intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử huyện Đảo Cồn Cỏ (1959-2019): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, ebook Lịch sử huyện Đảo Cồn Cỏ (1959-2019): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Cồn Cỏ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975 - 2004); huyện Đảo Cồn Cỏ từ 2004 đến 2019. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử huyện Đảo Cồn Cỏ (1959-2019): Phần 2

  1. Chương III CỒN CỎ TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1975 - 2004) I. KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH – CỦNG CỐ VÀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VỮNG MẠNH BẢO VỆ VỮNG CHẮC CHỦ QUYỀN AN NINH BIỂN ĐẢO (5/1975 -1986) 1. Khắc phục hậu quả chiến tranh, củng cố và xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã kết thúc thắng lợi 21 năm kháng chiến chống chống Mỹ cứu nước đầy hy sinh gian khổ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Thắng lợi vĩ đại đó đã tạo ra bước ngoặt trong tiến trình lịch sử cách mạng dân tộc, mở ra một thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam: Tổ quốc độc lập, đất nước thống nhất. Cồn Cỏ cùng cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sau ngày Quảng Trị hoàn toàn giải phóng, địa bàn tỉnh vẫn tồn tại hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương (Đặc Khu Vĩnh Linh ở phía Bắc, Quảng Trị ở phía Nam) và 3 vùng với đặc điểm tình hình chính trị, kinh tế, xã hội,… khác biệt theo những mức độ nhất định. Đảo Cồn Cỏ lúc này trực thuộc đơn vị hành chính xã Vĩnh Quang, Đặc khu Vĩnh Linh. Đặc Khu Vĩnh Linh, sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự Vĩnh Linh đã triển khai cho đơn vị quán triệt Nghị quyết 03 của Đảng ủy Khu về tình hình nhiệm vụ mới. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng lực lượng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, động viên tổ chức lực lượng vũ trang tiếp tục tham gia nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng, lao động sản xuất cải thiện đời sống bộ đội. Từ tháng 5/1975 trở đi, các chế độ trực sẵn sàng chiến đấu từ cơ quan Bộ Chỉ huy đến cơ sở được thực hiện nghiêm túc. Riêng đối với đảo Cồn Cỏ, thực hiện Chỉ thị số 645/CT-TW-TaC ngày 31/8/1975 của Tư lệnh Quân khu, trong đó có nhiệm vụ: “Nghiên cứu quy hoạch, xây dựng đảo một cách toàn diện… tiến hành điều chỉnh trú quân theo hướng một khu vực bố trí tối thiểu một trung đội, từng bước nghiên cứu quy hoạch, xây dựng đảo cơ bản, toàn diện và lâu dài; khẩn trương thu hồi, bảo quản vũ khí trang bị, vệ sinh môi trường, ưu tiên xây dựng kho vũ khí tập trung trên đảo”1. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị đã quán 1 Thường vụ Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị (2013), Lịch sử Đảng bộ Quân sự tỉnh Quảng Trị (1945-2010), NXB Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội, trang 408-409. 70
  2. triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc. Thời kỳ đầu biên chế lực lượng vũ trang bảo vệ đảo vẫn là đại đội 32, tiểu đoàn 2 bộ binh thuộc Trung đoàn 270 bảo vệ giới tuyến. Ngày 20/09/1975, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 245/NQ-TW về việc bỏ cấp Khu, hợp nhất tỉnh, quyết định hợp nhất các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh thành tỉnh Bình Trị Thiên. Đối với khối quân sự cấp Quân khu, Chủ tịch nước ký sắc Lệnh 45/SL-CT sáp nhập quân khu IV và Quân khu Trị-Thiên thành Quân Khu IV (mới) gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và Khu vực Vĩnh Linh1. Ngày 13/7/1976, thực hiện chỉ thị số 39/CT-TM của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 31/7/1976, Bộ Tư lệnh Quân khu IV ra quyết định số 44/QĐ-QL, quy định quân số, cơ cấu tổ chức cơ quan Bộ Chỉ huy và các đơn vị trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Trị Thiên. Cùng ngày, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 cũng có quyết định chuyển Bộ Chỉ huy Quân sự Khu vực Vĩnh Linh cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Trị Thiên. Trên cơ sở chủ trương đó, tháng 7/1977, Bộ Tư lệnh Quân khu IVquyết định biên chế đơn vị lực lượng vũ trang bảo vệ đảo Cồn Cỏ là đại đội 32 do đồng chí Nguyễn Văn Cây làm Đảo trưởng, đồng chí Nguyễn Hồng Tín làm chính trị viên (Chính ủy). Biên chế đại đội có 3 trung đội2. Do tình hình thay đổi, từ nhiệm vụ chủ yếu trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là đấu tranh quân sự, nay chuyển sang thời bình vừa thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo vừa phát triển kinh tế. Do đó, trong chỉ đạo lãnh đạo cũng vấp phải khó khăn. Cán bộ, đảng viên có trình độ lãnh đạo chiến đấu, có nhiều thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, song trong phát triển kinh tế còn nhiều lúng túng trong quản lý, chỉ đạo. Mặc dù gặp khó khăn, nhưng với truyền thống anh hùng trong chiến đấu, đại đội 32 Cồn Cỏ đã nhanh chóng cũng cố tổ chức hoàn thành nhiệm vụ trên giao. Chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giữ vai trò xung kích trong việc thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị. Chi ủy và Ban Chỉ huy đại đội 32 đã dựa vào lực lượng trẻ phát động các phong trào thi đua quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị trong hàng tháng, hàng quý và cả năm. Chi ủy và Ban Chỉ huy Đại đội 32 động viên cán bộ, chiến sỹ nhanh chóng khắc phục hậu quả khó khăn do chiến tranh để lại như: tiến hành ngay việc thu dọn đạn dược hư hỏng trên đảo, thu hồi quân phục và vũ khí hư hỏng; điều chỉnh trú quân theo 1 Thường vụ Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị (2013), Lịch sử Đảng bộ Quân sự tỉnh Quảng Trị (1945-2010), NXB Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội, trang 419. 2 Từ năm 1976-1979; Ban Chỉ huy đảo lần lượt là: - Đảo trưởng: Nguyễn Văn Cây (1976 - 1977); Nguyễn Văn Giáo (1977 - 1978); Lữ Tấn Xa (1979- 1980) - Chính trị viên (chính ủy): Nguyễn Hồng Tín (1976 - 1977), Nguyễn Văn Khoa (1978 - 1979) (Nguồn: Hồi kí viết tay của các đồng chí Trần Văn Thà, Nguyễn Đăng Thiết (nguyên Đảo trưởng); đồng chí Nguyễn Đức Tuân (nguyên Đảo phó - Ban Chỉ huy Đại đội 22 vận tải). 71
  3. hướng sinh hoạt tập trung, tối thiểu lấy trung đội ở một khu vực tích cực, khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ trùng tu, xây dựng hệ thống kho ở các đảo, củng cố chỗ ở theo hướng tập trung; rà phá bom mìn… Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, cũng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị trật tự xã hội và công tác xây dựng Đảng (thời kì 1976-1979), Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã triển khai kế hoạch điều chỉnh vị trí đóng quân, bố trí lực lượng trên địa bàn trọng điểm là hai tuyến biên giới và ven biển, đảo,…khẳng định nhiệm vụ của lực lượng vũ trang trong thời kỳ mới của cách mạng là: “Luôn luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và tích cực xây dựng kinh tế”1. Chi ủy và Ban Chỉ huy Quân sự Đại đội 32 đã xác định nhiệm vụ chính trị chủ yếu của Đảo là: Bảo vệ đảo, xây dựng đơn vị, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc tính chất, đặc điểm, vị trí, nhiệm vụ địa bàn phụ trách, đảm bảo đường lối, phương châm, nguyên tắc công tác, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên đảo và vùng biển đảo quản lý2 với nội dung cụ thể là: - Bảo vệ địa bàn Đảo phụ trách, chống biệt kích, thám báo, vượt biển,… Thành lập các phương án tác chiến, bảo vệ, phân công cụ thể cho từng bộ phận công tác và cá nhân. - Hoàn thành tốt công tác huấn luyện, không ngừng tăng cường nâng cao sức chiến đấu của đơn vị. - Ra sức xây dựng cơ sở vật chất, không ngừng cải thiện từng bước đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ và chiến sĩ của đơn vị, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao3. Giữa lúc quân dân Quảng Trị nói chung, Cồn Cỏ nói riêng đang khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ đề ra thì trận lụt lớn diễn ra trên diện rộng khắp 3 tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế. Chấp hành chỉ thị số 88/CT-TM của Bộ Tổng Tham mưu và kế hoạch phòng chống bão lụt của Quân khu 4. Lực lượng vũ trang Cồn Cỏ phối hợp với lực lượng vũ trang đồn Cửa Tùng và các xã ven biển Đặc khu Vĩnh Linh triển khai đồng bộ tham gia ứng cứu đê điều, bảo vệ cơ quan tài sản nhà nước; cấp cứu bảo vệ tài sản của nhân dân. Trong những năm 1975-1979, tình hình biên giới Tây Nam và phía Bắc nước ta trở nên căng thẳng; vấn đề bảo vệ biên giới, biển đảo cũng được tăng cường và coi 1 Thường vụ Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị (2013), Lịch sử Đảng bộ quân sự tỉnh Quảng Trị (1945-2010), NXB Chính trị Quốc gia-Sự Thật, trang 429. 2 Tổng hợp biên bản “Nhật ký công tác tháng”của Đại đội 32 Cồn Cỏ các năm 1977,1978,1979,Tài liệu lưu trữ do văn phòng Huyện đội huyện đảo Cồn Cỏ cung cấp. 3 Tổng hợp biên bản “Nhật ký công tác tháng” của Đại đội 32 Cồn Cỏ các năm 1977,1978,1979,Tài liệu lưu trữ do văn phòng Huyện đội huyện đảo Cồn Cỏ cung cấp. 72
  4. trọng. Vì vậy, Chi ủy và Ban Chỉ huy Đại đội 32 đã tăng cường giáo dục và xác định cho cán bộ chiến sĩ ý thức đề cao cảnh giác, tuần tra mật phục, nhằm bảo vệ an toàn địa bàn. Đơn vị đã phối hợp đồn Biên phòng Cửa Tùng và các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn diễn tập và triển khai các phương án tác chiến. Ngày 31/12/1975, Bộ Chỉ huy Quân sự Vĩnh Linh tổ chức tổng kết công tác quân sự địa phương năm 1975 đã đánh giá “Cồn Cỏ là một trong các đơn vị được công nhận đã hoàn thành tốt chương trình huấn luyện phân đội bộ đội địa phương”1. Tháng 04/1977, Thiếu tướng Lê Quang Hòa Tư lệnh Quân khu IV kiểm tra đảo Cồn Cỏ và giao nhiệm vụ tăng cường công tác, sẵn sàng chiến đấu giữ đảo. Tư lệnh Quân Khu chỉ thị gấp rút xây dựng các công trình phòng thủ, công trình chiến đấu, phòng ngự của bộ binh trên đảo để sẵn sàng chiến đấu khi có các tình huống: địch tiến hành tình báo, điều tra, phá hoại các công trình trên đảo; hoặc địch dùng hỏa lực mạnh hải quân và không quân tập kích đảo; hoặc địch đánh chiếm đảo. Ngày 20/7/1977, chấp hành chỉ thị trực sẵn sàng chiến đấu của Quân khu, lực lượng trực sẵn sàng chiến đấu ở Bình Trị Thiên được thành lập, lực lượng vũ trang đảo Cồn Cỏ có 76 chiến sĩ tham dự và ngày 27/4/1978 xây dựng công trình chiến đấu trên đảo Cồn Cỏ2. Thực hiện chỉ thị của Bộ Tư lệnh Quân khu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Trị Thiên triển khai kế hoạch huấn luyện quân sự và diễn tập các phương án sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đảo Cồn Cỏ. Từ năm 1976-1978, chất lượng huấn luyện quân sự của đơn vị đạt kế quả tốt. Đợt huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tháng 2/1977, toàn đơn vị đạt yêu cầu 100%, trong đó khá, giỏi 75%3. Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Quân khu IV, ngày 25/2/1979, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã ra mệnh lệnh số 10/ML4, giao cho Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bến Hải tăng cường biên chế, tổ chức lực lượng chiến đấu cho đảo Cồn Cỏ, đảo đã được tăng cường một phân đội hỏa lực, 3 cụm pháo-bộ binh hổn hợp, quân số 264 đồng chí đặt trận địa tại đồi Hải Phòng, Mũi Si. Đại đội 32 sáp nhập với lực lượng mới được tăng cường thành tiểu đoàn hỗn hợp bảo vệ đảo5. Chi ủy và Ban Chỉ huy Đại đội 32 rất quan tâm đến nhiệm vụ học tập, nghiên cứu các Nghị quyết, chủ trương của cấp trên, nhất là cuộc vận động “phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân”. 1 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị (2007), 30 năm những sự kiện lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân Quảng Trị (1975-2005), Sđd, trang 15. 2 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị (2007), 30 năm những sự kiện lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân Quảng Trị (1975-2005), Sđd, trang 32. 37. 3 “Nhật ký biên bản” tháng 12/1977 của Đại đội 32 Cồn Cỏ, Tư liệu lưu trũ do văn phòng Huyện đảo Cồn Cỏ cung cấp. 4 Đó là mệnh lệnh thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng 1979. 5 Thường vụ Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị (2013), Lịch sử Đảng bộ Quân sự tỉnh Quảng Trị, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, trang 444. 73
  5. Đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng trên mọi lĩnh vực hoạt động trong tất cả cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang1. Những đợt sinh hoạt chính trị, học tập, quán triệt các Nghị quyết được tiến hành sâu rộng, triệt để trong Chi bộ, Đoàn Thanh niên đã tạo được sự chuyển biến khá toàn diện, tích cực, đồng đều trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của lực lượng vũ trang trên đảo. Tình hình chính trị tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ ổn định; hầu hết đảng viên, cán bộ, chiến sĩ tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng; lập trường chính trị tư tưởng kiên định, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ. Năm 1980 và 1982, Chi bộ Quân sự đảo Cồn Cỏ được tặng cờ đơn vị trong sạch vững mạnh2. Nhiệm vụ tăng gia sản xuất cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ và chiến sĩ được đơn vị chú trọng. Thời kì từ 1976-1979, đất nước mới ra khỏi chiến tranh vấn đề lương thực trong phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Bình Trị Thiên nói riêng hết sức khó khăn. Mặc dù lực lượng vũ trang được ưu tiên, nhưng trên thực tế vấn đề đảm bảo lương thực vô cùng khó khăn. Tự túc một phần lương thực để góp phần giải quyết khó khăn của đơn vị đóng quân trên đảo luôn được đặt ra. Đơn vị đã tiến hành tăng gia sản xuất bằng công cụ sản xuất tại chỗ của đơn vị và từng cá nhân cán bộ, chiến sĩ. Nếu như trước năm 1975, lương thực, thực phẩm phục vụ cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo hoàn toàn bao cấp thì đến tháng 12/1977, ngoài định lượng được quân cấp theo chế độ, đơn vị đã tự túc sản xuất bầu, bí, rau màu… chăn nuôi lợn, gà để tăng thêm chất dinh dưỡng, cải thiện đời sống của cán bộ và chiến sĩ. Tháng 8/1983, cơn bão số 6 đổ bộ vào Cồn Cỏ, toàn bộ doanh trại, kho lương thực bị đổ sập. Ngày 15/10/1985, bão số 8 lại tiếp tục đổ bộ vào đảo. Các đơn vị lực lượng vũ trang đã dũng cảm chống lại sự tàn phá của bão số 6, số 8. Trong quá trình chống đỡ, khắc phục bảo lũ đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu thể hiện bản chất tốt đẹp của “Anh bộ đội cụ Hồ”. Tập thể cán bộ, chiến sĩ đảo Cồn Cỏ là một trong ba đơn vị được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh nêu gương.3. Nhờ phát động phong trào tăng gia sản xuất để tự túc phần nào lương thực, thực phẩm cho đơn vị, từ 1979-1986 đơn vị đã đảm bảo phần nào đời sống vật chất và tinh thần để cán bộ chiến sĩ yên tâm sản xuất, chiến đấu, ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng an ninh4. Trước những khó khăn về kinh tế-xã hội và hậu quả của lũ lụt, thiên tai, Tỉnh ủy, UBMTTQ tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Trị Thiên đã phát động nhân dân trong 1 Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 15/12/1982 của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, Nghị quyết số 172 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về thực hiện chế độ thực hiện một chỉ huy trong lực lượng vũ trang. 2 Thường vụ Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị (2013), Lịch sử Đảng bộ Quân sự tỉnh Quảng Trị, Sđd, trang 450. 3 Ba đơn vị đó là: đảo Cồn Cỏ, Trung đoàn 6, Ban chỉ huy Quân sự thị xã Đông Hà 4 Tổng hợp nhật ký biên bản họp của Đại đội 32 Cồn Cỏ các năm 1977, 1978, 1979, 1986, 1988. 74
