intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Gãy 2 xương cẳng chân (Bệnh học cơ sở)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này sẽ tập trung vào chấn thương gãy hai xương cẳng chân, một tổn thương thường gặp với các biểu hiện lâm sàng đặc trưng. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách nhận biết và đánh giá mức độ tổn thương. Bài học sẽ hướng dẫn cụ thể các bước xử trí ban đầu tại tuyến y tế cơ sở, bao gồm cố định, giảm đau và chuyển viện đúng cách để đảm bảo điều trị tối ưu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Gãy 2 xương cẳng chân (Bệnh học cơ sở)

  1. Bài 57 GÃY 2 XƯƠNG CẲNG CHÂN MỤC TIÊU 1. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của gãy 2 xương cẳng chân 2. Trình bày được phương pháp xử trí gãy 2 xương cẳng chân ở tuyến y tế cơ sở NỘI DUNG 1. Đại cương Gãy 2 xương cẳng chân hay gặp ở người trẻ và dễ bị gãy hở vì xương chày sát với da. Điều trị phức tạp. Nguyên nhân trực tiếp: Do tai nạn giao thông, tai nạn lao động... Nguyên nhân gián tiếp: Do ngã gập chân hoặc chéo chân... 2. Giải phẫu 2.1. Đường gãy - Gãy ngang - Gãy chéo - Gãy xoắn. Hình 57.1. Đường gãy xương (gãy ngang, gãy chéo, gãy xoắn) 2.2. Di lệch - Hai đầu xương chồng lên nhau. - Gấp góc. - Di lệch sang bên. 3. Triệu chứng lâm sàng 3.1. Triệu chứng cơ năng 3.1.1. Đau: Đau ngay sau khi bị chấn thương. Có trường hợp bị sốc do đau. 3.1.2. Giảm cơ năng hoàn toàn: Bệnh nhân không đứng dậy được. 207
  2. 3.2. Triệu chứng thực thể Hình 57.2. Gãy ngang Hình 57.3. Gãy chéo nhiều và xoắn 2 xương 3.2.1.Nhìn: Chi bị biến dạng. - Chi ngắn, bàn chân xoay ra ngoài. - Chi bị gấp góc, góc mở ra sau (nhìn nghiêng). - Có thể nhìn thấy đầu xương gãy gồ lên ngay dưới mặt da. - Nếu bệnh nhân đến muộn: Có thể nhìn thấy nốt phỏng trên da( do rối loạn dinh dưỡng sớm). 3.2.2. Sờ nắn: ấn vào ổ gãy bệnh nhân đau chói. Kiểm tra các tổn thương phối hợp: Bắt mạch mu chân và cảm giác ở bàn chân, ngón chân. 3.2.3. X quang: Xác định ổ gãy và sự di lệch của 2 đầu xương. 4. Biến chứng 4.1. Biến chứng sớm - Từ gãy kín thành gãy hở. - Tổn thương mạch máu và thần kinh. - Sốc. 4.2. Biến chứng sau - Di lệch thứ phát - Rối loạn dinh dưỡng. 4.3. Biến chứng muộn - Can lệch - Khớp giả - Rối loạn dinh dưỡng - Chậm liền xương. 5. Xử trí ở tuyến y tế cơ sở - Phòng sốc: Tiêm Mocphin hoặc phóng bế Novocain 0,5 – 1% vào ổ gãy. - Cố định chi bằng nẹp đúng nguyên tắc. - Tiêm trợ lực, trợ tim. - Giải thích cho bệnh nhân rồi chuyển lên tuyến trên LƯỢNG GIÁ Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau: Câu 1: Các nguyên nhân thường gãy 2 xương cẳng chân: A- Nguyên nhân do chấn thương: Do tai nạn lao động, tai nạn giao thông... 208
  3. Nguyên nhân do bệnh lý. B- Nguyên nhân do chấn thương: Ngã gập chân hoặc chéo chân... Nguyên nhân do bệnh lý. C- Nguyên nhân trực tiếp: Do ngã gập chân hoặc chéo chân... Nguyên nhân gián tiếp: Do tai nạn giao thông, tai nạn lao động... D- Nguyên nhân trực tiếp: Do tai nạn giao thông, tai nạn lao động... Nguyên nhân gián tiếp: Do ngã gập chân hoặc chéo chân... Câu 2: Triệu chứng cơ năng gãy 2 xương cẳng chân: A- Đau: Đau sau chấn thương vài giờ, sau đó giảm dần. Giảm cơ năng một phần: Bệnh nhân đứng khó. B- Đau: Đau sau chấn thương vài giờ, có trường hợp sốc do đau. Giảm cơ năng một phần: Bệnh nhân đứng khó. C- Đau: Đau sau chấn thương vài giờ, có trường hợp sốc do đau Giảm cơ năng hoàn toàn: Bệnh nhân không đứng được. D- Đau: Đau sau chấn thương vài giờ, sau đó giảm dần. Giảm cơ năng hoàn toàn: Bệnh nhân không đứng được. Câu 3: Biến chứng muộn của gãy 2 xương cẳng chân: A- Tổn thương mạch máu thần kinh. Di lệch thứ phát, rối loạn dinh dưỡng. B- Rối loạn dinh dưỡng. Di lệch thứ phát. C- Can lệch. Khớp giả. Rối loạn dinh dưỡng. Di lệch thứ phát. D- Can lệch. Khớp giả. Rối loạn dinh dưỡng. Chậm liền xương. Câu 4: Sơ cứu bệnh nhân gãy 2 xương cẳng chân ở y tế cơ sở: A- Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tới khi hết sốc. Tiêm giảm đau. Cố định tạm thời đúng nguyên tắc. Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. B- Phòng sốc. Cố định chi bằng nẹp đúng nguyên tắc. Tiêm trợ lực, trợ tim. Giải thích cho bệnh nhân rồi chuyển lên tuyến trên. C- Phòng sốc. Cố định chi bằng nẹp đúng nguyên tắc. Tiêm trợ lực, trợ tim. Bất động thực thụ bằng bột đùi – cẳng – bàn chân. D- Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tới khi hết sốc.Tiêm giảm đau. Cố định tạm thời đúng nguyên tắc. 209
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2