intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Hải Phòng (Từ thời nguyên thuỷ đến năm 938): Phần 2 (Tập 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:198

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Lịch sử Hải Phòng (Từ thời nguyên thuỷ đến năm 938) phần 2 (Tập 1) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh giành độc lập dân tộc; vùng đất Hải Phòng từ thời họ khúc giành quyền tự chủ đến đại thắng Bạch Đằng năm 938. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Hải Phòng (Từ thời nguyên thuỷ đến năm 938): Phần 2 (Tập 1)

  1. HẢI PHÒNG Chương III VÙNG ĐẤT HẢI PHÒNG LỊCH SỬ THỜI KỲ NGHÌN NĂM ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC
  2. Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 267 N ăm 179 Tr.CN, sau khi thất bại của An Dương Vương trước cuộc xâm lược của Triệu Đà, thời kỳ nghìn năm Việt Nam bị phong kiến phương Bắc đô hộ chính thức bắt đầu. Các chính quyền đô hộ Triệu, Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Tùy, Đường kế tiếp nhau xâm lược và đô hộ với mưu đồ quyết tâm đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt nhằm biến Việt Nam thành châu, quận nội thuộc phong kiến phương Bắc. Tình hình đó đã tạo nên một thời kỳ mới trong lịch sử Việt Nam: Thời kỳ nhân dân Việt Nam bền bỉ duy trì và phát triển nền văn hóa Việt, kiên cường đấu tranh chống đô hộ, chống đồng hóa để giành lại nền độc lập, tự chủ. Đó là một thử thách vô cùng ác liệt đối với sự tồn vong của dân tộc trước một kẻ thù có tiềm lực kinh tế, quân sự, có nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi và tàn bạo. Kẻ địch đã dùng nhiều chính sách khác nhau: một mặt không ngừng bóc lột nhân dân ta bằng cống nạp, tô thuế; mặt khác ra sức hủy hoại di sản văn hóa dân tộc (thu trống đồng Đông Sơn để đúc cột đồng Mã Viện), bắt dân Việt theo lễ nghĩa Hán và luật pháp Hán. Một khi các chính sách đó thất bại thì chúng dùng vũ lực đàn áp. Nhưng mọi âm mưu của địch đều bị thất bại trước sức đấu tranh kiên trì, mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam. Từ truyền thống quật khởi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến đại thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt vĩnh viễn giấc mơ đồng hóa Việt Nam của ngoại bang phía Bắc. Trong suốt quá trình đấu tranh oanh liệt của dân tộc, nhân dân Hải Phòng đã đứng vững nơi đầu sóng ngọn gió, vừa tiếp nhận các luồng giao lưu kinh tế và văn hóa từ bên ngoài vào Việt Nam, vừa tích cực lao động và chiến đấu góp phần giành lại độc lập dân tộc,
  3. 268 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938) xứng đáng là vị trí tiền tiêu trong hệ thống phên giậu phía Đông Bắc của Tổ quốc. Trong thời gian nghìn năm chống Bắc thuộc, các nguồn tư liệu về lịch sử Hải Phòng cực kỳ hiếm hoi. Thư tịch cổ hầu như không có ghi chép gì cụ thể về Hải Phòng thời này. Do vậy, cũng như việc nghiên cứu thời kỳ tiền sơ sử, nghiên cứu lịch sử Hải Phòng thời chống Bắc thuộc vẫn chủ yếu dựa vào tư liệu khảo cổ học và thần tích địa phương. Căn cứ vào tài liệu khảo cổ học, các di tích lịch sử, thần tích ở Hải Phòng kết hợp với thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Quốc, có thể phân chia lịch sử