  6. tỉnh hỗ trợ cho Cồn Cỏ, 12 huyện thị tỉnh Bình Trị Thiên (Trừ Phú Lộc và Quảng Trạch phải hỗ trợ cho Lăng Cô và Hòn La), mỗi đơn vị xây cho đảo một căn nhà kiên cố. Trong các năm từ 1983-1995 đã thi công xong 9 ngôi nhà kiên cố và các công sự chiến đấu cho đảo1. Từ 5/1975 đến 1986, Phát huy truyền thống của đơn vị anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cán bộ và chiến sĩ đảo Cồn Cỏ đã linh hoạt, sáng tạo trong suy nghĩ và hành động, vượt qua những khó khăn, hoàn thành tốt những nhiệm vụ đặt ra cho đơn vị. Những thành tích đạt được từ 1975 đến 1986, đã tạo điều kiện vững chắc cho những bước trưởng thành tiếp theo của Cồn Cỏ. 2. Bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biển đảo, đánh bại âm mưu lấn chiếm chủ quyền biên giới vùng biển đảo nước ta Bên cạnh nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, củng cố và xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, từ sau 1975, Chi ủy và Ban Chỉ huy Đại đội 32 đã chỉ đạo triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, kịp thời phát hiện và đập tan mọi hành động của bọn phản động trong nước câu kết với thế lực phản động bên ngoài chống phá thành quả cách mạng. Chi ủy và Ban Chỉ huy Đại đội 32 đã phối hợp chặt chẽ với đồn Biên phòng Cửa Tùng, với lực lượng vũ trang các xã Vĩnh Quang, Vĩnh Thạch, Vĩnh Thái, Vĩnh Giang hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhất là nhiệm vụ chống biệt kích, thám báo, vượt biển. Chỉ tính riêng năm 1977, Ban Chỉ huy Đại đội 32 đã phối hợp với đồn Biên phòng Cửa Tùng ngăn chặn 4 lượt 20 tàu, 22 thuyền nước ngoài vào hoạt động ở phía Bắc đảo Cồn Cỏ. Năm 1978, lực lượng vũ trang trên đảo đã phối hợp với đồn Biên phòng Cửa Tùng và nhân dân 4 xã ven biển phát hiện 8 lần tàu thuyền xâm phạm lãnh hải nước ta. Đặc biệt ngày 18/5/1978 phát hiện một tàu lạ xâm nhập bờ biển của ta, đơn vị đã lên phương án phối hợp với nhân dân xã Vĩnh Quang và đồn Biên phòng Cửa Tùng truy đuổi chúng ra xa, và chuẩn bị phương án tác chiến nếu tàu địch đổ bộ vào bờ biển nước ta2. Bước sang năm 1979, tình hình đất nước ta gặp nhiều khó khăn. Ở biên giới Tây-Nam, ta đã đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Pônpôt-Iêng Xari. Ở biên giới phía Bắc, Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, phá hoại công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội của nước ta. Lực lượng vũ trang Cồn Cỏ đã phối hợp với Bộ đội Hải quân, lực lượng vũ trang đồn Công an Cửa Tùng phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ vượt biên, vượt biển và tàu thuyền nước ngoài vi phạm hải phận của ta, sẵn sàng và chủ động cùng cả nước đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn của kẻ địch. 1 Ban Thường vụ Huyện ủy đảo Cồn Cỏ (2009), Huyện đảo Cồn Cỏ 50 năm những sự kiện lịch sử (1959-2009), Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị, trang 94. 2 Bộ Tư lệnh bộ đội Biên phòng (2004), Lịch sử đồn Biên phòng Cửa Tùng (1954-2004), Sở Văn hóa Thông tin Quảng Trị, trang 148. 75
  7. Tháng 7/1979, lực lượng vũ trang Cồn Cỏ đã phối hợp với đồn Biên phòng Cửa Tùng phát hiện và đấu tranh ngăn chặn 6 lần tàu thuyền lạ nước ngoài vào hoạt động phía Bắc đảo Cồn Cỏ1. Ngày 11/2/1979, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 chỉ thị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Trị Thiên thực hiện công tác quân sự, quốc phòng năm 1979. Trên cơ sở đặc điểm của địa bàn, Ban Chỉ huy Đại đội 32 đã xây dựng kết hoạch tăng cường khả năng phòng thủ và trình độ sẵn sàng chiến đấu trên địa bàn đảo để bảo vệ và quản lý vùng biển, vùng trời, giữ vững an ninh chính trị, sẵn sàng và chủ động cùng cả nước đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn của địch nếu xảy ra. Ngày 25/2/1979, cấp trên tăng cường trang cấp cho lực lượng vũ trang đảo hai khẩu pháo mặt đất 122/Đ74 đặt trận địa tại đồi Hải Phòng, Mũi Si để tăng cường khả năng bảo vệ đảo2. Ngày 25/01/1980, lực lượng vũ trang Cồn Cỏ quán triệt Mệnh lệnh chiến đấu số 02 của Bộ Tư lệnh Quân khu thực hiện 5 nhiệm vụ cơ bản để đảm bảo an ninh quốc phòng, trong đó nổi bật lên các nhiệm vụ cơ bản “xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc trên toàn tuyến ven biển; chuẩn bị sẵn sàng thế trận, lực lượng cơ sở quần chúng và căn cứ đảm bảo hậu cần kỹ thuật tại chỗ để đánh liên tục, tiêu diệt địch, đánh bại chúng trong mọi trường hợp kể cả chiến tranh phức tạp kéo dài”3. Ngày 26/5/1980, lực lượng vũ trang Cồn Cỏ tham gia diễn tập thực binh “Dự bị động viên” do Quân khu 4 tổ chức. Tháng 8/1983, lực lượng vũ trang Cồn Cỏ cử cán bộ tham gia “Hội thao bắn đạn thật” về pháo binh của lực lượng vũ trang huyện Bến Hải. Đoàn Hội thao của lực lượng vũ trang huyện Bến Hải (trong đó có Cồn Cỏ) đạt kết qủa loại giỏi4. Ngày 18/10/1985, hưởng ứng lời kêu gọi của Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh về nhiệm vụ khắc phục hậu quả bão lũ (cơn bão số 6 và số 8), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ thị Ban Chỉ huy Tiểu đoàn hỗn hợp bảo vệ đảo5 tập trung mọi nguồn lực vật tư (trên hỗ trợ và nguồn huy động tại chỗ) để củng xây dựng lại doanh trại cho bộ đội. II. BẢO VỆ ĐẢO, CỦNG CỐ, GIỮ VỮNG AN NINH - QUỐC PHÒNG, TỪNG BƯỚC XÂY DỰNG KINH TẾ KẾT HỢP QUỐC PHÒNG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 10/2004) 1 Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị (2004), Lịch sử Đồn Biên phòng Cửa Tùng, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị, trang 165. 2 Lúc này Đại đội 32 đã sáp nhập với các lực lượng vũ trang khác để hình thành tiểu đoàn hỗ hợp bảo vệ đảo. 3 Bộ Chỉ huy Quân sự Quảng Trị (2007), 30 năm những sự kiện lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân Quảng Trị (1975-2005), Sdd, trang 59. 4 Bộ Chỉ huy Quân sự Quảng Trị (2007), 30 năm những sự kiện lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân Quảng Trị (1975-2005), Sdd, trang 585. 5 Ban Thường vụ Huyện ủy đảo Cồn Cỏ (2009), Huyện đảo Cồn Cỏ 50 năm những sự kiện lịch sử (1959-2009), Sđd, trang 93. 76
  8. 1. Bảo vệ đảo, củng cố, giữ vững an ninh - quốc phòng, từng bước xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng trong thời kỳ đổi mới (1986-10/2004) Những kết quả đạt được trong hơn 10 năm (1975-1986) là rất đáng phấn khởi tự hào. Tuy nhiên trước yêu cầu, đòi hỏi bức thiết của công cuộc đổi mới, những thắng lợi bước đầu đó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng Cồn Cỏ thành một đảo vững mạnh về quốc phòng an ninh, khơi dậy và phát triển các tiềm năng kinh tế, không ngừng phấn đấu vươn lên xứng đáng với sự tin yêu của nhân dân cả tỉnh, cả nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày 30/6/1989, tại kì họp thứ V, Quốc hội khóa VIII đã thông qua Nghị quyết về việc phân chia địa giới các tỉnh trong đó có tỉnh Bình Trị Thiên. Tỉnh Quảng Trị có 4 đơn vị hành chính, đảo Cồn Cỏ lúc này trực thuộc địa giới huyện Bến Hải. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong lực lượng vũ trang, ngày 22/9/1989, Thường vụ Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị ra Nghị quyết số 02/NQ-ĐU thành lập Chi bộ Quân sự đảo Cồn Cỏ trực thuộc Đảng bộ Quân sự tỉnh1. Sau khi có thỉ thị 91-CT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 23/3/1990 và Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc tách huyện Bến Hải thành 2 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh; đảo Cồn Cỏ trực thuộc sự quản lý về hành chính của xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh. Ngày 4/6/1990, Bộ trưởng Bộ quốc phòng ra quyết định số 165/QĐ-CP giải thể Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bến Hải để thành lập Ban Chỉ huy Quân sự huyện Vĩnh Linh và Gio Linh, lực lượng vũ trang Cồn Cỏ trực thuộc Ban Chỉ huy Quân sự huyện Vĩnh Linh. Đứng trước tình hình khó khăn chung của đất nước và tỉnh Quảng Trị vừa mới tái lập lại, dưới sự lãnh đạo và chỉ huy trực tiếp của Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; cán bộ, chiến sĩ đảo Cồn Cỏ đã xác định rõ trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân, phát huy truyền thống anh hùng của đơn vị, phẩm chất cao đẹp của anh Bộ đội cụ Hồ, chịu đựng khó khăn gian khổ, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh biển đảo. Ngay sau khi kiện toàn bộ máy tổ chức Đảng, thực hiện Nghị quyết số 2/NQ/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị 56/CP của Hội đồng Bộ trưởng về xây dựng tỉnh, thành phố trở thành khu vực phòng thủ vững chắc của Tổ quốc. Đầu tháng 1/1990, Quảng Trị tổ chức cuộc diễn tập “02-QT-90” ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã theo nội dung: “Sử dụng lực lượng thực binh xử lý một số tình huống gây chống đối, chặn đánh lực lượng phản động lưu vong xâm nhập…gắn quốc phòng-an ninh với giải quyết một số mực tiêu kinh tế trong diễn tập ở huyện Bến Hải.”2. Gắn với các đơn vị lực lượng vũ trang bạn, lực lượng vũ trang đảo Cồn Cỏ tham gia diễn tập. Tổng kết cuộc diễn tập, đồng chí Tư lệnh Quân khu giao nhiệm vụ: Quảng Trị nói chung và 1 Ban Thường vụ Huyện ủy đảo Cồn Cỏ (2009), Huyện đảo Cồn Cỏ 50 năm những sự kiện lịch sử (1959-2009), Sđd, trang 95,96. 2 Thường vụ Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị (2013), Lịch sử Đảng bộ Quân sự tỉnh Quảng Trị, Sđd, trang 488. 77
  9. Cồn Cỏ nói riêng phải xây dựng thành khu vực phòng thủ vững chắc, vừa ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng-an ninh, phát triển kinh tế và quốc phòng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày 21/4/1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm 45 năm ngày truyền thống lực lượng vũ trang Quân khu IV, lực lượng vũ trang đảo Cồn Cỏ là đơn vị được Quân khu IV mời tham gia lễ duyệt binh toàn quân khu. Chấp hành Chỉ thị số 190/CT của Tư lệnh Quân khu IV, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức khảo sát, sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng làng xã chiến đấu, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, lực lượng vũ trang đảo Cồn Cỏ được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh trao tặng cờ “Đơn vị Quyết thắng (2/2/1990)”1. Ngày 1/3/1991 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cấp kinh phí và triển khai xây dựng công trình đường hầm đảo Cồn Cỏ. Đồng thời để tăng cường khả năng phòng thủ chiến đấu Cồn Cỏ được vinh dự đăng cai tổ chức Hội thao quân sự năm 1992 cho lực lượng vũ trang toàn tỉnh (3/1992). Để cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng vũ trang quán triệt sâu sắc chủ trương đường lối của Đảng, xác định rõ kẻ thù, giữ vững bản lĩnh chính trị, kiên định trước những diễn biến phức tạp của tình hình trong nước, thế giới. Quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, công tác giáo dục tư tưởng chính trị được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là nhiệm vụ giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của cha ông. Ngày 15/5/1991, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ thị cho 7 huyện thị, trung đoàn 6, tiểu đoàn 14 và đảo Cồn Cỏ khẩn trương nghiêm túc, tổ chức cán bộ thống kê, sưu tầm tài liệu các trận đánh và viết lại các trận đánh hay cho đơn vị2. Chi ủy và Ban Chỉ huy tiểu đoàn hỗn hợp bảo vệ đảo phát động phong trào tăng gia sản xuất, làm tốt công tác hậu cần, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ. Với thành tích nổi bật đó, tại Hội nghị Tổng kết công tác hậu cần của tỉnh, đoàn đại biểu đảo Cồn Cỏ đã được vinh dự đọc báo cáo điển hình về “công tác hậu cần, đời sống năm 1992” 3, báo cáo đã nêu bật thành tích của cán bộ, chiến sĩ dù hoàn cảnh khó khăn, xa đất liền, mùa hè thiếu nước ngọt, rau xanh nhưng cán bộ, chiến sĩ trên đảo đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, ổn định đời sống bộ đội, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Để đảm bảo số lượng lương thực, thực phẩm dự trữ, sẵn sàng chiến đấu, thực hiện Nghị quyết của Chi ủy, các đơn vị bộ đội đã đẩy mạnh tăng gia sản xuất rau xanh, nâng cao đời sống bộ đội. Việc giải quyết khâu nước ngọt tại đảo là nhiệm vụ cấp bách. Được sự chi viện của trên, ngày 18/10/1995, Cồn Cỏ tiến hành đợt thăm dò nước 1 Ban Thường vụ Huyện ủy đảo Cồn Cỏ (2009), Huyện đảo Cồn Cỏ 50 năm những sự kiện lịch sử (1959-2009), Sđd, trang 96. 2 Bộ Chỉ huy Quân sự Quảng Trị (2007), 30 năm những sự kiện lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân Quảng Trị (1975-2005), Sdd, trang 139. 3 Ban Thường vụ Huyện ủy đảo Cồn Cỏ (2009), Huyện đảo Cồn Cỏ 50 năm những sự kiện lịch sử (1959-2009),Sdd, trang 97. 78
  10. ngọt, 9 giờ ngày 16/12/1995, cán bộ, chiến sĩ đảo Cồn Cỏ vui mừng đón nhận dòng nước ngọt đầu tiên được phát hiện trên đảo và ngày 24/4/1997 hoàn thành việc lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước ngọt chảy về bể chứa có dung tích 30m3. Kể từ đây đã khắc phục phần nào việc thiếu nước ngọt trên đảo về mùa khô. Nhân dịp này, ngày 24/4/1997, Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cấp cho đảo một máy bơm thủy lực1. Năm 1994, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã đầu tư kinh phí xây nhà bảo dưỡng để che chắn, bảo dưỡng các khẩu pháo ở đảo Cồn Cỏ đang để ngoài trời. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Đảng ủy Quân sự tỉnh, nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở từng địa phương được triển khai tích cực, Các công trình quốc phòng được củng cố, sửa chữa và xây dựng một số công sự chiến đấu mới theo phương án phòng thủ của tỉnh. Thực hiện chủ trương nói trên, ngày 22/12/1994, lực lượng vũ trang ở Cồn Cỏ tổ chức “diễn tập chiến thuật” theo mệnh lệnh của Quân khu IV2. Năm 1994, công trình Âu tàu đảo Cồn Cỏ hoàn thành giai đoạn 1, đến ngày 30/11/1996 khánh thành và đưa vào sử dụng vào ngày 4/5/1996. Để tăng cường công tác giáo dục truyền thống, ôn lại trang sử vẻ vang của cha ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và quyết tâm giữ vững chủ quyền biển đảo từ sau 1975. Ngày 8/8/1994, đảo Cồn Cỏ tổ chức Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập đảo (8/8/1959-8/8/1994). Về dự lễ kỷ niệm có hơn 300 đại biểu gồm Thủ trưởng Bộ tư lệnh Quân Khu IV, Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Linh và các huyện, thị bạn… cùng hàng trăm cựu chiến binh đã có thời gian gắn bó máu thịt với đảo3. Sau kỷ niệm, tiếp tục chủ trương tăng cường công tác giáo dục truyền thống theo tinh thần lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập đảo, ngày 14/9/1995, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm lễ đặt đá xây dựng tượng đài liệt sĩ ghi công các anh hùng liệt sĩ đảo Cồn Cỏ tại điểm cao 374. Bên cạnh nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức nâng cao phẩm chất tốt đẹp của anh Bộ đội cụ Hồ, nhiệm vụ tổ chức huấn luyện, xây dựng cụm phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu, kết hợp kinh tế với quốc phòng, đảm bảo công tác hậu cần, chăm lo 1 Ban Thường vụ Huyện ủy đảo Cồn Cỏ (2009), Huyện đảo Cồn Cỏ 50 năm những sự kiện lịch sử (1959-2009), Sđd, trang 100, 102. 2 Thường vụ Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị (2013), Lịch sử Đảng bộ Quân sự tỉnh Quảng Trị, Sđd, trang 515. 3 - Đại biểu Quân khu 4 có Thiếu tướng Tư lệnh Trương Đình Thanh; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế có Đại tá Nguyễn Quốc Khánh. - Đại biểu UBND tỉnh Quảng Trị có đồng chí Nguyễn Minh Kỳ (Phó Chủ tịch UBND tỉnh); Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh có Đại tá Trần Sĩ Lừa (Phó Chỉ huy trưởng). - Đại biểu huyện Vĩnh Linh có ông Hà-Lực (Bí thư huyện ủy). - Đơn vị đảo có các đồng chí Đảo trưởng, các anh hùng lực lượng vũ trang qua các thời kỳ, các chiến sĩ đang công tác trên đảo và đông đủ các đồng chí lãnh đạo các ban ngành trong tỉnh, huyện. 4 Người làm lễ đưa khối bê tông đặt đá là Đại tá Trần Sĩ Lừa, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị 79
  11. đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ chiến sĩ đang công tác chiến đấu trên đảo từ 1986 - 1996 cũng được chú trọng. Trên lĩnh vực quân sự, lực lượng vũ trang đảo Cồn Cỏ có những đóng góp quan trọng và đạt thành tích cao. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thành lập và tổ chức huấn luyện đội tuyển tham gia Hội thi “Sỹ quan pháo binh giỏi” do Quân khu tổ chức. Đồng chí Trung úy Phạm Văn Thắng-đảo Cồn Cỏ, là một trong 4 chiến sĩ tham gia đội tuyển1 . Ngày 19/12/1996, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày toàn quốc kháng chiến, đồng chí Lê Văn Thử-chiến sĩ đảo Cồn Cỏ, được vinh dự thay mặt lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Trị dự buổi gặp mặt giao lưu truyền thống tại Hà Nội và được vinh dự gặp và tiếp kiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng2. Ngày 20/12/1996, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức tổng kết công tác Đảng, công tác chính trị năm 1996, lực lượng vũ trang đảo Cồn Cỏ được Quân khu tăng cờ thi đua “Đơn vị quyết thắng”3. Nhiệm vụ củng cố quốc phòng, xây dựng kinh tế, văn hóa xã hội, đảm bảo công tác hậu cần, tài chính, kĩ thuật đã được triễn khai tích cực và đạt được những kết quả quan trọng. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng tỏ Biển đông, trong đó có vùng biển Việt Nam có vị trí địa kinh tế- địa chính trị rất quan trọng. Vì thế “đẩy mạnh cuộc chiến pháp lý (quy chế quần đảo, xác định rìa lục địa, vùng đặc quyền kinh tế); đẩy mạnh dân sự hóa, từng bước hợp pháp hóa nhằm củng cố chủ quyền trên một số đảo đã chiếm đóng là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chiến lược mà các quốc gia cần hướng đến”4. Vùng biển đảo Cồn Cỏ quản lý có tiềm năng hải sản lớn, các loại hải sản có giá trị kinh tế cao nên thu hút sự chú ý của tàu thuyền ngư dân nước ngoài. Tình trạng tàu thuyền nước ngoài trộm hải sản liên tiếp xảy ra, trung bình hàng ngày có từ 3 đến 5 lượt thuyền hoạt động, có ngày lên đến 15 đến 20 chiếc. Vùng hoạt động của chúng là phía Bắc đảo Cồn Cỏ, cách đảo khoảng 20 hải lý. Thủ đoạn của chúng là ban ngày ra “vùng nước lịch sử”, ban đêm vào “lãnh hải nội thủy” của ta để hoạt động đánh bắt trộm hải sản, dùng vũ khí đe dọa, uy hiếp ngư dân. Trước tình hình trên, để góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên biển, theo đề xuất của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, ngày 20/11/1997, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà đã ký quyết định số 1590/QĐ-BP thành lập Đồn Biên phòng Cồn Cỏ lấy phiên hiệu 214. Ngày 12/9/1998, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã biên chế 17 cán bộ, chiến sĩ ra đảo làm nhiệm vụ, do Trung tá Nguyễn Văn Lương làm đồn trưởng, vào lúc 11 giờ 1 Bộ chỉ huy Quân sự Quảng Trị (2007), 30 năm những sự kiện lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân Quảng Trị (1975-2005), Sđd, trang 167. 2 Ban Thường vụ huyện đảo Cồn Cỏ (2009), Huyện đảo Cồn Cỏ 50 năm những sự kiện lịch sử (1959- 2009), Sđd, trang 102. 3 Bộ chỉ huy Quân sự Quảng Trị (2007), 30 năm những sự kiện lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân Quảng Trị (1975-2005), Sđd, trang 172. 4 Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, NXB Chính trị-Quốc gia, Hà Nội, Trang 191, 192, 193. 80
  12. ngà 25/9/1998, toàn bộ cán bộ chiến sĩ và trang thiết bị được tập kết lên đảo1. Song song với việc xây dựng, củng cố và kiện toàn lực lượng vũ trang, nhiệm vụ xây dựng từng bước cơ sở hạ tầng cũng được chú trọng: Ngày 25/5/1996, đồng chí Vũ Đình Cự - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ của Quốc hội – Chủ nhiệm đề tài KC01 bàn giao công trình pin mặt trời. Đảo có thêm nguồn điện dùng tivi và thắp sáng. Ngày 9/6/1996, Bưu điện Vĩnh Linh ra lắp hệ thống điện thoại Viba, từ đây thông tin liên lạc giữa đảo và đất liền được thực hiện bằng đàm thoại vô tuyến trực tiếp không thông qua vô tuyến quân sự. Ngày 7/10/1998, công ty 524 thuộc binh đoàn 11, Tổng cục Hậu cần khởi công xây dựng hệ thống nhà cấp 4 cho đảo Cồn Cỏ, công trình sau khi hoàn thành giúp cán bộ chiến sĩ ăn ở tập trung, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngày 12/10/1998, Cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Cồn Cỏ, với số vốn đầu tư 22 tỷ đồng được khởi công xây dựng. Từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999, tỉnh Quảng Trị tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ theo mệnh lệnh của Quân khu và kế hoạch của tỉnh, tham gia diễn tập có lực lượng vũ trang đảo Cồn Cỏ, đạt kết quả tốt. Để tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ nâng cao đời sống tinh thần, có điều kiện tiếp nhận thông tin viễn thông. Được sự quan tâm của Bộ quốc phòng, Tổng cục Chính trị, ngày 28/12/1997, đoàn cán bộ của Tổng cục Chính trị do đồng chí Doãn Cường làm trưởng đoàn đã chỉ đạo bộ phận kỹ thuật triển khai lắp đặt hệ thống Parabon cho đảo; Ngày 17/3/1998 , đoàn Đại biểu Quốc Hội khóa X do đồng chí Nguyễn Phúc Thanh-Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm ủy ban Quốc phòng-an ninh đã ra thăm đảo và tặng cho đảo một máy thủy 45 C.V2; Ngày 16/4/1998, Trạm xá đảo Cồn Cỏ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được thành lập, biên chế có 7 đồng chí. Trạm xá không chỉ là nơi chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ mà còn làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, chữa bệnh cho ngư dân ốm đau, tai nạn ghé đảo khi tiến hành đánh bắt hải sản. Các đơn vị lực lượng vũ trang trong giai đoạn này hoàn thành xuất sắc các chương trình huấn luyện định kỳ, thực hiện tốt, xuất sắc nhiệm vụ được giao Từ 2000 đến 2004, các biện pháp nâng cao đời sống cán bộ, chiến sĩ được Chi ủy và Ban Chỉ huy tiểu đoàn hỗn hợp bảo vệ đảo đẩy mạnh theo tinh thần Chỉ thị số 300 CT/HC của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh3, nhờ vậy, đảo có thêm nhiều khu vực chuyên canh về rau xanh, cây ăn quả, góp phần cải thiện bữa ăn cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo. 2. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất chuẩn bị cho việc thành lập huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị (1996-10/2004) Ngày 30/11/1996, Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phó Thủ tướng Trần Đức Lương trong chuyến thăm và làm việc với tỉnh Quảng Trị đã có ý kiến chỉ đạo xây dựng Cảng 1 Tài liệu do Văn phòng Đồn Biên phòng Cồn Cỏ cung cấp. 2 Ban Thường vụ Huyện ủy đảo Cồn Cỏ (2009), Huyện đảo Cồn Cỏ 50 năm những sự kiện lịch sử (1959-2009), Sđd, trang 102. 3 Nội dung chỉ thị là: Triển khai chế biến muối mắm, thực hiện tăng gia sản xuất rau xanh, rau sạch, chăn nuôi gia súc, trồng cây ăn quả, cây phân tán. 81
  13. cá và xem xét vấn đề tổ chức hành chính, địa giới đối với đảo Cồn Cỏ1. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ngày 11/5/1998, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị có công văn số 335/CV-UB gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Huyện đảo Cồn Cỏ do đảo có vị trí chiến lược rất quan trọng trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. - Về an ninh quốc phòng: Cồn Cỏ án ngữ phía Đông của Tổ quốc, có vị trí chiến lược rất quan trọng, là con mắt thần của Biển Đông, là vọng gác tiền tiêu của Tổ quốc. Là điểm A.11 để xác định đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam (Là đường biên giới Quốc gia trên biển) và các vùng biển khác thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là điểm đi qua đường đóng của Vịnh Bắc Bộ. - Về kinh tế xã hội: đảo Cồn Cỏ có ưu thế để phát triển kinh tế biển Đông và hải đảo; tạo điều kiện để ngư dân Quảng Trị và các tỉnh lân cận làm điểm tựa trong quá trình đánh, bắt cá xa bờ và lâu dài là điểm trung chuyển của tàu thuyền trong cả nước ra Bắc vào Nam.2 Để tạo điều kiện giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị thực hiện chủ trương “dân sự hóa đảo Cồn Cỏ”, ngày 18/5/1998, đoàn Cán bộ Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông - Hải đảo ra thăm, khảo sát thực tế trên đảo và có những chỉ đạo quan trọng, đặc biệt là chủ trương từng bước dân sự hóa đảo Cồn Cỏ3. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt tại thông báo số 89/TB ngày 30/11/1996 của Văn phòng Chính phủ “Xây dựng Cảng cá ở đảo Cồn Cỏ là cần thiết, cảng không chỉ phục vụ cuộc sống của ngư dân của đảo Cồn Cỏ mà còn phục vụ cuộc sống ngư dân các tỉnh khác đánh bắt hải sản trên vùng biển này. Trước mắt phải lo ngay việc trồng rừng và bố trí dân trên đảo, xem xét vấn đề tổ chức hành chính lãnh thổ đối với đảo”4. Từ ngày 8/4 đến ngày 19/4/1998, Ủy ban nhân dân tỉnh cử đồng chí Nguyễn Minh Kỳ (Phó Chủ tịch UBND tỉnh) làm trưởng đoàn công tác đến đảo Bạch Long Vĩ - thành phố Hải Phòng, đảo Cô Tô - tỉnh Quảng Ninh, để khảo sát học tập kinh nghiệm việc xây dựng đảo dân sự. Từ thực tiễn khảo sát, Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã họp, thống nhất và có tờ trình số 355/CV-UB ngày 11/5/1998 trình Thủ tướng Chính phủ việc thành lập huyện đảo Cồn Cỏ và ngày 26/5/1998, Văn phòng Chính phủ có công văn số 1999/VPCP-NC trả lời Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị: “Đối với đảo Cồn Cỏ, trước mắt tỉnh Quảng Trị cần triển khai việc đưa dân ra đảo, tổ chức trồng rừng, đánh bắt hải sản, khi đủ điều kiện, Ban cán sự Đảng, Chính 1 Ban thường vụ Huyện ủy đảo Cồn Cỏ (2009), Huyện đảo Cồn Cỏ 50 năm những sự kiện lịch sử (1959-2009), Sđd, trang 101. 2 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, Tờ trình về việc xin thành lập huyện đảo Cồn Cỏ, ngày 11/5/1998. 3 Ban Thường vụ huyện đảo Cồn Cỏ (2009), Huyện đảo Cồn Cỏ 50 năm những sự kiện lịch sử (1959- 2009), Sđd, trang 103. 4 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, Tờ trình số 344/CV-UB về một số ý kiến đề xuất để tổ chức thực hiện chủ trương đưa dân ra đảo Cồn Cỏ, ngày 9/5/1998. 82
  14. phủ sẽ có văn bản đề nghị Bộ Chính trị xem xét lại vấn đề thành lập huyện đảo Cồn Cỏ tách khỏi huyện Vĩnh Linh1. Trên tinh thần đó, xét đề nghị của Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị2, ý kiến của Bộ Quốc phòng3, của Ban Biên giới Chính phủ4, ngày 31/7/2001, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 3374/CV/VPCP thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm đồng ý xây dựng đảo Cồn Cỏ thành “Đảo Thanh niên”, giao cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị và các bộ, ngành liên quan xây dựng dự án khả thi với mục tiêu gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng an ninh ở đảo Cồn Cỏ trình Thủ tướng Chính phủ. Trước mắt cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác tiềm năng của đảo để sớm đưa thanh niên xung phong ra đảo lập nghiệp5, mở đường cho quá trình dân sự hóa đảo Cồn Cỏ. Thực hiện chủ trương trên, ngày 21/1/2002, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ra quyết định số 105/QĐ/UBND thành lập “Tổng đội Thanh niên xung phong xây dựng đảo Cồn Cỏ” gồm 43 người do đồng chí Nguyễn Xuân Thành làm Tổng đội trưởng. Tổng đội Thanh niên xung phong có nhiệm vụ: Một là, tổ chức quản lý và sử dụng lao động thanh niên tình nguyện để tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng dân sinh do Nhà nước, Trung ương Đoàn và địa phương giao trên địa bàn Hai là, tổ chức tập hợp thanh niên xung kích, hộ gia đình trẻ ra đảo lập nghiệp và khai thác tiềm năng của đảo, đặc biệt là khai thác ngư trường khu vực và xây dựng đảo thành trung tâm dịch vụ hậu cần cho đánh bắt hải sản xa bờ. Ba là, tổ chức quản lý các công trình trên giao, tổ chức sản xuất kinh doanh và các dịch vụ khác trên đảo theo đúng quy định của pháp luật. Bốn là, tham gia nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng trên biển. Về tổ chức bộ máy quản lý Tổng đội Thanh niên xung phong có Tổng đội trưởng, Tổng đội phó, kế toán và cán bộ giúp việc. Bộ máy tổng đội có 6 người. Trực thuộc Tổng đội có các đội do Tổng đội trưởng chỉ định theo yêu cầu nhiệm vụ của Tổng đội. Tổng đội chịu sự chỉ đạo quản lý trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Quảng Trị và chịu sự quản lý về Nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh, về tổ chức Đảng chịu sự quản lý, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị6. Việc thành lập Tổng đội Thanh niên xung phong xây dựng đảo Cồn Cỏ là bước đi đầu tiên trong quá trình dân sự hóa đảo Cồn Cỏ. Là cơ sở và tiền đề quan trọng để tiến tới thành lập Huyện đảo Cồn Cỏ sau này. 1 Thông báo số 1999/VPCP/NC ngày 6/5/1998 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ. 2 Công văn số 588/TWĐ-UBND ngày 21/6.2001. 3 Công văn số 2134/QP ngày 25/7.2001. 4 Công văn số 506/BG-VB gày 29/6.2001. 5 Công văn số 3374/CV/VPCP ngày 31/7.2001. 6 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc thành lập Tổng đội Thanh niên xung phong xây dựng Đảo Thanh niên Cồn Cỏ, Quyết định số 105/QĐ-UB ngày 21/1/2002. 83
  15. Ngày 9/3/2002, diễn ra lễ động thổ xây dựng Làng Thanh niên lập nghiệp tại Cồn Cỏ. Tham dự lễ động thổ có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Mạnh Cầm lãnh đạo các bộ, lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các ban ngành của tỉnh. Sau một thời gian xây dựng, Tổng đội đã hoàn thành 15 căn hộ, nhà làm việc của Tổng đội và một số hạng mục cơ sở hạ tầng khác. Nhân dịp này nhiều cơ quan đơn vị đã có sự ủng hộ, trợ giúp, động viên tinh thần và vật chất cho Tổng đội1. Từ ngày thành lập (21/1/2002), Tổng đội Thanh niên xung phong xây dựng đảo Cồn Cỏ đã phối hợp với đơn vị của lực lượng vũ trang đóng trên đảo do đồng chí Nguyễn Văn Quang làm Đảo trưởng2 với số lượng 250 chiến sĩ xây dựng đảo Cồn Cỏ thành “Đảo có nhiệm vụ vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa đảm bảo quốc phòng an ninh”. Tuy còn nhiều khó khăn do thiếu thốn về cơ sở vật chất, chưa quen với môi trường trên đảo, điều kiện ăn ở còn thiếu thốn, nhưng đến 2003, cuộc sống của cán bộ đoàn viên bắt đầu tạm ổn định. Một số cơ sở hạ tầng được xây dựng, 15 căn hộ, nhà chỉ huy Tổng đội, nhà chăn nuôi, nhà ăn, trạm điện, hạ tầng kỹ thuật (sân, đường nội bộ, điện, nước ngoài nhà, cây xanh…). Các chế độ chính sách như: kinh phí hỗ trợ sinh hoạt hàng tháng, bảo hiểm xã hội, chế độ nghỉ phép hàng năm, đào tạo dạy nghề… đều được bảo đảm, việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện cuộc sống đã có kết quả khả quan. Tổng đội xung phong xây dựng đảo Cồn Cỏ đã kết hợp với Trung tâm khuyến nông triển khai chương trình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tại đảo, tạo được nguồn thực phẩm, cải thiện cuộc sống cho đoàn viên thanh niên xung phong. Ủy ban nhân dân tỉnh đã đầu tư tàu đánh cá có công suất 40CV trị giá 292 triệu đồng, Báo Tuổi trẻ hỗ trợ 3 tàu đánh cá có công suất 16CV đã giải quyết việc làm cho nhiều đoàn viên. Trên cơ sở sự đầu tư của Trung ương Đoàn, qua nguồn kinh phí của Ban Chỉ đạo Biển Đông - Hải đảo, Tổng đội tiếp tục thực hiện các dự án như: xây dựng nhà Văn hóa Thanh niên, nhà ăn tập thể, nhà cơ quan, kè đá chống xói lở trước khu nhà ở Thanh niên xung phong3 tạo tiền đề để tiến đến xây dựng đảo thành huyện đảo dân sự. Từ thực tiễn thành công của việc từng bước “dân sự hóa đảo Cồn Cỏ”, vấn đề xây dựng đảo Cồn Cỏ từ một đảo thuần quân sự thành “Huyện đảo dân sự” đã chín 1 Báo Tuổi trẻ gửi tặng 3 xuồng đánh cá, 10 ti vi, 15 đài báo dẫn; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị cấp 1 tàu trung bờ; Đài Truyền hình tỉnh tặng 1 ti vi 20 inch. 2 Đồng chí Nguyễn Văn Quang giữ chức vụ Đảo trưởng thay đồng chí Trần Đình Thuận từ tháng 4/2002. Lực lượng vũ trang có mặt trên đảo Cồn Cỏ từ 2002 bao gồm: - Tiểu đoàn Bộ đội địa phương bảo vệ đảo - Đồn Biên phòng Cồn Cỏ (Đồn 214) - Trạm Ra đa HQ540. - Lực lượng thanh niên xung phong thuộc Ban quản lý dự án của Trung ương Đoàn - Trạm Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Trị - Công ty 96, binh đoàn 11 của Bộ Quốc phòng đang xây dựng cơ sở hạ tầng cho đảo. (Nguồn: Ủy ban Đối ngoại Quốc hội khóa XI, Báo cáo kết quả làm việc của đoàn liên Ủy ban của Quốc hội tại đảo Bạch Long Vĩ và đảo Cồn Cỏ, Báo cáo số 743/UBĐN của Quốc hội ngày 12/5/2004.) 3 Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tỉnh đoàn Quảng Trị (2003), Báo cáo thực hiện xây dựng đảo Cồn Cỏ năm 2002-2003, Báo cáo số 02/BC-TĐ. 84
  16. muồi. Để đáp ứng yêu cầu trước tình hình mới của đất nước và thể theo nguyện vọng của đảng bộ và nhân dân, Ban Thường vụ Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Linh và xã Vĩnh Quang tổ chức lấy ý kiến của nhân dân và ra Nghị quyết trình cấp trên đề nghị tách đảo Cồn Cỏ trực thuộc đơn vị hành chính xã Vĩnh Quang thành một huyện đảo dân sự1. Ngày 25/6/2003, trong Thông báo Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy số 284- TB/TU đã nhấn mạnh: “Cần tập trung hoàn chỉnh thủ tục trình Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thành lập đơn vị hành chính huyện đảo Cồn Cỏ”. Cùng ngày 25/6/2003, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ra Quyết định số 1189/QĐ-UB về việc thành lập “Ban chỉ đạo Thành lập đơn vị hành chính” tại đảo Cồn Cỏ gồm 14 thành viên, do đồng chí Nguyễn Minh Kỳ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban. Ngày 30/7/2003, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị khóa IV, kỳ họp thứ 10 đã ra Nghị quyết số 10c/2003/NQ-HĐ về việc thông qua đề án, tờ trình thành lập huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị. Với mục tiêu xây dựng đảo Cồn Cỏ trở thành một đơn vị hành chính cấp huyện phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, kết hợp với an ninh - quốc phòng; với cơ cấu kinh tế thủy sản - du lịch - dịch vụ, trong đó thủy sản là chủ đạo. Ngày 16/10/2003, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ 11 Khóa XIII ra Nghị quyết số 10-NQ/TU về việc thành lập huyện đảo Cồn Cỏ và thống nhất quyết nghị: 1. Nhất trí đề nghị Trung ương cho thành lập huyện đảo Cồn Cỏ trực thuộc tỉnh Quảng Trị. 2. Giao Ban Thường vụ Tỉnh ủy báo cáo xin ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng; đồng thời báo cáo Bộ Quốc phòng về chủ trương “dân sự hóa” đảo Cồn Cỏ về việc thành lập đơn vị huyện đảo. 3. Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành các thủ tục trình Chính phủ quyết định thành lập huyện đảo Cồn Cỏ; xây dựng đề án về phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh và mở ra hướng mới về dịch vụ, du lịch trên đảo. 4. Giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp với Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh nghiên cứu chuẩn bị tốt về tổ chức bộ máy cho việc thành lập huyện đảo. 1 Nghị quyết số 96/NQ-HĐ ngày 24/7/2003 của Hội đồng nhân dân xã Vĩnh Quang và Nghị quyết số 9C/2003/NQ-HĐ ngày 25/7/2003 của Hội đồng nhân dân huyện Vĩnh Linh đề nghị thành lập Huyện đảo Cồn Cỏ (huyện đảo dân sự). - Tờ trình số 04/T.Tr UB ngày 30/7/2003 của Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Quang và tờ trình số 225/T.Tr-UB ngày 25/7/2003 của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Linh. 85
  17. Ngày 07/11/2003, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị có tờ trình gởi Văn phòng Chính phủ về việc thành lập huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị. Nội dung tờ trình ghi rõ: “Với chủ trương xây dựng đảo Cồn Cỏ trở thành đơn vị hành chính cấp huyện phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, kết hợp với quốc phòng, an ninh; tăng cường khu vực phòng thủ lãnh hải phía Nam Tổ quốc, tỉnh Quảng Trị đã đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trên đảo, chuẩn bị các phương án và chính sách đưa cán bộ và nhân dân ra đảo sinh sống lâu dài. Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức khảo sát, xây dựng đề án thành lập huyện đảo Cồn Cỏ. Đề án đã được Ủy ban nhân dân các xã, huyện có liên quan thống nhất cao và đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị khóa IV, kỳ họp thứ 10 nhất trí thông qua 100%. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng trị kính đề nghị Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét và quyết định thành lập huyện đảo Cồn Cỏ”. Sau khi làm việc tại đảo Cồn Cỏ, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội khóa XI đã có báo cáo kết quả làm việc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội (số 743/UBĐN, ngày 12/5/2004) nêu rõ: “Đoàn xin kiến nghị: Nhà nước thành lập huyện đảo Cồn Cỏ, tạo môi trường pháp lý và cơ chế ưu tiên đối với các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển đảo tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng thanh niên xung kích, tình nguyện trong việc cải tạo, xây dựng đảo thực sự trở thành đảo dân sự được phát triển tương xứng với vai trò của đảo tiền tiêu”. Ngày 17/6/2004, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị đã có Công văn số 50/CV-TTHĐ gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập huyện đảo Cồn Cỏ: “Thể theo nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh khóa V, nhiệm kỳ 2004-2009 tiếp tục đề nghị Chính phủ xem xét, sớm ra Nghị định thành lập huyện đảo, đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực đảo Cồn Cỏ”. Nhận thức được tính cấp thiết của chủ trương thành lập huyện đảo, trong nhiều năm, tỉnh Quảng Trị đã nhất quán đề nghị Trung ương Đảng, Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập huyện đảo. Từ năm 1996 đến 2004 - khi bắt đầu có chủ trương của tỉnh đến ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định về việc thành lập huyện đảo cũng là khoảng thời gian Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị chuẩn bị tích cực, chu đáo cho sự ra đời của huyện đảo Cồn Cỏ. * * * 86
  18. Chương IV HUYỆN ĐẢO CỒN CỎ TỪ 2004 ĐẾN 2019 I. QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ RA MẮT HUYỆN ĐẢO CỒN CỎ (TỪ 10/2004 - 5/2005) Ngày 01/10/2004, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ký Nghị định số 174/2004/NĐ-CP về việc thành lập huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị. Điều 1 của Nghị định số 174 ghi rõ: “Nay thành lập huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị như sau: Thành lập huyện đảo Cồn Cỏ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của đảo Cồn Cỏ thuộc xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh. Huyện đảo Cồn Cỏ có 220 ha diện tích tự nhiên và 400 nhân khẩu. Địa giới hành chính huyện đảo Cồn Cỏ: Đông; Tây; Nam; Bắc giáp Biển Đông”. Để hoàn thiện về mặt tổ chức, biên chế của các cơ quan, ban ngành hoạt động trên đảo, ngày 02/11/2004, Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định thành lập Công an huyện đảo Cồn Cỏ 1 và cử đồng chí Trung tá Lê Công Hoài làm Trưởng Công an huyện 2; ngày 16/12/2004, Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập Chi cục Thuế huyện đảo Cồn Cỏ và cử đồng chí Nguyễn Văn Chính làm Chi cục trưởng 3, đặc biệt là Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành quy chế “Về hoạt động của các tổ chức, lực lượng trên đảo Cồn Cỏ” quy định trách nhiệm cụ thể của Ban Chỉ huy quân sự huyện đảo; Công an huyện đảo, Đồn Biên phòng huyện đảo; Tổng đội Thanh niên xung phong và các đơn vị liên quan (Trạm Ra đa Hải quân 540, Trạm Khí tượng Thủy văn tỉnh, Công ty 96 Binh đoàn 11 của Bộ Quốc phòng đang xây dựng cơ sở hạ tầng cho đảo); các tổ chức và cá nhân ra công tác, thăm đảo. Ngày 12/01/2005, đồng chí Lê Hữu Phúc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ký quyết định số 67/QĐ-UB chỉ định Ủy ban nhân dân lâm thời huyện đảo Cồn Cỏ: đồng chí Lê Quang Lanh - Tỉnh ủy viên làm Chủ tịch; các đồng chí Trần Thanh Hải, Nguyễn Văn Quang, Lê Công Hoài là ủy viên. Ngày 18/1/2005, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị có Quyết định số 560/QĐ- TV thành lập Đảng bộ huyện đảo Cồn Cỏ và chỉ định Ban Chấp hành lâm thời gồm các đồng chí: Lê Quang Lanh - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; Phạm Thanh Bình, Phó Bí thư Huyện ủy; Nguyễn Văn Quang - Đảng ủy viên Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Trị, Đảo trưởng đảo Cồn Cỏ; các đồng chí Lê Công Hoài, Trần Thanh Hải, Lê Đăng 1 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định của Chính phủ về việc thành lập huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị, công văn số 174/2004/NĐ-CP, ngày 01/10/2004. 2 Quyết định số 1233/2004/QĐ-BCA (X13), ngày 02/11/2003. 3 Quyết định số 4173/QĐ-TC, ngày 16/12/2004. 87
  19. Lai là ủy viên. Cùng ngày, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ký quyết định số 121/QĐ-UB thành lập văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Phòng Kinh tế - Xã hội huyện đảo. Để tăng cường khả năng chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đảo, ngày 25/01/2005, Trung tướng Trương Đình Thanh - Tư lệnh Quân khu 4 đến chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo, đồng thời tiến hành kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại đảo Cồn Cỏ. Ngày 03/02/2005, chấp hành quyết định của Bộ Tổng Tham mưu và Tư lệnh Quân khu 4 1, đồng chí Nguyễn Văn Quang, đảo trưởng được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện đảo, đồng chí Nguyễn Thế Cảm giữ chức Chính trị viên. Sau đó, Ủy ban nhân dân huyện đảo ký quyết định bổ nhiệm đồng chí Trần Thanh Hải giữ chức vụ Chánh văn phòng huyện đảo 2, đồng chí Võ Văn Đống giữ chức vụ Phó văn phòng 3 và đồng chí Trương Khắc Trưởng giữ chức vụ Trưởng Phòng Kinh tế - Xã hội huyện đảo 4. Ngày 14-03-2005, Ban Thường vụ Huyện ủy Cồn Cỏ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị để chuẩn bị cho ngày làm lễ công bố Nghị định 174/2004/NĐ- CP của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập huyện đảo Cồn Cỏ và quyết định chọn ngày 18/4/2005 làm lễ công bố. Ngày 29/3/2005, Hội nghị Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ huyện đảo Cồn Cỏ lần thứ I được tiến hành. Hội nghị thông qua dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành lâm thời; triển khai kế hoạch công bố Nghị định 174/2004/NĐ-CP của Chính phủ; ra quyết định 01/QĐ-HU thành lập Ban Xây dựng Đảng - Chính quyền thuộc huyện đảo và chỉ định đồng chí Phạm Thanh Bình - Phó Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban, đồng chí Lê Đăng Lai - Huyện ủy viên làm Phó Ban. Ban Xây dựng Đảng - Chính quyền huyện có chức năng tham mưu giúp Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện về công tác xây dựng hệ thống chính trị gồm: Công tác tổ chức bộ máy cán bộ, công tác kiểm tra, công tác tuyên giáo, công tác dân vận. Ngày 18/4/2005, tại đảo Cồn Cỏ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức lễ công bố Nghị định 174/2004/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập huyện đảo Cồn Cỏ, đơn vị hành chính cấp huyện thứ 10 trực thuộc tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng đánh dấu “sự ra đời của huyện đảo Cồn Cỏ - bộ phận cấu thành trong chiến lược phát triển kinh tế - lãnh thổ của tỉnh Quảng Trị nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện nhiệm vụ giữ vững an ninh, chủ quyền biển đảo của cả nước nói chung”. Tham dự lễ ra mắt có đồng chí Vũ Trọng Kim - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Thường trực UBMTTQ Việt Nam; đồng chí Nguyễn Viết Nên - Bí thư 1 Quyết định số 179/QĐ-BCH ngày 03/02/2005. 2 Quyết định số 01/QĐ-UB. 3 Quyết định số 03/QĐ-UB. 4 Quyết định số 02/QĐ-UB. 88
  20. Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng chí Lê Hữu Phúc - Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo ban, ngành của tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh và các lãnh đạo các huyện, thị trong tỉnh. Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Chí Dũng - Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh công bố Nghị định 174/2004/NĐ-CP thành lập huyện đảo Cồn Cỏ; đồng chí Võ Xuân Trử - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy công bố các quyết định thành lập Đảng bộ huyện đảo, chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ huyện; Bí thư, Phó bí thư Huyện ủy. Đồng chí Lê Hữu Phúc - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ; đồng chí Lê Quang Lanh, Tỉnh ủy viên - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phát biểu nhận nhiệm vụ. Đánh giá ý nghĩa sự kiện công bố Nghị định thành lập huyện đảo Cồn Cỏ, đồng chí Lê Quang Lanh khẳng định: “Thể theo nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị, ngày 01-10-2004, Chính phủ đã ra Nghị định về việc thành lập huyện đảo - đơn vị hành chính thứ 10 của tỉnh Quảng Trị. Từ đây đánh dấu một mốc son mới của quá trình xây dựng và phát triển huyện đảo Cồn Cỏ thành một thực thể hành chính kinh tế kết hợp với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo quốc gia”. Đồng chí Lê Quang Lanh nêu lên một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong năm 2005 của huyện đảo Cồn Cỏ là: “Phát huy thuận lợi, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, khắc phục những khó khăn trước mắt, tập trung xây dựng kinh tế của Cồn Cỏ theo cơ cấu: Du lịch - dịch vụ - lâm ngư nghiệp, kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biển đảo”. Xây dựng Cồn Cỏ thành “đảo du lịch”, “đảo văn hóa” mà sắc thái, tính chất, lực lượng nòng cốt là “đảo thanh niên” 1. Nhân dịp này, Đảng bộ và nhân dân huyện đảo trân trọng cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và bạn bè cả nước, nhằm biến Cồn Cỏ - đảo nhỏ hai lần được Đảng, Nhà nước tuyên dương đơn vị anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thành một huyện đảo anh hùng trong thời kỳ đổi mới”. Chủ trương thành lập huyện đảo Cồn Cỏ đã thể hiện sự đúng đắn của Đảng và Chính phủ, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh hải Việt Nam. Trước thời điểm thành lập huyện đảo (2004), Cồn Cỏ là đảo thuần túy về quân sự, không có dân cư sinh sống, diện tích không lớn, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội chưa được đầu tư. Đây chính là những điểm khác biệt so với việc thành lập các huyện đảo khác. 1 Ban Thường vụ huyện đảo Cồn Cỏ (2009), Huyện đảo Cồn Cỏ 50 năm những sự kiện lịch sử (1959 - 2009), Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị, 5. 89
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2