intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử huyện Đảo Cồn Cỏ (1959-2019): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử huyện Đảo Cồn Cỏ (1959-2019): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Điều kiện tự nhiên - xã hội và các địa danh lịch sử - văn hóa tiêu biểu; Cồn Cỏ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1959 - 1975). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử huyện Đảo Cồn Cỏ (1959-2019): Phần 1

  1. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐẢO CỒN CỎ LỊCH SỬ HUYỆN ĐẢO CỒN CỎ (1959-2019) Quảng Trị, tháng 8/2019
  2. CHỈ ĐẠO NỘI DUNG BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐẢO CỒN CỎ CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY ĐẢO CỒN CỎ Th.s Lê Minh Tuấn, TUV, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện (3/2015 – 3/2019) Th.s Nguyễn Văn Thành, Phó bí thư phụ trách Đảng bộ, Chủ tịch HĐND huyện (3/2019 – nay) Thượng tá Nguyễn Bá Hùng, UVBTV huyện ủy, Chỉ huy trưởng BCHQS huyện BAN BIÊN SOẠN PGS-TS. Đặng Văn Hồ (Chủ biên) TS. Nguyễn Văn Hoa C.N Phạm Thanh Bình C.N Nguyễn Thi Sỹ CHỈNH LÝ BẢN THẢO PGS-TS. Đặng Văn Hồ Th.s Nguyễn Văn Thành
  3. LỜI GIỚI THIỆU Đảo Cồn Cỏ đã đi vào lịch sử dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước như một biểu tượng chói ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Cồn Cỏ được Nhà nước hai lần phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, được Bác Hồ ba lần gửi thư khen ngợi và đề tặng hai câu thơ: “Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận Đánh cho tan xác giặc Huê Kỳ” Qua quá trình chiến đấu gian khổ, đầy hy sinh thử thách và lao động quên mình của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân, với những thành tích đã đạt được qua các thời kỳ lịch sử, Đảng bộ và nhân dân huyện đảo đã góp phần xứng đáng vào “Kho lịch sử bằng vàng” của Đảng và nhân dân ta trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội, làm rạng rỡ truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông. Đó là di sản tinh thần vô giá mà Đảng bộ, chiến sĩ, cán bộ và nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ phải bảo vệ giữ gìn, truyền lại cho thế hệ mai sau, vững bước đi lên trên con đường Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống lực lượng vũ trang Cồn Cỏ (8/8/1959 – 8/8/2019), 15 năm thành lập huyện đảo (1/10/2004 - 1/10/2019), Ban Thường vụ Huyện ủy đảo Cồn Cỏ chủ trương biên tập và xuất bản cuốn sách “Lịch sử huyện đảo Cồn Cỏ (1959-2019)”. Nội dung cuốn sách không chỉ tái hiện có hệ thống về chặng đường lịch sử 60 năm oanh liệt, đầy gian khổ, hy sinh nhưng cũng hết sức vẻ vang của lực lượng vũ trang Cồn Cỏ mà còn khái quát sinh động hành trình 15 năm vượt khó trên con đường xây dựng và phát triển của Đảng bộ và quân dân Huyện đảo. Thông qua việc ôn lại truyền thống lịch sử của một thời “ Máu và lửa”, cuốn sách giúp mỗi chúng ta suy ngẫm, nhìn lại quá khứ với sự trân trọng và niềm kiêu hãnh để làm tốt hơn công tác giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng, truyền thống quê hương đất nước, truyền thống đảo nhỏ anh hùng. Đồng thời, quảng bá, giới thiệu về Huyện đảo Cồn Cỏ-“ Hòn đảo ngọc” nơi cửa ngõ tiền tiêu của Tổ quốc đến với bạn bè gần xa. Mặc dù đã cố gắng sưu tầm và biên soạn song do tư liệu lưu trữ không nhiều, các nhân chứng còn ít nên cuốn sách khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn chỉnh trong lần tái bản sau. Nhân dịp này, Ban Thường vụ huyện ủy đảo Cồn Cỏ xin chân thành cảm ơn Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh, Bảo tàng tỉnh Quảng Trị, các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện, Các đồng chí Đảo trưởng qua các thời kỳ cùng toàn thể cán bộ, chiến sỹ và cựu chiến binh Cồn Cỏ trên khắp mọi miền đất nước đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng tôi trong việc sưu tầm, biên soạn và xuất bản cuốn sách này. Trân trọng giới thiệu cuốn sách. 1
  4. Cồn Cỏ, tháng 08 năm 2019 Ban Thường vụ Huyện ủy đảo Cồn Cỏ 2
  5. Chương I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÀ CÁC ĐỊA DANH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TIÊU BIỂU I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lý - địa hình Đảo Cồn Cỏ nằm ở vị trí 17010’ vĩ tuyến Bắc; 107020’ kinh tuyến Đông, diện tích của đảo khi triều lên 2,2 km2 (gần 4km2 khi triều xuống). Đảo Cồn Cỏ cách mũi Lay (Vĩnh Thạch) 13 hải lý, cách Cửa Tùng (thị trấn Cửa Tùng) 15 hải lý, cách Cửa Việt (thị trấn Cửa Việt) 17 hải lý. Cồn Cỏ nằm án ngữ ở cửa phía Nam Vịnh Bắc Bộ, là điểm để phân định đường cơ sở (điểm A11) từ đó tính chiều rộng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nên đảo có ý nghĩa chiến lược trọng yếu trong mối quan hệ kinh tế - lãnh thổ và quốc phòng - an ninh không chỉ đối với tỉnh Quảng Trị, khu vực Bắc Trung Bộ mà còn cả phạm vi quốc gia. Tính trọng yếu về vị trí địa lý của Cồn Cỏ còn được thể hiện: - Cồn Cỏ có vị trí địa lý quan trọng đối với kinh tế biển: đảo Cồn Cỏ nằm trong khu vực ngư trường Con Hổ (ngư trường miền Trung), có phạm vi gần vùng đánh cá chung khi triển khai thực hiện Hiệp định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Do vậy, sẽ trở thành căn cứ hậu cần thuận lợi để tàu thuyền đánh bắt hải sản xa bờ không chỉ của Quảng Trị mà còn các địa phương khác. - Cồn Cỏ nằm gần các tuyến giao thông biển Quốc gia- Quốc tế: Hải Phòng - Thành phố Hồ Chí Minh - Singapore; Hải Phòng - Manila; Hải Phòng - Đà Nẵng; Đà Nẵng - Bến Thủy; Hải Phòng - Vladivostoc(Nga)… Do đó, Cồn Cỏ trực tiếp góp phần đảm bảo sự lưu thông của các tuyến đường đi qua vùng biển quan trọng này.1 - Đảo Cồn Cỏ giữ vị trí chiến lược trọng yếu về quốc phòng, an ninh: Cồn Cỏ là dấu mốc để xác định đường cơ sở, tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam (là đường biên giới Quốc gia trên biển) và các vùng biển khác thuộc chủ quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là điểm đi qua của đường đóng cửa Vịnh Bắc Bộ2. Do vị trí chiến lược và điều kiện địa lý - kinh tế, Cồn Cỏ là một trong những đảo được xếp vào hệ thống đảo tiền tiêu trên vùng biển Việt Nam. Trên đảo có thể lập 1 Tỉnh ủy Quảng Trị, Tờ trình về việc thành lập đơn vị hành chính mới: Huyện đảo Cồn Cỏ ngày 26/09/2003, trang 1. 2 Ngày 25/12/2000, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của hai nước trong VBB. Tại khoản 2 điều 1 Hiệp định có ghi: giới hạn phía Nam bởi đoạn thẳng nối liền từ điểm nhô ra nhất của mép ngoài cùng của mũi Oanh Ca – đảo Hải Nam Trung Quốc, có tọa độ địa lý là vỹ tuyến 18030’19’’ Bắc, kinh tuyến 108041’17’’ Đông, qua đảo Cồn Cỏ của Việt Nam đến một điểm trên bờ biển của Việt Nam có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 16057’40’’ Bắc, kinh tuyến 107008’42’’ Đông. Nguồn: Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (2002), Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự vùng biển Việt Nam, Hà Nội, trang 31. 3
  6. những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời Quốc gia, kiểm tra hoạt động các tàu thuyền, bảo đảm an ninh - quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Quốc gia cả trên đất liền, vùng trời và lãnh hải trên biển. Với vị trí địa lý không quá xa bờ, Cồn Cỏ có lợi thế trong việc thúc đẩy ngành kinh tế dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch, khai thác nuôi trồng thủy sản. Đứng trên điểm cao 63,4m, nhìn toàn cảnh Cồn Cỏ sẽ thấy có hình dáng như một chiếc nón khổng lồ chụp xuống biển. Khi triều xuống, nhìn về hướng Đông – Bắc Cồn Cỏ khoảng 1,5km có một hòn đảo đá nhỏ nhô lên khi thủy triều xuống và chìm dưới mặt nước khi thủy triều lên, bởi vậy đảo đá nhỏ còn có tên là “đảo chìm”1. Đảo Cồn Cỏ được hình thành do kết quả phun trào của hoạt động núi lửa, tạo nên hình vòm thoải, cao ở giữa và thấp dần xung quanh đảo. Từ đặc điểm kiến tạo này, đảo Cồn Cỏ có những dạng địa hình chính sau: + Dạng địa hình dải thềm biển: có bề mặt khá bằng phẳng, với độ cao từ 4-7m và chiều rộng 50-150m. Khu vực này hiện nay đã xây dựng một số công trình, bao gồm các công trình phục vụ an ninh quốc phòng, trụ sở các cơ quan, đơn vị, làng thanh niên, công trình công cộng như trường học, bưu điện, nhà phát thanh, nhà văn hóa thanh niên. + Dạng địa hình dốc thoải, tương đối bằng: đây là địa hình cơ bản của đảo, độ dốc từ 3%-7%, độ cao so với mực nước biển tại khu vực này từ 5m-20m. Ở khu vực này hiện nay đã xây dựng, bố trí các khu dân cư, công trình phục vụ kinh tế, đời sống. + Dạng địa hình đồi thấp: là dải đồi yên ngựa với 2 điểm cao nhất là 63,4m và 35,9m, độ dốc sườn đồi 17%-70%. Dạng địa hình này dễ bị rửa trôi, xói mòn nhất trên đảo. Để chống xói lở, bảo vệ đất đai, huyện đảo đã xây dựng đề án trồng rừng. Ở khu vực đồi 63 đang đầu tư để khai thác du lịch sinh thái, tham quan dấu tích của miệng núi lửa. + Dạng địa hình bãi biển: với bờ biển dài 500m, chiều rộng 20m nằm ở phía Đông Nam của đảo, có tiền năng lớn để khai thác dịch vụ du lịch và tắm biển2. 2. Đặc điểm khí hậu - hải văn Cồn Cỏ chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng của chế độ khí hậu đại dương nên khí hậu mang sắc thái ôn hòa hơn. Nhiệt độ trung bình năm: 25,50C. Lượng mưa bình quân trong năm khá cao: 2.169,5mm. Số tháng có lượng mưa trên 100mm được rải đều trong 9 tháng. Lượng mưa tập trung cao nhất từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau, chiếm 73,6% tháng lượng mưa cả năm, riêng tháng 9 lượng mưa trung bình đạt trên 500mm. Với lượng mưa dồi dào và kéo dài, nếu có giải pháp trữ nước hợp lý thì đây là nguồn nước đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên đảo. 1 Ban Thường vụ Huyện ủy đảo Cồn Cỏ (2009); Huyện đảo Cồn Cỏ 50 năm những sự kiện lịch sử (1959-2009), Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Trị, trang 7. 2 UBND huyện đảo Cồn Cỏ (2016): Thuyết minh tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Cồn Cỏ đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030, trang 19. 4
  7. Ở Cồn Cỏ, lượng nước bốc hơi thấp, tổng lượng bốc hơi bình quân trong năm 964,1mm, (chỉ bằng 44,4% lượng mưa). Tuy nhiên, tại thời điểm khô hạn trên đảo (tháng 6,7,8) lượng nước bốc hơi cao hơn lượng mưa, riêng tháng 7 lượng bốc hơi vượt lượng mưa 1,8 lần. Do đó, độ ẩm không khí tại đảo khá cao; độ ẩm trung bình 85% , độ ẩm cao nhất có thể đạt được từ 90% trở lên (vào các tháng mùa mưa). Cồn Cỏ chịu ảnh hưởng thường xuyên của gió biển khá mạnh. Tốc độ gió trung bình trong năm là 3,9m/s. Tốc độ gió nhỏ nhất là 2,7m/s (tháng 4,5), gió mạnh nhất là 4,6-5,3m/s, (tháng 10, 11, 12 và tháng 1 năm sau1. Các hướng gió chính: Đông Bắc, Tây Bắc, Tây-Tây Bắc, Bắc. Ngoài ra còn có gió Tây Nam chỉ xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 8. Cồn Cỏ chịu ảnh hưởng chung của chế độ bão miền Trung, là nơi hứng chịu nhiều cơn bão của biển Đông. Mùa bão thường trùng với thời kỳ mưa lớn. Cồn Cỏ nằm trong khu vực biển có chế độ bán nhật triều không đều và có mức thủy triều không lớn: mức triều trung bình là 0,76m, lúc triều cường có thể tới 0,9-1,2m và triều kiệt có thể xuống 0,3-0,6m. Thời gian nước triều mạnh từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, mạnh nhất là tháng 10-11 (lúc triều cực đại có thể lên 1,4m). Thời gian nước triều nhỏ nhất là vào các tháng 5,6,7 (lúc triều cực tiểu có thể xuống tới 0,1m). Là một đảo nằm giữa biển khơi, không chịu ảnh hưởng của các cửa sông nên nước biển ở Cồn Cỏ trong và có độ mặn ít biến đổi theo mùa. Giữa mùa mưa và mùa khô sự chênh lệch độ mặn rất ít (độ mặn cực tiểu và cực đại chênh lệch nhau 3,1%). Độ mặn bình quân trong năm vùng biển quanh đảo Cồn Cỏ đạt 31,3%, cao hơn vùng ven biển Cửa Việt, Cửa Tùng. Vùng biển Cồn Cỏ nằm trong khu vực có dòng hải lưu tương đối mạnh và hướng dòng chảy thay đổi theo mùa. Các tháng 6-8, hướng chảy Đông Nam-Tây Bắc, tốc độ trung bình 0,6 hải lý/giờ. Những tháng còn lại dòng chảy có hướng Tây Bắc-Đông Nam, tốc độ trung bình 0,5 hải lý/ giờ. Những đặc trưng về khí hậu và chế độ hải văn ở Cồn Cỏ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động đánh bắt, nuôi trồng hải sản và các hoạt động kinh tế-xã hội của đảo (giao thông trên biển, dịch vụ hậu cần nghề cá, tổ chức du lịch)2. 3. Tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng phát triển kinh tế - du lịch 3.1. Tài nguyên đất - rừng Qua các tài liệu công bố và kết quả khảo sát thực địa trên đảo cho thấy: Cồn Cỏ được hình thành từ quá trình phun trào của núi lửa nên nền đất đá bazan chiếm hầu hết bề mặt đảo, đồng thời dưới tác động của biển và vận động tân kiến tạo đã tạo nên một số thềm biển, bãi biển ven bờ đảo có diện tích nhỏ hẹp với các chất liệu chủ yếu là đá, 1 Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn (2011), Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm, khu du lịch Huyện đảo Cồn Cỏ - tỉnh Quảng Trị, trang 4. 2 Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn (2011), Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm, khu du lịch Huyện đảo Cồn Cỏ - tỉnh Quảng Trị, trang 5. 5
  8. sạn và vụn sò ốc, san hô. Những đặc điểm của một số loại đất chính trên đảo như sau: + Đất nâu tím trên đá bazan (nâu tím trên đá macma bazo-Ft): phân bố tập trung trên miệng vòm núi lửa (khu đồi 63) có diện tích 8,6 ha hiện chủ yếu rừng bao phủ. + Đất nâu đỏ phát triển trên đất bazan (nâu đỏ trên đá macma bazo và trung tính- Fk): đây là loại đất phân bố khắp trên đảo (chiếm gần 73,66% diện tích đất của đảo). Đất khá màu mỡ thích hợp để bố trí canh tác trồng cây nông nghiệp. + Đất đỏ vàng phát triển trên đá bazan (đất nâu đỏ vàng trên đá macma bazo và trung tính-Fd): phân bố tập trung khu vực đài Tưởng niệm ở Đông Nam đảo. Loại đất này có diện tích 10,5 ha, rất thích hợp cho việc trồng rừng. + Đất cát biển (C): phân bố thành giải hẹp ven bờ phía Đông và Đông Nam của đảo hiện đang đầu tư khai thác làm bãi tắm với quy mô nhỏ. + Đất cát vụn vỏ sinh vật biển (Cs): phân bố khá rộng phía Đông đảo, nằm phía trong dải đất cát biển. Loại đất này được hình thành do tích tụ từ xác của động vật biển như san hô, vỏ sò, ốc,…1 Với tài nguyên đất như trên, chất lượng đất của Cồn Cỏ về cơ bản thích hợp để hình thành một hệ sinh thái lâm-nông nghiệp đa dạng, tạo sinh cảnh thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, có giá trị cao đối với môi trường sống của một hải đảo. Về tài nguyên rừng, theo kết quả điều tra năm 2006, thực vật trên đảo có 118 loài thuộc 54 họ thuộc ngành thực vật hạt kín, trong đó có 17 loài cây trồng. Các họ có nhiều loại nhất là cúc, hòa thảo, thầu dầu, đậu, cỏ roi ngựa, dâu tằm…2 Một số loại thảm thực vật có giá trị như: - Rừng thứ sinh cây lá rộng trồng trên đất bazan có cấu trúc ba tầng: tầng tán rừng cao 8-20m như Mù U, Bàng, Bàng Vuông, Ngài, Đại Phong Từ; tầng cây bụi cao 2-8m như Mây, Đa lá to, Xay Hẹp, Chỏi, Máu Chó, Trôm Nam bộ; tầng cỏ cao dưới 2m, che phủ thưa như Ráy Ấn Độ, Riềng Lưới Ngăn, Bôn… Rừng thứ sinh cây lá rộng với ba tầng cây và dây leo làm cho Cồn Cỏ thực sự là một hòn đảo xanh. - Rừng thứ sinh trên đất cát vụn san hô, kiểu rừng này chỉ còn sót lại ở phía Đông Bắc đảo và một cụm nhỏ ở Bến Nghè Đông Nam đảo. Rừng gồm tầng cây gỗ cao 5- 8m với các loài như Vông Nem, Keo Lông Chim, Mã Rạng, Bàng, Mù U và tầng cây bụi cao dưới 5m như Dứa dại, Hoạt Hương 3 lá, Sều… - Các quần xã thực vật trên các biển ngập triều. Nhìn chung, thảm thực vật của tài nguyên rừng trên đảo Cồn Cỏ đơn giản nhưng rất đặc sắc, có ưu thế đáp ứng được mục đích du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cho 1 Ủy ban nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ (2016), Thuyết minh Tổng hợp quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Cồn Cỏ đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030, trang 10,11. 2 Ủy ban nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ (2016), Thuyết minh Tổng hợp quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Cồn Cỏ đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030, trang 13. 6
  9. khách du lịch1. 3.2. Tài nguyên nước - biển Với địa hình dạng vòm thoải, cao gần trung tâm và thấp dần ra xung quanh nên mặc dù vẫn có mùa mưa kéo dài tới 6-7 tháng, lượng mưa khá cao nhưng đảo không có khả năng giữ nước đề hình thành dòng chảy. Khi mưa, toàn bộ lượng nước trên đảo chảy xuống biển và quá trình chảy tràn chiếm ưu thế. Do vậy, trên đảo hầu như không có các dòng chảy, kể cả với loại hình khe suối khô mà chỉ gặp một số mảng trũng (dạng máng khô). Lượng nước thu nhập trên bể mặt khoảng 5 triệu m3/năm với lớp thảm thực vật bao phủ khá phong phú, tuy nhiên tầng phong hóa trên đảo không lớn, địa hình không tạo nên lưu vực trũng để chứa nước nên lượng nước bổ sung cho nguồn nước dưới đất hàng năm không quá 40% (khoảng 2 triệu m3/năm). Với đặc điểm trên, quá trình tuần hoàn nước ở mặt đảo hầu như kết thúc nhanh sau mỗi trận mưa. Do vậy, nguồn nước mặt tự nhiên trên đảo là khan hiếm về mùa khô. Theo số liệu khảo sát, thiết kế “hệ thống dự trữ và cấp nước sinh hoạt từ nguồn nước ngầm và nước mưa trên đảo Cồn Cỏ” do trường Đại học Mỏ địa chất thực hiện đã xác định tiềm năng trữ lượng nước ngọt trên đảo chỉ tập trung ở ¼ đảo về phía Nam, còn lại nước dưới đất bị nhiễm mặn và thay đổi theo mùa. Vì vậy, trữ lượng nước ngầm rất hạn chế không có khả năng đáp ứng về nguồn nước để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Đặc trưng của hệ sinh thái khu vực biển quanh đảo cũng khá phong phú và đa dạng. Rong biển là sinh vật phát triển mạnh và rộng khắp trong khu vực biển quanh đảo, phân bố cả 3 vùng triều (triều cao, triều giữa, triều thấp) và vùng dưới triều. Rong biển quanh bờ đảo có tới 52 loài thuộc 3 ngành rong biển: rong đỏ, rong nâu và rong lục; trong số đó có nhiều loài có giá trị khoa học và kinh tế cao, được sử dụng làm nguyên liệu chiết suất, thực phẩm, làm phân bón… San hô ven Cồn Cỏ có tới 109 loài, 42 giống thuộc 15 họ phân bố rộng khắp quanh đảo, trải dài cách bờ 500-700m hoặc xa hơn cho tới độ sâu 15-18m, có nơi tới 18-20m2. Gắn với hệ sinh thái san hô là nguồn tài nguyên sinh vật biển như: nhóm cá san hô: (chiếm 28,8% tổng số loài san hô); nhóm các loài giáp xác sống trên nền san hô như tôm, cua, ghẹ, ốc,… Đây là nhóm sinh vật sống ở tầng đáy có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là Cua (trong đó có loài Cua Đá) và Tôm Hùm, Ghẹ Hoa, ốc biển các loại, Hải sâm đen, Điệp, Hàu… Trong các loài rong biển có tới 48 loài có giá trị kinh tế cao, dùng làm nguyên 1 UBND huyện đảo Cồn Cỏ (2016), Thuyết minh tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện đảo Cồn Cỏ đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030, Tài liệu đã dẫn, trang 15. 2 Ủy ban nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ (2016), Thuyết minh Tổng hợp quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế- xã hội huyện đảo Cồn Cỏ đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030, Tài liệu đã dẫn, trang 17. 7
  10. liệu chế biến Agar, Alginate, Carrgeenan, Iot, KCL… làm thuốc chữa bệnh, thực phẩm, thức ăn gia súc và làm phân bón. Tính đa đạng sinh học của các loài rong biển ở Cồn Cỏ còn được thể hiện ở việc có 2 loài được phát hiện lần đầu tiên ở Việt Nam và một số loài là nguồn gen quý có giá trị kinh tế như Rong đại Codium, Rong guột Caulerpa, Rong râu Gracilria, Rong mỏ Sargassum… Tài nguyên biển ở Cồn Cỏ là cơ sở quan trọng đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Để phát triển đúng hướng cần có những chính sách, giải pháp kinh tế, kỹ thuật đồng bộ để bảo tồn, tổ chức khai thác, phát huy một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên giàu tiềm năng, đa dạng, phong phú mà rất nhạy cảm cả về kinh tế lẫn môi trường, sinh thái. II. ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI 1. Địa giới hành chính Đảo Cồn Cỏ có tên chữ là hòn Châu Hổ, tên nôm là đảo Con Cọp (vì đứng trong bờ nhìn ra, đảo giống hình con cọp nằm rình mồi). Do đó, khi người Pháp lập bản đồ, ghi tên đảo là Le Tigre (Con Cọp). Trên đảo có thảm thực vật xanh tốt nên ngư dân đi biển gọi đảo với tên thông dụng là đảo Cồn Cỏ. Trước đây đảo được dùng làm nơi nghỉ ngơi mỗi khi ra khơi đánh cá, trú bão khi biển động của ngư dân các xã Vĩnh Thái, Vĩnh Thạch, Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Gio Việt... Vì vậy, nhân dân các xã này còn gọi đảo Cồn Cỏ là Hòn Mệ. Sự tích của đảo được phản ánh qua câu chuyện: trong quá khứ có ông Khổng lồ gánh đất lấp biển để chống sóng dữ cho dân. Khi tới địa bàn huyện Vĩnh Linh, gánh đất quá nặng, chẳng may đòn gánh bị gãy làm đôi. Hai sọt đất đá rơi xuống, một sọt rơi ngoài biển tạo thành hòn đảo Cồn Cỏ. Còn sọt kia rơi trên đất liền thành ngọn đồi ngày nay gọi là Lòi Reng, tức núi Linh Sơn (điểm cao 74 về quân sự). Từ giữa thế kỷ XVI năm 1553, sách Ô Châu cận lục đã chép về hòn đảo này: “Ở Châu Minh Linh, phía tây có núi Cổ-Tề (Cổ Trai), phía Đông có núi Thảo Phù (đảo Cồn Cỏ). Lại có đồn ải canh phòng thực là một nơi xung yếu”.1 Thế kỷ thứ XVIII, sách Phủ biên tập lục chép “Châu Minh Linh có cửa biển Minh Linh, phía Đông có Hòn Cỏ (Cồn Cỏ), phía Tây có núi Cổ Trai, có cửa quan đóng giữ là chỗ xung yếu”.2 Với những tư liệu thư tịch cổ còn lưu lại, có thể khẳng định trước thế kỉ XVI, đảo Cồn Cỏ là địa bàn hành chính của quốc gia Đại Việt đời Mạc Phúc Nguyên (1553). Năm 1940, dưới thời Pháp thuộc, Cửa Tùng thuộc tổng Hiền Lương có 22 xã, một giáp, trong đó có xã Vĩnh An, xã Cổ Thạch (Thạch Bàn), xã Tùng Luật. Theo dụ số 61 ngày 05/08 năm Bảo Đại thứ 16 (25/09/1941), khu thị tứ Vĩnh An, Cửa Tùng được cải lập thành Thị trấn Cửa Tùng. Phạm vi hành chính thị trấn Cửa Tùng gồm các 1 Vô Danh Thị (1961), Ô Châu cận lục, Dương Văn An Nhuận sắc, Bùi Lương dịch, NXB Văn hóa-Á Châu, Sài Gòn (cũ), trang 18. 2 Lê Quí Đôn toàn tập, tập 1 (1977), NXB Khoa học xã hội Hà Nội, trang 97. 8
  11. làng Vĩnh An, Di Loan, Loan Lý và đảo Cồn Cỏ. Tháng 05/1948 xã Vĩnh An và các làng An Du, Cổ Thạch (Thạch Bàn), Yên Cổ sáp nhập lấy tên là xã Vĩnh Quang. Theo Quyết định số 1109 ngày 14/04/1950, của Ủy ban Hành chính Liên khu IV (nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), 4 xã Vĩnh Quang, Vĩnh Lộc, Vĩnh Hiền, Vĩnh Thành sáp nhập thành xã Vĩnh Hiền. Từ năm 1951, xã Vĩnh Hiền chia thành 4 xã: xã Vĩnh Lộc (Vĩnh Giang), Vĩnh Hiền, Vĩnh Thành, Vĩnh Tùng. Xã Vĩnh Tùng gồm Vĩnh An, Loan Lý, An Du tứ giáp với một phần xã Vĩnh Kim (bao gồm đảo Cồn Cỏ).1 Tháng 05/1955, xã Vĩnh Tùng được chia thành 3 xã: Vĩnh Kim, Vĩnh Quang, Vĩnh Thạch. Xã Vĩnh Quang bao gồm làng An Du Đông, An Du Bắc, An Du Tây, làng Cát, làng Vĩnh An và Tân Lý (Loan Lý), đảo Cồn Cỏ. Ngày 08/08/1956, xã Vĩnh Quang được chia thành hai xã Vĩnh Tân và Vĩnh Quang. Xã Vĩnh Quang gồm làng Tân Lý, làng Vĩnh An và đảo Cồn Cỏ.2 Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ (20/07/1954) đảo Cồn Cỏ thuộc địa bàn của xã Vĩnh Quang, Vĩnh Linh nằm trong Khu phi quân sự. Vì vậy quân đội nước Việt Nam Dân chủ Công hòa và quân đội chính quyền Sài Gòn, không bên nào đưa quân ra giữ đảo. Trước âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ của địch, phân tích thông tin từ nhiều nguồn ta nhận định: sớm muộn địch sẽ đưa quân đổ bộ cướp đảo trước ngày 15/08/1959. Trước tình hình khẩn cấp đó, ngày 6/4/1959, Bộ quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã chỉ đạo Khu đội Vĩnh Linh cho một tiểu đội đưa thuyền ra đảo Cồn Cỏ khảo sát địa hình, chuẩn bị đưa bộ đội ra giữ đảo và ngày 08/8/1959 bộ đội ta đã lên giữ đảo, từ đây đảo Cồn Cỏ thuộc địa giới hành chính xã Vĩnh Quang, Đặc Khu Vĩnh Linh trực thuộc Trung ương. Ngày 19/03/1975, tỉnh Quảng Trị phần phía Nam sông Bến Hải được giải phóng. Hai vùng Bắc, Nam của tỉnh được thống nhất. Ngày 20/09/1975 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245/NQ/TW về việc bỏ Khu, hợp nhất ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và Đặc Khu Vĩnh Linh thành tỉnh Bình Trị Thiên. Thực hiện chủ trương trên, ngày 27/12/1975 Ban chỉ đạo hợp nhất ra Thông báo số 586/VP triển khai thực hiện nghị quyết Trung ương về hợp nhất tỉnh. Đảo Cồn Cỏ lúc này trực thuộc xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Bình Trị Thiên.3 Thực hiện chỉ thị của Bộ chính trị và Quyết định số 62/CP ngày 05/03/1977 của Hội đồng Bộ trưởng, Ban Chấp hành Đảng bộ Bình Trị Thiên ra Nghị quyết số 02/NQ/TU ngày 11/03/1977 về nhập huyện. Đảo Cồn Cỏ lúc này trực thuộc xã Vĩnh 1 Ban Thường vụ Đảng ủy Thị trấn Cửa Tùng (2017), Đất và Người Cửa Tùng, Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Trị, trang 16,17. 2 Ban Thường vụ Đảng ủy Thị trấn Cửa Tùng (2017), Đất và Người Cửa Tùng, Sở văn hóa Thông tin và Truyền thông Quảng Trị, trang 18. 3 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, tập III (1975- 2000), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 50,52. 9
  12. Quang, huyện Bến Hải, tỉnh Bình Trị Thiên.1 Sau hơn hai năm thực hiện sự nghiệp đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng (12/1986), để phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh trong tình hình mới, ngày 7/4/1989 Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 10, tỉnh Bình Trị Thiên (phiên họp bất thường) nhất trí kiến nghị Trung ương cho chia lại tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Ngày 14/4/1989, Bộ Chính trị ra quyết định số 86/QĐ/TW và ngày 8/5/1989 ra Quyết định 87/QĐ/TW chia tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Đảo Cồn Cỏ lúc này thuộc địa giới xã Vĩnh Quang, huyện Bến Hải, tỉnh Quảng Trị.2 Để phù hợp với điều kiện quản lý và phát huy thế mạnh, truyền thống của địa phương sau khi lập lại tỉnh Quảng Trị, Tỉnh ủy Quảng Trị có chủ trương đề nghị Trung ương cho sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện. Ngày 23/3/1990, Hội đồng bộ trưởng ra quyết định số 91/HĐBT chia huyện Bến Hải thành hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh, đảo Cồn Cỏ lúc này trực thuộc xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.3 Với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng, Cồn Cỏ có tiềm năng phát triển kinh tế, thủy sản, du lịch - dịch vụ… để xây dựng đảo thành đơn vị kinh tế - xã hội quốc phòng an ninh toàn diện. Đầu năm 1996, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã đề xuất với Chính phủ về việc thành lập đơn vị hành chính trên đảo Cồn Cỏ. Thể theo nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, Huyện đảo Cồn Cỏ được thành lập theo Nghị định 174/2004/NĐ - CP ngày 1/10/2004 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ 18/4/2005. Từ đây đảo Cồn Cỏ trở thành huyện đảo dân sự, trực thuộc tỉnh Quảng Trị với chủ trương phát triển kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng đảo Cồn Cỏ thành đảo du lịch, là một đỉnh trong tam giác phát triển du lịch Cửa Tùng - Cửa Việt - Cồn Cỏ, nằm trong cụm phát triển du lịch trọng điểm của tỉnh Quảng Trị. 2. Dân cư Ngày 28/7/1994, một đợt khảo sát các di chỉ Khảo cổ học do nhóm nghiên cứu của Trung tâm Văn hóa Việt Nam (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Huế, Sở Văn hóa Thông tin và Bảo tàng Quảng Trị dưới sự chủ trì của Giáo sư Trần Quốc Vượng và Nghệ sĩ Xuân Đàm - Giám đốc Sở Văn hóa thông tin Quảng Trị đã tiến hành khai quật Khảo cổ học ở khu vực đảo Cồn Cỏ. Tại địa điểm Bến Nghè nằm ở khu vực Đông Bắc của đảo, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy nhiều hiện vật là công cụ cuội gia công 1 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, tập III (1975- 2000), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 63. 2 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, tập III (1975- 2000), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, trang 163. 3 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, tập III (1975- 2000), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, trang 172. 10
  13. thuộc nền văn hóa Sơn Vi (hoặc hậu Sơn Vi - tiền Hòa Bình) gồm các công cụ chặt với kỹ thuật ghè đẽo thô sơ. Bên cạnh những công cụ chặt lớn còn có nhiều mảnh tước có chuẩn mực điển hình của những công cụ thuộc thời đá cũ như: dĩa ghè, u ghè, các sóng chấn động, các lớp patin dày. Theo các nhà nghiên cứu thì nét nổi trội của di vật đá cũ Cồn Cỏ là những công cụ hình nuốm cuội, có công cụ chặt quy mô lớn đều 15×25cm rộng dài”1. Toàn bộ nhóm hiện vật công cụ đá thuộc địa điểm Bến Nghè (Cồn Cỏ) gồm 26 hiện vật phân loại theo 5 nhóm: công cụ chặt (7 hiện vật), công cụ chặt dạng mũi nhọn (2 hiện vật), công cụ mảnh cuội (7 hiện vật), công cụ viên cuội dạng tròn (01 hiện vật), mảng cuội (9 hiện vật)có niên đại biến động từ 1,5 đến 3 vạn năm. Những phát hiện này cho phép chúng ta có thể khẳng định vùng đất đảo Cồn Cỏ đã có dấu tích sinh sống của các nhóm cư dân nguyên thủy thời hậu kỳ đồ đá cũ.2 Theo các nguồn sử liệu được ghi chép lại trong cuốn Ô Châu Cận Lục của tác giả Vô Danh Thị cho thấy từ giữa thế kỷ XVI (1553), đời Mạc Phúc Nguyên, vùng đất Cồn Cỏ đã có người sinh sống (chủ yếu là quân lính làm nhiệm vụ quân canh bảo vệ đảo), là điểm dừng chân của cư dân Đại Việt khoảng thế kỷ XVII, XVIII, trên con đường giao lưu buôn bán với các vùng miền khác trong nước và nước ngoài (chủ yếu là người Chăm pa)3. Năm 1959, trong khi đào công sự ở trận địa, bộ đội đã phát hiện một nền nhà đá tổ ong (niên đại xây dựng chưa rõ), cùng một thanh kiếm han rỉ khắc dòng chữ Hán “Việt Nam vạn tuế”. Tại một giếng nước, khi nạo vét người ta tìm thấy một xích sắt cùng với một bộ xương người. Từ phát hiện di chỉ khảo cổ này, bước đầu có cứ liệu để khẳng định: dưới thời nhà Nguyễn, Cồn Cỏ là nơi đầy ải những người có tội4. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa có điều kiện để xây dựng ngay một quân chủng Hải quân để bảo vệ biển đảo của Tổ quốc mà phải tiến hành từng bước, có nghiên cứu và chuẩn bị chu đáo. Ngày 08/3/1949, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng ký quyết định thành lập Ban Nghiên cứu Thủy quân (thuộc Bộ Tổng Tham mưu) để thực hiện chủ trương của Chính phủ ta về việc xây dựng Hải quân Việt Nam làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ biển, đảo, trong đó có khu vực đảo Cồn Cỏ5. Tháng 6/1955, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập các đơn vị phòng thủ bờ biển tại các Liên khu miền biển. Thực hiện chủ trương trên, các Liên khu gấp rút tổ chức bộ đội cảnh vệ đặt đài quan sát, trong lúc chưa tổ chức được các thủy đội, các 1 Trần Quốc Vượng-Nguyễn Xuân Đàm (1996), Phát hiện kỳ thú về khảo cổ học Cồn Cỏ-Những phát hiện mới về khảo cổ học 1994, Tạp chí khảo cổ học. 2 Bảo tàng Quảng Trị (2003), Hồ sơ sưu tập hiện vật “Những công cụ đá thời Tiền sơ sử được phát hiện tại Quảng Trị, Tư liệu lưu trữ tại bảo tàng Quảng Trị, trang 9, 12, 23, 24. 3 Ủy ban nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ (2016), Thuyết minh tổng hợp quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Cồn Cỏ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trang 24. 4 Ban Thường vụ Huyện ủy đảo Cồn Cỏ(2009), Huyện đảo Cồn Cỏ 50 năm những sự kiện lịch sử (1959-2009), Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị, trang 8. 5 Phạm Hồng Thụy – Phạm Hồng Đới – Phan Trọng Đàm (1985), Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, trang 32. 11
  14. đơn vị đã dựa vào thuyền của dân để tiến hành hoạt động tuần tra cảnh giới trên các vùng biển và hải đảo. Lúc này lực lượng phòng thủ bờ biển của Liên 4 gồm tiểu đoàn 499, 501 được bố trí hoạt động kiểm soát, tuần tra ở các đảo Hòn Ngư, Hòn Mát, Cồn Cỏ, sông Gianh… Tháng 5/1959, Đoàn 135 (một phân hiệu của đoàn tàu 130) được Cục Phòng thủ bờ biển phân công vào hoạt động ở bờ biển Quân khu 4 (từ Nghệ An đến Cửa Tùng trong đó có khu vực biển đảo Cồn Cỏ)1. Hơn nữa, theo Hiệp định Giơnevơ, đảo Cồn Cỏ thuộc địa phận xã Vĩnh Quang, trực thuộc Đặc Khu Vĩnh Linh là khu “phi quân sự” nên cả quân đội Sài Gòn và quân đội ta đều không đưa quân ra giữ đảo. Từ 20/7/1954 đến trước 08/8/1959, trên đảo Cồn Cỏ chưa có sự hiện diện lực lượng quân sự nào của ta và địch, nhưng trước đó đảo Cồn Cỏ trực thuộc địa bàn xã Vĩnh Quang, đặc khu Vĩnh Linh. Đoàn 135 thuộc Cục phòng thủ bờ biển của Hải quân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiểm soát đảo và cư dân đi biển của các xã ven biển Đặc khu Vĩnh Linh đã ghé đảo trú ngụ khi thuyền đi biển gặp thời tiết không thuận lợi. Đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai đã âm mưu đưa quân đổ bộ cướp đảo Cồn Cỏ trước ngày 15/8/1959. Nắm được ý đồ của địch, ngày 08/8/1959, Bộ Tư lệnh Quân khu IV đã chỉ đạo Khu đội Vĩnh Linh cho một đơn vị bộ đội đổ bộ lên giữ đảo, lực lượng nòng cốt là Đại đội 32, Tiểu đoàn 2 bộ binh thuộc Trung đoàn 270, Sư đoàn 341 bảo vệ giới tuyến. Các đơn vị lực lượng vũ trang của ta đã tổ chức lực lượng chiến đấu, xây dựng doanh trại, công sự chiến đấu, ngày đêm canh phòng vùng biển của Tổ quốc. Từ đây đánh dấu một giai đoạn lịch sử mới của đảo Cồn Cỏ. Đảo đã thuộc quyền quản lý của lực lượng vũ trang nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đây (8/1959), đảo Cồn Cỏ trực thuộc xã Vĩnh Quang, Đặc khu Vĩnh Linh và đặt dưới sự quản lý của Bộ Chỉ huy Quân sự Đặc khu Vĩnh Linh, trực thuộc Quân khu 4. Cư dân sinh sống ở trên đảo chủ yếu là các đơn vị của lực lượng vũ trang bảo vệ đảo. Ngày 21/1/2002, thực hiện chủ trương chiến lược phát triển Cồn Cỏ thành một đơn vị hành chính dân sự vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo quốc phòng an ninh, UBND tỉnh Quảng Trị ra quyết định số 105/QĐ/UBND thành lập “Tổng đội Thanh niên xung phong xây dựng Đảo Thanh niên Cồn Cỏ” do đồng chí Nguyễn Xuân Thành làm Tổng đội trưởng. Ngày 9-3-2002, Tổng đội chính thức đi vào hoạt động, đã đưa lực lượng thanh niên tình nguyện (43 người) ra đảo để xây dựng đảo. Đây là những cư dân dân sự đầu tiên của huyện đảo. Ngày 1-10-2004, Huyện đảo Cồn Cỏ được thành lập theo Nghị định số 174/2004 NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ với diện tích tự nhiên 220 ha tách ra từ xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh với dân số là 400 nhân khẩu. Đến năm 2019, dân số huyện đảo có 548 người, bao gồm khu dân cư Thanh niên 1 Phạm Hồng Thụy – Phạm Hồng Đới – Phan Trọng Đàm (1985), Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam, Sđd, trang 49, 55, 56, 57. 12
  15. xung phong, cán bộ công chức, lực lượng vũ trang Cồn Cỏ (Đồn Biên phòng, Huyện đội, Công an), trạm rada 540 của Hải quân, xí nghiệp bảo đảm hàng hải, cảng vụ, chi cục thuế, cán bộ trạm khí tượng hải văn, trạm điện và Trung tâm y tế. III. CÁC ĐỊA DANH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TIÊU BIỂU Đảo Cồn Cỏ là “chiến trường xưa”, gắn liền với nhiều trận chiến đấu oanh liệt để bảo vệ đảo, thể hiện truyền thống đấu tranh anh hùng của quân và dân cả nước nói chung và Quảng Trị nói riêng. Nhiều di tích trận địa trên đảo gắn liền với những chiến công hiển hách của cán bộ chiến sỹ đảo Cồn Cỏ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc. Tiêu biểu là các di tích: 1. Hầm quân y Cồn Cỏ Nằm ở điểm “A”, Đông Bắc huyện đảo Cồn Cỏ. Giai đoạn 1964 – 1975, là hầm phẫu thuật quân y của đảo. Trên cơ sở tận dụng một hang đá tự nhiên, tại đây các y sỹ, bác sỹ, y tá đã cấp cứu, điều trị chiến thương cho hàng trăm cán bộ, chiến sỹ, dân quân tiếp tế cho đảo. Điển hình là trường hợp chiến sỹ Trần Văn Thực, bị thương ruột đứt 8 đoạn, lúc này Cồn Cỏ không có y sĩ gây tê (do y sỹ này đã hy sinh tháng trước), Trần Văn Thực nghiến răng chịu đựng và nói: “Bác sĩ cứ yên tâm, tôi chịu đựng được”, ca mổ thành công. Y sỹ Thành Lê được đồng đội phong làm “bác sỹ” trước khi đồng chí được cử vào trường Đại học Y dược vì đã dũng cảm mổ cứu sống chiến sỹ Lê Văn Nga dưới ánh sáng của đèn pin trong điều kiện thuốc men, dụng cụ phẫu thuật thiếu thốn. 2. Bến Nghè Bến Nghè cách Bến Tranh trên 200m về phía Đông – Nam. Tương truyền cách đây chừng 300 đến 400 năm có thuyền ông Nghè người làng Tùng Luật (Vĩnh Giang) không may gặp nạn, ông được đưa vào đây mai táng, từ đó bến có tên gọi là Bến Nghè. Bến Nghè là bến cảng, nơi tiếp nhận 2.520 tấn hàng hóa, vũ khí của nhân dân Vĩnh Linh tiếp tế cho Cồn Cỏ. Nơi đây, ngày 29/06/1965, đảo trưởng Trần Văn Thà đã tiếp nhận chiếc đài bán dẫn National của Bác Hồ kính yêu tặng chiến sỹ đảo Cồn Cỏ. 3. Trận địa 14,5 ly - Đồi Sy Nằm ở điểm “B” huyện đảo Cồn Cỏ. Tại đây đã diễn ra hàng trăm trận chiến đấu với máy bay Mỹ. Trung đội trưởng Nguyễn Hữu Tứ bằng tiếng kèn lệnh Amônica đã trực tiếp chỉ huy đơn vị chiến đấu 38 trận, bắn rơi 14 máy bay. Có ngày bắn rơi, bắn cháy 4 máy bay địch. 4. Đài quan sát đảo Cồn Cỏ Đây là đài quan trắc của đảo Cồn Cỏ do đồng chí Thái Văn A phụ trách, nằm ở đồi “C”. Ngày 11/03/1965, địch huy động một lúc 34 máy bay đánh phá Cồn Cỏ. Trong 13
  16. lúc bom rơi dày đặc nhưng Thái Văn A vẫn đứng trên chòi cao, tay cầm cờ lệnh theo dõi hướng từng chiếc máy bay địch bổ nhào, đánh bom để chủ động báo cho đồng đội đánh trả địch, bắn rơi 2 máy bay. Bom đạn địch đánh phá dữ dội vào đảo nhưng anh không rời vị trí. Bị thương, Thái Văn A cố níu thanh gỗ để khỏi rơi xuống đất. Một mảnh đạn cắm vào chân, anh rút mảnh đạn ra tiếp tục làm nhiệm vụ. Suốt từ năm 1964 – 1972, đài quan sát Thái Văn A là con “mắt thần” của đảo làm nhiệm vụ cảnh giới, quan sát để bộ đội chủ động đánh địch. 5. Hầm chỉ huy của đảo Cồn Cỏ Được xây dựng từ năm 1964. Hầm là nơi làm việc qua nhiều đời đảo trưởng, được làm bằng bê tông cốt thép và được bảo vệ xung quanh bằng nhiều lớp đá. Hầm được xây dựng bí mật tại vị trí điểm “D”. Máy bay trinh sát của địch không thể nghĩ đây là trung tâm chỉ huy, linh hồn của đảo Cồn Cỏ, đã phát đi hàng trăm mệnh lệnh chiến đấu để bắn máy bay, tàu chiến và nhận tin tức diễn biến chiến sự từ các trận địa để Ban Chỉ huy đảo xử lý các tình huống cụ thể. Đây cũng là nơi tiếp nhận các mệnh lệnh và chỉ lệnh từ Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và Ban Chỉ huy Trung đoàn 270. Hầm chỉ huy được nối liền với các trận địa, trạm quân y, đài quan sát,… bằng một hệ thống hầm hào liên hoàn để Ban chỉ huy đảo trực tiếp chỉ huy, động viên chiến sỹ chiến đấu. 6. Địa đạo Cồn Cỏ Trước sự đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ đối với Cồn Cỏ, học tập kinh nghiệm của cán bộ, nhân dân Củ Chi, Vĩnh Linh, toàn đảo nghiên cứu thảo luận tìm cách đào địa đạo để tránh máy bay địch ném bom. Địa đạo được xây dựng gồm trung tâm chỉ huy và hệ thống hầm hào nối với nhiều vị trí khác quanh khu vực “E”. Ngày 3/2/1966, với dụng cụ thô sơ gồm xà beng, cuốc chim và thuốc nổ TNT, tổ khởi công đầu tiên do đảo Trưởng Trần Văn Thà cùng với các chiến sĩ Nguyễn Văn Lĩnh, Trần Đức Hóa, Nguyễn Đức Báu, Cao Tất Đắc, Cao Văn Khang... bắt đầu tiến hành đào địa đạo từ mũi Con Hổ đến Bến Tranh. Ngày 15/2/1966, từ Bến Tranh đào thông với mũi Con Hổ và 10 tháng sau (22/12/1966), địa đạo Bến Tranh - Con Hổ được hoàn thành. Địa đạo Bến Tranh – Con Hổ, Mũi Si và Điểm “E” nối với nhau, Cồn cỏ có thêm công sự phòng thủ mới tạo điều kiện cho bộ đội cơ động đánh địch và ẩn nấp bảo toàn lực lượng khi bị địch ném bom đánh phá ác liệt. 7. Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ đảo Cồn Cỏ Nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ đảo, năm 1994 Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh phối hợp với các Sở ngành liên quan tổ chức xây dựng Đài tưởng niệm. 14
  17. Ngày 14/9/1995, Đại tá Trần Sỹ Lừa, Phó chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị đã đặt đá khởi công xây dựng tượng đài liệt sĩ để ghi công các Anh hùng liệt sĩ đảo Cồn Cỏ tại điểm cao 37. Năm 2009, Đài tưởng niệm được Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam (BIDV) tài trợ nâng cấp trở thành khu tưởng niệm với danh bia liệt sĩ ghi danh 104 anh hùng liệt sĩ đã hi sinh do trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ đảo. Năm 2018, Đài tưởng niệm tiếp tục được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tài trợ tôn tạo và nâng cấp khang trang. Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, bảo vệ đảo đã góp phần to lớn vào việc giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ chiến sỹ và nhân dân trên đảo. Đồng thời là địa điểm “tâm linh” để du khách cả nước đến tham quan du lịch ở đảo Cồn Cỏ. 8. Cột cờ Tổ quốc Cột cờ Tổ quốc được khởi công xây dựng từ năm 2016 với nguồn vốn hỗ trợ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn cao su Việt Nam và Ngân hàng chính sách Quảng Trị với số vốn đầu tư 3.800 triệu đồng. Đến năm 2017 công trình được hoàn thành. Việc xây dựng Cột cờ và tổ chức các sinh hoạt chính trị dưới Cột cờ Tổ quốc đã góp phần vào việc giáo dục có hiệu quả lòng yêu nước, tăng cường ý thức chính trị của mỗi cán bộ, Đảng viên, chiến sĩ và nhân dân trên đảo. 9. Ngọn Hải Đăng Cồn Cỏ Ngọn Hải đăng Cồn Cỏ là đèn biển cấp I, có chiều cao 76m tính từ mực nước biển; chiều cao từ chân đèn là 24.5m, tầm hiệu lực ánh sáng 22 hải lý, Đèn được Cục Hàng hải Việt Nam trực tiếp là Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải Miền Bắc đầu tư xây dựng vào năm 2005, đến tháng 12/2006 hoàn thành và đi vào hoạt động, đảm bảo an toàn hàng hải cho tàu thuyền hoạt động trong vùng biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Ngoài nhiệm vụ đảm bảo an toàn hang hải, Ngọn Hải đăng là nơi cao nhất để du khách ngắm toàn cảnh biển đảo Cồn Cỏ. 10. Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ được thành lập theo quyết định số 2090/QĐ- UBND ngày 14/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị. Khu bảo tồn biển, đảo Cồn Cỏ chính thức đi vào hoạt động ngày 21/4/2010 để nâng cao nhận thức của người dân về khái niệm đa dạng sinh học, nguồn tài nguyên và công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên biển. Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay (2019), Ban quản lý Khu bảo tồn biển, đảo Cồn Cỏ đã triển khai các hoạt động quản lý, bảo tồn; triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học để đánh giá các hệ sinh thái - tài nguyên biển; tiến hành điều tra 15
  18. thu thập mẫu vật, phân loại các loài sinh vật để tiến đến xây dựng bộ hồ sơ dữ liệu về sự đa dạng sinh học của Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ. Ngoài ra, Cồn Cỏ còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh như trận địa pháo 85, Âu cảng, mõm Con Hổ, giếng nước ngọt, kè chống xói lở, khu dân cư, bãi tắm, rạn san hô phía Đông Cồn Cỏ,… và các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh khác. * * * Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Cồn Cỏ là một trong những địa bàn ác liệt nhất của Quảng Trị nói riêng và của cả nước nói chung. Mọi phương tiện chiến tranh hiện đại được giặc Mỹ sử dụng nhằm mục đích hủy diệt đảo Cồn Cỏ. Mặc dù kẻ thù điên cuồng đánh phá, Cồn Cỏ vẫn vững vàng trước mưa bom, bão đạn, chống trả đích đáng mọi âm mưu của kẻ thù; nhiều máy bay, tàu chiến của Mỹ bị bắn rơi, bắn cháy. Để bảo vệ đảo, bảo vệ vị trí tiền tiêu của Tổ quốc, lực lượng vũ trang bảo vệ đảo và nhân dân Vĩnh Linh đã chiến đấu 841 trận. Chỉ trong 5 năm từ 1964 đến 1968 đã bắn rơi 48 chiếc máy bay, 29 chiếc rơi xung quanh khu vực đảo, có ngày bắn rơi 4 chiếc, có trận trong vòng 2 giờ bắn rơi 3 chiếc, bắn cháy 17 tàu chiến và hải thuyền của địch, có trận chỉ bằng hai quả đạn 85 ly đã bắn chìm một Thủy phi cơ. Để biểu dương tinh thần đánh Mỹ giỏi, giữ đảo kiên cường, đảo Cồn Cỏ 2 Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang” (Lần 1 ngày 1/1/1967, lần 2 ngày 25/08/1970), ba lần được Bác Hồ gởi thư khen ngợi (Lần 1 (12/4/1965), lần 2 (5/6/1968), lần 3 (20/10/1968) ). Tập thể cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang được tặng thưởng 2 Huân chương độc lập; 10 Huân chương chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba; 10 năm liền (1964-1974) là đơn vị quyết thắng; 1 cờ luân lưu của Ủy ban MTTQ Việt Nam; có 5 cá nhân được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đó là các đồng chí: Thái Văn A, Nguyễn Tăng Mật, Cao Văn Khang, Cao Tất Đắc; Bùi Hạnh1. Từ ngày huyện đảo được thành lập (1/10/2004) đến nay (2019), Đảng bộ, quân và dân huyện đảo Cồn Cỏ đã đoàn kết nhất trí, chủ động khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, tập trung xây dựng và kiện toàn hệ thống chính trị; tăng cường phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; hoàn thành tốt phương hướng tổng quát của huyện đảo đến năm 2020 là “Tập trung xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, đảng viên; đoàn kết khắc phục khó khăn, khai thác lợi thế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; thực hiện di dân, cơ cấu lại lao 1 Nguồn: Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương (2000), Chân dung Anh hùng thời đại Hồ Chí Minh, Tập II, NXB Lao động – NXB Quân đội nhân dân, trang 16, 39, 268, 358, 485, 636. 16
  19. động hợp lý gắn với việc chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, xây dựng huyện đảo Cồn Cỏ vững mạnh toàn diện, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo quê hương”1. Phát huy thành tích chiến đấu anh dũng kiên cường trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ 1976 đến 2019 với nhiều thành tích đạt được, Đảng bộ, chiến sĩ, nhân dân đảo Cồn Cỏ đã được cấp trên tặng thưởng: 03 bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị (vào các năm 2009, 2012, 2018) vì có thành tích xuất sắc trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao; 03 cờ thi đua (năm 2013, 2014, 2018) vì có thành tích hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ chính trị hàng năm; Bộ đội Biên phòng Cồn Cỏ được Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tặng bằng khen vì đã có thành tích trong việc xung kích thực hiện nhiệm vụ Biên phòng toàn dân. Cán bộ, chiến sĩ huyện đội Cồn Cỏ được cấp trên tặng 05 bằng khen vì có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Quân Khu IV tặng 2 bằng khen (năm 2000, năm 2004); Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị tặng 1 bằng Khen (năm 1995); Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị tặng 02 bằng khen (năm 1999, năm 2003); 4 lần được cấp trên tặng cờ thi đua “Đơn vị quyết thắng”; Quân khu tặng 1 cờ thi đua (năm 2004), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị tặng 3 Cờ thi đua (năm 1997, năm 1998, năm 2001). Những phần thưởng cao quý đã tô thắm thêm trong lịch sử vàng của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân đảo Cồn Cỏ trong sự nghiệp giữ nước bảo vệ độc lập dân tộc và quyết tâm phấn đấu đi lên Chủ nghĩa xã hội, thể hiện “ý chí quyết tâm và truyền thống bất khuất của người dân Quảng Trị nói chung và Cồn Cỏ nói riêng là không chịu khuất phục trước khó khăn, luôn đoàn kết, sáng tạo và dám hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ được giao”. 1 Huyện đảo Cồn Cỏ, Đại hội Đảng bộ huyện đảo Cồn Cỏ lần thứ III, nhiệm kỳ 2015 – 2000, trang 14. 17
  20. CHƯƠNG II CỒN CỎ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1959 - 1975) I. XÁC LẬP CHỦ QUYỀN, XÂY DỰNG CÔNG SỰ CHIẾN ĐẤU TRÊN ĐẢO (1959-1964) 1. Vị trí chiến lược đảo Cồn Cỏ Đảo Cồn Cỏ có vị trí đặc biệt: là cửa ngõ phía Nam, điểm phân chia vịnh Bắc Bộ, là tiền đồn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi Vĩnh Linh trở thành địa đầu của miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, thì Cồn Cỏ là tiền đồn của Vĩnh Linh, là vọng gác tiền tiêu của Tổ quốc. Đứng ở đảo có thể phát hiện mọi động tĩnh trong phạm vi 20 - 30km của bốn hướng Đông, Nam, Tây, Bắc. Từ đài quan sát, bằng ống nhòm có bội số lớn sẽ thấy rõ vị trí của địch ở Cồn Tiên, Dốc Miếu, cảng Cửa Việt, phát hiện địch từ xa để báo cho đất liền. Với hoàn cảnh và vị trí đặc biệt trong chiến tranh, đứng về mặt quân sự, Cồn Cỏ hiển nhiên trở thành một vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với cách mạng Việt Nam, góp phần bảo đảm cho tàu thuyền miền Bắc vận chuyển sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở vào giai đoạn quyết liệt thì yêu cầu chi viện của miền Bắc cho miền Nam càng lớn; Cồn Cỏ càng trở lên quan trọng hơn. Bảo vệ đảo Cồn Cỏ an toàn là giữ vững hệ thống phòng thủ của Khu vực Vĩnh Linh. Trong thế quốc phòng, Cồn Cỏ là một trong những trạm gác cho đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Nếu địch chiếm được Cồn Cỏ thì sẽ khống chế được một phạm vi rộng từ đèo Ngang đến Cửa Việt, dễ dàng cắt đứt con đường tiếp tế của ta từ Bắc vào Nam, làm bàn đạp tiến công xâm chiếm Vĩnh Linh và cả Quân khu IV. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Cồn Cỏ là hướng phòng thủ chủ yếu của Đặc khu Vĩnh Linh và miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nhất là lúc mà chính quyền Sài Gòn không ngớt hô hào “Lấp sông Bến Hải” để Bắc tiến. Ngày 13/05/1957, tại khách sạn Waldorf-Astoria (Mỹ), Ngô Đình Diệm trắng trợ tuyên bố “Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17”. Mục đích của Mỹ và chính quyền Sài Gòn là chiếm bằng được hoặc đánh phá hủy diệt Cồn Cỏ. Xác định vị trí chiến lược quan trọng của đảo Cồn Cỏ, ngay từ năm 1959, Đảng ta đã có chủ trương xây dựng Cồn Cỏ thành một “pháo đài bất khả xâm phạm”, thành đảo thép kiên cường, hiên ngang khẳng định chủ quyền trước sự tấn công xâm lược 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2