Hải Phòng trong thời kỳ Bắc thuộc - chống Bắc thuộc thành hai thời kỳ: - Thời kỳ thứ nhất: Hải Phòng từ buổi đầu thời kỳ Bắc thuộc (năm 179 Tr.CN) đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. - Thời kỳ thứ hai: Hải Phòng từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến thời kỳ họ Khúc giành lại độc lập, tự chủ. I- TỪ BUỔI ĐẦU THỜI KỲ BẮC THUỘC (NĂM 179 Tr.CN) ĐẾN KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG NĂM 40 1. Các dấu tích địa hình cư trú Trong khoảng thời gian này, các di tích khảo cổ thời này tuy rất ít nhưng cũng đã phát hiện ở Hải Phòng có di tích mộ táng và di chỉ cư trú. a) Di tích mộ táng Ở Hải Phòng, khảo cổ học đã phát hiện một số di tích mộ thuyền và mộ huyệt đất có niên đại khoảng thế kỷ I Tr.CN - khoảng thế kỷ I - II SCN. Mộ thuyền: Mộ thuyền vẫn là một loại hình di tích quan trọng của cư dân Văn Lang - Âu Lạc thời văn hóa Đông Sơn. Truyền
  4. Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 269 thống mộ thuyền Đông Sơn kéo dài đến khoảng thế kỷ I - II SCN và nhiều thời kỳ sau đó. Tại Hải Phòng, đã tìm thấy khu mộ thuyền Quyết Tiến (Tiên Lãng), mộ Núi Thành Dền (Thủy Nguyên) thuộc giai đoạn muộn của văn hóa Đông Sơn. Mộ thuyền Quyết Tiến thuộc thôn La Cầu, xã Quyết Tiến, huyện Tiên Lãng: Đã phát hiện được 5 mộ, trong đó có 1 mộ được nghiên cứu kỹ có quan tài hình thuyền dài 1,8m, rộng 0,5m, sâu 0,35m; hai đầu quan tài được ghép thêm hai miếng ván hình bán nguyệt, đầu quan tài hình lục giác. Mộ Núi Thành Dền được phát hiện ngẫu nhiên. Quan tài hình thuyền dài 2,95m, đường kính 0,6m. Di vật thu được khá phong phú, gồm đồ gỗ (7 mâm bồng, 5 tượng nhỏ, mai, đĩa, chén, lược), đồ gốm (bình, lọ, vò, chum, bát), dấu tích thực vật có một số quả cau và lá trầu không. Đây là bằng chứng quan trọng về văn hóa Đông Sơn muộn ở Hải Phòng tiếp nối truyền thống mộ thuyền Việt Khê, Thủy Sơn, Phương Chử Đông trước đó. Mặt khác, mộ thuyền Quyết Tiến đã tiếp tục minh chứng sự lan tỏa mạnh mẽ của người Hải Phòng về phía đồng bằng ven biển vào khoảng các thế kỷ trước và sau Công nguyên1. Mộ huyệt đất: Là loại mộ xuất hiện từ rất sớm, nhưng mỗi nơi, mỗi thời kỳ đều có các loại hình khác nhau. Vào buổi đầu thời kỳ Bắc thuộc, bên cạnh mộ huyệt đất Việt, có thêm các loại mộ huyệt đất Nam Trung Quốc. Thời kỳ Tây Hán đô hộ Việt Nam, mộ huyệt đất đã được tìm thấy ở Thiệu Dương (Thanh Hóa) và Thủy Nguyên (Hải Phòng). Mộ huyệt đất Thiệu Dương có hình 1. Xem Bùi Văn Liêm: Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam, Sđd, tr.40, 91-92, 102. Ngôi mộ được Bảo tàng Hải Phòng và Viện Khảo cổ học nghiên cứu năm 1997.
  5. 270 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938) chữ nhật được khoét trên vùng đất bằng1. Trái lại, mộ huyệt đất Thủy Nguyên (Hải Phòng) được khoét hình gần hình chữ nhật rất sâu (3 - 4m) trên các sườn đồi núi, vách mộ gần phía đáy có khoét ngách vòm. Đây là kiểu mộ đất khá đặc biệt, duy nhất ở nước ta được thấy tại Thủy Nguyên. Khảo cổ học đã khai quật một số mộ thuộc loại này như mộ Điệu Tú, mộ Chà Vàng: Mộ huyệt đất Điệu Tú thuộc thôn Điệu Tú, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. Tại đây, đã khai quật 2 mộ, tiêu biểu là mộ số 2. Mặt bằng mộ gần hình chữ nhật được đào thẳng trên sườn đồi, sâu 3 - 3,50m. Hiện vật trong mộ khá phong phú gồm các loại công cụ (rìu, cuốc), vũ khí (dao, kiếm, mũi nhọn), trống đồng, bình vò, âu, liễm bằng đồng các loại chất liệu đồng, sắt, đất nung... Mộ có niên đại khoảng thế kỷ I - II SCN2. 