Ebook Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940-2020): Phần 1
lượt xem 15
download
Phần 1 cuốn sách "Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam" trình bày các nội dung: Khái quát các công trình nghiên cứu về lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam, quan hệ đối ngoại của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn chuẩn bị Tổng khởi nghĩa (1940-1945), quan hệ đối ngoại trong năm đầu của nền cộng hòa dân chủ (tháng 9-1945 - tháng 12-1946); quan hệ đối ngoại trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), quan hệ đối ngoại trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ giai đoạn 1954-1968. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940-2020): Phần 1
- NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT, Số 6/86 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, GS.NGND. VŨ DƯƠNG NINH GS.NGND. VŨ DƯƠNG NINH ĐT: 080 49221, Fax: 080 49222, Email: suthat@nxbctqg.vn, Website: www.nxbctqg.vn Sách điện tử: www.stbook.vn, www.thuviencoso.vn TÌM ĐỌC SÁCH CỦA NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT: Ban Tuyên giáo Trung ương Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại RẠNG DANH TỔ QUỐC, CƠ ĐỒ VIỆT NAM TS. Bùi Thị Thảo SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VÀ NGA ĐỐI VỚI VIỆT NAM THỜI KỲ SAU CHIẾN TRANH LẠNH TS. Hoàng Đình Nhàn ĐỐI NGOẠI QUỐC PHÒNG NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẶT HÀNG
- Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC – PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. NGUYỄN HOÀI ANH Biên tập nội dung: ThS. CÙ THỊ THÚY LAN ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH ThS. LÊ THỊ THANH HUYỀN TRẦN PHAN BÍCH LIỄU Trình bày bìa: ĐƯỜNG HỒNG MAI Chế bản vi tính: LÊ MINH ĐỨC Đọc sách mẫu: LÊ THỊ THANH HUYỀN – VIỆT HÀ Đăng ký xuất bản số: 2650-2022/CXBIPH/15-106/CTQG. Quyết định xuất bản số: 1545-QĐ/NXBCTQG, ngày 09/8/2022. ISBN: 978-604-57-7943-9. Nộp lưu chiểu tháng 8 năm 2022.
- GS.NGND. VŨ DƯƠNG NINH Sách tham khảo NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT Hà Nội - 2021
- CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (1890-1969)
- 5 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1945), dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động đối ngoại đã giữ vai trò tiên phong trong việc giữ vững nền độc lập nước nhà và bảo vệ thành công chính quyền cách mạng còn non trẻ. Những sách lược, quyết sách táo bạo, khôn khéo của ngoại giao, như “hòa để tiến”, “phân hóa kẻ thù”, cùng các nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu”,... đã giúp cách mạng nước ta vượt qua được những tình huống hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”. Đồng thời, đối ngoại đã đi đầu trong việc vận động các nước công nhận nền hòa bình và độc lập của Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nền ngoại giao cách mạng Việt Nam đã trở thành “một mặt trận quan trọng, có ý nghĩa chiến lược”, sát cánh cùng mặt trận quân sự để đưa kháng chiến đi đến thắng lợi. Đối ngoại đã đi tiên phong trong việc tạo ra một mặt trận quốc tế, ủng hộ sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; kiên trì kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh pháp lý, tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, mở rộng quan hệ với các nước dân tộc chủ nghĩa, hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta. Chiến thắng của ngoại giao trên bàn đàm phán ở Geneva (Thụy Sĩ) năm 1954 và ở Paris (Pháp) năm 1973 là những dấu mốc quan trọng trên chặng đường giành lại độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
- 6 LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM (1940-2020) Trong công cuộc tái thiết và xây dựng đất nước sau khi chiến tranh kết thúc, đối ngoại là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong đấu tranh đưa đất nước ta thoát khỏi thế bị cô lập về chính trị, bao vây cấm vận về kinh tế. Đồng thời, tích cực tham gia giải quyết các vấn đề tồn tại giữa Việt Nam với các nước láng giềng, nước lớn, tạo ra những đột phá trong quan hệ đối ngoại của nước ta, trong đó có giải pháp cho vấn đề Campuchia và bình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng, nước lớn. Bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiệm vụ đối ngoại đặt ra là tiếp tục tạo môi trường và điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Những chặng đường vẻ vang của đối ngoại Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo tiền bối của Đảng dẫn dắt, đã góp phần định hình bản sắc, phong thái, phương pháp của ngoại giao Việt Nam. Từ nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “độc lập, tự chủ”, “đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu” đến phương châm “thêm bạn, bớt thù” và phương pháp ngoại giao tâm công, tranh thủ, kiến tạo thời cơ, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tất cả đã trở thành những bài học kinh điển, vô giá về ngoại giao cách mạng, mang đậm phong cách Hồ Chí Minh, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Cuốn sách Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940-2020) của Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Vũ Dương Ninh, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội là một công trình nghiên cứu công phu, góp phần giới thiệu một cách có hệ thống quá trình lịch sử quan hệ đối ngoại của Việt Nam từ năm 1940 đến 2020. Với tâm huyết của một nhà khoa học, nhà giáo có nhiều năm tích lũy trong nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử thế giới, lịch sử quan hệ quốc tế, thông qua những luận chứng sâu sắc cùng với nguồn tư liệu phong phú được chắt lọc, tác giả đã khai thác vấn đề từ góc độ khoa học lịch
- LỜI NHÀ XUẤT BẢN 7 sử, diễn giải theo tiến trình lịch sử để phác họa một cách hệ thống về quan hệ đối ngoại của nước nhà trong khoảng thời gian từ năm 1940 đến nay, tức là từ những ngày chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tháng Tám, qua hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước thống nhất, hội nhập quốc tế cho tới hai thập niên đầu phát triển đất nước của thế kỷ XXI. Nội dung cuốn sách Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940- 2020) trình bày những nét cơ bản về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta qua từng giai đoạn, bối cảnh quốc tế và trong nước dẫn đến các sự kiện, diễn biến trong quan hệ đối ngoại để từ đó rút ra những nhận định chung và những bài học kinh nghiệm. Cứ mỗi bước đi lên của dân tộc, cuộc sống sẽ đòi hỏi sự nghiên cứu, khái quát và giải mã các hiện tượng của đời sống quốc tế, soi sáng cho hoạt động và việc vận dụng vào thực tiễn của đối ngoại nước ta. Cuốn sách là tài liệu nghiên cứu, tham khảo bổ ích đối với các cán bộ nghiên cứu, cán bộ làm công tác đối ngoại, thiết thực phục vụ việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập của sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành quan hệ quốc tế, khoa học chính trị, lịch sử hiện đại và những độc giả quan tâm đến đề tài này. Do cuốn sách bao quát nội dung khá rộng, trong đó còn có những vấn đề đang được tiếp tục nghiên cứu nên khó tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Nhà xuất bản xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940-2020), rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện cuốn sách trong lần xuất bản sau. Tháng 6 năm 2021 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
- 9 LỜI CẢM ƠN Cuốn sách Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940-2010 ra mắt vào cuối năm 2014, đến nay đã được gần mười năm. Theo yêu cầu của bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đề nghị tác giả xuất bản cuốn sách này với khoảng thời gian kéo dài thêm 10 năm, tức là đến năm 2020. Phần bổ sung cho cuốn sách là việc không đơn giản, không chỉ là một con tính cộng mà phải gắn kết một cách hữu cơ vào khung cảnh chung của các sự kiện trong giai đoạn này. Vì vậy, chương VII đã được viết lại hầu như toàn bộ, mang tiêu đề: “Quan hệ đối ngoại trong giai đoạn xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế (1995-2020)”. Các chương khác được sửa chữa và bổ sung một số điểm cần thiết. Trong quá trình biên soạn, đặc biệt là phần bổ sung (Chương VII), tác giả nhận được sự giúp đỡ tận tình về nguồn tài liệu, các thông tin cập nhật cùng sự góp ý của nhiều nhà khoa học và bạn đọc. Việc cập nhật những sự kiện, số liệu, đánh giá còn nhiều khoảng trống, chính sự giúp đỡ của các bạn đã khắc phục được phần nào khó khăn này. Nhân dịp xuất bản cuốn sách Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940-2020), tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp đang công tác tại các trường đại học và viện nghiên cứu - GS.TS. Phạm Quang Minh, PGS.TS. Bùi Thành Nam, PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiền, PGS.TS. Trần Khánh; xin chân thành cảm ơn các nhà nghiên cứu trẻ - những cựu sinh viên, cựu nghiên cứu sinh đã đồng hành trên con đường
- 10 LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM (1940-2020) khoa học - TS. Nguyễn Thanh Minh, các Thạc sĩ Đỗ Thùy Dương, Bùi Hà Nam, Nguyễn Ngọc Trung, Nguyễn Văn Bắc cùng nhiều bạn khác. Xin cảm ơn Ban sách Quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã động viên và tạo điều kiện cho tôi sửa chữa, bổ sung bản thảo trong điều kiện rất khó khăn của những tháng “giãn cách xã hội” vì đại dịch COVID-19 hồi đầu năm 2020. Sự giúp đỡ rất hiệu quả của các bạn đã góp phần quan trọng để tôi hoàn thành công việc và đến giờ phút này, cuốn sách đang nằm trong tay bạn đọc. Trân trọng cảm ơn. Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2020 GS.NGND. Vũ Dương Ninh
- 11 11 MỤC LỤC Trang Lời Nhà xuất bản 5 Lời cảm ơn 9 CHƯƠNG MỞ ĐẦU KHÁI QUÁT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM 19 I. NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM 20 II. NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ 1945-1954 24 III. NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ 1954-1975 29 IV. NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ THỐNG NHẤT, ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (1975-2020) 34 KẾT LUẬN 43 CHƯƠNG I QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ TỔNG KHỞI NGHĨA (1940-1945) 45 I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ TRONG THỜI GIAN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 45 1. Quan hệ quốc tế trước khi bùng nổ chiến tranh 45 2. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng 48 3. Sự hình thành Mặt trận Đồng minh chống phát xít và quan hệ quốc tế nhằm kết thúc chiến tranh 49
- 12 12 LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM (1940-2020) II. QUAN HỆ NHẬT - PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG TRONG THỜI GIAN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 52 1. Thương lượng ngoại giao và sức ép quân sự của Nhật ở Đông Dương 52 2. Bóc lột kinh tế và áp lực chính trị của Nhật 55 3. Cuộc đảo chính ngày 09/3/1945 56 III. QUAN ĐIỂM CỦA CÁC CƯỜNG QUỐC ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ VIỆT NAM 58 1. Quan điểm của Pháp 58 2. Quan điểm của các nước Đồng minh 59 IV. ĐỐI SÁCH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG 60 1. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc trước khi về nước 60 2. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941) và sách lược tranh thủ sự ủng hộ của Đồng minh 61 3. Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào và Đại hội Quốc dân (tháng 8/1945) 66 KẾT LUẬN 68 CHƯƠNG II QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG NĂM ĐẦU CỦA NỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ (THÁNG 9/1945 - THÁNG 12/1946) 70 I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ TRONG NĂM ĐẦU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1946) 70 II. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 73 1. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Bản Tuyên ngôn Độc lập 73 2. Chính sách ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 76 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư và điện đến các vị nguyên thủ các cường quốc 77
- MỤC LỤC 13 13 III. QUÂN PHÁP VÀ CÁC PHÁI BỘ ĐỒNG MINH VÀO VIỆT NAM 79 1. Pháp vận động ngoại giao để trở lại Việt Nam 79 2. Pháp chuẩn bị lực lượng tái chiếm Đông Dương 82 3. Lực lượng Đồng minh đến Việt Nam 84 IV. QUAN HỆ VIỆT - PHÁP TỪ HÒA HOÃN ĐẾN CHIẾN TRANH 88 1. Thương thuyết Việt - Pháp và Hiệp định Sơ bộ ngày 06/3/1946 88 2. Quan hệ Việt - Pháp từ Hiệp định Sơ bộ đến Tạm ước ngày 14/9/1946 93 3. Nguy cơ chiến tranh ngày càng tới gần (14 tháng 9 - 19/12/1946) 99 KẾT LUẬN 102 CHƯƠNG III QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1954) 104 I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ TRONG KHÚC DẠO ĐẦU CỦA CHIẾN TRANH LẠNH 104 1. Hai học thuyết “chia đôi” thế giới 104 2. Sự hình thành thế trận hai cực 105 3. Bán đảo Cao Ly: đối đầu và hòa hoãn 107 II. CHIẾN TRANH BÙNG NỔ TRÊN TOÀN QUỐC VÀ NHỮNG CỐ GẮNG VÃN HỒI HÒA BÌNH 109 1. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ 109 2. Những cố gắng vãn hồi hòa bình 110 3. Cuộc gặp đại diện Cao ủy Pháp tại Thái Nguyên (tháng 5/1947) 111 III. QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG NHỮNG NĂM 1947-1949 113 1. Quan hệ với các nước Đông Nam Á 113 2. Đối sách với thực dân Pháp trong thời gian 1947-1949 119
- 14 LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM (1940-2020) IV. QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG NHỮNG NĂM CUỐI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 1950-1954 123 1. Thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950 123 2. Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ hai (1951) và chính sách đối ngoại của Việt Nam 126 3. Diễn biến quân sự trong những năm 1950-1954 128 V. HỘI NGHỊ GENEVA VỀ ĐÔNG DƯƠNG NĂM 1954 131 1. Bối cảnh lịch sử dẫn đến Hội nghị Geneva 131 2. Tiến trình của Hội nghị Geneva 136 3. Nội dung chính của Hiệp định Geneva 142 4. Ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 143 KẾT LUẬN 147 CHƯƠNG IV QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ GIAI ĐOẠN 1954-1968 150 I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ TỪ GIỮA THẬP NIÊN 1950 ĐẾN GIỮA THẬP NIÊN 1960 151 1. Các nước xã hội chủ nghĩa 151 2. Các nước tư bản chủ nghĩa 154 3. Phong trào giải phóng dân tộc 155 II. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN 1954-1964 157 1. Nhiệm vụ đối ngoại trong tình hình mới 157 2. Hoạt động đối ngoại đòi thi hành Hiệp định Geneva 158 3. Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 và cuộc đấu tranh chống “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ 160 4. Mở rộng hoạt động đối ngoại với các quốc gia mới giành độc lập, tăng cường đoàn kết với Campuchia và Lào 166 5. Củng cố quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa phục vụ cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước 175 III. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN 1964-1968 179
- MỤC LỤC 15 15 1. Mỹ chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở Việt Nam 179 2. Lập trường cơ bản của Việt Nam trước âm mưu tăng cường chiến tranh của Mỹ 182 3. Đấu tranh ngoại giao chống luận điệu “tìm kiếm hòa bình” của Mỹ trong những năm 1965-1967 186 4. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân thế giới và phong trào phản chiến ở Mỹ 199 KẾT LUẬN 204 CHƯƠNG V QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ GIAI ĐOẠN 1968-1975 206 I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ TRONG KHOẢNG THỜI GIAN 1965-1975 206 1. Xu hướng hòa hoãn ở châu Âu 206 2. “Đại cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc (1966-1976) 209 3. Sự chuyển dịch trong quan hệ tam giác Trung Quốc, Mỹ và Liên Xô 210 4. Sự thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 213 II. QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN 1968-1973 214 1. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 và đề nghị đàm phán của Tổng thống Mỹ L. Johnson 214 2. Đàm phán chính thức Việt Nam - Mỹ tại Paris (ngày 10 tháng 5 đến 31/10/1968) 218 3. Đàm phán bốn bên và những diễn biến trên chiến trường từ đầu năm 1969 đến hết năm 1971 222 4. Diễn biến tình hình trong nước và quốc tế năm 1972. Tiến trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris ngày 27/01/1973 232 III. HIỆP ĐỊNH PARIS VỀ VIỆT NAM (THÁNG 01/1973) VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ 246 1. Nội dung cơ bản của Hiệp định Paris 246 2. Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Paris 249
- 16 16 LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM (1940-2020) IV. QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN 1973-1975 251 1. Củng cố và mở rộng quan hệ đối ngoại 251 2. Đấu tranh thi hành Hiệp định Paris 253 3. Hoạt động đối ngoại phục vụ nhiệm vụ tổng tiến công giải phóng miền Nam 254 KẾT LUẬN 258 CHƯƠNG VI QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI VÀ GIẢI TỎA TÌNH TRẠNG BỊ BAO VÂY, CẤM VẬN (1975-1995) 260 I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ TRONG NHỮNG NĂM CUỐI CỦA CHIẾN TRANH LẠNH (1975-1991) 261 1. Quan hệ quốc tế từ căng thẳng đến hòa dịu, Chiến tranh lạnh chấm dứt 261 2. Khủng hoảng ở Liên Xô, Đông Âu và sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa 263 3. Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc 266 II. QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN 1975-1986 269 1. Thiết lập và tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước 269 2. Quan hệ Việt - Mỹ 270 3. Quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc, Khơme Đỏ với Việt Nam 272 4. Chiến tranh bảo vệ biên giới đất nước (1978-1979) 276 5. Tình trạng Việt Nam bị bao vây, cấm vận 278 III. QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN 1986-1995 280 1. Đường lối đổi mới trong quan hệ đối ngoại 280 2. Triển khai đường lối đối ngoại trong giai đoạn 1986-1995 282 KẾT LUẬN 290 CHƯƠNG VII QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (1995-2020) 292 I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN 1995-2020 292 1. Bối cảnh quốc tế trong giai đoạn 1995-2020 292
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940-2020): Phần 2
253 p | 21 | 12
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Nam Giang (1975-2005): Phần 1
128 p | 7 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Nghệ An (1954-2014): Phần 2
257 p | 12 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng (1975-1996): Phần 2
227 p | 19 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Đại Lộc (1975-2015): Phần 1
168 p | 12 | 3
-
Ebook Lịch sử tỉnh Hải Dương, Tập 4 (từ năm 1945 đến năm 2015): Phần 2
365 p | 3 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Hồng Thái (1975-2010): Phần 1 (Tập 2)
125 p | 16 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Thạch Thang (1930-2015): Phần 2
186 p | 3 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Hoà Tú 1 (1975-2015): Phần 1
79 p | 7 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lũng Chinh (1963-2012): Phần 2
48 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Tân Quang (1946-2016): Phần 2
162 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Ninh (1975-2015): Phần 1
243 p | 8 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Duy Xuyên (1975-2015): Phần 1 (Tập 3)
208 p | 4 | 2
-
Ebook Lịch sử Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc (1965-2015): Phần 2
120 p | 8 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Núi Thành (1975-2020): Phần 1
162 p | 12 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Hàm Trí (1945-2010): Phần 2
202 p | 3 | 2
-
Ebook Lịch sử bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên (1947-2012): Phần 2
239 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn