intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Châu (1945-2015): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:189

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Châu (1945-2015): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Yên Châu - vùng đất, con người và truyền thống; Nhân dân các dân tộc Yên Châu tiếp thu ánh sáng của Đảng, đoàn kết đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945; Chi bộ Yên Châu ra đời, lãnh đạo nhân dân anh dũng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954);... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Châu (1945-2015): Phần 1

  1. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) 1 ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945 - 2015) NHÀ XUẤT BẢN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
  2. 2 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945 - 2015) CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY YÊN CHÂU KHÓA XX, NHIỆM KỲ 2015-2020 BAN BIÊN SOẠN Nguyễn Thế Sang (Chủ biên) Quản Thị Dung Tòng Thế Anh Hà Như Huệ Mè Duy Chinh Phạm Đức Long Hoàng Anh Nguyễn Ngọc Luân Nguyễn Minh Tuấn Nguyễn Thị Yến Nguyễn Hồng Hạnh THẨM ĐỊNH NỘI DUNG: BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ SƠN LA
  3. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) 3 Bác Hồ thổi khèn bè do Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu kính tặng Bác, ngày 08-5-1959 “… Đồng bào châu nhà kháng chiến anh dũng. Bây giờ hoà bình rồi, cũng phải anh dũng. Anh dũng là anh dũng mọi mặt. Trong kháng chiến anh dũng giết Tây, đuổi giặc; bây giờ anh dũng trong sản xuất, xoá nạn mù chữ,… Tất cả các dân tộc Kinh, Thái, Mường, Mèo, Mán, Xá, Puộc,... đều là anh em một nhà,… Cán bộ, bộ đội, nhân dân phải đoàn kết chặt chẽ như nắm tay thế này…”. (Trích bài nói chuyện của Bác Hồ với nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu, sáng ngày 8-5-1959)
  4. 4 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015)
  5. LỜI GIỚI THIỆU Yên Châu là huyện miền núi biên giới của tỉnh Sơn La, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng của tỉnh. Trải qua các chặng đường lịch sử, nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu đã phát huy truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, giàu tình yêu quê hương, đất nước. Đặc biệt, từ khi có ánh sáng cách mạng của Đảng, nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu đã một lòng, một dạ đi theo Đảng, theo Bác Hồ và cùng với nhân dân trong tỉnh Sơn La nói riêng, nhân dân cả nước nói chung tham gia phong trào cách mạng, vùng lên đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân; kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Châu đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào thực tiễn địa phương, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giành nhiều thắng lợi to lớn trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng…, từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, văn minh. Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam"; Kết luận 946-KL/TU ngày 5-8-2013 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Sơn La về "Đẩy mạnh nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn và giáo dục lịch sử Đảng bộ địa phương"; đồng thời, để ghi lại quá trình lãnh đạo sáng tạo và hoạt động phong phú của Đảng bộ huyện Yên Châu; thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha ông đã hy sinh anh dũng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quê hương, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Yên Châu đã tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ Yên Châu (1945-2015) nhằm tổng kết chặng đường 70 năm nhân dân Yên Châu theo Đảng, theo Bác Hồ đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Yên Châu trên chặng đường phát triển, hội nhập quốc tế. Việc biên soạn cuốn Lịch sử Đảng bộ Yên Châu (1945-2015) dựa trên cơ sở kế thừa, chỉnh lý tư liệu, nghiên cứu sâu hơn một số sự kiện trong cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Châu (1945-1995), đồng
  6. 2 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) thời bổ sung, viết mới từ năm 1995 đến năm 2015. Cuốn sách đã tái hiện tương đối toàn diện bức tranh lịch sử sinh động và phong phú của Đảng bộ và nhân dân Yên Châu trên chặng đường dài qua hai thế kỷ, phản ánh chân thực quá trình đấu tranh cách mạng, anh dũng, kiên cường của nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu. Trong quá trình biên soạn, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Sưu tầm và Biên soạn đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh Sơn La, của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Yên Châu và nhiều đồng chí lãnh đạo chủ chốt ở địa phương qua các thời kỳ, những nhân chứng lịch sử đã cung cấp nhiều tư liệu, hình ảnh và ý kiến đóng góp quý giá. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Yên Châu xin chân thành cảm ơn Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Sơn La; sự giúp đỡ về chuyên môn của Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; của Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Sơn La; sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng chí lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo chủ chốt của huyện qua các thời kì; những ý kiến đóng góp quý báu của các đồng chí lão thành cách mạng, của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong huyện, các nhân chứng lịch sử… giúp cho cuốn sách sớm được ra mắt bạn đọc. Mặc dù có rất nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, biên tập, nhưng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, đặc biệt là sự thiếu hụt về tư liệu, làm cho việc dựng lại bức tranh lịch sử Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Châu một cách đầy đủ là một công việc vô cùng khó khăn. Vì vậy, chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Rất mong cán bộ, đảng viên và nhân dân Yên Châu cùng bạn đọc gần, xa cảm thông và tiếp tục góp ý kiến, bổ sung để trong lần tái bản sau, cuốn sách sẽ đầy đủ, phong phú, hoàn thiện và đạt chất lượng cao hơn. Huyện ủy Yên Châu xin trân trọng giới thiệu cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Châu (1945-2015) tới toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trong huyện và bạn đọc gần, xa. T/M BAN CHẤP HÀNH BÍ THƯ Quản Thị Dung
  7. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) 3 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN YÊN CHÂU NĂM 2010
  8. 4 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) Ngày 1-2-2002, Chủ tịch Nước ban hành Quyết định số 82/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân huyện Yên Châu
  9. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) 5 MỞ ĐẦU YÊN CHÂU - VÙNG ĐẤT, CON NGƢỜI I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Yên Châu là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Sơn La, có tọa độ địa lý từ 104005'-104040' kinh độ Đông, 21010'-20045' vĩ độ Bắc. Huyện nằm về phía Đông Nam của tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp huyện Bắc Yên, phía Tây giáp huyện Mai Sơn, phía Đông giáp huyện Mộc Châu và phía Nam giáp huyện Xiềng Khọ, huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Trung tâm huyện Yên Châu đặt tại thị trấn Yên Châu, cách thành phố Sơn La 62 km về phía Đông, cách thủ đô Hà Nội 240 km theo hướng Tây Bắc. Yên Châu có 15 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn Yên Châu và 14 xã: Chiềng Đông, Sặp Vạt, Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Viêng Lán, Chiềng Hặc, Mường Lựm, Chiềng On, Yên Sơn, Chiềng Khoi, Tú Nang, Lóng Phiêng, Phiêng Khoài, Chiềng Tương với tổng số 190 bản, 6 tiểu khu1. Yên Châu nằm giữa 2 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh là huyện Mộc Châu và huyện Mai Sơn; có tuyến quốc lộ 6 và quốc lộ 6C, tỉnh lộ 103A chạy qua, kết nối với mạng lưới giao thông liên tỉnh, liên huyện và các tuyến đường đến trung tâm các xã và các bản trong toàn huyện. Địa hình Yên Châu khá phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đá vôi, chia huyện thành 2 vùng rõ rệt: Vùng lòng chảo (dọc trục quốc lộ 6) gồm 8 xã và 1 thị trấn. Đây là vùng đệm nằm xen giữa 2 cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản, có địa hình thấp, chia cắt 1 - Năm 2008 thành lập mới 10 bản tại 5 xã: Lóng Phiêng, Phiêng Khoài, Yên Sơn, Mường Lựm, Tú Nang (do nhân dân tái định cư thuỷ điện Sơn La thuộc huyện Quỳnh Nhai và Mường La chuyển đến). Năm 2016, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định tách, thành lập mới thêm 6 bản ở Yên Châu, toàn huyện có tổng số 190 bản, 6 tiểu khu.
  10. 6 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) bởi những dãy đồi, có độ cao trung bình 400m so với mặt nước biển. Điều kiện địa hình, khí hậu vùng lòng chảo cho phép phát triển mạnh về trồng cây lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả nhiệt đới và trồng rừng. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất đai của vùng có độ dốc lớn, gây khó khăn cho việc đầu tư thâm canh các loại cây trồng. Vùng cao và biên giới gồm 6 xã, ở độ cao trung bình từ 900m - 1.000m so với mặt nước biển. Đây là vùng có điều kiện địa hình, khí hậu gần giống với cao nguyên Mộc Châu với nhiều phiêng bãi khá bằng phẳng, xen giữa các khe, suối, dãy núi cao, thuận lợi cho việc hình thành, phát triển những tiểu vùng sản xuất chuyên canh tập trung như chè, cây ăn quả nhiệt đới,… và chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Do ảnh hưởng địa hình nên khí hậu Yên Châu được phân thành 2 vùng rõ rệt; vùng thấp lòng chảo có khí hậu khô nóng do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam với chế độ nhiệt và số ngày nắng cao, nhất là những ngày tháng 7, tháng 8 trong năm; vùng cao, biên giới, có khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao mang tính chất nhiệt đới. Tuy nhiên, vào mùa đông, ở cùng cao, biên giới thường có rét đậm kéo dài và xảy ra hiện tượng sương muối, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của đồng bào. Yên Châu có nhiều suối, khe gắn với hệ thống ao hồ khá phong phú, trong đó có 3 con suối chính, là: Suối Sặp, suối Vạt và suối Nậm Pàn. Suối Sặp, chảy từ Mộc Châu về, là nơi hợp thủy của các nhánh suối khác đổ về như Huổi Tô Buông, Huổi Nà Ngà và hợp với suối Vạt ở xã Sặp Vạt. Suối Vạt bắt nguồn từ dãy Khau Cạn thuộc xã Chiềng Đông và các nhóm suối khác như Huổi Hịt, Huổi Lưu, Huổi Tô Pang, Huổi Tủm… Hệ thống suối Nậm Pàn, chảy qua xã Chiềng On, Yên Sơn, Phiêng Khoài theo hướng tây bắc đổ ra sông Đà (Mai Sơn). Nhìn chung, sự phân bố của các suối chính trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu ở vùng ven quốc lộ 6 và một số xã vùng biên giới như Chiềng On, Yên Sơn. Đa phần các suối trên địa bàn huyện đều
  11. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) 7 ngắn, dốc, tiết diện hẹp, cộng với mật độ che phủ của thảm thực vật hạn chế nên lưu lượng nước thiếu ổn định, khả năng giữ nước kém. Mùa mưa thường gây lũ quét, xói mòn, rửa trôi mạnh. Mùa khô lưu lượng nước rất thấp, thậm chí nhiều con suối không còn nước. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư khai thác nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Do vậy, nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Yên Châu hiện nay chủ yếu được khai thác từ hai nguồn, nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước mặt, được cung cấp bởi suối Sặp, suối Vạt, suối Nậm Pàn và các ao, hồ như: Hồ Chiềng Khoi có diện tích 40 ha (bao gồm diện tích mặt nước và vùng quy hoạch bảo vệ), lượng nước 2,5 triệu m3; hồ Mường Lựm, diện tích 15 ha, lượng nước 1,5 triệu m3; hồ Huổi Vanh, diện tích 25 ha, lượng nước 2,2 triệu m3. Đây là nguồn nước chính phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Tuy nhiên, phần lớn mặt nước các suối đều thấp hơn mặt bằng đất canh tác và các khu dân cư nên hạn chế đáng kể tới khả năng khai thác, sử dụng vào sản xuất và sinh hoạt. Ở một số địa bàn khó khăn về nguồn nước nên chưa khai thác được một cách có hiệu quả tài nguyên đất ở địa phương. Nguồn nước ngầm của huyện chưa được thăm dò, khảo sát đầy đủ. Một số năm gần đây, mực nước ngầm bị giảm đáng kể do độ che phủ của thảm thực vật giảm, một số khu vực giếng đào đã bị cạn nước vào mùa khô. Để đảm bảo lượng nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, Huyện Yên Châu đã sử dụng nhiều biện pháp trữ nước mặt, nước mưa, kết hợp với các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng ở các khu vực đầu nguồn. Về đất đai: năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên của Yên Châu là 85.775,9 ha2. Trong đó, đất nông nghiệp là 79.629,9 ha (đất sản xuất nông nghiệp: 35.174,9 ha, đất lâm nghiệp: 44.107,2 ha, đất nuôi trồng thủy sản: 347,7 ha); đất phi nông nghiệp 3.017,7 ha (bao gồm đất ở: 528 ha, đất chuyên dùng: 1.442,0 ha, đất khác: 372,5 ha); đất chưa sử dụng: 3.128,2 ha. 2 - Nguồn: Sở Tài nguyên và M i trường tỉnh Sơn La.
  12. 8 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) Yên Châu có 6 loại đất chính, trong đó, đất thung lũng có 4.100 ha, chiếm 4,9% tổng diện tích đất tự nhiên. Loại đất này tập trung chủ yếu ở vùng thấp dọc quốc lộ 6 giáp huyện Mai Sơn, thích hợp cho việc canh tác lúa, cây công nghiệp ngắn ngày; đất Feralit mùn vàng nhạt trên đá cát có 15.000 ha (chiếm 17,9%) được phân bố chủ yếu ở xã Chiềng On và ở một số khu vực đất dốc thuộc vùng biên giới. Loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây ngắn ngày và khoanh nuôi bảo vệ rừng; đất Feralit đỏ nâu trên đá biến chất có 22.409 ha (chiếm 24,4%). Đây là nhóm đất khá phổ biến trong huyện được phân bố trên khắp các địa bàn trong huyện. Loại đất này thường có tầng đất dầy, độ phì cao, tỷ lệ mùn lớn, phù hợp phát triển nhiều loại cây trồng; đất đỏ nâu trên đá vôi có 19.366 ha (chiếm 23,1%) Loại đất này tập trung ở các xã vùng biên giới giáp cao nguyên Mộc Châu, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, khoanh nuôi bảo vệ rừng; đất vàng nâu trên đá phù sa cổ có 7.600 ha (chiếm 9,1%), được phân bố dọc theo các hệ thống suối lớn, thích hợp cho các loại cây lương thực, cây hàng năm; đất Feralit nâu vàng trên đá macmaaxít 17.300 ha, chiếm 20,6% tổng diện tích được phân bố trên toàn huyện, thích hợp phát triển nhiều loại cây trồng. Hầu hết các loại đất ở Yên Châu có độ dày tầng đất từ trung bình đến khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng, tỷ lệ mùn và các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá, độ PH trung bình từ 5,5 - 6,0. Đất đa phần nghèo bazơ trao đổi, thiếu lân, ka ly, các chất dễ tiêu do quá trình xói mòn và rửa trôi mạnh. Nhìn chung, đất đai phần lớn thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng. Tuy nhiên, do nguồn nước khó khăn và phần lớn diện tích đất đai có độ dốc lớn đã hạn chế đến khả năng khai thác, sử dụng quỹ đất có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp cũng như các mục đích dân sinh, kinh tế khác. Yên Châu có nhiều đèo, dốc như đèo Chiềng Đông dài 9km, cao hơn 800m so với mặt nước biển, nối liền Yên Châu với huyện Mai Sơn của tỉnh Sơn La với độ dốc hơn 10% cùng nhiều khúc cua
  13. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) 9 tay áo. Dốc Bó Phương dài 6km thuộc địa phận 2 xã Chiềng Sàng và Yên Sơn. Đây cũng là đoạn dốc rất nguy hiểm bởi một bên là vách núi cao, bên kia là vực sâu, tạo nên địa hình hiểm trở, hạn chế cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Yên Châu có 47 km đường biên giới với 28 cột mốc giới quốc gia (từ mốc 220 đến mốc 247), 2 trạm kiểm soát Biên phòng: Trạm Pá Khôm ở xã Chiềng Tương do đồn Biên phòng Chiềng Tương quản lý, trạm Keo Muông ở xã Phiêng Khoài và cửa khẩu phụ Nà Cài ở xã Chiềng On do đồn Biên phòng Chiềng On quản lý và 13 đường tiểu ngạch xuyên qua núi rừng biên giới. Nơi đây là vùng cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc Thái, Mông, Xinh Mun và đồng bào Kinh lên khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới. Yên Châu có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, như: di tích lịch sử cấp quốc gia Cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài; danh lam thắng cảnh cấp quốc gia Hồ Chiềng Khoi tại bản Pút, xã Chiềng Khoi; có các di tích lịch sử cấp tỉnh là: cầu Tà Vài ở xã Chiềng Hặc, cầu Sắt Yên Châu ở xã Sặp Vạt, Nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu ở tiểu khu 5 thị trấn Yên Châu, Tượng đài chiến thắng Chiềng Đông ở bản Luông Mé xã Chiềng Đông, Nơi thành lập chi bộ Yên Châu ở bản Na Băng xã Mường Lựm; có các danh lam thắng cảnh cấp tỉnh như: hang Chi Đảy ở bản Đán xã Yên Sơn, hang Nhả Nhung và hang Ta Búng tại bản Trạm Hốc xã Chiềng On, hệ thống hang động Tà Ẻn và Co Mon ở xã Phiêng Khoài,… Đây là những tiềm năng to lớn để Yên Châu thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ du lịch. Những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên được nhân dân các dân tộc trong huyện tiếp tục gìn giữ và phát huy giá trị, góp phần làm giàu vốn văn hoá, tinh thần của nhân dân. Về tài nguyên: Trên địa bàn Yên Châu có 3 điểm mỏ than (Tô Pang ở xã Chiềng Pằn, Khe Lay ở xã Mường Lựm và Hang Mon ở xã Lóng Phiêng), 1 mỏ quặng Ăngtimon ở xã Chiềng Tương và một số mỏ đất sét, đá xây dựng lộ thiên. Mỏ than bùn Khe Lay có trữ lượng khoảng 10.000 nghìn tấn, có thể khai thác phục vụ cho ngành công nghiệp và sản xuất phân vi sinh. Mỏ than Tô Pang có trữ lượng
  14. 10 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) khoảng 360.000 tấn. Mỏ than Hang Mon xã Lóng Phiêng có trữ lượng khoảng 164.000 tấn. Mỏ quặng Ăngtimon Chiềng Tương có trữ lượng khoảng 20 nghìn tấn. Đây là nguồn tài nguyên quý, là cơ sở để Yên Châu phát triển ngành công nghiệp khai khoáng. Song, do địa hình phức tạp, độ dốc cao, gây nhiều khó khăn cho công tác khảo sát, thăm dò tài nguyên khoáng sản, nhất là chi phí cho việc đầu tư khai thác, vận chuyển lớn cũng như trong xây dựng nhà máy, xí nghiệp có quy mô vừa, quy mô lớn sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VĂN H A CÁC DÂN TỘC 1. Quá trình hình thành huyện Yên Châu Trong tiến trình lịch sử, địa giới hành chính huyện Yên Châu ngày nay đã trải qua nhiều lần thay đổi với nhiều tên gọi khác nhau. Yên Châu là một vùng đất có cư dân cổ cư trú. Vào những năm thuộc thiên niên kỉ thứ nhất, Yên Châu nằm trong phạm vi của Mường Vạt3. Vào thế kỉ XIII, thời kì người Thái di cư từ Lào sang địa bàn Mường Sang (Mộc Châu), Yên Châu có tên gọi là Mường Vạt. Khi ấy trung tâm Mường Vạt đóng ở Phiêng Khoóng, nên Mường Vạt còn có tên gọi là Phiêng Khoóng. Đến thời Trần, Yên Châu có tên gọi là Mường Việt4 (hoặc Mang Việt) xuất phát từ câu chuyện lịch sử, vua Trần Minh Tông sau khi đánh Ngưu Hống đã đóng quân ở đây và gọi là phủ Thái Bình5. Thời kì này, Yên Châu nằm trong tổng Lâm Thạch, thuộc phủ Gia Hưng và có ba mường phìa chính là: Mường Vạt, Chiềng Đông và Chiềng Sàng. Mường Vạt là mường phìa trong có lị sở của châu mường, còn các mường khác là mường phìa ngoài. Đến đời Vua Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 10 (năm 1469), đặt tên Châu Yên là Việt Châu, 1 trong 5 châu thuộc phủ Gia Hưng. Năm Minh Mệnh thứ 3 (năm 1822) mới đổi Việt Châu thành Yên Châu. 3 - Tư liệu về Lịch sử xã hội dân tộc Thái, Nxb. Khoa học xã hội 1997,H. tr.29. 4 - Đời Trần, Mường Vạt được gọi là Mường Việt, "việt" là phiên âm của "vạt". 5 - Nguyễn Trãi: Toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội. 1976, tr.603.
  15. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) 11 Theo sách Hưng Hóa phong thổ lục của Hoàng Bình Chính, biên soạn năm 1775, Việt Châu phía trên giáp châu Sơn La, phía dưới giáp châu Mộc, phía Đông giáp Mai Sơn và Sông Mã, phía Tây giáp Sông Đà. Người họ Hoàng đời đời làm phụ đạo (thay nhau cai trị). Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, Việt Châu có 3 động: Sách Lâm, Bác Nhĩ, Trịnh Nho. Theo sách Hưng Hóa ký lược của Phạm Thận Duật, biên soạn năm Bính Thìn (năm 1856) Châu Yên trước là Châu Việt. Năm Minh Mệnh thứ 19 (năm 1838) đổi động làm xã, vẫn giữ tri châu như cũ. Theo sách Đổng Khánh địa dư chí (1886-1888), Châu Yên do phủ Gia Hưng thống hạt, Mai Châu kiêm nhiếp. Châu hạt phía đông giáp Mộc Châu, phía Tây giáp châu Mai Sơn, phía Nam giáp Mai Châu, phía bắc giáp châu Phù Yên. Châu Yên có một tổng Sách Lâm, 3 xã: Sách Lâm, Trịnh Nho, Bác Nhĩ. Theo Danh mục các làng xã Bắc Kỳ của Ngô Vi Liễn, xuất bản năm 1928, Châu Yên có 3 xã là Chiềng Sàng (923 dân), Mường Khoa (2.218 dân), Mường Vạt (3.928 dân). Tuy có nhiều tên gọi khác nhau trong lịch sử, nhưng tất cả các tên gọi đó đều chỉ Yên Châu - vùng đất có từ lâu đời đã gắn liền và không thể tách rời với dải đất Tây Bắc, một vùng non nước của Tổ quốc Việt Nam. Ngày 21-7-1959, Uỷ ban hành chính Khu tự trị Thái - Mèo ban hành Quyết định số 20-QĐ/TC đã chia lại địa dư các xã: Chiềng On, Chiềng Xôm, Chiềng Sại thuộc châu Yên Châu6. Yên Châu khi đó có 13 xã: Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Viêng Lán, Chiềng 6 - Quyết định số 20-QĐ/TC ngày 21-7-1959 của Uỷ ban hành chính Khu tự trị Thái - Mèo chia lại địa dư các xã Chiềng On, Chiềng X m và Viêng Lán thuộc Yên Châu như sau: các bản: Co Mu ng, Co Mị, Trạng, Sáy Liếm, Mõm Bò, Suối Ngang được sáp nhập lại thành một xã và lấy tên là Tà Sại. Các bản: Lựm, bản Mé, Ôn Ốc, Pha Đét, Cò Bạy làm một xã vẫn lấy tên là Chiềng X m. Các bản: Con Khằm, Tà Ẻn, Sa Lép, Lao Kh , Lao B , Pa Phiêng của xã Chiềng On và bản Keo Mu ng, Phiêng Khoài, Cồn Huốt, Na Nhươi và Phiêng Phát của xã Viêng Lán làm một xã và lấy tên là Chiềng Chung. Các bản: Chờ Lồng trong, Chờ Lồng ngoài, bản Ái, Pa Kh m, Ten Lu ng, Cò Chịa, Trạm Hốc, Long Phách, Nà Đít, Nà Dạ, Co T m, A La, Co Long, Co Mu ng, Keo Mon, Keo Đồn và Suối Cút làm một xã, vẫn lấy tên là Chiềng On.
  16. 12 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) An (xã Sặp Vạt), Chiềng Hặc, Chiềng Xôm (Mường Lựm), Chiềng Sại, Chiềng Sinh (Phiêng Côn), Tạ Khoa, Chiềng On, Chiềng Chung (Phiêng Khoài) và Chiềng Khoi. Ngày 16-01-1979, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 18- QĐ/HĐBT, phân vạch hành chính một số xã của huyện Yên Châu, chia xã Tạ Khoa thuộc Yên Châu thành hai xã: Mường Khoa và Tạ Khoa7. Ngày 13-3-1979, Hội đồng Bộ trưởng tiếp tục ban hành Quyết định số 105-QĐ/HĐBT điều chỉnh địa giới một số xã thuộc tỉnh Sơn La, trong đó quyết định sáp nhập các xã Tú Nang, Lóng Phiêng, Chiềng Tương của huyện Mộc Châu vào huyện Yên Châu; sáp nhập các xã: Tạ Khoa, Chiềng Sại, Phiêng Côn của huyện Yên Châu vào huyện Bắc Yên. Ngày 29-02-1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 18-QĐ/HĐBT về việc thành lập Thị trấn Yên Châu, thuộc huyện Yên Châu8. Ngày 16-5-1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 31-NĐ/CP về việc thành lập một số xã, phường thuộc thị xã Sơn La và các huyện Yên Châu, Mộc Châu, Mai Sơn, tỉnh Sơn La, trong đó có thành lập xã Yên Sơn9 thuộc huyện Yên Châu. 2. Đặc điểm và truyền thống văn hoá của đồng bào các dân tộc cƣ trú trên địa bàn Yên Châu Trước năm 1979, Yên Châu là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc Thái, Kinh, Mông, Xinh Mun, Mường, Dao và Khơ Mú. Đầu năm 1979, xã Tạ Khoa, Chiềng Sại, Chiềng Sinh của huyện Yên 7 - Xã Mường Khoa gồm các bản: Chẹn, Mường Khoa, Kép Bồ, S ng Pét, Pa Vé, M n Khọc, Cáy Khẻ, Nóng Ỏ A, Phố, Phúc Pót, Huổi Th n và Huổi Hế. Xã Tạ Khoa gồm các bản: Tà Đò, Hua Nhàn, Tân Tiến, Nhàn Nọc, Nóng Ỏ B, Sặp Việt và Khúm Khia. 8 - Thị trấn Yên Châu được thành lập trên cơ sở gộp Hợp tác xã 1-5, hợp tác xã 2-9, hợp tác xã Yên Phong và khu dân cư trên địa bàn huyện lỵ Yên Châu (thuộc xã Viêng Lán), với diện tích tự nhiên 126 ha và 2.316 nhân khẩu. 9 - Thành lập xã Yên Sơn trên cơ sở 4.596,2 ha diện tích tự nhiên và 3.308 nhân khẩu của xã Chiềng On.
  17. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) 13 Châu sáp nhập vào huyện Bắc Yên, vì vậy huyện Yên Châu không có người Mường, người Dao sinh sống tập trung theo từng bản. Về dân số: năm 1954, Yên Châu có 12.000 người; năm 1975, có 26.277 người; năm 1986 có 38.972 người; năm 1996 có 53.456 người; năm 2010 có 70.019 người (trong 2 năm 2008 và 2009, Yên Châu đón nhận 1.843 nhân khẩu tái định cư thuỷ điện Sơn La). Năm 2015, dân số toàn huyện có 75.942 người, trong đó, dân tộc Thái chiếm 54,1%; dân tộc Kinh chiếm 19,5%; dân tộc Mông chiếm 14,3%; dân tộc Xinh Mun chiếm 11,6%; dân tộc Khơ Mú chiếm 0,4%, số còn lại là dân tộc khác. Các dân tộc ở Yên Châu cư trú đan xen lẫn nhau và được phân bố trên ba loại địa hình chính: vùng cao là nơi cư trú của người Mông, vùng giữa là nơi cư trú của người Xinh Mun và Khơ Mú, vùng thấp là nơi cư trú của người Kinh và người Thái. Dân cư phân bố không đều, thường tập trung ở vùng dọc quốc lộ 6 (có 8 xã, 1 thị trấn), mỗi dân tộc có trình độ phát triển kinh tế riêng, với phong tục tập quán và tiếng nói khác nhau, tạo cho Yên Châu có những sắc thái văn hóa phong phú đa dạng. Dân tộc Thái ở Yên Châu chủ yếu là người Thái đen chiếm đa số và phân bố hầu hết ở các xã trong huyện, người Thái trắng sinh sống chủ yếu ở xã Tú Nang. Địa bàn cư trú của dân tộc Thái là những vùng đồi, phiêng bãi, thung lũng ven suối để trồng cấy lúa nước. Họ sáng tạo ra hệ thống thủy lợi với “mương-phai-lái-lin” rất đặc trưng của sản xuất nông nghiệp ruộng nước vùng thung lũng. Kỹ thuật làm đất, trồng cấy, thu hoạch, chế biến, cùng với tín ngưỡng nông nghiệp liên quan… đã tạo nên một sắc thái văn hóa giàu sức sống của dân tộc Thái ở Yên Châu. Tuy nhiên, diện tích trồng lúa nước nơi đây không nhiều, chỉ tập trung ở một số vùng thuận lợi như: Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Viêng Lán, Chiềng Pằn, Chiềng Khoi và Sặp Vạt là những xã có dải đất bằng, hẹp, ven suối, còn nhiều vùng khác thiếu ruộng nước, nông dân phải làm nương để gieo lúa nương, ngô, sắn,
  18. 14 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) đậu,... đó là nguồn sống chính của nhân dân. Ngoài việc trồng lúa nước và hoa màu, dân tộc Thái chú trọng chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào ao thả cá, phục vụ đời sống. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, người Thái ở Yên Châu rất chú trọng các nghề thủ công truyền thống để tạo ra những sản phẩm cần thiết, đáp ứng nhu cầu của bản thân và gia đình như trồng bông, dệt vải, thêu thùa, đan lát, rèn đúc... Đàn ông rất khéo léo trong việc đan lát những vật dụng cần thiết cho gia đình như: sọt, gùi, ếp, ghế, mâm tròn...với những nguyên liệu mây, tre, nứa sẵn có trong rừng, đồng thời chế tác các công cụ lao động sản xuất, đánh cá, săn bắt (dao, chóp, rìu, thuổng...). Đặc biệt, một số nghệ nhân ở xã Chiềng Khoi nổi tiếng với nghề làm khèn bè và làm đồ trang sức. Phụ nữ Thái ngoài việc đồng áng còn tham gia trồng bông, nuôi tằm, dệt vải thổ cẩm, thêu thùa và làm chăn đệm. Ngoài việc dệt vải để giải quyết nhu cầu ăn mặc, dùng làm chăn đệm của bản thân và gia đình, họ còn tạo ra được những chiếc khăn Piêu độc đáo. Chiếc khăn Piêu ấn tượng với những mảng màu sắc lớn, trang trí theo phong cách hoa văn mặt chăn (nả pha) với những hoạ tiết cầu kì, phức tạp. Chiếc khăn Piêu ngoài giá trị thẩm mĩ, còn là “thước đo” sự khéo léo và đảm đang của người phụ nữ Thái, đồng thời, là nét văn hoá đặc sắc của người Thái ở Yên Châu... Bên cạnh đó, người Thái còn dệt vải “khuýt” được dệt pha thêm sợi màu, tạo nên màu sắc hài hoà, trang nhã và có vẻ đẹp riêng biệt. Trước đây, nghề dệt vải cũng như các nghề thủ công khác của đồng bào các dân tộc ở Yên Châu vẫn chỉ dừng lại ở phương pháp thủ công đơn giản, phục vụ cho nền kinh tế tự cấp, tự túc và hầu như không phát triển mở rộng ra các vùng lân cận, thậm chí, một số nghề truyền thống đã bị mai một, chỉ còn lại ít nghề như nghề rèn, nghề làm đồ trang sức... Ngày nay, nghề dệt thổ cẩm đang được khôi phục và phát triển, trở thành mặt hàng phục vụ đồng bào và khách du lịch trong và ngoài huyện. Nằm trong cộng đồng người Thái ở Tây Bắc với nền văn hóa đặc sắc, người Thái ở Yên Châu mang đặc trưng cơ bản của vùng
  19. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) 15 Thái Tây Bắc (về phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa tinh thần,…). Tuy nhiên, người Thái ở Yên Châu vẫn có những nét văn hóa độc đáo riêng có, thể hiện trong trang phục phụ nữ (váy, áo cóm), tẳng cẩu10, đội khăn Piêu; thổi khèn bè, múa xoè vòng và tục uống rượu cần... Với tiếng nói và chữ viết riêng của mình, dân tộc Thái ở Yên Châu nói riêng và dân tộc Thái ở Tây Bắc nói chung đã bảo lưu một kho tàng văn hoá dân gian phong phú, có giá trị. Từ đầu thế kỷ XIX, đã có một số người Kinh lên Yên Châu buôn bán, trao đổi hàng hóa, một số thương nhân sinh sống ở ven dọc Sông Đà, tập trung chủ yếu ở vùng Tạ Khoa. Đặc biệt, sau khi cơ bản hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh tế và văn hoá ở miền Bắc giành thắng lợi, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã đề ra đường lối chung của cách mạng Việt Nam trong đó nêu rõ: đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; đồng thời tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, trong đó nhấn mạnh sự nghiệp xây dựng kinh tế miền núi, đảm bảo cho miền núi dần dần tiến kịp miền xuôi. Đại hội chỉ rõ việc phát triển mạnh kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền núi đòi hỏi phải giải quyết tốt vấn đề tăng nhân lực cho miền núi. Do vậy, trên cơ sở cổ vũ nhiệt tình yêu nước, chúng ta phải tổ chức hàng chục vạn người miền xuôi lên miền núi, đi vào công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp, nông trường quốc doanh, cống hiến sức lực và tài năng của mình cho sự phát triển của đất nước. Triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế miền núi do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đề ra, Yên Châu tổ 10 - Tẳng cẩu: Phụ nữ người Thái đen có phong tục sau khi lấy chồng, phải búi tóc trên đỉnh đầu (gọi là tẳng cẩu) để phân biệt với người phụ nữ chưa lấy chồng.
  20. 16 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) chức đón đồng bào Kinh ở huyện Kim Thi (nay là Kim Động) tỉnh Hưng Yên, huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) lên Yên Châu xây dựng quê hương mới (vào các năm 1961, 1963, 1966, 1977, 1979, 1985), đưa dân số của huyện tăng lên đáng kể. Đồng bào Kinh ở Yên Châu sinh sống xen ghép ở hầu hết dọc quốc lộ 6 và ở các xã vùng cao như Lóng Phiêng, Phiêng Khoài, Yên Sơn và sớm hoà nhập với đồng bào các dân tộc bản địa trong huyện. Phát huy truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, đoàn kết, gắn bó, người Kinh sinh sống ở Yên Châu đã góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trên quê hương Yên Châu. Trong cộng đồng các dân tộc sinh sống ở Yên Châu, dân tộc Mông là một phần của sự thống nhất khối đại đoàn kết các dân tộc nơi đây. Người Mông sinh sống ở Yên Châu có 3 ngành: Mông đen, Mông hoa, Mông trắng (phần đông là người Mông đen), cư trú ở vùng núi cao thuộc các xã, bản vùng cao, vùng biên giới (Chiềng Tương, Phiêng Khoài, Lóng Phiêng, Chiềng On, Tú Nang, Mường Lựm, Chiềng Hặc, Sặp Vạt, Chiềng Đông). Người Mông chủ yếu làm nương rẫy, lấy sản phẩm ngô và lúa nương làm nguồn sống chính. Ngoài sản xuất cây lương thực truyền thống, chăn nuôi của đồng bào Mông vẫn được coi là nghề phụ. Người Mông có đời sống văn hoá phong phú, đa dạng với những nét đặc trưng về phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, chữ viết, tiếng nói, văn hoá nghệ thuật… giàu bản sắc và có truyền thống lâu đời. Nét văn hoá đặc sắc của đồng bào Mông chính là ở những bộ trang phục và đồ trang sức của người phụ nữ. Y phục phụ nữ Mông gồm áo thêu hoa văn ở cánh tay, váy thêu hoa văn khá tinh xảo, tà váy xếp nếp xòe rộng. Trang phục của đồng bào chủ yếu bằng vải lanh tự dệt. Nhạc cụ của dân tộc Mông cũng rất phong phú, nhưng phổ biến nhất là khèn và đàn môi thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, hoặc sau những ngày lao động mệt nhọc, đặc biệt là thanh niên thường dùng khèn, đàn môi hoặc qua những làn điệu dân ca để gửi gắm và thể hiện tiếng lòng mình với bạn tình, ca ngợi vẻ đẹp của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2