1. Xem Lê Trung: "Những ngôi mộ cổ thời thuộc Hán ở Thiệu Dương", in trong sách Một số báo cáo về khảo cổ học Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1966. 2. Xem Bùi Văn Liêm, Nguyễn Đăng Cường: Báo cáo khai quật khu mộ Điệu Tú, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, tư liệu lưu tại Viện Khảo cổ học, 2002. Mộ đất Điệu Tú được Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Hải Phòng phát hiện và khai quật “chữa cháy” tháng 3/2001. Mộ nằm trên một sườn đồi thấp thuộc nhà ông Ngô Bá Toán. Mộ được chủ vườn phát hiện ngẫu nhiên khi san đất làm vườn. Huyệt mộ dài 4 - 4,25m, rộng 3 - 3,5m, sâu 3,5 - 4m (không tính phần mặt đồi đã được hạ thấp khoảng 1m. Biên mộ là đá vỉa, đá gốc là loại đá vôi đã bị phong hóa). Đất lấp mộ có độ kết dính cao trộn lẫn với đá dăm nhỏ. Nền mộ được nện bằng phẳng. Hiện vật được xếp thành từng nhóm theo chất liệu: đồ đồng, đồ sắt, đồ gốm. Đồ đồng có 2 rìu, 4 giáo, 4 dao, 1 nồi, 1 chõ (lư), 9 mảnh trống đồng, 3 liễm, 1 mũi nhọn. Đồ sắt có 4 kiếm, 1 cuốc và nhiều mảnh chưa rõ hình dạng. Đồ đất nung có 5 bình, 8 âu, 2 nồi, 2 vò và nhiều mảnh vỡ khác. So sánh chung loại hình mộ và di vật cho thấy niên đại vào khoảng thế kỷ I - II SCN.
  6. Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 271 Mộ huyệt đất Chà Vàng nằm trên đồi Chà Vàng, thôn Pháp Cổ, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên. Mộ huyệt đất Chà Vàng cũng được đào sâu xuống sườn đồi, mặt bằng gần hình chữ nhật. Mộ Chà Vàng có nét đặc biệt hơn mộ Điệu Tú ở phần ngách vòm. Ở độ sâu 3m, mộ được khoét ngách hình vòm cuốn ở vách Đông dài 1,2m, cao 1m1. Điều tra ban đầu cho thấy tại di tích còn có hàng loạt ngôi mộ huyệt đất khác cũng được khoét ngách vòm tương tự, cá biệt có mộ có hai ngách vòm. Trong các ngách vòm này đều có để di vật. Các mộ huyệt đất đồi Chà Vàng có niên đại tương tự như mộ Điệu Tú khoảng thế kỷ I đến đầu thế kỷ II. b) Dấu tích di chỉ cư trú Ngoài các di tích mộ táng, dấu hiệu của di chỉ cư trú cực kỳ hiếm của người Hải Phòng thời này cũng đã được phát hiện. Ở Tiên Đôi Nội (Đoàn Lập, Tiên Lãng), trong quá trình canh tác đã tìm thấy lao đồng và chì lưới bằng đất nung trong lớp đất màu đen có nhiều vỏ nhuyễn thể ở độ sâu 2 - 2,5m2. Cùng với nguồn tư liệu khảo cổ học, tại Hải Phòng các nhà khoa học của Bảo tàng Hải Phòng còn điều tra, phát hiện và nghiên cứu khá nhiều di tích thờ các tướng lĩnh Hải Phòng tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hiện nay, đã thống kê sơ bộ được các di tích như sau: 1. Xem Bùi Văn Liêm, Nguyễn Đăng Cường, Nguyễn Phúc Thọ, Nguyễn Văn Phương: “Khu mộ cổ xã Lại Xuân, Hải Phòng”, in trong sách Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, tr.538-540. 2. Xem Trịnh Minh Hiên: “Phát hiện mũi lao đồng ở Tiên Đôi Nội, xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng)”, in trong sách Những phát hiện mới về khảo cổ học năm1996, Sđd, tr.189-190.
  7. 272 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938) Khu vực nội thành Hải Phòng: 3 di tích1; huyện Vĩnh Bảo: 5 di tích2; huyện Tiên Lãng: 5 di tích3; huyện Thủy Nguyên: 6 di tích4; huyện An Lão: 1 di tích5; huyện An Dương: 1 di tích6. Tổng hợp, gạn lọc tất cả các nguồn tài liệu này, có thể góp phần tìm hiểu phần nào lịch sử Hải Phòng buổi đầu thời kỳ chống Bắc thuộc được rõ nét hơn. Qua đây, có thể thấy, người Hải Phòng trong thời kỳ Bắc thuộc đã nối tiếp thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc mở rộng và phát triển địa bàn cư trú hầu khắp vùng đất Hải Phòng ngày nay. Trong đó, nối tiếp truyền thống Việt Khê, khu vực phát triển thịnh đạt nhất vẫn là vùng đất Thủy Nguyên, nơi đầu mối giao thông thuận lợi nhất của vùng biển Đông Bắc. Đặc biệt, dấu tích cư trú Tiên Đôi Nội (Tiên Lãng) đã phản ánh việc mở rộng khu cư trú của người Đông Sơn muộn về phía đồng bằng ven biển. 1. Các số liệu các di tích, thần tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng dựa chủ yếu vào tài liệu của nhà sử học Ngô Đăng Lợi (Xem Ngô Đăng Lợi: Tinh thần yêu nước, truyền thống quật cường của nhân dân Hải Phòng thời Bắc thuộc, Tlđd) và Hồ sơ xếp hạng di tích của Bảo tàng Hải Phòng. Theo đó, nội thành Hải Phòng có các di tích thờ Nữ tướng Lê Chân (đền Nghè): Lệnh Bá - Chính Trọng trang Quỳnh Bảo (phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng) (đình Quỳnh Cư). Bảo tàng Hải Phòng còn nghiên cứu các di tích như: Miếu An Đà (phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền) thờ Nữ Ninh hiển thánh, bộ tướng của bà Lê Chân. Đền Tiên La (số 14, ngõ 375, phố Lê Lợi, quận Ngô Quyền) thờ Bát Nàn công chúa; đình An Biên (ngõ 170, phố Hai Bà Trưng, quận Lê Chân) thờ Nữ tướng Lê Chân. 2. Huyện Vĩnh Bảo có các di tích thờ Phạm Đàm trang Lễ Hợp (xã Tam Đa); Long Lang thôn Trung Am (xã Lý Học); bốn anh em Hùng Công, Uy Công, Dũng Công, Lược Công trang Cao Hải (xã Tân Liên); Nữ tướng Lê Chân đình An Biên (xã Hưng Nhân); Đào Công Tế, Miếu Dâu (xã Giang Biên). 3. Huyện Tiên Lãng có các di tích thờ ba chị em họ Tạ trang Trình Xuyên (xã Tiên Minh); ba anh em Hùng Công, Dũng Công, Lược Công trang Tỉnh Lạc (xã Đoàn Lập); Đào Quang trang Cựu Đôi (thị trấn Tiên Lãng); Nguyễn Minh trang Tiên Đôi (xã Đoàn Lập); Đào Lang thôn Cương Nha (xã Khởi Nghĩa). 4. Huyện Thủy Nguyên có các di tích thờ ba anh em họ Trương động Thiểm Khê (Liên Khê); Sĩ Quyền trang Đồng Lý (xã Mỹ Đồng). 5. Huyện An Lão có di tích thờ mẹ con Ngũ Đạo tướng quân trang Thượng Câu (xã Tân Viên). 6. Huyện An Dương có di tích thờ Hoàng Độ trang Nại Xuyên - Ngọ Dương (xã An Hòa).
  8. Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 273 Sơ đồ các di tích mộ Bắc thuộc ở Thủy Nguyên - Hải Phòng Nguồn: Nguyễn Đăng Cường Sơ đồ sự phân bố di tích mộ táng ở đồi Thông thôn Điệu Tú - xã Liên Khê - huyện Thủy Nguyên Nguồn: Nguyễn Đăng Cường
  9. 274 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938) Mặt bằng mộ 1 Mặt bằng mộ 2 Giáo đồng Giáo đồng Dao Bình đồng Hiện vật đồ đồng Điệu Tú
  10. Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 275 Lao đồng Đỉnh (?) đồng gương đồng sưu tầm ở Liên Khê Đỉnh (?) đồng Khay đồng Mảnh chân trống đồng Đông Sơn Mảnh chân trống đồng Đông Sơn Hiện vật đồ đồng Điệu Tú
  11. 276 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938) Hiện vật đồ đồng Điệu Tú Hiện vật đồ sắt mộ Điệu Tú
  12. Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 277 Các loại hình vò gốm Điệu Tú
  13. 278 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938) Vỏ gốm văn in, thế kỷ II - III Vỏ gốm văn in, thế kỷ II - III Vỏ gốm văn in, thế kỷ II - III Chén gốm 2 tai Vỏ gốm men, thế kỷ II - III Nồi gốm men, thế kỷ II - III Vỏ gốm men, thế kỷ II - III Các loại hình gốm Liên Khê
