Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng (1975-1996): Phần 2
lượt xem 3
download
Cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng (1975-1996)" đã ghi lại những trang sử vẻ vang trong 21 năm khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và phát triển quê hương, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1975-1996). Mời các bạn cùng tham khảo phần 2 cuốn sách dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng (1975-1996): Phần 2
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG (1975 - 1996) I 197 Chương Ba BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG (1986 - 1990) I. ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG LẦN THỨ XIV VÀ NHỮNG CHỦ TRƯƠNG BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG (1986-1990) 1. Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng lần thứ XIV Trong thời gian 10 năm 1975-1985, Đảng và nhân dân ta vừa thực hiện, vừa tiếp tục tìm tòi, thử nghiệm con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình đó, cách mạng xã hội chủ nghĩa đạt được một số kết quả nhất định trong các lĩnh vực đời sống xã hội, nhưng cũng gặp không ít khó khăn và yếu kém. Một trong những nguyên nhân cơ bản của khó khăn, yếu kém là do mắc phải “sai lầm nghiêm trọng kéo dài về chủ trương, chính
- 198 I TỈNH ỦY QUẢNG NAM - THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”(1). Để khắc phục sai lầm khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới. Đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với đất nước, đồng thời là con đường phù hợp với xu thế chung của thời đại. Nhận thức được điều đó, Đảng đã có nhiều chủ trương nhằm đổi mới từng phần, nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Để chuẩn bị Đại hội VI, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa V) đã gửi dự thảo Báo cáo Chính trị cho Đại hội Đảng các cấp góp ý, để có cơ sở xây dựng phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ mới. Ngày 11 tháng 3 năm 1986, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa V) ra Chỉ thị số 80-CT/TW về Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ VI của Đảng. Trước Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhân sự chủ chốt của Tỉnh ủy có một số thay đổi. Ngày 20 tháng 6 năm 1986, Bộ Chính trị đã quyết định điều động đồng chí Hoàng Minh hắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội thương. heo đề nghị của Ban hường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng, ngày 24 tháng 6 năm 1986, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa V) ra quyết định cử đồng chí Nguyễn hành Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, đảm nhận nhiệm vụ Quyền Bí thư Tỉnh ủy. Đến ngày 1 tháng Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nxb. (1) Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 306.
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG (1975 - 1996) I 199 8 năm 1986, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định bổ sung đồng chí Nguyễn Văn Chi, Phó Bí thư hành ủy Đà Nẵng, vào Ban Chấp hành Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng (khóa XIII). hực hiện Chỉ thị số 79-CT/TW ngày 11 tháng 3 năm 1986 và hông báo số 74-TB/TW ngày 11 tháng 4 năm 1986 của Ban Bí thư, từ ngày 8 đến ngày 14 tháng 5 năm 1986, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã họp phiên toàn thể tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình. Trên cơ sở đó, ngày 17 tháng 5 năm 1986, Tỉnh ủy đã có văn bản số 46-CV/TU về “Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tự phê bình”. Đây là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng để Tỉnh ủy tự kiểm điểm và đánh giá những mặt đã làm được, chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm để chuẩn bị về nội dung, nhân sự cho Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV. Báo cáo nêu rõ: Trên lĩnh vực kinh tế, Quảng Nam - Đà Nẵng chậm nghiên cứu, tìm tòi những điều kiện và biện pháp cũng như hình thức tổ chức và quản lý nhằm tăng cường trận địa kinh tế quốc doanh ngày càng phát triển nhanh và đúng, để làm nòng cốt cho việc phát triển kinh tế nói chung và hướng dẫn cho kinh tế tập thể. Vì vậy, đã nảy sinh tình trạng không những buông lỏng kinh tế quốc doanh, mà còn buông trôi trận địa tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp. Trong chỉ đạo quản lý nền kinh tế thì nhận thức chưa đầy đủ, cách làm chưa
- 200 I TỈNH ỦY QUẢNG NAM - THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG rõ, chưa thúc đẩy được quá trình hình thành cơ chế cơ sở và cơ chế chung. Tự kiểm điểm phê bình về lối sống, Tỉnh ủy đã nêu những khuyết điểm cụ thể: “Trong Ban Chấp hành, một số ít đồng chí Tỉnh ủy viên do thiếu rèn luyện, thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, do tư lợi, nên đã vi phạm một số trường hợp như: Một số đồng chí đổi nhà hoặc sửa chữa nhà vượt quá tiêu chuẩn Nhà nước quy định. Một số đồng chí mua một số hàng xuất nhập khẩu, hàng bị tịch thu với giá rẻ (so với giá thị trường). Một số đồng chí chưa gương mẫu thực hành tiết kiệm. Sử dụng tài sản của Nhà nước nhiều trường hợp không đúng chế độ, không đúng tiêu chuẩn quy định. Chung quanh vấn đề lối sống: ăn, ở, đi lại, sinh hoạt chưa thật giản dị, khác với cuộc sống của nhân dân”. Về phong cách lãnh đạo Tỉnh ủy đã kiểm điểm: “Việc lãnh đạo chưa toàn diện, chưa phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể; trong từng thời gian chưa tập trung sức chỉ đạo dứt điểm để hoàn thành đúng thời hạn những nhiệm vụ và công việc mấu chốt. Nhất là, Tỉnh ủy chưa coi trọng đúng mức và thường xuyên xây dựng Đảng. Suốt nhiệm kỳ, Tỉnh ủy chưa dành nhiều thời gian bàn bạc một cách có hệ thống, bàn sâu từng chuyên đề về công tác xây dựng Đảng”. Trong chính sách cán bộ, Ban hường vụ Tỉnh ủy đã thẳng thắn nhìn nhận rằng: “Chưa dành thời gian
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG (1975 - 1996) I 201 bàn bạc, thảo luận và có nghị quyết chuyên đề về chiến lược cán bộ. Cho nên việc chấp hành chính sách cán bộ còn phạm nhiều khuyết điểm trên nhiều khâu: Do chưa có quy hoạch, nên công tác cán bộ chạy theo đáp ứng những công việc trước mắt, hết sức lúng túng, bị động. Chưa chỉ đạo chặt chẽ khâu tuyển dụng, tuyển sinh, đào tạo để xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực. Chưa có chính sách khuyến khích cán bộ yên tâm học tập. Đánh giá cán bộ chưa phát huy trí tuệ tập thể, chưa theo đúng quy trình; thấy hiện tượng trước mắt, mà không căn cứ quá trình; nhiều trường hợp không lấy hiệu quả công việc làm thước đo; chưa chú trọng cả đức và tài, chưa lấy đạo đức làm gốc. Chính sách đối với cán bộ nữ chưa thực hiện nghiêm túc, nhiều trường hợp vì cơ cấu mà đề bạt, bố trí. Chưa chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện để chị em hoàn thành nhiệm vụ”. Ngày 14 tháng 8 năm 1986, Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị bàn việc chỉ đạo đại hội cấp cơ sở, huyện, thị, thành và tương đương cũng như Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Hội nghị ra Nghị quyết số 36-NQ/TU, yêu cầu: “Các cấp ủy đảng từ cơ sở đến huyện, thị, thành và các đơn vị tương đương trực thuộc Tỉnh ủy cần tiến hành đại hội chậm nhất đến cuối tháng 9 năm 1986, để trong vòng 10 ngày đầu tháng 10 tổng kết đại hội và tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV vào trung tuần tháng 10 năm 1986”. Tiếp đó, ngày 16 tháng 9 năm 1986, Ban hường vụ Tỉnh ủy ra hông
- 202 I TỈNH ỦY QUẢNG NAM - THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG tri số 62-TT/TU hướng dẫn thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng lần thứ XIV. hông tri nêu rõ: Cần thảo luận để thấy rõ những thành tích và khuyết điểm trong việc thực hiện cả hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng bộ tỉnh trong thời gian qua. Trong đó, chú ý năm vấn đề cơ bản (sản xuất, phân phối lưu thông, xây dựng quan hệ sản xuất mới, văn hóa, xã hội và đời sống), thảo luận kỹ phần nhận xét tổng quát nêu ra trong dự thảo; về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và những biện pháp lớn về kinh tế - xã hội năm 1986-1990. Trong bối cảnh đó, từ ngày 21 đến ngày 29 tháng 10 năm 1986, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng lần thứ XIV đã được tổ chức. ham dự Đại hội có 546 đại biểu, thay mặt 39.285 đảng viên thuộc hơn 1.000 tổ chức cơ sở đảng, được Đại hội đại biểu Đảng bộ của 16 huyện, thị, xã, thành phố và 13 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy tham dự. Đồng chí Võ Chí Công, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, thay mặt Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã về tham dự và chỉ đạo Đại hội. ham dự Đại hội còn có đồng chí Hoàng Minh hắng - Ủy viên Trung uơng Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội thương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng; đồng chí Nguyễn hị Bình - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục; đại diện các Ban Đảng Trung ương, các đồng
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG (1975 - 1996) I 203 chí lão thành cách mạng, đại diện gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, đại diện Bộ Tư lệnh Quân khu V, các quân chủng, binh chủng, các cơ quan Trung ương đang đóng và hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Phát huy kết quả Đại hội Đảng các cấp, Đại hội XIV tiếp tục thảo luận góp ý kiến vào dự thảo văn kiện của Trung ương; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, các nghị quyết của Tỉnh ủy và Ban hường vụ Tỉnh ủy; bàn và quyết định phương hướng, nhiệm vụ của tỉnh giai đoạn 1986- 1990; bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và cử Đoàn đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Báo cáo khẳng định: “Giai đoạn 1981-1985, Đảng bộ, quân và dân Quảng Nam - Đà Nẵng thực hiện nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIII trong bối cảnh tình hình đất nước vừa phải đấu tranh chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch, vừa phải tổ chức xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; nền kinh tế của nước ta nói chung, của tỉnh nói riêng còn nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế quản lý kinh tế theo kiểu tập trung, bao cấp; các nguồn lực chưa được phát huy để phát triển; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn; việc lãnh đạo, điều hành có “một số sai
- 204 I TỈNH ỦY QUẢNG NAM - THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG lầm, khuyết điểm”(1). Mặc dù, gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng, nhìn nhận và sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm, phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ mà nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã đề ra, đạt được những kết quả quan trọng. Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, Báo cáo Chính trị tại Đại hội XIV đã nêu: “Sản xuất phát triển, tổng sản phẩm xã hội tăng 8%, thu nhập quốc dân sử dụng tăng 3,4%, năng suất lao động tăng 3%. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội tiếp tục được tăng cường. Công tác phân phối lưu thông đạt được những kết quả nhất định, hoạt động xuất nhập khẩu và kinh tế đối ngoại phát triển. Quan hệ sản xuất mới được củng cố và tăng cường thêm một bước. Sự nghiệp văn hóa - xã hội có những mặt phát triển khá. Đời sống của một bộ phận lớn nhân dân ở nhiều vùng được cải thiện. An ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng được nâng lên một bước, hiệu lực quản lý điều hành của Nhà nước các cấp được tăng cường, công tác quần chúng có nhiều tiến bộ, góp phần bảo đảm quyền làm chủ và hình thành phong trào cách mạng của quần chúng”. Những thắng lợi và thành tích dành được trong 5 năm qua có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, Đại hội Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng: Văn kiện Đại hội đại biểu XIV (1) Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng (Lưu hành nội bộ).
