Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
GẮP DỊ VẬT DẠ DÀY QUA NỘI SOI:<br />
BÁO CÁO 1 TRƯỜNG HỢP NUỐT DÂY KẼM<br />
Quách Trọng Đức*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Các dị vật dài hoặc bén nhọn trên đường ống tiêu hóa thường nguy hiểm vì dễ gây biến chứng. Do nguy cơ<br />
thủng lên đến 15-35% nếu không can thiệp, nội soi cần được tiến hành sớm nếu dị vật loại này còn nằm trong<br />
tầm với. Kỹ thuật lấy các dị vật dài và bén nhọn thường được khuyến cáo là tiến hành với sự hỗ trợ của mũ chụp<br />
(hood) hoặc ống nhựa bọc ngoài đèn soi (overtube) nhằm tránh làm tổn thương thêm thành ống tiêu hóa khi kéo dị<br />
vật ra. Tuy nhiên, trên thực tế các dụng cụ này không phải lúc nào cũng sẵn có. Chúng tôi trình bày kinh nghiệm<br />
gắp một đoạn dây kẽm dài 5cm với đầu khá sắc bằng kềm cá sấu và nắp chụp (cap) của bộ thắt tĩnh mạch thực<br />
quản đã qua sử dụng. Đoạn kẽm được bẻ gập lại, kéo hẳn vào bên trong nắp chụp và được lấy ra an toàn.<br />
<br />
SUMMARY<br />
A CASE REPORT ON ENDOSCOPIC REMOVAL OF<br />
A LONG AND SHARP PIERCE OF ION WIRE FROM STOMACH<br />
Quach Trong Duc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 30 - 32<br />
Department of Internal Medicine, University of Medicine and Pharmacy at Hochiminh City. Long, sharp<br />
and pointed foreign bodies of the gastrointestinal tract are dangerous as they often cause complications.<br />
Endoscopic removal should be done as soon as possible because perforation can happen in up to 15-35%. Hood<br />
and overtube are recommended to protect the gastrointestinal wall during the procedure. However, these<br />
accessaries are oflten unavailable in many hospitals. We present our experience of removing a sharp, 5cm-long<br />
pierce of iron wire by using alligator forceps and a used EVL cap. The foreign body was folded, completely pulled<br />
inside the cap and was safely removed.<br />
kinh nghiệm gắp một đoạn dây kẽm dài 5mm có<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
đầu sắc _ một dạng dị vật tương đối hiếm gặp.<br />
Dị vật đường tiêu hóa rất đa dạng, thường<br />
BỆNH ÁN<br />
do bệnh nhân vô tình nhưng cũng có trường hợp<br />
cố ý nuốt. Các dị vật dễ gây biến chứng nguy<br />
Bệnh nhân Nguyễn Thị Tuyết L. nữ, 44 tuổi<br />
hiểm thường dài, nhọn và sắc cạnh (như xương<br />
đến khám tại Khoa khám bệnh, bệnh viện Đại<br />
cá, mảnh kính, tăm xỉa răng, đinh …), hoặc có<br />
Học Y Dược TP HCM ngày 20/08/2008. Số nội<br />
khả năng gây hoại tử thành ống tiêu hóa (như<br />
soi: 8417.<br />
pin). Tuy các tài liệu chuyên ngành nội soi tiêu<br />
Lý do đến khám<br />
hóa đã cố gắng hệ thống, sắp xếp và phân loại dị<br />
Đau bụng trên rốn âm ỉ và liên tục.<br />
vật đường tiêu hoá nhằm đề xuất phương pháp<br />
Bệnh sử<br />
xử lý thích hợp, việc áp dụng lý thuyết này vào<br />
Bệnh nhân đau thượng vị khi đói và sau khi<br />
thực tiễn gặp nhiều khó khăn do (1) tính đa dạng<br />
ăn<br />
quá<br />
no tái đi tái lại thường xuyên hơn 2 năm.<br />
của các dị vật đường tiêu hóa khiến khó thiết lập<br />
Đau bụng giảm rõ khi bệnh nhân tự dùng<br />
chiến lược xử trí chung nhất và (2) các dụng cụ<br />
Phosphalugel. Một tuần trước khi bệnh nhân<br />
nội soi phụ để hỗ trợ gắp dị vật qua nội soi khá<br />
đến khám, cơn đau trở nên liên tục, mức độ<br />
đắt và không phải lúc nào cũng có sẵn loại thích<br />
* Khoa Nội Soi, BV. ĐHYD TP.HCM<br />
<br />
hợp. Trong nghiên cứu này chúng tôi trình bày<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
nhiều hơn và không cải thiện sau uống<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
Phosphalugen. Bệnh nhân hoàn toàn không có<br />
tiền sử nuốt dị vật.<br />
<br />
Khám lâm sàng<br />
Bụng mềm, không có dấu hiệu bụng ngoại<br />
khoa.<br />
<br />
Kết quả nội soi tiêu hóa trên<br />
Niêm mạc hang vị viêm trợt.<br />
Xét nghiệm urease nhanh dương tính.<br />
Có 1 ổ loét nông vùng hang vị phía bờ cong<br />
nhỏ với 1 đoạn dây kẽm cắm phía trên.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(F) đoạn dây kẽm sau khi gập đôi: phần bị<br />
gập phía bên trái vẫn còn nằm ngoài mũ chụp<br />
(chưa an toàn). Phần bị gập phía bên phải rất<br />
bén nhưng đã được kéo an toàn vào phía trong<br />
mũ chụp.<br />
(G) đoạn dây kẽm được đẩy ngược trở lại<br />
vào lòng dạ dày. Tiếp tục dùng kềm cá sấu để<br />
gắp và bóp gập hai đoạn cong áp sát vào với<br />
nhau.<br />
(H) 2 đầu đoạn kẽm sau đó được kéo gọn<br />
thành công vào trong lòng mũ chụp.<br />
(I) đoạn kẽm được lấy ra ngoài. Chiều dài đo<br />
được khoảng 5cm.<br />
Sau khi gắp đoạn dây kẽm ra, đặt máy kiểm<br />
tra không thấy tổn thương trầy xước niêm mạc<br />
và chảy máu đường tiêu hóa trên. Sau thủ thuât<br />
bệnh nhân không đau bụng. Khám lâm sàng<br />
bụng mềm hoàn toàn.<br />
<br />
Hình 1: Dụng cụ sử dụng để lấy đoạn dây kẽm trong<br />
nghiên cứu: (A) kềm cá sấu FG-6L-1 của Olympus<br />
(B) nắp chụp tái sử dụng trong bộ thắt tĩnh mạch<br />
thực quản MBL-6-I-5B-S của Cook.<br />
Các bước tiến hành gắp đoạn kẽm (hình 2).<br />
(A) đoạn dây kẽm cắm sâu vào thành dạ dày<br />
vùng hang vị phía bờ cong nhỏ tạo ổ loét nông.<br />
(B) dùng kềm rút đoạn dây kẽm và kéo vào<br />
lòng dạ dày.<br />
(C) quan sát đoạn dây kẽm sau khi đã kéo<br />
hẳn vào lòng dạ dày thấy khá cong (khó kéo ra<br />
ngoài theo trục dọc mà không gây tổn thương<br />
khi đi ngang qua tâm vị).<br />
(D) xoay đoạn dây kẽm cho thấy phần đầu<br />
đoạn kẽm rất bén, dễ vướng và cắm vào niêm<br />
mạc gây tổn thương.<br />
(E) dùng kềm cá sấu gắp phần giữa của đoạn<br />
dây kẽm, sau đó kéo mạnh vào trong lòng mũ<br />
chụp để gập đôi đoạn dây kẽm.<br />
<br />
2Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Hình 2: Các bước lấy đoạn dây kẽm qua nội soi<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Điểm khá thú vị là bệnh nhân này thực sự đã<br />
có biểu hiện lâm sàng của hội chứng dạ dày<br />
trong thời gian hai năm với đặc điểm là đáp ứng<br />
rõ với thuốc kháng acid. Tuy nhiên triệu chứng<br />
thay đổi theo chiều hướng nặng và xấu hơn<br />
trong thời gian 1 tuần trước khi tiến hành nội soi.<br />
Một sự thay đổi cách biểu hiện bệnh ở lứa tuổi<br />
trên 40 thường gợi ý đến biến chứng sắp xảy ra<br />
như loét sắp thủng, xuất huyết tiêu hóa, ung thư<br />
… do đó việc chỉ định nội soi tiêu hóa trên trong<br />
trường hợp này là phù hợp. Điểm bất ngờ là khi<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
tiến hành nội soi dạ dày chúng tôi phát hiện<br />
đoạn dây kẽm chọc vào thành dạ dày và tạo loét.<br />
Mặc dù cố gắng khai thác nhưng chúng tôi<br />
không ghi nhận được tiền sử nuốt dị vật. Bệnh<br />
nhân có ăn bánh tét ở thời điểm khoảng 1 tuần<br />
trước khi xảy ra triệu chứng nhưng điều này chỉ<br />
mang tính gợi ý và không thể quy kết. Y văn<br />
cũng ghi nhận có những trường hợp không rõ<br />
tiền sử nuốt dị vật tương tự (4). Đặc điểm của dị<br />
vật trong trường hợp này là khá dài, cong và có<br />
đầu sắc (hình 2C, 2D, 2F). Do các dị vật đường<br />
tiêu hoá dài hơn 5cm hoặc đường kính hơn 2cm<br />
thường hiếm khi qua được dạ dày (4, 5) và hơn 1/3<br />
các trường hợp tai biến thủng là do các dị vật<br />
sắc, nhọn (tỉ lệ này lên đến 15-35% nếu không xử<br />
trí), do đó nên cố gắng lấy ra trong trường hợp<br />
nội soi còn có thể với tới được (4). Một điểm kỹ<br />
thuật quan trọng khi lấy dị vật dạng này qua nội<br />
soi là nên gắp ở phần đầu thay vì đoạn giữa<br />
(giúp trục dị vật trùng với trục kéo). Đồng thời<br />
nên gắp ở phần đầu tù, như vậy đầu tù sẽ di<br />
chuyển trước và ít gây tổn thương niêm mạc ống<br />
tiêu hoá (4, 5). Trên thực tế chúng tôi đã sử dụng<br />
nguyên tắc kể trên với sự hỗ trợ của nắp chụp<br />
(cap) dùng cho thắt tĩnh mạch thực quản để lấy<br />
thành công nhiều dị vật dài và nhọn như tăm và<br />
xương cá. Ở bệnh nhân này, điểm khác biệt và<br />
đặc biệt khó khăn là đoạn kẽm bén nhưng lại<br />
không thẳng (hình 2C, 2D), do vậy nguy cơ gây<br />
tổn thương thực quản – tâm vị vẫn rất cao dù<br />
tuân thủ quan điểm kỹ thuật như trên. Phương<br />
pháp lấy dị vật dài và bén nhọn thường được<br />
trình bày trong y văn là sử dụng mũ chụp<br />
(hood) hoặc ống nhựa bọc ngoài đèn soi<br />
(overtube) nhằm bảo vệ tâm vị và thực quản<br />
khỏi bị tổn thương khi kéo dị vật ra ngoài (2, 3).<br />
Trên thực tế các loại thiết bị nội soi hỗ trợ này<br />
thường không sẵn có ở các bệnh viện. Ứng dụng<br />
đặc điểm các nắp chụp tái sử dụng sau khi đã<br />
thắt tĩnh mạch thực quản có đặc điểm khá cứng,<br />
chúng tôi gắp đoạn kẽm ở phần giữa vào kéo<br />
vào trong nắp chụp để tạo góc gập, sau đó đẩy<br />
lại vào trong lòng dạ dày và dùng kềm cá sấu để<br />
tiếp tục bóp chặt 2 đoạn gập cho sát lại với nhau<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(hình 2E-2H). Kết quả trong trường hợp này<br />
đoạn kẽm được lấy ra an toàn. Vai trò của kềm<br />
cá sấu trong trường hợp này là thiết yếu vì độ<br />
mở của miệng kềm và lực để kéo gập đoạn kẽm<br />
cần phải đủ mạnh.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Dị vật đường tiêu hoá có thể là nguyên nhân<br />
gây biến đổi và làm nặng hơn các biểu hiện của<br />
hội chứng dạ dày trước đó. Tuy nhiên, tiền sử<br />
nuốt dị vật có thể không rõ ràng ở một số bệnh<br />
nhân. Phối hợp sử dụng kềm cá sấu và nắp chụp<br />
tái sử dụng của bộ thắt tĩnh mạch thực quản tỏ<br />
ra an toàn và hữu hiệu trong gắp dây kẽm _ một<br />
loại dị vật đường tiêu hoá hiếm gặp.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Byrne WJ (1998), “Foreign bodies, benzoars, and caustic<br />
ingestion”. Gastrointest Endosc 47:23-27.<br />
Pfau P (2005), “Ingested foreign objects and food bolus<br />
impactions”. In: Ginsberg GG (ed). Clinical gastrointestinal<br />
endoscopy. 1st edition, pp 291-300. Elsevier Sauders, New<br />
York.<br />
Puagare M, Brady P (1994), “New techniques for the<br />
endoscopic removal of foreign bodies”. In: Barkin J, O’Phelan<br />
C (eds). Advanced therapeutic endoscopy. 2nd edition, pp 165174. Raven Press, New York.<br />
Webb WA, Taylor MB (1997), “Foreign bodies of the upper<br />
gastrointestinal tract”. In: Taylor MB (ed). Gastrointestinal<br />
Emergencies. 2nd edition, pp 3-17. Williams & Wilkins,<br />
Pennsylvania.<br />
Yoshida C, Peura D (1995). “Foreign bodies in the<br />
esophagus”. In: Castell D. ed. The esophagus, pp 379 – 394.<br />
Little Brown, Boston.<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
4Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
5<br />
<br />