  14. Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 279 2. Hải Phòng trong đơn vị hành chính buổi đầu thời kỳ Bắc thuộc Trong thời kỳ Bắc thuộc, Việt Nam nhiều lần thay đổi tên các đơn vị hành chính. Tuy nhiên, các ghi chép về sự thay đổi đó hết sức sơ sài, thậm chí còn có những sai lệch khác nhau giữa các nguồn tư liệu, do đó rất khó xét đoán Hải Phòng thuộc vùng đất nào, nhất là đối với các thời kỳ thuộc Triệu và thuộc Tây Hán (179 Tr.CN - khoảng đầu Công nguyên). Theo thư tịch cổ, sau khi chinh phục được Âu Lạc, Triệu Đà đã sáp nhập Âu Lạc vào nước Nam Việt và chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân1. Quận Giao Chỉ là vùng Bắc Bộ ngày nay, quận Cửu Chân gồm vùng đất Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Như vậy, thời thuộc Triệu, vùng đất Hải Phòng thuộc quận Giao Chỉ. Tuy nhiên, dấu tích quận trị Giao Chỉ thời này hiện nay chưa rõ ở đâu. Chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu bắt đầu thực thi chính sách cai trị nước ta. Nhà Triệu đặt mỗi quận một viên Quan sứ (sứ giả đại diện cho triều đình nhà Triệu đang đóng đô ở Phiên Ngung). Điều đó có nghĩa là Nam Việt tuy cai trị nước ta nhưng sự cai trị đó là không trực tiếp. Dưới quận vẫn là chế độ Lạc tướng cai trị Lạc dân. Các quan sứ của nhà Triệu chỉ tiến hành kê khai hộ khẩu để thu thuế bằng hệ thống cống phẩm2. 1. Xem Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1996, tr.28-37. 2. Xem Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh: Lịch sử Việt Nam, Sđd, t.1, tr.234. Các quan sứ nhà Triệu ở hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân đã thống kê được 40 vạn dân số. Quảng Châu thị văn vật quản lý ủy viên hội, Trung Quốc xã hội khoa học Viện Khảo cổ học nghiên cứu sở, Quảng Đông tỉnh Bác vật quán: Tây Hán Nam Việt Vương mộ, Tlđd. Đáng chú ý là trong mộ Nam Việt Vương ở Quảng Châu đã tìm thấy nhiều thạp đồng Đông Sơn muộn được các nhà khảo cổ học xem là đồ đựng những đồ cống phẩm thu được từ Âu Lạc.
  15. 280 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938) Có thể nói ảnh hưởng của Nam Việt đối với Âu Lạc là rất ít. Trong phạm vi Âu Lạc nói chung, quận Giao Chỉ nói riêng, chưa tìm thấy các di tích thời thuộc Triệu. Trái lại, các di tích Đông Sơn muộn của người Việt cổ vẫn tìm thấy khắp nơi. Năm 111 Tr.CN, nhà Hán huy động 10 vạn quân tấn công tiêu diệt Nam Việt. Nhà nước Nam Việt bị chia rẽ cho nên sau một thời gian chống cự đã bị quân Hán đánh bại. Quân Hán chiếm đóng kinh đô Phiên Ngung (Quảng Châu). Quan lại của Nam Việt lần lượt đầu hàng nhà Hán. Chớp cơ hội đó, một thủ lĩnh Việt ở Âu Lạc là Tây Vu Vương đã nổi dậy chống lại bọn đô hộ. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Hai quan sứ của Nam Việt Vương ở Âu Lạc đã đem trâu bò, rượu cùng sổ hộ khẩu của Âu Lạc đến Hợp Phố nộp cho viên tướng Hán là Lộ Bác Đức. Nước Âu Lạc từ nhà Nam Việt chuyển sang tay nhà Tây Hán. Chiếm được Nam Việt, nhà Hán lập ra bộ Giao Chỉ trông coi 9 quận, trong đó có 3 quận thuộc phạm vi nước Âu Lạc cũ của An Dương Vương là: Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân (Bắc Trung Bộ), Nhật Nam (Trung Trung Bộ). Hải Phòng lúc này vẫn thuộc quận Giao Chỉ như thời Nam Việt. Quận Giao Chỉ thời Hán được chia thành 10 huyện: Liên Lâu, An Định, Câu Lậu, Mê Linh, Khúc Dương, Bắc Đái, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên và Chu Diên1. Trong 10 huyện trên thì Hải Phòng thuộc huyện nào, hiện nay, chưa có nhiều tư liệu để xác định chính xác điều này (?). Có một số nhà địa lý học lịch sử đã nghiên cứu vấn đề này nhưng các ý kiến còn rất khác nhau. Đặng Xuân Bảng xác định vùng đất Lý Nhân, Nam Định, Hải Dương thuộc huyện Kê Từ; Hải Dương gồm cả vùng đất Hải Phòng và Hải Dương ngày nay. Điều đó có nghĩa 1. Xem Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời, Sđd, tr.38.
  16. Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 281 là Đặng Xuân Bảng xác định Hải Phòng thuộc huyện Kê Từ1. Đinh Văn Nhật cũng xác định một phần đất của Hải Phòng thuộc huyện Kê Từ2. Madrolle căn cứ vào Thủy kinh chú xác định vùng đất kẹp giữa sông Kinh Thầy và sông Thái Bình là huyện An Định. Vùng đất này gồm Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng. Điều đó có nghĩa là theo Madrolle, Hải Phòng thời Tây Hán thuộc huyện An Định3. Đào Duy Anh dường như nghiêng nhiều về ý kiến này, tuy trong công trình của mình, ông không nhắc đến Hải Phòng mà chỉ nhắc đến vùng Hưng Yên và Hải Dương4. Như vậy, đối với các huyện của quận Giao Chỉ thời Tây Hán, giới nghiên cứu chỉ đoán định tương đối chính xác vị trí một số huyện như Liên Lâu, Vọng Hải, Mê Linh, v.v.. Còn các huyện khác và vị trí của Hải Phòng đích xác là thuộc An Định hay Kê Từ vẫn cần đợi các công trình nghiên cứu công phu hơn. Bộ máy cai trị của chính quyền đô hộ Tây Hán, đứng đầu bộ Giao Chỉ có một viên thứ sử, đứng đầu mỗi quận có một viên Thái thú. Như vậy, chính quyền Tây Hán đã tăng cường áp đặt Âu Lạc cũ bằng việc đặt hẳn một chức quan cai trị, khác với nhà Triệu chỉ cử sứ giả đại diện cho nhà vua thu thuế. Tuy nhiên, hình thức cai trị của nhà Tây Hán cũng mới chỉ dừng ở cấp quận. Còn dưới huyện, nhà Tây Hán vẫn để nguyên như cũ. Đứng đầu vẫn là các Lạc tướng của người Việt làm huyện lệnh mang ấn đồng có dây 1. Xem Đặng Xuân Bảng: Sử học bị khảo, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1997, tr.308; Đinh Văn Nhật: “Vị trí các huyện Khúc Dương, An Định, Bắc Đái và Kê Từ”, in trong sách Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1981, Hà Nội, 1982, tr.175-178. 2. Xem Đinh Văn Nhật: “Vị trí các huyện Khúc Dương, An Định, Bắc Đái và Kê Từ”, in trong sách Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1981, Sđd, tr.175-178. 3. Madrolle: Bắc Kỳ thời cổ, tư liệu Viện Khảo cổ học, 1937, tr.22. 4. Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời, Sđd, tr.47.
  17. 282 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938) tua xanh. Điều đó có nghĩa là cũng như nhà Triệu, chính quyền Tây Hán vẫn sử dụng nguyên tầng lớp quý tộc bản địa, duy trì chế độ chính trị của người bản địa để cai trị Âu Lạc. Về dân số, quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) trong đó gồm cả khu vực Hải Phòng dưới thời Tây Hán có 92.440 hộ với 746.237 nhân khẩu1. Như vậy, có thể thấy dân số Âu Lạc dưới thời Tây Hán đã tăng hơn nhiều so với trước đó chỉ có khoảng 400.000 người2. Năm thứ 8 SCN, ở Trung Quốc, Vương Mãng cướp ngôi nhà Tây Hán lập ra triều Tân. Triều đại này tồn tại không lâu, đến năm 23 đã bị nhà Đông Hán thay thế. Từ đầu Đông Hán cho đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, các đơn vị hành chính ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam và vùng Hải Phòng về cơ bản vẫn giữ nguyên như trước đó. 3. Tình hình kinh tế Do chính sách dùng người Việt cai trị người Việt để thu thuế, kinh tế Âu Lạc nói chung và kinh tế Hải Phòng nói riêng thời này tiếp tục phát triển trên cơ sở của nền kinh tế Âu Lạc trước đó. Đặc điểm cơ bản của tình hình kinh tế Hải Phòng thời này là: - Duy trì và phát triển nền kinh tế thời Văn Lang - Âu Lạc. - Tiếp thu thêm một số thành tựu kỹ thuật sản xuất của phương Bắc truyền xuống. a) Nông nghiệp Công việc khẩn hoang phát triển nông nghiệp được đẩy mạnh hơn theo sự mở mang của đồng bằng. Dấu tích các khu cư trú thời này đã toả rộng hơn xuống các vùng đồng bằng như Tiên Lãng, Vĩnh Bảo (di tích Quyết Tiến, Tiên Đôi Nội). Vùng Hải Phòng tiếp tục là nơi thu hút cư dân nhiều miền đất nước đến sinh sống. 1, 2. Xem Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Lương Ninh: Lịch sử Việt Nam, Sđd, t.1, tr.241, 240.
  18. Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 283 Đó là trường hợp bà Lê Chân từ Đông Triều (Quảng Ninh) về lập làng Vẻn (An Biên xưa, nay thuộc địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng). Hoặc trường hợp viên quan lang họ Lỗ ở Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) do bị Tô Định o ép đã đến xin cư trú tại trang Đồng Lý, xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên1, v.v.. Trên các địa bàn cũ như Thủy Nguyên, khu vực quanh Núi Voi huyện An Lão, nghề trồng lúa nước phát triển mạnh hơn trước. Lúc này, đồ sắt ở Bắc Bộ đã trở thành công cụ sản xuất phổ biến hơn. Các di tích có di vật sắt được tìm thấy nhiều hơn. Trong một số di tích, đồ sắt đã được tìm thấy nhiều và chiếm vị trí chủ đạo. Ví dụ: Mộ Xuân La (Hà Nội) có 22 đồ sắt gồm: 19 cuốc, 3 rìu; mộ Phương Tú (Hà Tây, nay là Hà Nội) có 14 đồ sắt gồm: 2 cuốc, 7 rìu, 2 kiếm, 1 giáo2. Tại Hải Phòng, trong mộ Điệu Tú (Thủy Nguyên) đã tìm thấy 2 cuốc sắt. Cuốc sắt Điệu Tú có dáng hình chữ U, là loại cuốc phổ biến tại Việt Nam thời đó. Do bị ngâm lâu ngày dưới đất, hai chiếc cuốc bị dính liền không tách rời ra được. Cuốc cao 10,5cm, lưỡi rộng 14,5cm. Cuốc có họng tra cán gần hình thang cân3. Gần Thủy Nguyên, di chỉ Đầu Rằm (Yên Hưng, Quảng Ninh) cũng tìm thấy cuốc sắt4. Điều đó chứng tỏ đồ sắt đã khá phổ biến ở hai bên bờ sông Bạch Đằng. Các công cụ sắt với đặc tính cứng, sắc đã xuất hiện ngày một nhiều và đang dần thay thế các công cụ bằng đồng. Với sự phổ biến loại công cụ tiên tiến này, công việc làm ruộng nương dễ dàng hơn rất nhiều. 1. Thần tích Sĩ Quyền, đình Đồng Lý, xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, Tlđd. 2. Xem Bùi Văn Liêm: Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam, Sđd. 3. Xem Bùi Văn Liêm, Nguyễn Đăng Cường: Báo cáo khai quật mộ Điệu Tú (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng), Sđd. 4. Xem Phạm Thị Ninh, Trịnh Sinh, Trịnh Hoàng Hiệp: Báo cáo khai quật di chỉ Đầu Rằm (xã Hoàng Tân, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh), tư liệu lưu tại Viện Khảo cổ học, tr.24.
  19. 284 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938) Vào khoảng thời gian này, biển tiếp tục lùi xa hơn, đồng bằng tiếp tục lan rộng hơn. Theo bước lùi của biển cả, người Hải Phòng tiếp tục mở rộng phạm vi sản xuất xuống vùng đồng bằng mới hình thành. Chính vì vậy, các di tích Đông Sơn lúc này đã tìm thấy ở các khu vực thấp hơn và xa hơn rất nhiều so với các địa bàn cũ thời Văn Lang, Âu Lạc như di tích mộ thuyền Quyết Tiến, di tích Tiên Đôi Nội (Tiên Lãng). Quyết Tiến, Tiên Đôi Nội là các di tích có vị trí khá xa so với trung tâm Núi Voi thời Văn Lang - Âu Lạc. Các di tích này cho thấy rõ địa bàn cư trú và sản xuất nông nghiệp ở Hải Phòng đầu thời Bắc thuộc đã được mở rộng hơn thời trước rất nhiều. Các phương pháp trồng lúa “hỏa canh thủy nậu” và các biện pháp cày cuốc thời trước vẫn tiếp tục được duy trì. Năng suất lúa ở Giao Chỉ nói chung đã cao hơn1. Thư tịch cổ ghi rằng, khu vực Giao Chỉ đã cung cấp lúa cho khu vực Cửu Chân (gồm Thanh Hóa và một phần Nghệ An, Hà Tĩnh). Lúa Giao Chỉ còn cung cấp cho khu vực Hợp Phố (Quảng Đông) vì ở đây chuyên mò ngọc trai. Hẳn rằng, lúa khu vực Giao Chỉ cũng có sự đóng góp nhất định của lúa vùng Hải Phòng. Thư tịch cổ còn ghi rằng, miền Giao Chỉ gần bể có nhiều hoa quả như long nhãn, vải, chuối, cam, quýt2. Như vậy, ngoài việc trồng lúa, người Hải Phòng tiếp tục phát triển nghề làm vườn. Vết tích một vài loại quả thời này cũng đã được tìm thấy trong một số di tích khảo cổ học. Trong mộ thuyền Kiệt Thượng I (Văn An, Chí Linh, Hải Dương) vốn cùng bộ Dương Tuyền với Hải Phòng thời đó, đã tìm thấy vết tích quả vải, vỏ quả bầu. Mộ Đồng Quan 1. Quảng Tây Choang tộc tự trị khu Bác vật quán: Âu Lạc di tuý - Quảng Tây Bách Việt văn hóa văn vật trần liệt, 2010. 2. Trần Quốc Vượng: “Mấy nét sơ lược về tình hình sản xuất nông nghiệp Việt Nam dưới thời kỳ Bắc thuộc (II Tr.CN - X sau CN)”, in trong Thông báo khoa học Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tr.100-101.
  20. Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 285 (Hải Dương) có vỏ quả bầu, một chiếc âu đựng 12 hạt trám1. Vết tích quả cau được tìm thấy trong mộ thuyền sông Tô (Hà Nội)2. Trong di tích mộ Núi Thành Dền (Thủy Nguyên) có niên đại khoảng đầu Đông Hán đã tìm thấy dấu tích quả cau và lá trầu không3. Ngoài ra, thư tịch cổ Việt Nam và Trung Quốc còn cho biết thời này còn có các loại cây khác như mía, dâu, đay, gai. Điều đó chứng tỏ các loại cây trồng ở khu vực Hải Dương, Hải Phòng lúc này khá phong phú. Về gia súc, thời kỳ đầu Bắc thuộc, cư dân Đông Sơn tiếp tục phát triển chăn nuôi các loài trâu, dê, lợn, gà, chó, là các loài vật đã có từ thời Hùng Vương. Mộ Kiệt Thượng (Hải Dương) có niên đại Đông Sơn muộn đã tìm thấy dấu tích xương chân giò lợn, xương sườn chó4. Việc hai viên quan sứ Triệu ở Giao Chỉ, Cửu Chân đem 100 con trâu bò nộp cho tướng nhà Hán Lộ Bác Đức chứng tỏ việc chăn nuôi thời này ở Việt Nam đã phát triển hơn trước rất nhiều. Hình ảnh gia súc đôi khi còn thấy trên một vài di vật đồng ở Hải Phòng. Ví dụ, chiếc khay đồng trong mộ Điệu Tú (Thủy Nguyên), một loại di vật được chế tạo ở bản địa theo phong cách phương Bắc có hình sừng trâu cong dài. Hình ảnh con trâu dường như đã trở nên khá quen thuộc và gần gũi trong đời sống hàng ngày của người dân. Nghề đánh cá tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong đời sống của cư dân vùng ven biển. Các chì lưới, lao đồng Tiên Đôi Nội, Điệu Tú (Tiên Lãng) chứng tỏ các hoạt động đánh cá và săn bắn là không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế ở Hải Phòng. 1. Xem Tăng Bá Hoành: “Mộ thuyền Đồng Quan”, in trong sách Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997, Hà Nội, 1998, tr.155-156. 2. Xem Nguyễn Lân Cường và Vũ Thế Long: “Về ngôi mộ thuyền dưới lòng sông Tô (Hà Nội)”, in trong sách Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1978, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979, tr.303. 3, 4. Xem Bùi Văn Liêm: Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam, Sđd, tr.91, 92.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2