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG (1975 - 1996) I 205 cũng đã nêu lên những tồn tại, hạn chế, trong đó nhấn mạnh: “So với 5 năm trước, nền kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển chậm hơn, có mặt dừng lại, có biểu hiện giảm sút và đang đứng trước những khó khăn gay gắt như: Sản xuất phát triển chậm, tiềm năng lao động, đất đai và bốn thế mạnh của tỉnh chưa được phát huy đúng mức. Năng lực hiện có của các ngành, các cơ sở sản xuất chưa được khai thác tốt vì không đủ các yếu tố đảm bảo (năng lượng, nguyên liệu, vật tư…); trang thiết bị lạc hậu, cũ kỹ, không được đổi mới, đại bộ phận lao động còn là thủ công, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp. Mặt trận phân phối lưu thông rối ren kéo dài. Mất cân đối giữa cung và cầu, giữa tiền và hàng ngày càng lớn, tác động rất xấu đến sản xuất, đời sống. Cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý thị trường bị buông lỏng. Của cải làm ra chưa nhiều, nhưng quản lý và phân phối lại có khuyết điểm, không công bằng, nhiều sơ hở. Hàng vạn lao động chưa có, chưa đủ việc làm. Đời sống nhân dân lao động, nhất là những người chủ yếu sống bằng tiền lương, các chiến sĩ vũ trang và công an, những người hưu trí, những gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng hết sức khó khăn. Những hiện tượng tiêu cực trong xã hội tiếp tục phát triển, tình trạng không công bằng xã hội chậm được khắc phục. Một số giá trị đạo đức, tinh thần đã được xây dựng những năm trước đây đang bị xói mòn”. Với những hạn chế nêu trên, Đại hội đã khẳng định: Rõ ràng chúng ta chưa đạt được mục tiêu số 1 của
- 206 I TỈNH ỦY QUẢNG NAM - THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG Đại hội XIII đã đặt ra là: Nỗ lực vươn lên khai thác tiềm năng, đẩy mạnh sản xuất, tạo bước chuyển biến mới trên lĩnh vực lưu thông, nhằm ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật”, Đại hội đã nghiêm khắc tự phê bình những sai lầm, khuyết điểm về nhận thức, tư tưởng, về lãnh đạo và chỉ đạo trong thời gian qua. Về phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu và những biện pháp lớn về kinh tế - xã hội giai đoạn 1986-1990, Đại hội xác định: Động viên Đảng bộ, quân, dân toàn tỉnh phát huy truyền thống trung dũng kiên cường, quyền làm chủ tập thể, đẩy mạnh phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đổi mới cách nghĩ, cách làm, giải phóng năng lực sản xuất hiện có, khai thác và phát huy mọi tiềm năng để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, mở rộng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức lại sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý, dồn sức phát triển nông nghiệp toàn diện, thật sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đồng thời đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu; từng bước lập lại trật tự trên mặt trận phân phối lưu thông, đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, nâng cao chất lượng quan hệ sản xuất mới; tiếp tục xây dựng có trọng điểm cơ sở vật chất kỹ thuật, nhằm ổn định và cải thiện một bước đời sống nhân dân, tạo điều kiện cho bước phát triển kinh tế - xã hội của những năm tiếp theo.
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG (1975 - 1996) I 207 Nghị quyết Đại hội đã đề ra 5 mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm 1986-1990: Một là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi lực lượng cho ổn định và phát triển sản xuất nhằm đáp ứng tốt hơn những nhu cầu cấp bách và thiết yếu của xã hội, dần dần ổn định và tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. Hai là, tạo ra một chuyển biến đáng kể về mặt xã hội. Trước hết, tập trung giải quyết việc làm cho những người đến tuổi lao động ở thành thị; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào miền núi, thực hiện tốt các chính sách xã hội và từng bước thực hiện công bằng xã hội, đấu tranh khắc phục có hiệu quả những hiện tượng tiêu cực. Ba là, tạo ra tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, triệt để tiết kiệm, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội có trọng điểm, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa bằng những hình thức và phương pháp thích hợp, trước hết củng cố và tăng cường kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, làm cho kinh tế xã hội chủ nghĩa thật sự chiếm vai trò chủ đạo, hình thành đồng bộ cơ chế quản lý mới, lấy kế hoạch làm trung tâm, thực hiện hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Năm là, bảo đảm các nhu cầu của quốc phòng và an ninh, kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng,
- 208 I TỈNH ỦY QUẢNG NAM - THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG quốc phòng với kinh tế; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Đại hội đã đưa ra chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 1986-1990: Tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân hàng năm từ 8-10%. hu nhập quốc dân sản xuất tăng bình quân từ 7-8%. hu nhập quốc dân sử dụng tăng bình quân hàng năm từ 4-5%. Năng suất lao động tăng bình quân hàng năm từ 5-6%. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm từ 13-15%. Đại hội đã đưa ra một số giải pháp quan trọng để thực hiện các mục tiêu đề ra, trong đó đặc biệt nhấn mạnh: Bố trí đúng cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư; phát triển dân số và giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó giảm mạnh phát triển dân số từ 1,6% trong năm 1986 xuống còn 1,4% trong năm 1990; lập lại trật tự xã hội chủ nghĩa trong phân phối lưu thông; tiếp tục đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, nâng cao chất lượng quan hệ sản xuất; mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại; phát triển tiềm năng khoa học kỹ thuật và ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật; thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; phát triển sự nghiệp văn hóa - xã hội. Đặc biệt, Nghị quyết đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế xã hội ở thành phố Đà Nẵng và các huyện miền núi, trong đó nhấn mạnh: Cơ cấu kinh tế của thành phố Đà Nẵng phải là “công nghiệp, tiểu thủ công
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG (1975 - 1996) I 209 nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ và du lịch”, tạo việc làm, ổn định đời sống nhân dân, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu của Đà Nẵng cũng như cả tỉnh. Nghị quyết khẳng định: Đà Nẵng có nhiều thế mạnh, song thiếu hậu phương nguyên liệu từ nông - lâm nghiệp, do đó phải mở rộng liên kết hợp tác với các huyện đồng bằng, trung du và miền núi, góp phần khai thác phát huy tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của Đà Nẵng và toàn tỉnh. Phải tập trung đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, tăng cường quản lý thị trường, chuyển phần lớn tiểu thương sang sản xuất và dịch vụ. Đối với Đà Nẵng, cần đặc biệt quan tâm đến những vấn đề về văn hóa - xã hội và trật tự, an ninh. Chú trọng các công trình đô thị, sửa chữa và xây dựng hệ thống cống rãnh; xử lý nước thải, phân, rác, bảo vệ môi trường. Chăm lo xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ các hủ tục mê tín dị đoan, để Đà Nẵng vươn lên tiêu biểu cho nền văn hóa mới. Với các huyện miền núi, Đại hội xác định mục tiêu: Xây dựng các huyện miền núi của tỉnh giàu mạnh, vận động đồng bào các dân tộc định canh định cư, đẩy mạnh sản xuất lâm - nông - công nghiệp với lâm nghiệp là hướng chính; phát triển nông nghiệp chủ yếu nhằm giải quyết lương thực tại chỗ, đẩy mạnh chăn nuôi, nhất là trâu, bò; phát triển tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp chế biến gắn với lâm - nông nghiệp; tổ chức liên kết hợp tác giữa các huyện miền núi và các huyện đồng bằng, thành phố, thị
- 210 I TỈNH ỦY QUẢNG NAM - THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG xã, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Về đảm bảo quốc phòng - an ninh: Quán triệt sâu sắc quan điểm chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân, Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác quốc phòng và an ninh như sau: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tạo ra sức mạnh tổng hợp trong công tác quân sự địa phương. Coi trọng công tác giáo dục quốc phòng, giáo dục nhiệm vụ công tác quân sự địa phương trong nhân dân, nhất là trong thanh, thiếu niên, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân quán triệt hai nhiệm vụ chiến lược, đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ thành quả cách mạng. Cùng với xây dựng các lực lượng vũ trang lớn mạnh, thật sự là lực lượng đáng tin cậy, làm nòng cốt, sẽ củng cố và phát triển lực lượng dân quân tự vệ rộng rãi và đều khắp đạt 13-15% dân số; phấn đấu đưa tỷ lệ đảng viên 12% trong lực lượng dân quân tự vệ. Đặc biệt chú trọng tổ chức lực lượng dân quân tự vệ trên biển, hải đảo, ven biển và vùng biên giới. Xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, bảo đảm thế phòng thủ ngày càng được tăng cường và củng cố. Phải chăm lo xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, đồng thời đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Về bảo đảm và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tăng cường vai trò của Nhà nước và
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG (1975 - 1996) I 211 các tổ chức quần chúng: Đại hội đã nhấn mạnh: Quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động là mục tiêu và động lực thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, là điều kiện đảm bảo mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng, là nội dung cơ bản của công tác quần chúng của Đảng. Củng cố và từng bước nâng cao chất lượng cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý”. Về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, Đại hội đề ra mục tiêu: Tạo một sự chuyển biến mạnh mẽ, về công tác xây dựng Đảng, tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu: - Nâng cao năng lực và phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong Đảng. - Nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức đảng ở cơ sở, gắn với xây dựng đảng bộ huyện, thị, thành và đảng bộ trực thuộc tỉnh vững mạnh; phấn đấu đến năm 1990, tất cả các tổ chức cơ sở đảng đạt loại khá và trong sạch vững mạnh, không còn yếu kém, để có ¾ số đảng bộ huyện, thị, thành và tương đương đạt tiêu chuẩn đảng bộ vững mạnh. - Đổi mới đội ngũ cán bộ, kiện toàn các cơ quan lãnh đạo và cơ quan quản lý. Phải nhanh chóng “trẻ hóa” cán bộ, đồng thời thực hiện sự kết hợp hài hòa giữa cán bộ nhiều tuổi và cán bộ trẻ đảm bảo đổi mới và giữ được tính liên tục, ổn định của bộ máy lãnh đạo.
- 212 I TỈNH ỦY QUẢNG NAM - THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG - Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường công tác kiểm tra, đổi mới phong cách làm việc; phải sửa chữa ngay tệ quan liêu trong bộ máy, trong cách làm việc; phải luôn luôn tôn trọng quy chế làm việc, chống thái độ tùy tiện. - Tăng cường công tác tư tưởng và lý luận; phải đổi mới nội dung và hình thức, tổ chức và phương pháp, con người và phương tiện làm công tác tư tưởng, khắc phục bệnh quan liêu, giáo điều, xơ cứng, lời nói không đi đôi với việc làm trong công tác tư tưởng và lý luận, công tác giảng dạy ở các trường Đảng tỉnh, huyện và tại chức. Đầu tư thích đáng cho công tác lý luận, công tác nghiên cứu khoa học xã hội, mở các cuộc hội nghị, hội thảo, báo cáo khoa học về các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm trang bị những kiến thức mới, cần thiết về các vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng. - Tăng cường đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng bộ. Phát biểu chỉ đạo Đại hội, đồng chí Võ Chí Công đã biểu dương những thành tựu mà đảng bộ, quân và nhân dân trong tỉnh đã đạt được trong 5 năm 1981-1985, chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm trong thời gian qua; đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp chủ yếu mà Đảng bộ tỉnh cần lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ mới gồm 45 ủy viên chính thức và 7 ủy viên dự khuyết; bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội VI của Đảng
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG (1975 - 1996) I 213 gồm 25 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết. Tại Hội nghị lần thứ nhất họp ngày 4 và ngày 5 tháng 11 năm 1986, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) đã bầu Ban hường vụ Tỉnh ủy gồm 13 đồng chí: Nguyễn Văn Chi, Phạm hanh Ba, Trần Đình Đạm, Hồ Văn Điều, Võ Hiên, Võ Đắc Hợi, Đặng Văn Pháo, Võ Xuân Sanh, Lê hế Tiệm, Hồ hị Kim hanh, Nguyễn hành, Nguyễn Hồng hắng, Nguyễn Văn Trí. Đồng chí Nguyễn Văn Chi được bầu làm Bí thư; các đồng chí Nguyễn hành, Trần Đình Đạm làm Phó Bí thư Tỉnh ủy. Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống chính trị của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân toàn tỉnh do đã tiếp thu những định hướng Đổi Mới của Đảng là dám nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật tình hình của tỉnh, dám nhận những hạn chế, khuyết điểm và chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm đó trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ để khắc phục, sửa chữa, mà nguyên nhân bao trùm của mọi nguyên nhân, chính là những yếu kém, thiếu sót trong công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác tổ chức cán bộ nói riêng. 2. Những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986-1990) Từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã được tổ
- 214 I TỈNH ỦY QUẢNG NAM - THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG chức tại Hà Nội. Với phương châm: “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội đã đánh giá đúng đắn những thành tựu quan trọng mà toàn Đảng và toàn dân đã đạt được, đồng thời chỉ rõ những khuyết điểm, sai lầm trong các chủ trương của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nhất là lạc hậu về nhận thức lý luận, sự yếu kém trong vận dụng các quy luật trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, không tôn trọng quy luật khách quan. Đại hội đã đề ra đường lối Đổi Mới đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; trọng tâm là đổi mới tư duy về kinh tế, về các vấn đề cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và cơ chế quản lý trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nhằm làm cho lực lượng sản xuất được phát triển; trong đó, tập trung thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn: “Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”. Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, mà nòng cốt là kinh tế hộ; điều chỉnh cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư với nhiều thành phần kinh tế tham gia. hực hiện đường lối Đổi Mới của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ tỉnh, trong giai đoạn 1986-1990, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã có những chủ trương quan trọng trên các lĩnh vực. Lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội: Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Tỉnh ủy Quảng
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG (1975 - 1996) I 215 Nam - Đà Nẵng ra Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 2 tháng 2 năm 1987 “Về tình hình năm 1986 và phương hướng nhiệm vụ năm 1987”. Nghị quyết đã đề ra phương hướng nhiệm vụ chung: Phải thể hiện rõ sự Đổi Mới trên tất cả các mặt, trước hết là đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, đổi mới phong cách làm việc, đổi mới tổ chức và cán bộ, khắc phục tình trạng thông tin không chính xác, lãnh đạo chưa kịp thời và thiếu kiểm tra, tổ chức thực hiện chưa chu đáo. Tập trung sức thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn: “lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, đặc biệt là đi sâu vào thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn, Đảng bộ đã nhanh chóng có nhiều chủ trương kịp thời, cụ thể để thực hiện thắng lợi các chương trình này. Trong lĩnh vực kinh tế, vấn đề sản xuất nông nghiệp - cơ sở để thực hiện 3 chương trình kinh tế được chú trọng hàng đầu. Ngay sau Đại hội VI của Đảng, ngày 28 tháng 2 năm 1987, Ban hường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 40/CT-TU về việc tổng kết 10 năm phong trào Hợp tác hóa nông nghiệp. Chỉ thị nêu rõ: Đánh giá đúng thực trạng quan hệ sản xuất trong nông nghiệp cả về chế độ sở hữu, quản lý và phân phối, trên cơ sở đó phân loại, đánh giá hợp tác xã; nêu rõ và phân tích cụ thể những vướng mắc, trói buộc, cản trở việc phát triển sản xuất; biện pháp củng cố, tăng cường kinh tế tập thể và những
- 216 I TỈNH ỦY QUẢNG NAM - THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG đề nghị cụ thể với cấp trên cần sửa đổi; thông qua tổng kết, kiểm điểm, đề ra những chủ trương, hình thức, biện pháp tích cực, sửa đổi các chính sách không hợp lý, đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, bảo đảm quyền tự chủ cơ sở; củng cố hợp tác xã yếu kém, nâng cao chất lượng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, xóa bỏ tình trạng khoán trắng. Ngày 29 tháng 6 năm 1987, Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 03/NQ-TU về tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất, hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm trong nông nghiệp. Nghị quyết nêu rõ: Để tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất, hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm trong nông nghiệp, làm cho quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phù hợp với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất, giải phóng triệt để sức sản xuất, chuyển mạnh sang kinh tế hàng hóa, thực hiện sản xuất kinh doanh xã hội chủ nghĩa có hiệu quả lớn và tốc độ cao; thực hiện tốt 3 chương trình kinh tế lớn do Đại hội VI của Đảng đề ra. Đánh giá việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn, tại Hội nghị lần thứ 4, được tổ chức từ ngày 7 đến 9 tháng 7 năm 1987, Tỉnh ủy đã đi sâu kiểm điểm việc chỉ đạo thực hiện 3 chương trình này và quyết định đề ra các chủ trương, biện pháp cấp bách để thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VI). Ngày 12 tháng 7 năm 1987, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ-TU “Về các chủ trương và biện pháp cấp bách để thực hiện
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1986-2020): Phần 2
291 p | 7 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1986-2020): Phần 1
218 p | 4 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1930-1975): Phần 2 (xuất bản năm 2010)
107 p | 11 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1927-1954): Phần 1 (Tập 1)
160 p | 12 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1975-2000): Phần 1 (Tập 3)
360 p | 11 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1975-2000): Phần 2
193 p | 13 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 1930-1954 (Tập 1): Phần 1
110 p | 9 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1975-2005): Phần 2
273 p | 9 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945-2020): Phần 2
469 p | 13 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945-2020): Phần 1
352 p | 6 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1975-2000): Phần 1
92 p | 6 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1930 - 1975): Phần 2
306 p | 9 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 1975-2010 (Tập 3): Phần 1
171 p | 8 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh - Tập 2 (1945-1955): Phần 2
121 p | 7 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1975-2010): Phần 1
360 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (1975-2000): Phần 1 (Tập 2)
116 p | 8 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1930-1985): Phần 1
179 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh - Tập 2 (1945-1955): Phần 1
162 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn