intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GAN: đầu dây mối nhợ của sức khỏe và sắc đẹp (Kỳ 2)

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

102
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gan - trung tâm giải độc Trong việc duy trì glucose trong máu (đường huyết), gan đóng vai trò của một nơi tàng trữ đường glucose từ bột đường của thức ăn tạo thành dưới dạng glycogen và sẽ phóng thích nhanh chóng chất này thành glucose theo nhu cầu cơ thể để cho năng lượng hoạt động. Sự duy trì đường huyết ở mức độ nhất định (1 glucose/lít máu) đòi hỏi một sự cân bằng thường xuyên giữa các thức ăn mang đến (thường không liên tục) và số glucose sử dụng theo nhu cầu vận động...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GAN: đầu dây mối nhợ của sức khỏe và sắc đẹp (Kỳ 2)

  1. GAN: đầu dây mối nhợ của sức khỏe và sắc đẹp (Kỳ 2) (Tiếp theo kỳ trước) Gan - trung tâm giải độc Trong việc duy trì glucose trong máu (đường huyết), gan đóng vai trò của một nơi tàng trữ đường glucose từ bột đường của thức ăn tạo thành dưới dạng glycogen và sẽ phóng thích nhanh chóng chất này thành glucose theo nhu cầu cơ thể để cho năng lượng hoạt động. Sự duy trì đường huyết ở mức độ nhất định (1 glucose/lít máu) đòi hỏi một sự cân bằng thường xuyên giữa các thức ăn mang đến (thường không liên tục) và số glucose sử dụng theo nhu cầu vận động tùy thuộc vào chất insulin do tụy tạng tiết ra trong máu. Một sự thay đổi giảm đường huyết có thể đưa đến hậu quả là bị suy nhược hay hôn mê và như thế gan lại phải đảm nhiệm vai trò “bài tiết” (hay xuất ra) glucose theo nhu cầu hoạt động cơ thể.
  2. Sau khi đánh thuốc mê hay thuốc ngủ barbituric một thời gian, ta thức dậy được là nhờ khả năng giải độc của gan: gan tạo ra một lượng enzym để phân hủy barbituric -chất lạ đối với cơ thể. Nhiều dược phẩm khác và những chất có hoạt tính sinh học trong thức ăn uống hàng ngày mà ta vô tình hay cố ý đầu độc (rượu chẳng hạn) cũng nhờ có gan giải độc, ta mới sống khỏe được. Sự kỳ diệu của chức năng gan ở chỗ nó được sinh ra hàng triệu năm trước đây, lại có thể chế tạo ra những chất mà con người mới sản xuất được cách đây vài chục năm thôi. Chức năng khử độc của gan không chỉ đối với những chất lạ như thuốc men, nó còn tác dụng trên những chất độc “quen thuộc” mà cơ thể sinh ra như amoniac. Chất này được sinh ra với số lượng lớn ở trong ruột khi protein bị thoái hóa biến thành acid amin. Chỉ có gan là có thể biến amoniac này thành urê và được thận loại ra. Nếu gan hư yếu thì chất độc amoniac gia tăng nguy hại đến tính mạng dễ dàng (định phân urê trong máu cũng là cách để biết chức năng gan này còn tốt hay không). Ăn nhiều protein quá, nhất là các thịt cá ươn cũng có hại như vậy. Có những chất không phải thật sự là chất độc cũng được gan làm thoái biến. Đó là kích thích tố nam và nữ và corticoid do tuyến sinh dục và thượng thận tiết ra. Trong trường hợp các tế bào ở tuyến bã ở chân lông không sử dụng được testosteron chẳng hạn thì sinh ra nhiều mồ hôi nhờn và chứng mụn. Nếu gan cũng yếu nữa, không phân hủy được chất này thì mụn càng trầm trọng thêm. Vì thế, khi
  3. trị mụn nên khuyên bệnh nhân ăn uống cân bằng dưỡng chất, chứ không phải bắt kiêng cữ món này, món nọ, vì chứng mụn không do thực phẩm! Các loại mỹ phẩm bôi ngoài da, tác dụng dưỡng chẳng có bao nhiêu nhưng tế bào da sẽ bị nhiễm độc vì vô số chất mùi, chất mài, chất bảo quản... mà gan không thể vươn tới để giải độc cho nên người lạm dụng thường bị nám, sạm da, nổi mụn hay dị ứng... Những nghiên cứu trên các bệnh gan mãn tính cho thấy do gan bị giảm chức năng giải độc, không sản xuất được các enzym cần thiết cho sự khử độc và do giảm tính đề kháng của cơ thể mà da của các bệnh nhân đau gan thường bị biến đổi như tóc đổi màu, vàng da, da khô, sạm đen hay nâu đen, xám mặt... gan bệnh, gan yếu thì sắc diện bị xấu đi vậy. Bảo vệ gan và thuốc bổ gan Do đảm nhận cả ngàn chức năng như vậy mà vô số trục trặc cơ thể (bệnh) sẽ xảy ra khi gan bị yếu, bị bệnh hoặc thiếu “nguyên, nhiên liệu” nên không sản xuất được một hoặc nhiều sản phẩm trong số cả ngàn sản phẩm cần thiết của gan. Cũng chính vì vậy mà bất cứ một trục trặc nào không rõ nguyên nhân hay trị hoài không khỏi, người ta lại “đổ tội” cho gan: ăn mỡ không tiêu hoặc bị táo bón, trĩ: tại gan yếu, không tạo được enzym để phân hủy protein của chất ấy; da vàng, da
  4. thâm đen hay nám khô... “tại gan yếu”, gan bệnh; tròng mắt bị vàng: tại gan; trong người nóng nảy tại “gan nóng”... Nói như vậy cũng có thể đúng một phần, nhưng phần lớn là do người ta không cung cấp đủ nguyên liệu (các dưỡng chất do thực phẩm mang lại) để gan tạo ra những hoạt chất để điều hành hoặc giải độc cơ thể. Điều đáng buồn là nhiều người trong chúng ta lại không vì sự quan trọng của lá gan mà giữ gìn, bảo vệ nó cho đúng cách! Chứng gan nhiễm mỡ chẳng hạn, là do người ta ăn uống quá độ mà không cân bằng dưỡng chất hoặc do lối ăn uống thiếu vệ sinh, khiến gan bị nhiễm trùng, nhiễm độc. Nghiện rượu là giai đoạn đầu dẫn đến bệnh xơ gan... Ta biết rằng khả năng giải chất độc cồn etylic tối đa của gan là 7 g cồn etylic mỗi giờ, tức lối một ly bia hay một chung nhỏ (30 cc) rượu đế. Vừa uống quá lượng này, vừa lai rai dài ngày, gan không đủ khả năng giải độc, khiến nó bị chai cứng, tức là mất đi khả năng tái sinh kỳ diệu ấy. Lâu ngày sẽ bị xơ gan cổ trướng như nói ở trên. Chứng gan nhiễm mỡ còn do ăn quá nhiều dầu mỡ nữa. Ăn nhiều chất béo quá (trên 70 g/ngày) mà thiếu các chất hướng mỡ (giúp tiêu hóa, biến dưỡng mỡ) khiến gan không biến dưỡng chất béo kịp, tích tụ lại gây chứng gan nhiễm mỡ hoặc cholesterol cao, mỡ máu cao. Thế nhưng chất béo rất cần thiết cho cơ thể, tối thiểu mỗi ngày nếu không ăn được 1-2 muỗng canh dầu mỡ (nửa dầu, nửa mỡ) thì gan cũng bị bệnh và cơ thể sẽ trục trặc, da sẽ xấu... Ta biết rằng trong dầu mỡ có các acid béo chưa no (chưa bão hòa, trong dây carbon có các nối đôi), trong đó có các acid béo thiết yếu mà nếu không có thì gan sẽ bị vô hiệu hóa hoặc làm cho nó bị tích mỡ (acid béo no). Muốn tránh điều này, các bà nội trợ phải biết sử dụng chất béo theo khoa học: mỡ heo, dầu dừa, dầu cọ chỉ
  5. dùng để chiên, xào thức ăn; còn dầu phộng, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương dùng để trộn rau, cho vào thức ăn kho, nấu (tức không dùng nhiệt độ cao để khỏi làm hư các acid béo thiết yếu). Không ăn nhiều các chất béo đã hydrogen hóa (làm mất hết các nối đôi) như margarin, shortening và mì ăn liền (luôn chế biến bằng shortening). Viêm gan siêu vi, sốt rét, kiết lỵ amib... đều có thể gây hư tế bào gan, do đó phải luôn tích cực phòng tránh các bệnh ấy. Giun chui ống mật, sán lá gan... cũng thường gây nguy hiểm cho gan. Đó là các bệnh đường ruột mà mọi người có thể tránh được bằng biện pháp vệ sinh ăn chín uống chín. Ung thư gan là bệnh đáng ngại nhất vì khó sống lâu được. Nguyên nhân thì rất nhiều. Có thể do ăn nhằm thực phẩm nhiễm nấm mốc như đậu phụng mốc, đậu nành mốc, gạo mốc, do ăn phải chất độc hóa học, dư lượng thuốc trừ sâu rầy, do chất có hoạt tính sinh học trong thực phẩm như màu, mùi tổng hợp... do bị viêm gan siêu vi... Tuy nhiên các nhà ung thư nhận định rằng những nguyên nhân vô tình đó chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với những nguyên nhân “hữu ý” mà con người tự gây ô nhiễm cho mình như nghiện thuốc lá, nghiện rượu bia... Nhiều người lầm tưởng rằng phải bổ gan bằng những dược phẩm đắt tiền như trích tinh từ gan bò tươi (Liver extract)..., thực ra các chế phẩm từ gan đã bị cấm sản xuất tại các nước Âu Mỹ từ lâu vì không có tác dụng thực sự mà lại còn có thể lây bệnh bò điên nữa. Các thuốc nhuận gan, lợi mật như các chế phẩm
  6. artichaut, sulfarlem cholin, hyposulfène... nếu cần, chỉ cho người bị bệnh gan thật sử dụng một thời gian ngắn mà thôi. Nghĩa là với những người còn ăn uống được thì hàng ngày nên nghĩ tới chế độ ăn uống cân bằng dưỡng chất, nhiều rau trái tươi. Để có đủ nguyên, nhiên liệu cho gan hoạt động tốt: Về chất đạm: 1 g protein cho mỗi kg cơ thể, trong đó 50% do ngũ cốc và thực vật, chỉ cần nửa gram protein động vật tức 3,5 g thịt cá cho mỗi kg cân nặng/ngày. Về chất béo, mỗi ngày cần có 1/2 g mỡ và 1/2 g dầu cho mỗi kg cân nặng, theo phân tích về dầu, mỡ nói trên. Về bột đường, ngũ cốc ăn theo nhu cầu cơ thể theo tiêu chuẩn vận động nhiều thì ăn nhiều, vận động ít thì ăn ít và giảm thiểu đường tinh chế, bánh mứt kẹo. Về sinh tố, khoáng chất, đã có một phần trong các thực phẩm trên và mỗi ngày cần có 200 g rau lá lục đậm, 100 g củ, quả có màu vàng, cam, đỏ và 200 g trái cây chín tươi. Thức ăn bổ túc cần cho gan hoạt động tốt là 1 ly sữa bò tươi mỗi ngày và mỗi tuần 3 - 5 trứng luộc. Ta biết rằng khả năng phi thường của gan là tự nó có thể tái sinh tạo lại phần bị hư bị bệnh với điều kiện phải cung cấp đủ nguyên liệu, tức là một khẩu
  7. phần cân bằng dưỡng chất nói trên. Chất giải độc cho gan tốt nhất là thịt, cá, sữa, trứng và rau quả tươi. Trong vòng 10 ngày, phân nửa protein của gan được đổi mới hoàn toàn. Không có protein làm sao gan tái tạo được phần tế bào thoái hóa. Nhưng nếu thịt, cá, sữa, trứng vượt quá số lượng nêu trên cũng sẽ là “gánh nặng” cho gan! Gan là một nhà máy, mà nhà máy luôn có chất phế thải, nếu ta ăn quá nhiều thì cũng sẽ chuyển thành chất thải mà nên nhớ trong cơ thể ta không có bãi rác! Rác thừa nhiều quá khả năng xử lý của gan thì sẽ gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao, cholesterol cao, xơ vữa động mạch... mà vòng bụng sẽ to ra và cuộc sống sẽ ngắn lại. Nhiều người cho rằng gan mình “yếu” rồi cữ món nọ món kia, rốt cuộc gan bị thiếu chất không hoạt động được và bị yếu thêm. Gan yếu thì đừng ăn quá nhiều một món nào và cũng không được cữ hẳn món nào, kể cả dầu mỡ. Món nào ăn vào bị dị ứng rõ ràng thì cữ hẳn món đó một thời gian chứ không nên vì ăn cá ngừ gây ngứa rồi cữ cả cá biển. Ăn mỡ động vật không được thì thay bằng dầu (không chiên rán nóng quá làm hư các acid béo cần thiết). Nếu cảm thấy khó tiêu với dầu mỡ thì hãy ăn các món chứa dầu mỡ như cá béo, đậu mè, nhất là đậu phộng nấu, sữa đậu nành... Nhiều người cho rằng đau gan phải cữ trứng. Sự thật không hẳn như vậy. Trứng là thức ăn chứa đạm giàu methionin nhất. Trứng cũng chứa nhiều cholin và các sinh tố cần thiết cho gan. Do đó ngày nay người ta nói trứng cần cho sự giải độc gan. Vài ngày ăn một quả trứng luộc là tốt nhất, nếu mình không bị dị ứng thật sự với trứng.
  8. Tóm lại, chức năng của gan vô cùng quan trọng. Hãy nghĩ tới vai trò quan trọng của nó mà bảo vệ nó tốt hơn, trước hết là những bữa ăn cân bằng dưỡng chất, thay đổi món luôn theo nguyên tắc “ăn tất cả mỗi thứ một ít”. Món nên kiêng cữ chính là thuốc lá và rượu, bia - những chất độc thường xuyên gây hại gan. BS. VĨNH KHÁNH DS. PHAN ĐỨC BÌNH DS. DIỆU PHƯƠNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2