Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Ninh (1975-2015): Phần 1
lượt xem 2
download
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Ninh (1975-2015): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: ổn định tình hình, khắc phục hậu quả chiến tranh; bước đầu xác lập quan hệ sản xuất mới (1975- 1985); thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh (1986 - 2004). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Ninh (1975-2015): Phần 1
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ NINH 1975 - 2015
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ NINH LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ NINH 1975 - 2015 Phú Ninh, tháng 9 năm 2018
- CHỈ ĐẠO NỘI DUNG BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ NINH 1975 – 2015 (Theo Quyết định số 26-QĐ/HU, ngày 02 tháng 10 năm 2015) 1- Nguyễn Cảnh, TUV, Bí thư Huyện ủy- Trưởng ban. 2- Huỳnh Kim Kính, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện- Phó ban. 3- Nguyễn Phi Thạnh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện- Phó ban. 4- Bùi Võ Quảng, Phó Bí thư Huyện ủy- Phó ban. 5- Huỳnh Xuân Chính, UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy- Ủy viên Thường trực. 6- Nguyễn Văn Dõng, UVTV, Chủ tịch UBMT TQVN huyện- Thành viên. 7- Nguyễn Công Khai, UVTV, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy- Thành viên. 8- Trần Ngọc Ẩn, UVTV, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy- Thành viên. 9- Đặng Vân, UVTV, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy- Thành viên.
- * BỔ SUNG KIỆN TOÀN BAN CHỈ ĐẠO (Theo Quyết định số 517-QĐ/HU, ngày 04 tháng 4 năm 2018) 1- Bùi Võ Quảng- Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện- Trưởng ban. 2- Nguyễn Phi Thạnh- Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện- Phó ban. 3- Huỳnh Xuân Chính-UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy- Ủy viên Thường trực; 4- Nguyễn Văn Dõng- UVTV, Chủ tịch UBMT TQVN huyện- Thành viên. 5- Nguyễn Công Khai- UVTV, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy- Thành viên. 6- Trần Ngọc Ẩn-UVTV, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy- Thành viên. 7- Đặng Vân, UVTV, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy- Thành viên.
- Chịu trách nhiệm nội dung: BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY PHÚ NINH Tổ chức thực hiện: BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY PHÚ NINH Chịu trách nhiệm xuất bản: BÙI VÕ QUẢNG PHÓ BÍ THƯ HUYỆN ỦY, CHỦ TỊCH HĐND HUYỆN Ban biên soạn: TRƯƠNG THÀNH : Chương III, Kết luận & BHKN LÊ NĂNG ĐÔNG : Chương I, II
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ NINH 1975-2015 LỜI NÓI ĐẦU Theo dòng chảy của lịch sử, vùng đất Phú Ninh có nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính và tên gọi. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, vùng đất thuộc huyện Phú Ninh ngày nay là một phần của huyện Tam Kỳ. Từ tháng 4-1963, Tỉnh ủy Quảng Nam quyết định chia huyện Tam Kỳ thành 3 đơn vị hành chính là: huyện Nam Tam Kỳ (nay là huyện Núi Thành), huyện Bắc Tam Kỳ (nay là huyện Phú Ninh) và thị xã Tam Kỳ. Sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng, tháng 5-1975, huyện Bắc Tam Kỳ và thị xã Tam Kỳ sáp nhập thành thị xã Tam Kỳ. Đến năm 2005, huyện Phú Ninh được thành lập theo Nghị định số 01/2005/NĐ-CP ngày 05-01-2005 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Tam Kỳ. Địa giới hành chính của huyện Phú Ninh ngày nay phần lớn theo địa giới hành chính của huyện Bắc Tam Kỳ trước đây1. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, quân và dân huyện Bắc Tam Kỳ - nay là huyện Phú Ninh luôn thể hiện tinh thần yêu nước và cách mạng, cùng với quân và nhân dân trong tỉnh lập nhiều thành 1. Xem thêm Phụ lục 3 ở cuối cuốn sách. 7
- HUYỆN ỦY PHÚ NINH tích xuất sắc, góp phần tô thắm thêm truyền thống “Quảng Nam trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”. Ngày 24-3-1975, cùng với thị xã Tam Kỳ, huyện Bắc Tam Kỳ hoàn toàn được giải phóng. Ghi nhận những hy sinh, đóng góp to lớn của cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện nhà qua hai cuộc kháng chiến, Đảng và Nhà nước phong tặng và truy tặng nhiều danh hiệu cao quý cho các tập thể và cá nhân. Toàn huyện có 12 tập thể và 11 cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 10 cán bộ tiền khởi nghĩa, 20 cán bộ lão thành cách mạng; 1.093 mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng; có hơn 4.200 liệt sỹ và hàng ngàn thương bệnh binh, gia đình, người có công với cách mạng. Đó là biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là minh chứng hùng hồn về truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh quật cường của Đảng bộ, quân và dân huyện Phú Ninh. 40 năm sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng (1975- 2015), mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách, nhưng Đảng bộ và nhân dân Phú Ninh đã tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đoàn kết đồng lòng, từng bước vượt qua mọi khó khăn gian khổ, đạt nhiều thành tựu quan trọng trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhằm ghi lại những trang sử vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà; năm 2007, Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Ninh, 8
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ NINH 1975-2015 Núi Thành và Ban Thường vụ Thành ủy Tam Kỳ đã phối hợp tổ chức biên soạn, xuất bản công trình “Lịch sử Đảng bộ huyện Tam Kỳ (1930- 1954)”. Sau đó, Ban Thường vụ 03 địa phương thống nhất giai đoạn từ 1954 trở về sau từng địa phương biên soạn riêng theo đơn vị hành chính hiện nay. Trên cơ sở đó, năm 2011, Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Ninh đã biên soạn và xuất bản “Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Ninh (1954-1975)”. Kế tiếp các công trình trước và thể theo nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện nhà, Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Ninh tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn, in ấn, xuất bản công trình “Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Ninh (1975 - 2015)”. Trong 40 năm sau ngày giải phóng quê hương, có 30 năm (từ tháng 5-1975 đến tháng 01-2005) huyện Phú Ninh và thị xã Tam kỳ được sáp nhập chung vào một đơn vị hành chính và 10 năm (từ 01-2005 đến 2015) Phú Ninh là một đơn vị hành chính độc lập. Do vậy, để đảm bảo tính lịch sử, tên gọi các địa danh, đơn vị hành chính được ghi theo đúng từng thời điểm lịch sử, đồng thời để thuận lợi cho người đọc, thống nhất chú thích các địa danh, đơn vị từng thời điểm đó với cụm từ: các xã thuộc huyện Phú Ninh ngày nay. Về nội dung, những chủ trương trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Tam Kỳ được thể hiện khái quát, còn những sự kiện, nhân vật lịch sử diễn ra theo địa giới hành chính huyện Phú Ninh ngày nay được thể hiện một cách chi tiết, cụ thể. 9
- HUYỆN ỦY PHÚ NINH Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn công trình, Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Ninh nhận được nhiều ý kiến đóng góp trách nhiệm và tâm huyết của các đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo huyện, các nhân chứng qua các thời kỳ; sự quan tâm và tạo điều kiện của các ngành, đoàn thể của tỉnh và huyện. Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Ninh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự quan tâm, giúp đỡ hết sức quý báu đó. Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình sưu tầm tư liệu và biên soạn, nhưng công trình không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định; Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Ninh rất mong nhận được các ý kiến đóng góp chân thành của các đồng chí và bạn đọc để công trình tiếp tục hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. Nhân dịp kỷ niệm 73 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19-8-1945 - 19-8-2018), Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2018), Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Ninh xin trân trọng giới thiệu tập sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Ninh (1975 - 2015)”. BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY PHÚ NINH KHÓA XX 10
- Bản đồ hành chính huyện Phú Ninh.
- Bằng và cờ đơn vị Anh hùng LLVTND thị xã Tam Kỳ được phong tặng tháng 8-1998)
- Huân chương Lao động hạng Ba.
- Huân chương Lao động hạng Nhì.
- THӪ TѬӞNG CHÍNH PHӪ CӜNG HÒA XÃ HӜI CHӪ NGHƬA VIӊT NAM Ĉӝc lұp - Tӵ do - Hҥnh phúc Sӕ: 520/QĈ-TTg Hà N͡i, ngày 31 tháng 03 năm 2016 QUYӂT ĈӎNH Công nhұn huyӋn Phú Ninh, tӍnh Quҧng Nam ÿҥt chuҭn nông thôn mӟi năm 2015 THӪ TѬӞNG CHÍNH PHӪ Căn cӭ Luұt Tә chӭc Chính phӫ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cӭ QuyӃt ÿӏnh sӕ 800/QĈ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 cӫa Thӫ tѭӟng Chính phӫ vӅ phê duyӋt Chѭѫng trình Mөc tiêu quӕc gia xây dӵng nông thôn mӟi giai ÿoҥn 2010 - 2020; Căn cӭ QuyӃt ÿӏnh sӕ 491/QĈ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 cӫa Thӫ tѭӟng Chính phӫ ban hành bӝ tiêu chí quӕc gia vӅ nông thôn mӟi và QuyӃt ÿӏnh sӕ 342/QĈ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 cӫa Thӫ tѭӟng Chính phӫ vӅ viӋc bә sung, sӱa ÿәi mӝt sӕ tiêu chí vӅ nông thôn mӟi; Căn cӭ QuyӃt ÿӏnh sӕ 372/QĈ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2014 cӫa Thӫ tѭӟng Chính phӫ vӅ viӋc xét công nhұn và công bӕ ÿӏa phѭѫng ÿҥt chuҭn nông thôn mӟi; Xét ÿӅ nghӏ cӫa Bӝ trѭӣng Bӝ Nông nghiӋp và Phát triӇn nông thôn tҥi Tӡ trình sӕ 2169/TTr-BNN-VPĈP ngày 18 tháng 3 năm 2016, QUYӂT ĈӎNH: ĈiӅu 1. Công nhұn huyӋn Phú Ninh, tӍnh Quҧng Nam ÿҥt chuҭn nông thôn mӟi năm 2015. ĈiӅu 2. Giao Ӫy ban nhân dân tӍnh Quҧng Nam có trách nhiӋm công bӕ theo quy ÿӏnh và khen thѭӣng theo QuyӃt ÿӏnh sӕ 1620/QĈ-TTg ngày 20 tháng 9 năm 2011 cӫa Thӫ tѭӟng Chính phӫ vӅ ban hành kӃ hoҥch tә chӭc thӵc hiӋn phong trào thi ÿua “cҧ nѭӟc chung sӭc xây dӵng nông thôn mӟi". ĈiӅu 3. QuyӃt ÿӏnh này có hiӋu lӵc thi hành kӇ tӯ ngày ký ban hành. ĈiӅu 4. Bӝ trѭӣng, Thӫ trѭӣng cѫ quan ngang Bӝ, Thӫ trѭӣng cѫ quan thuӝc Chính phӫ, Thành viên Ban ChӍ ÿҥo Trung ѭѫng Chѭѫng trình Mөc tiêu quӕc gia xây dӵng nông thôn mӟi, Chӫ tӏch Ӫy ban nhân dân tӍnh Quҧng Nam và các tә chӭc, cá nhân có liên quan chӏu trách nhiӋm thi hành quyӃt ÿӏnh này./. N˯i nh̵n: - Ban Bí thѭ Trung Ѭѫng Ĉҧng; - Thӫ tѭӟng, các Phó Thӫ tѭӟng Chính phӫ; - Các thành viên BCĈ TW, các ÿ/c Cӕ vҩn BCĈ TW, VPĈP (Bӝ NN& PTNT); - Văn phòng Trung ѭѫng và các Ban cӫa Ĉҧng; - Văn phòng Chӫ tӏch nѭӟc; - Văn phòng Quӕc hӝi; - Tòa án nhân dân tӕi cao; - ViӋn KiӇm sát nhân dân tӕi cao; - KiӇm toán Nhà nѭӟc; - UBTW Mһt trұn Tә quӕc ViӋt Nam; - TӍnh ӫy, HĈND, UBND tӍnh Quҧng Nam; - Sӣ NN&PTNT, Chi cөc PTNT tӍnh Quҧng Nam; - HuyӋn ӫy, UBND huyӋn Phú Ninh, tӍnh Quҧng Nam; - VPCP: BTCN, các PCN, các Trӧ lý TTg, các Vө: KTTH, KGVX, TCCV, V.III, TGĈ Cәng TTĈT; - Lѭu: VT, KTN (3) Thӏnh
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ NINH 1975-2015 Chương một ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH; BƯỚC ĐẦU XÁC LẬP QUAN HỆ SẢN XUẤT MỚI (1975- 1985) I. ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, TỪNG BƯỚC KHÔI PHỤC SẢN XUẤT (3.1975 - 10.1976). 1. Huyện Bắc Tam Kỳ sau ngày giải phóng; kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền, Đảng, đoàn thể; bước đầu ổn định tình hình, khôi phục sản xuất. Ngày 24-3-1975, huyện Bắc Tam Kỳ, thị xã Tam Kỳ được hoàn toàn giải phóng. Đây là một trong những địa phương được giải phóng sớm ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, từ đó tạo điều kiện giải phóng thành phố Đà Nẵng ngày 29-3-1975 và góp phần quan trọng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam thống nhất đất nước ngày 30-4-1975. 11
- HUYỆN ỦY PHÚ NINH Quê hương hoàn toàn giải phóng, cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Bắc Tam Kỳ vô cùng phấn khởi, vui mừng trước thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục được nâng lên. Đảng bộ được tôi luyện trong đấu tranh, nay trong điều kiện đất nước hòa bình, thống nhất, truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết tiếp tục được phát huy. Tình hình mới tạo nên những thuận lợi cơ bản cho Đảng bộ và nhân dân huyện Bắc Tam Kỳ, đồng thời cũng đặt ra hàng loạt vấn đề khó khăn, phức tạp và cấp bách, đầu tiên là ổn định tình hình và đời sống của nhân dân, từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Qua 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hậu quả chiến tranh mà huyện Bắc Tam Kỳ phải gánh chịu là hết sức nặng nề1. Cơ sở hạ tầng nghèo nàn, đường sá, cầu cống vừa thiếu, lại vừa bị hư hỏng nặng, giao thông đi lại bị chia cắt. Là địa phương có diện tích tự nhiên rộng nhưng đất đai khô cằn, lại bị bom đạn cày xới, tàn phá và bị hoang hóa. Bom, mìn sau chiến tranh chưa được tháo gỡ đe dọa đến tính mạng của người dân. Đời sống của nhân dân sau ngày giải phóng hết sức khó khăn, hàng ngàn người dân từ các khu dồn về lại quê cũ 1. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước huyện Bắc Tam Kỳ có hàng chục ngàn người dân bị chết và bị thương tật, có 4.287 người được công nhận liệt sĩ, 1.325 thương binh, 185 bệnh binh. Theo: “Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Ninh (1954-1975)”, xuất bản năm 2011, tr.328. 12
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ NINH 1975-2015 đối mặt với tình trạng: không nhà cửa, không có lương thực, không có đất và tư liệu sản xuất. Đội ngũ cán bộ, đảng viên của địa phương vừa thiếu, vừa chưa có kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng quê hương. Tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp, một số đối tượng phản động vẫn lén lút hoạt động chống phá cách mạng. Những người đã làm việc cho chế độ cũ và người thân của họ sống trong tình trạng lo sợ chính quyền cách mạng trả thù, một số hộ khá giả lo lắng sợ bị tịch thu tài sản. Nhằm nhanh chóng ổn định tình hình, khôi phục và phát triển sản xuất, nhiệm vụ đầu tiên là tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bắc Tam Kỳ từ trong chiến tranh tiếp tục được củng cố, do đồng chí Lương Văn Hận làm Bí thư. Ủy ban Quân quản huyện Bắc Tam Kỳ được thành lập do đồng chí Lê Đức Dũng, Phó Bí thư Huyện ủy làm Chủ tịch. Cùng với bộ máy chính quyền cấp huyện, chính quyền và các đoàn thể xã, thôn cũng được củng cố một bước về tư tưởng và tổ chức. Nhiều nơi đã xét chọn những quần chúng ưu tú, có lý lịch rõ ràng để bổ sung vào bộ máy thôn, xã, tổ chức bồi dưỡng lối làm việc cho cán bộ, tiếp tục sinh hoạt tư tưởng trong tổ chức quần chúng. Trên cơ sở đó, đã bổ sung 184 cán bộ cấp xã, 465 cán bộ thôn1. 1. Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Tam Kỳ, Báo cáo số 9: Tổng hợp tình hình phát động quần chúng (từ ngày 4/5 - 20/5/1975). Tài liệu lưu tại Văn phòng Thành ủy Tam Kỳ, tr.06. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh (1944-2020): Phần 2
271 p | 8 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Mèo Vạc (1962-2015): Phần 2
191 p | 14 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Sơn Hà (1945-1990): Phần 1
118 p | 3 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Mèo Vạc (1962-2015): Phần 1
74 p | 11 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh (1944-2020): Phần 1
203 p | 8 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Núi Thành (1975-2020): Phần 1
162 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì (1947-2017): Phần 1
57 p | 14 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì (1947-2017): Phần 2
79 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lương (1946-2015): Phần 1
280 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn (1944-2020): Phần 2
365 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn (1944-2020): Phần 1
124 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Thăng Bình (1930-1975): Phần 1
122 p | 14 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Quế Sơn (1975-2000): Phần 1
139 p | 12 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phước Sơn (1975-2005): Phần 1 (Tập 2)
231 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Giang (1945-2005): Phần 2
240 p | 12 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Tuy Phong (1975-2000): Phần 2 (Tập 3)
123 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Núi Thành (1975-2020): Phần 2
286 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Thạnh Trị (1975-2000): Phần 1 (Tập 2)
109 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn