn những hạn chế, bất cập nhưng nền giáo dục ấy đã để lại nhiều kinh nghiệm thực tiễn hết sức quý báu, tạo tiền đề quan trọng để bước vào giai đoạn giáo dục mới sau ngày đất nước thống nhất. Để minh hoạ rõ hơn những thành quả đó, công trình còn công bổ những tư liệu mới về danh sách và hình ảnh đội ngũ cán bộ giáo dục qua các thời kì, bộ máy lãnh đạo, mạng lưới trường lớp trong vùng căn cứ, cán bộ hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên, giáo chức ở vùng tạm chiếm; đội ngũ nhà giáo, các nhà giáo là thương binh, liệt sĩ,... Những tư liệu được công bố trong phụ lục còn góp phẩn đặt ra cho những người quan tâm nhiều vấn đề cần nghiên cứu hoặc nghiên cứu chuyên sâu. 7
- Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do năng lực và thời gian nghiên cứu có hạn, công trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót và chưa đẩy đủ. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp và bạn đọc. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu rất hi vọng từ những đường nét cơ bản đã phác hoạ có tính chất gợi mở này, sẽ tạo tiền đề để các đồng nghiệp chung tay góp sức, trong tương lai tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn về lịch sử giáo dục cách mạng ở Khánh Hoà. Nhân dịp công trình được xuất bản, xin chân thành cảm ơn các bậc lão thành cách mạng, cựu cán bộ, giáo chức, học sinh trong hai cuộc kháng chiến đâ cung cấp nhiều tư liệu quý giá, truyền cho chúng tôi sự nhiệt huyết và niềm tin về sự nghiệp giáo dục và cách mạng; chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hoà, Hội Cựu giáo chức, Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hoà, cùng nhiều tổ chức và cá nhân khác, đã quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ cho chúng tôi hoàn thành công trình quan trọng và hấp dẫn này. NHÓM NGHIÊN CỨU
- CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM T ự NHIÊN, XÃ HỘI, LỊCH s ử VÀ TRUỸỂN THỐNG GIÁO DỤC TỈNH KHẤNH HOÀ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 1. Đ ặc điểm tự nhiên, cư dân và xã hội tỉnh Khánh Hoà 1.1. Đặc điểm tự nhiên Khánh Hoà là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, phía đông giáp Biển Đông. Trên đất liền, điểm cực bắc của tỉnh nằm ở 12°52’15” vĩ bắc, điểm cực nam nằm ở 11°42’50” vĩ bắc, điểm cực tây nằm ở 108°40’33” kinh đông, điểm cực đông nằm ở 109°27’55” kinh đông, tại mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm thuộc huyện Vạn Ninh, cũng là điểm cực đông trên đất liền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hoà còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa. Bên trên phần đất liền và vùng lãnh hải là không phận của tỉnh. Tỉnh Khánh Hoà có diện tích tự nhiên 5.197 km2 (kể cả các đảo, quần đảo), thuộc loại trung bình so với các tỉnh, thành khác trên cả nước. Tỉnh Khánh Hoà có hình dạng thon hai đầu và phình ra ở giữa, ba mặt là núi, phía đông là biển đảo. Chiều dài vào khoảng 150 km, chiều ngang chỗ rộng nhất vào khoảng 90 km. Địa hình Khánh Hoà chia làm ba vùng: rừng núi, đồng bằng và biển đảo. Đa số diện tích Khánh Hoà là núi. Vùng rừng núi nằm sát dãy Trường Sơn. về phía tây, tinh Khánh Hoà tựa lưng vào Tây Nguyên, là cửa ngõ thông ra biển của một số tinh Tây Nguyên qua quốc lộ 26 từ Buôn Ma Thuật xuống Ninh Hoà và đường 723/652 nôi đoạn cuối tình lộ 723 tại huyện Lạc Dương, tình Lâm Đồng với tỉnh lộ 652 tại huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hoà. Do đó để đi suốt dọc tỉnh, người ta phải đi qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo c ổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh ít, đèo Rọ Tượng và đèo Rù Rì; muôn đi lên Tây Nguyên phải đi qua đèo Phượng Hoàng, đèo Khánh Lê. 9
- Phía bắc và tây bắc tỉnh là vùng núi thuộc dãy Vọng Phu, cao hơn 1.000 nv dãy Tam Phong gồm ba đỉnh núi là Hòn Giữ (1.264 m), Hòn Ngang (1.128 m) và Hòn Giúp (1.127 m). Dãy Vọng Phu - Tam Phong có hướng tây nam - đông bắc kéo dài trên 60 km, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa ba tỉnh Khánh Hoà Phú Yên Đăk Lăk. Các núi thuộc đoạn giữa của tỉnh thường có độ cao kém hơn có nhiều nhanh đam ra sat bien tạo nên nhiêu cảnh đẹp nôi tiêng, găn với những huyền thoại dan gian va di tích hch sư, sự kiện của địa phương như Hòn Giữ, núi Chúa với chùa Suối Ngỗ, Hòn Ngang - Suối Phèn có miếu thờ Thái tử Bắc Hải, hòn Bà (tức bà Thiên Y A Na), hòn Cù Lao có tháp Ponagar và các cảnh đẹp thiên nhiên như thác Ba Hô, suối 0 Ồ, eo Gió,... Đến phía nam và tây nam lại xuất hiện một vùng núi rọng, VƠI nhieu đinh nui cao từ trên 1.500 m đên fren 2.000 m, trong đó có đỉnh Hòn Giao (2.062 m) thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh, là đỉnh núi cao nhất Khánh Hoà. Nhieu nui cao VƠI mạt đọ chia căt lớn bởi khe, suôi, sông tạo thành nhiều hẻm vực thung lung sau, gay khó khăn cho giao thông. Ngoài ra, khu vực này còn có thung lũng o Kha, được biêt đên là một vùng nguy hiểm cho hàng không. Vùng đồng bằng ở Khánh Hoà nhỏ hẹp, có diện tích chỉ khoảng 400 km2 chiếm chưa đên 1/10 diện tích toàn tỉnh, bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ra biển. Chẳng những thê, địa hình rừng núi của tỉnh không thuận lợi cho quá trình lắng đọng phu sa, nen nhìn chung Khánh Hoà không phải là nơi thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Các đồng bằng lớn ở Khánh Hoà gồm có đồng bằng Nha Trang - Diên Khánh năm ở hai bên sông Cái với diện tích 135 km2, đồng bằng Ninh Hoà do sông Dinh boi đap, co diẹn tích 100 km2. Cả hai đông băng này đêu được cấu tạo từ đất phù sa cũ và mới, nhiều nơi pha lẫn sỏi cát hoặc đất cát ven biển. N goài ra, Khánh H oà còn có hai vùng đồng bằng hẹp là đồng bằng Vạn N inh và đồng bang Cam R anh ở ven biên, cùng với m ột diện tích canh tác nhỏ ở vùng thung lũng của hai huyện m iền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Vung biên và thêm lục địa của Khánh Hoà rộng gâp nhiều lần so với đất liền Khanh Hoà có gân 200 hòn đảo lớn nhỏ gân bờ. Biên giàu về hải sản, sản lượng khai thác hăng năm khoảng 50.000 tân. Khoảng 10 đảo ven bờ có chim yến, một đặc sản và là nguồn dược liệu quý hiếm. Đáy biển có nhiều rạn san hô, cá, rong tảo ... có giá trị, vừa là nguồn lợi kinh tế vừa làm phong phủ thêm cảnh quan nơi đây. Bờ biển ở Khánh Hoà dài 385 km, chạy từ mũi Đại Lãnh đến Cam Ranh có các nhánh núi như dãy Phước Hà Sơn, núi Hòn Khô, dãy Hoàng Ngưu, tạo thành 10
- các mũi Hòn Thị, mũi Khe Gà (Con Rùa), mũi Đông Ba,... và tiếp tục phát triển rất xa về phía biển mà ngày nay đã bị nước biển phủ kín. Vì vậy, dưới đáy biển thuộc phàn thềm lục địa cũng có những dãy núi ngầm mà các đỉnh cao của nó nhô lên khỏi mặt nước, hình thành các hòn đảo như hòn Tre, hòn Miếu, hòn Mun,... Xen giữa các đảo nổi, đảo ngầm là vũng, vịnh như vịnh Vân Phong, vịnh N ha Trang, vịnh Cam Ranh. Hai bán đảo Hòn Gốm (thuộc huyện Vạn Ninh), bán đảo Cam Ranh có tiềm năng lớn về du lịch và phát triển thành cảng quốc tế; bán đảo Hòn Hèo (nằm trong vịnh Nha Trang), có diện tích 146 km2, từng là nơi cỏ căn cứ, lõm căn cứ rất độc đáo trong kháng chiến cứu nước. Ngoài các đảo đá ven bờ, Khánh Hoà còn có các đảo san hô ở huyện đảo Trường Sa. Quần đảo Trường Sa nằm ở phía nam Biển Đông, cách Cam Ranh 250 hải lí (khoảng 450 km). Quần đảo có khoảng 100 đảo bãi cạn, bãi ngầm rải rác trên một diện tích từ 160.000 đến 180.000 km2, trong đó có từ 23 đến 25 đảo, bãi cạn nổi thường xuyên, với tổng diện tích 10 km2. Đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là Ba Bình rộng 0,65 km2. Bãi lớn nhất là bãi Thuyền Chài, dài 30 km, rộng 5 km (bị ngập nước khi thuỷ triều lên). Sông ngòi ở Khánh Hoà nhìn chung ngắn và dốc. Cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10 km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày. Hầu hết các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía tây và chảy ra biển ở phía đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5 - 7 km lại cỏ một cửa sông. Mặc dù hướng chảy cơ bản của các sông là hướng tây - đông, nhưng tuỳ theo hướng của mạch núi kiến tạo hoặc do địa hình cục bộ, dòng sông có thể uốn lượn theo các hướng khác nhau trước khi đổ ra Biển Đông. Đặc biệt là sông Tô Hạp, bắt nguồn từ dãy núi phía tây của huyện Khánh Sơn, chảy qua các xã Sơn Trung, Sơn Bình, Sơn Hiệp, Sơn Lâm, Thành Sơn rồi chảy về phía Ninh Thuận. Đây là con sông duy nhất của tỉnh chảy ngược dòng về phía tây. Hai con sông lớn nhất là sông Cái Ninh Hoà và sông Cái Nha Trang có tổng diện tích lưu vực chiếm khoảng 3/5 diện tích toàn tỉnh, cung cấp nguồn nước chính yếu cho tỉnh. Sông Cái Ninh Hoà (còn gọi là sông Dinh, sông Vĩnh Phú) dài 49 km, có tổng diện tích lưu vực 985 km2, tiềm năng thuỷ điện lớn hơn sông Cái Nha Trang. Sông Cái Nha Trang (còn gọi sông Phú Lộc, sông Cù) dài 79 km, các phụ lưu bắt nguồn ở độ cao từ 900 đến 2.000 m nhưng lại ngắn nên độ dốc lớn; thượng và trung lưu có nhiều ghềnh, thác nguy hiểm: Thác Ngựa, Thác Giằng Xay, Thác Trâu Đụng,... 11
- Khánh Hoà còn có nhiều đầm, hồ nhỏ, hầu hết đều do sông ngòi và hồ thuỷ lợi tạo nên, tiêu biểu như hồ Đá Bàn, Ba Hồ (Ninh Hoà), Hoà Sơn, Đồng Điền (Vạn Ninh), Vĩnh Lương, Đắc Lộc (Nha Trang), Láng Nhớt, Suối Dầu (Diên Khánh), Lệ Hương, Tà Lương (Cam Ranh),... về khí hậu và thuỷ văn, Khảnh Hoà là một tỉnh ở vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. N hưng khí hậu Khánh Hoà có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh thành phía bắc từ Đèo Cả trở ra và phía nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hoà tương đối ôn hoà hơn do mang tính chất của khí hậu đại dương. Khánh Hoà có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. M ùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiêm trên 50% lượng mưa trong năm. Do núi gần biển, sông hẹp, dốc, nên gây ra lũ lớn, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sổng của nhân dân. M ùa khô kéo dài 7 - 8 tháng, giữa mùa khô có mưa ngắn (mưa tiểu mãn), cây cối quanh năm tươi tốt. số giờ nắng trong năm nhiều (2.600 giờ), nhiệt độ trung bình hằng năm của Khánh Hoà cao khoảng 26,7°C; riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu tương tự Đ à Lạt và Sa Pa. Khánh Hoà có hai mùa gió: gió nồm từ tháng giêng đến tháng tám âm lịch, thổi theo hướng đông nam - tây bắc, mang theo không khí mát mẻ, dễ chịu. Gió bấc từ tháng chín đến tháng chạp thổi theo hướng tây bắc - đông nam mang theo khí núi, khô lạnh. Mùa gió bấc đôi khi có bão nhưng không lớn. Khánh Hoà giữ vị trí đầu mối giao thông khá đặc biệt, có đường sắt xuyên Việt, có đường bộ (quốc lộ 1A và quốc lộ 26), có đường hàng không quốc tế,... thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng, miền trong cả nước, nhất là Tây Nguyên. Khánh H oà còn có nhiều cảng biển thương mại - du lịch nổi tiếng như cảng Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh (cảng Cam Ranh được xếp vào loại cảng thiên nhiên tốt nhất thế giới, có vị trí quan trọng về kinh tế và quân sự). Điều kiện tự nhiên của Khánh Hoà cho thấy tiềm năng và thế mạnh của tỉnh trên nhiêu mặt, nhất là về kinh tế biển —đảo. Đó là những thuận lợi cơ bản để phát triển sản xuât hàng hoá, mở rộng giao lưu, phát triển kinh tế —xã hội của địa phương và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế vùng, miền trong cả nước, đồng thời giữ vị trí quan trọng về mặt quốc phòng. 12
- 1.2. Đặc điểm cư dân và xã hội ỉ .2.1. Đặc điểm cư dãn Cư dãn bản địa ở Khánh Hoà là những tộc người đã sinh sống lâu đời trên vùng đất Khánh Hoà, từ năm 1653 (năm thành lập dinh Thái Khang) trờ về trước. Khoảng 3.000 - 4.000 năm trước, vùng đất Khánh Hoà đã có con người sinh sống. Tộc người Chăm và Raglai là cư dân bản địa của Khánh Hoà. Họ là một bộ phận của nhóm ngữ hệ Mã Lai - Đa Đảo có địa bàn cư trú rải rác ở các vùng đảo ven biển phía nam và đông nam châu Á, trong đó có dải đồng bằng ven biển miền Trung và Tây Nguyên, Việt Nam. Bằng chứng về sự cư trú lâu đời của những cư dân này là các di chỉ khảo cổ được phát hiện ở các địa phưcmg trong tỉnh như: công cụ đá ở đảo Hòn Tre (Nha Trang); đồ trang sức bằng đá, vỏ nhuyễn thể ở Xóm cồn, Hoà Diêm (Cam Ranh); mộ chum ở Diên Sơn (Diên Khánh); xưởng chế tác đàn đá ở Dốc Gạo (Khánh Sơn); hòn ghè, bàn đập, khuôn đúc đồ đồng bằng đá ở Vĩnh Yên (Vạn N inh),... Căn cứ vào đặc trưng cơ bản của các di chỉ, các nhà nghiên cứu bước đàu xác định: các di chỉ Bích Đầm, Bãi Trũ, Đầm Già (Hòn Tre - Nha Trang), Xóm cồn, Bình Hưng, Bình Ba (Cam Ranh),... đã xác lập nên một nền văn hoá tồn tại trước Văn hoá Sa Huỳnh, đó là Văn hoá Xóm cồn. Đặc biệt, các di chỉ Vĩnh Yên (Vạn Ninh), Hòa Diêm (Cam Ranh), Diên Sơn (Diên Khánh) là những di chỉ khảo cổ không chỉ mang đậm nét Văn hoá Sa Huỳnh mà còn liên hệ với Văn hoá Xóm cồ n trước đó, cũng như là cầu nối với Văn hóa Chăm tiếp sau. Người Chăm có nền văn hoá phát triển khá cao. Họ biết tiếp thu và sử dụng tiếng Phạn rất sớm, khoảng cuối thế kỉ II (bia Võ Cạnh) và có nghệ thuật kiến trúc đền, tháp độc đáo (khu di tích Tháp Bà Ponagar). Người Chăm có nghề nông truyền thống, phương pháp canh tác so với người Việt không có gì khác, một số nghề thủ công khá phát triển: gốm, dệt, làm gạch, chạm đá,... Tổ tiên họ vốn giỏi nghề đi biển, nhưng do sự chi phối của địa bàn sinh sống nên về sau hoạt động này không phát triển. Cuối thế kỉ XIX, phần lớn người Chăm bị Pháp ép di cư vào Bình Thuận, đến đầu thế kỉ XX, chỉ còn một vài làng ngưởi Chăm ở Cam Ranh. Người Raglai ở Khánh Hoà có số lượng lớn, chiếm gần ’/2 số người Raglai ờ Việt Nam, tập trung chủ yếu ở hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. So với người Chăm, văn hoá và ngôn ngữ người Raglai vẫn còn giữ được nhiều yếu 13
- tố cổ. Chế độ mẫu hệ có ảnh hưởng mạnh trọng đời sống xã hội của người Raglai. Người Raglai có tín ngưỡng đa thần - vạn vật hữu linh va ý niệm về sự tái sinh (hoá r kiêp đầu thai), có nền ca nhạc phong phú, độc đáo, tiêu biểu như đàn đá chiêng,... Cư dân Chăm và Raglai có quan hệ nguồn gốc với nhau: cùng “họ gốc” (Pi Năng), cùng tôn vinh thần Cơi Masrih - M ỏq Vila (người Chăm gọi chệch là Masi); trong ý niệm tiềm thức, trong văn chương truyền miêng và nghi lễ đếu C I O như anh em 1. Cư dân nhập cư, gồm người Việt và các tộc người thiểu số khác có mặt ở Khánh Hoà từ năm 1653 trở về sau. Lớp người Việt đầu tiên đến Khánh Hoà gắn với mốc chúa Nguyễn cho lập dinh Thái Khang, chủ yếu là người từ các tỉnh miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phủ Yên, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh). Họ đã chọn những vùng đất ven sông, ven biển ở Vạn Ninh, Ninh Hoà, Diên Khánh, N ha Trang thuận lợi cho sản xuât nông nghiệp, đánh cá, làm muối để lập làng. Tiếp theo la một bộ phận người Hoa, khoảng thế kỉ XVII (do bất mãn với triều Mãn Thanh), đã vượt biển sang cư trú ở Đàng Trong, trong đó có Bình Khang. Lúc bấy giờ, từ cửa biển Nha Trang lên Diên Khánh theo đường sông Cái là thuận nhất nên họ đã đi theo đường này và đến tụ cư ở Diên Khánh, Ninh Hoà, sau đó là Nha Trang (Vĩnh Điềm). Các cư dân mới đên sống chan hoà, cùng sản xuất, xây dựng, mở mang vùng đất Khánh Hoà và nôi tiêp đón nhận tất cả cư dân từ mọi miền đất nước đến làm ăn, sinh sống. Từ sau Hiệp định Giơnevơ (năm 1954), dân số người Việt ở Khánh Hoà tiếp tục tăng: một bộ phận giáo dân Thiên Chúa giáo từ Thanh Hoá, Nghệ An Quảng Bình di cư vào, họ đã lập làng ở Ba Làng (Vĩnh Xương), Tân Bình, Đồng Lác (Cam Lâm), Phước Hải (Nha Trang)2. M ột bộ phận là dân các tỉnh xung quanh chuyển vùng làm ăn để tránh sự 0 ép của dịch, số khác là những người thuộc diện dồn dân vào trại tập trung của chính quyền Sài Gòn, phần đông là đồng bào Ê-đê Giẻ-triêng (Tnng), Cơ-ho tư Đăk Lăk, Lâm Đông xuống Sau năm 1975, thực hiện chính sách phân bố lại cư dân, tăng cường xây dựng kinh tẽ, quốc phòng, Khánh Hoà đã chuyển một bộ phận cư dân ở đồng bằng đến Nguyễn Vãn Khánh và tập thể tác giả, Tim hiểu giá trị lịch sử và vãn hoá truyền thống Khánh Hoà 350 năm, 2003, tr. 386. l 9„ uyễ" văn Khánh và tập thê tác giả' Tim hiểu 9iá V ich sửvà vàn hoá truyền thống Khánh Hoà 350 năm, 2003, tr. 347. 14
- các nông, lâm trường hoặc đi vùng kinh tế mới: Củ Chi (Khánh Vĩnh), Phú Nhơn (Ninh Hoà), Đồng Trăng, Đất Sét (Diên Khánh),... Một số đồng bào thiểu sổ ở miền Bắc như Tày, Nùng, Mường, Thái hay người Cơ-ho từ Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận tiếp tục di cư đến Khánh Hoà. Đến nay, trên địa bàn Khánh Hoà có 32 dân tộc cùng sinh sống. Dân tộc Kinh chiếm 95,3%, tuy tập trung nhiều nhất tại các vùng đồng bằng, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng vẫn có một bộ phận sống xen kẽ với các tộc người thiểu số. Dân tộc Raglai sống tập trung chủ yếu trong các bản làng (palây) ở hai huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Dân tộc Hoa sống phân tán, xen kẽ với người Kinh tại các huyện đồng bằng. Các nhóm chính khác gồm Cơ-ho, Ê đê,... Ngoài ra, còn có các dân tộc Tày, Nùng, Mường, Chăm,... 1.2.2. Đặc điểm xã hội Vào đầu Công nguyên, trên cơ sở phát triển của văn hoá Sa Huỳnh, bộ tộc Cau (cư trú trên vùng đất từ Phú Yên đến Phan Thiết ngày nay đã lập nên tiểu quốc Miền Nam (Nam Chăm), v ề sau, tiểu quốc Miền Nam đã hợp nhất với tiểu quốc Lâm Ấp (Bắc Chăm) thành vương quốc Champa thống nhất; địa bàn Khánh Hoà khi đó thuộc xứ Kauthara của Champa. Năm 1653, vua Champa (Chiêm Thành) là Po Nrop (còn gọi Bà Tấm, Pô Nraop) đem quân chiếm phủ Phú Yên (thuộc quyền cai quản của các chúa Nguyễn). Chúa Nguyễn Phúc Tần cử Cai cơ Hùng Lộc Hầu đem 3.000 quân vào đánh lấy lại Phú Yên, đẩy lùi lực lượng Champa về phía nam sông Phan Rang (thuộc Ninh Thuận ngày nay). Po Nrop sai người mang thư xin hàng và dâng phàn đất từ bờ bắc sông Phan Rang đến núi Đá Bia - Đèo Cả (ranh giới giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà ngày nay) cho chúa Nguyễn. Trên phần đất này, chúa Nguyễn lập ra dinh Thái Khang gồm hai phủ: phủ Thái Khang gồm hai huyện Tân Định, Quảng Phước và phủ Diên Ninh gồm ba huyện Phước Điền, Hoa Châu, Vĩnh Xương1. Đen năm 1690, phủ Thái Khang được đổi thành phủ Bình Khang. Năm 1742, chúa Nguyễn cho đổi phủ Diên Ninh thành phủ Diên Khánh, đồng thời đặt dinh Bình Khang. Công cuộc khai hoang lập làng trên vùng đất Khánh Hoà của lưu dân người Việt bắt đầu từ nửa cuối thế kỉ XVII, đã tạo ra một cộng đồng làng xã vừa mang 1 Quốc sử quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Khánh Hoà), Phạm Trọng Điểm dịch, tr. 102. 1
- yếu tố truyền thống quê gốc vừa có những đặc điểm, tính chất riêng. Làng ở đây không đóng kín bởi thành cao, luỹ tre dày mà có yếu tố “mở”, giúp các làng dễ giao lưu văn hóa và tiếp nhận văn hoá của nhau. Ngoài quan hệ thân tộc, dòng họ, quan hệ làng xã, xóm giềng rất đậm nét. Đình làng trở thành nơi thờ thành hoàng, nơi tụ họp của cộng đồng cư dân vùng đất mới. Trong đó, sự hoà quyện của nền văn hoá Chăm - Việt thể hiện qua việc thờ Bà mẹ xứ sở của người Chăm là N ữ thần Ponagar (được Việt hoá thành Thiên Y A Na). Có thể hiểu, trên vùng đất này có sự dung hợp của nhiều yếu tố văn hoá trong đó, văn hóa Việt đóng vai trò “chủ thể”. Hệ thống tổ chức hành chính ngày càng chặt chẽ, giúp nhà nước phong kiến điều hành tốt việc khai khẩn, mở mang ruộng đồng, làng xã. Cuộc sống của đồng bào các dân tộc Việt, Chăm và cả người Hoa ngày càng ổn định. Phần đông cư dân làm nghề nông, dân ven biển làm nghề chài lưới; phong tục thuần hậu, chất phác, lối sống cần kiệm, không chuộng xa hoa. Năm 1771, cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ ở vùng Tây Sơn thượng đạo (Gia Lai ngày nay). Sau m ột thời gian ngắn, nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được dinh Bình Khang. Năm 1778, triều đại Tây Sơn hình thành. Dinh Bình Khang đặt dưới quyền quản lí của chính quyền Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc, địa giới hành chính không có gì thay đổi. Tháng 7/1793, chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh đem quân từ Gia Định ra đánh chiếm Nha Trang, từ N ha Trang tấn công lên Diên Khánh. Quân Tây Sơn không cầm cự nổi phải bỏ Diên Khánh và Bình Khang. Dinh Bình Khang từ đó thuộc quyền cai quản của chính quyền Nguyễn Ánh. Năm 1802, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lập ra nhà Nguyễn. Năm 1803, dinh Bình Khang được đổi tên thành dinh Bình Hoà và phủ Bình Khang cũng được đổi tên thành phủ Bình Hoà, lị sờ chuyển về đóng tại phủ Diên Khánh (thành Diên Khánh ngày nay). Năm 1808, dinh Bình Hoà được đổi thành trấn Bình Hoà, vẫn quản lí hai phủ với năm huyện, 18 tổng, 290 làng. Đến năm 1831, phủ Bình Hoà được đổi tên thành phủ Ninh Hoà. Năm 1832, Minh Mạng tiến hành cải tổ bộ máy hành chính địa phương, đổi trấn thành tỉnh. Theo đó, trấn Bình Hoà được đổi thành tỉnh Khánh Hoà. Thời điểm này, tỉnh Khánh Hoà gồm hai phủ, bốn huyện; phủ Diên Khánh gồm hai huyện Phước Điền, Vĩnh Xương; phủ Ninh Hoà gồm hai huyện Quảng Phước và Tân Định; tỉnh lị đặt tại phủ Diên Khánh. 16
- Năm 1888, vua Đồng Khánh nhập huyện An Phước và bảy xã của huyện Tuy Phong, hai tổng của huyện Hoà Đa đều thuộc tỉnh Bình Thuận sáp nhập vào huyện Vĩnh Xưcmg. Địa giới tỉnh Khánh Hoà được mở rộng thêm. Năm 1901, khi phủ Ninh Thuận được đặt thành đạo Ninh Thuận, các phần đất nói trên được trả về Ninh Thuận. Năm 1904, Trung tâm hành chính Củng Sơn (tỉnh Phú Yên), vùng M ’Deak (tỉnh Đắk Lắk) được nhập vào tỉnh Khánh Hoà. Đen năm 1923, tỉnh Đắk Lắk được thành lập, phần đất trên được tách ra khỏi tỉnh Khánh Hoà, giao cho tỉnh Đắk Lắk quản lí. Dưới thời vua Duy Tân (1907 - 1916), chính quyền lấy một phần đất huyện Vĩnh Xương thành lập huyện Cam Lâm, đơn vị hành chính huyện Phước Điền, huyện Quảng Phước có thay đổi địa giới (huyện lớn gọi là phủ). Tỉnh Khánh Hoà còn hai phủ, ba huyện: Cam Lâm, Vĩnh Xương và Tân Định. Ngày 11/6/1924, vua Khải Định ban hành dụ được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y bằng Nghị định ngày 30/6/1924, thành lập thị trấn Nha Trang. Lúc mới hình thành, thị trấn Nha Trang có bốn làng: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài. Năm 1931, chính quyền thực dân Pháp quyết định đổi tên huyện Tân Định thành phủ Ninh Hoà, phần đất còn lại đổi thành huyện Vạn Ninh. Ngày 15/3/1944, vua Bảo Đại ban hành dụ được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y bởi Nghị định ngày 22/6/1944, chuyển thị trấn Nha Trang lên thị xã. Thị xã Nha Trang có năm phường: Xương Huân (phường đệ nhất), Phương Câu (phường đệ nhị), Vạn Thạnh (phường đệ tam), Phương Sài (phường đệ tứ), Phước Hải (phường đệ ngũ). Nha Trang trở thành trung tâm hành chính, kinh tế của Khánh Hoà. Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tỉnh Khánh Hoà thuộc quyền quản lí của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hơn hai tháng sau, thực dân Pháp trở lại đánh chiếm Khánh Hoà. Nhân dân Khánh Hoà phải đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp suốt 9 năm. Đen năm 1954, đế quôc M ĩ hât căng Pháp ở miền Nam, lập ra chính quyền Việt Nam Cộng hoà, Khánh Hoà thuộc quyên cai quản của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Các đơn vị hành chính ở Khánh Hoà được thay đổi, thiết lập mới. Nhân dân Khánh Hoà tiếp tục kháng chiên chông Mĩ. Mùa xuân năm 1975, Khánh Hoà được giải phóng. Hiện nay, tỉnh Khánh Hoà gồm hai thành phố trực thuộc tỉnh (Nha Trang và Cam Ranh), một thị xã (Ninh Hoà) và sáu huyện (Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm, Trường Sa). Tỉnh lị của Khánh Hoà là thành phô Nha Trang,
- 2. Sơ lược lịch sử Khánh Hoà Khánh Hoà là mảnh đất có bề dày lịch sử - văn hoá. Ngay từ thời cổ đại c dân tộc trên địa bàn tỉnh đã không ngừng đấu tranh nhằm hợp nhất đất đai lãnh tl Sự hình thành vương quốc Champa thống nhất là minh chứng rõ nét nhất. Đến t kỉ thứ VIII, dưới vương triều Panduranga (Hoàn Vương), vùng Kauthara (Khá Hoà ngày nay) phát triển cực thịnh chỉ sau kinh đô. Các tầng lớp cư dân ở đây đoàn kêt, góp sức xây dựng nên những khu đền tháp to lớn và linh thiêng mà ti biểu là đền thánh Ponagar. Nam 1653, Chua Nguyên Phúc Tân sai quan Cai cơ (quan đứng đầu trấn ngc biên) là Hùng Lộc Hâu đem 3.000 quân vượt đèo Cả tiến vào Kauthara- vua Cham xin dâng đất cho chúa Nguyễn từ bắc sông Phan Rang đến Phú Yên. Từ đó đất E Việt được mở rộng thêm. Xứ Kauthara trở thành dinh Thái Khang. Dinh Thái Khai gom phu Thái Khang ở phía băc và phủ Diên Ninh ở phía nam. Lích sư vung đat nay được sách Đại Nam nhât thống chí —phần tỉnh Khái Hoà viêt: "Năm Quỷ Tị thứ 5 đời Thái Tông (Nguyễn Phúc Tần -1653), vua Chié Thành là Bà Tấm lấn biên giới, bản triều sai Cai cơ Hùng Lộc đánh dẹp. Ngư Chiêm hàng, do đây chiếm lấy đất từ Phan Rang trở về phía đông đến địa giới P) Yên, đặt dinh Thái Khang gồm 2 phủ Thái Khang và Diên Ninh và 5 huyện (Th Khang lãnh 2 huyện là Quảng Phúc và Tân Định, Diên Ninh lãnh 3 huyện là Phì Điền, Vĩnh Xương, Hoa Châu) ”. Hai huyện Quảng Phước và Tân Định ở phía bi mà sử sách đã ghi chính là vùng thị xã Ninh Hoà và Vạn Ninh ngày n a y ba h u ý Phước Điên, Vĩnh Xương, Hoa Châu ở phía nam gồm huyện Diên Khánh huy< Cam Lâm, huyện Khánh Sơn, thành phố Cam Ranh, thành phố Nha Trang và m phân phía băc tỉnh Ninh Thuận ngày nay. Sau khi trở thành một bộ phận của nước Đại Việt, dinh Thái Khang đã nhiều lỉ thay đôi tên gọi: dinh Bình Khang (năm 1690), trấn Bình Hoà (năm 1803) và đ( năm 1832 (dưới triều vua Minh Mệnh), đổi thành tỉnh Khánh Hoà. Được nhà Nguyễn tạo điều kiện, trên vùng đất này đã diễn ra quá trình tụ C1 khân hoang, lập làng của người Việt từ các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An Hà Tĩnl Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên vào với quy mô lớn. Quá trình d gắn liền với sự kiện mở mang cương vực phía nam của chúa Nguyễn. 18
- Cuối thế ki XVIII, phong trào nông dân Tây Scm bùng nổ và phát triển rộng
- hoả mai và súng thần công. Nghĩa quân còn có một xưởng đúc vũ khí ở núi Xuân Sơn và thôn Phú Lộc (tổng Trung Châu, Diên Khánh) do ông Võ Văn Thời (quê ở Bên Lức, Long An), người đã từng tham gia đúc súng cho nghĩa quân Trương Định phụ trách. Đe chuan bị cho cuọc chiên đâu lâu dài, nghĩa quân đã củng cố lại hệ thống phòng thủ, xây dựng một hệ thống bố phòng dọc bờ biển và tại các vị trí xung yếu như đôi Trại Thuỷ và Rọ Tượng, tiền đồn Hòn Khói, đèo Dốc Thị và Tu Bông ... Ngoài ra, nhân dân các địa phương còn sử dụng các loại chông tre, hầm chông làm thanh trạn địa, san sang đánh Pháp khi chúng tiên công bằng đường biển Sau nhiều trận đánh dẹp không thành, năm 1886, thực dân Pháp đã huy động một lực lượng mạnh đê đàn áp cuộc khởi nghĩa. Trịnh Phong đã chủ động rút toàn bộ lực lượng ra phía bắc, phối hợp với Trần Đường tổ chức chiến đấu. Nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch nên sau một thời gian, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. Các lãnh tụ nghĩa quân lần lượt sa vào tay giặc. Trịnh Phong, Trần Đường và nhiều tướng lĩnh bị thực dân Pháp hành quyết sô còn lại bị lưu đày ở Cam Ranh. Tuy nhiên, một bộ phận nghĩa quân Khánh H oà vân kịp rút ra Phú Yên và tiếp tục chiến đấu. Tuy thất bại nhưng phong trào c ần Vương ở Khánh Hoà đã tạo ra tiếng vang lớn trong công cuộc chống Pháp của dân tộc ta vào nửa cuối thế kỉ XIX. Tấm gương chien đâu, hi sinh của Trịnh Phong và các nghĩa binh mãi mãi in sâu trong kí ức của nhân dân Khánh Hoà. Đâu thê kỉ XX, tinh thần yêu nước của nhân dân Khánh Hoà lại có dịp bùng phát mạnh mẽ qua việc hường ứng cuộc vận động cải cách Duy Tân ở miền Trung do Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp khởi xướng. Từ năm 1925 chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá ngày càng sâu rộng, với hai người đi đầu tuyên truyền là Hà Huy Tập và Ngô Đức Diễn, trong giới công nhân, học sinh, giáo chức ở Khánh Hoà, khiến phong trào yêu nước của nhân dân Khánh Hoà tiến thêm một bước mới. Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đến ngày 24/2/1930 Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hoà được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, truyền thống yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam (Tập 1)
408 p | 17 | 6
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Kế Sách (1975-2010): Phần 1 (Tập 3)
100 p | 7 | 3
-
Ebook Lịch sử truyền thống Cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Phường 4-Quận 10 (1930-2015): Phần 1
75 p | 8 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Tân Hương (1954-2012): Phần 2
172 p | 10 | 3
-
Ebook Lịch sử giáo dục cách mạng tỉnh Khánh Hòa (1945-1975): Phần 2
200 p | 8 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Lào Cai (1950-2020): Phần 2
475 p | 11 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Yên Thịnh (1981-2000): Phần 1 (Tập 1)
25 p | 4 | 2
-
Ebook Lịch sử truyền thống cách mạng Đảng bộ xã Phường 1 (1975-2005): Phần 1
91 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử truyền thống của Đảng bộ và nhân dân thành phố Đồng Xoài (1930-2018): Phần 1
187 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Tân Quang (1946-2016): Phần 2
162 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử phong trào nông dân và hội nông dân Việt Nam tỉnh Quảng Nam (1930-2005): Phần 2
226 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Thăng Bình (1930-1975): Phần 1
122 p | 14 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Cát Tiên (1945-2015): Phần 1
26 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc (1957-2017): Phần 1
114 p | 8 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Nghinh Tường (1947-2015): Phần 2
74 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phương Giao (1946-2014): Phần 1
49 p | 12 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Phổ Yên (1942 - 2022): Phần 2
386 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn