Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
GÂY MÊ HỒI SỨC BỆNH NHÂN MỔ GHÉP THẬN <br />
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ NĂM 2003 ĐẾN 2009 <br />
Vũ Thị Thu Hương*, Phạm Văn Đông*, Nguyễn Chí Tâm* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Từ năm 1992 đến cuối năm 2009 tại bệnh viện Chợ Rẫy đã có 176 bệnh nhân được gây mê hồi <br />
sức mổ ghép thận an toàn nhưng chưa có một quy trình gây mê thống nhất. Để rút ra những kinh nghiệm cho <br />
công tác gây mê mổ ghép thận ngày càng hoàn thiện hơn chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu: khảo <br />
sát hiệu quả một số phương pháp vô cảm trong ghép thận đã thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Đánh giá chức <br />
năng thận sau ghép liên quan tới cách truyền và thể tích một số loại dịch được sử dụng trong mổ. <br />
Phương pháp: hồi cứu hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đã được mổ ghép <br />
thận tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1 năm 2003 đến tháng 12 năm 2009. <br />
Kết quả: Có 65 hồ sơ được đưa vào nghiên cứu. Phương pháp vô cảm được lựa chọn nhiều nhất là mê nội <br />
khí quản (92,4%). Thuốc gây mê hồi sức là những thuốc có thời gian tác dụng và chuyển hóa ít bị ảnh hưởng bởi <br />
chức năng thận, cũng không gây độc cho thận: Propofol, Fentanyl, Tracurium, Marcaine,... thuốc duy trì mê <br />
được sử dụng nhiều vẫn là các thuốc mê bốc hơi, nhất là Sevoflurane (67,2%), tiếp theo là Isoflurane (31,1%). Số <br />
lượng dịch truyền cho mỗi ca mổ chưa thống nhất ở các bác sĩ gây mê và ít hơn so với các tài liệu nghiên cứu <br />
khác. <br />
Kết luận: phương pháp vô cảm và thuốc được sử dụng hợp lý, an toàn, tuy nhiên việc sử dụng thuốc duy <br />
trì mê và truyền bù dịch trong mổ chưa có quy trình thống nhất, cần phải được nghiên cứu thêm. <br />
Từ khóa: ghép thận, gây mê hồi sức, phương pháp vô cảm, dịch truyền. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
ANESTHESIA AND ICU FOR KIDNEY TRANSPLANTATION <br />
AT CHORAY HOSPITAL SINCE 2003 TO 2009 <br />
Vu Thi Thu Huong, Pham Van Dong, Nguyen Chi Tam <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 479 ‐ 483 <br />
Introduction: Since 1992 to 2009, at Cho Ray Hospital, having been 176 patients well undergone the <br />
kidney transplantation; but we havenʹt got a standard protocol of anesthesia and ICU for these patients. In this <br />
study, we’d like to review anesthesiaʹs methods and fluid infusion applied in this group of patients in order to <br />
ameliorate our daily practice. <br />
Methodology: A retrospective study has been done on the patientʹs documents during the period since <br />
January 2003 to December 2009. <br />
Results: 65 patients have been included in the study. The most preferred anesthetic technique have being <br />
been general anesthesia with tracheal intubation (92.4%). The most used anesthetic and drugs were Propofol, <br />
Fentanyl, Atracurium, Marcaine, which were less influenced by renal function; and were Servoflurane (67.4%), <br />
Isoflurane (31.1%) for maintenance of anesthesia. The volumes of fluid infusion were not similar for every case, <br />
but with less amount than the one reported in literature. <br />
Conclusion: General anesthesia has been safely applied for all patients undergoing the kidney <br />
<br />
* Khoa Gây mê Hồi sức ‐ BV Chợ Rẫy <br />
Tác giả liên lạc: BS. Vũ Thị Thu Hương <br />
<br />
ĐT: 0908463484 <br />
<br />
Email: huongk12@yahoo.com <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
479<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
transplantation, but a standard protocol of anesthesia and fluid infusion need to be reconstructed in the future. <br />
Keywords: kidney transplantation, anesthesia and ICU, anesthesiaʹs methods, fluid infusion. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Ghép thận hiện nay ngày càng được nhiều <br />
bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lựa chọn <br />
vì đã cải thiện được cả thời gian và chất lượng <br />
cuộc sống của họ(11). <br />
<br />
Thời gian mổ, thay đổi huyết động trước, <br />
trong và sau mổ. <br />
Áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP) và số <br />
lượng dịch truyền trong mổ. <br />
Hoạt động của thận ghép ngay sau khi mở <br />
kẹp động mạch thận. <br />
<br />
Từ năm 1992 đến cuối năm 2009 tại bệnh <br />
viện Chợ Rẫy đã có 176 bệnh nhân được ghép <br />
thận, có bệnh cảnh rất nặng, nhiều nguy cơ <br />
trong và sau mổ, đã được gây mê hồi sức mổ <br />
ghép thận an toàn(9). Tuy nhiên, qua 17 năm tiến <br />
hành phẫu thuật ghép thận tại Bệnh viện Chợ <br />
Rẫy vẫn chưa xây dựng được một quy trình gây <br />
mê hồi sức thống nhất, vì vậy chúng tôi tiến <br />
hành nghiên cứu hồi cứu các hồ sơ của bệnh <br />
nhân được mổ ghép thận từ tháng 1‐2003 đến <br />
12‐2009 tại bệnh viện Chợ Rẫyvới các mục tiêu <br />
sau: <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
<br />
Khảo sát hiệu quả một số phương pháp vô <br />
cảm trong ghép thận đã thực hiện tại Bệnh viện <br />
Chợ Rẫy. Đánh giá chức năng thận sau ghép liên <br />
quan tới cách truyền và thể tích một số loại dịch <br />
được sử dụng trong mổ. <br />
<br />
Tuổi trung bình 32 ± 9,14; cao nhất là 58 tuổi, <br />
thấp nhất là 17 tuổi. Nhiều nhất là độ tuổi từ 18 <br />
đến 50 (61 bn chiếm 93,8%). Nam: 50 bn (76,9%), <br />
nữ: 15 bn (23,1%). Cân nặng trung bình 52,58 ± <br />
9,06 kg; nặng nhất là 94,8 kg; nhẹ nhất là 38 kg. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Bảng 1: Tình trạng bệnh nhân trước mổ (n = 65) <br />
<br />
Đối tượng <br />
<br />
Hậu phẫu: Thời gian tự thở sau mổ,thời gian <br />
tỉnh sau mổ… <br />
Chức năng thận những ngày sau mổ. <br />
<br />
Trong thời gian từ 1/2003 đến 12/2009 có <br />
tổng số 124 bệnh nhân (bn) đã được mổ ghép <br />
thận tại bệnh viện Chợ Rẫy, nhưng chúng tôi chỉ <br />
thu thập được 65 hồ sơ đủ tiêu chuẩn đưa vào <br />
nghiên cứu, kết quả như sau: <br />
<br />
Creatinin máu<br />
<br />
Tất cả các hồ sơ bệnh án của những bệnh <br />
nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đã được mổ <br />
ghép thận tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1 năm <br />
2003 đến tháng 12 năm 2009.Tiêu chuẩn loại trừ <br />
các hồ sơ không lưu trữ đủ các số liệu theo tiêu <br />
chuẩn các chỉ số nghiên cứu được trình bày ở <br />
phần phương pháp nghiên cứu sau đây. <br />
<br />
Phương pháp <br />
Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, mô tả cắt <br />
ngang hồ sơ bệnh án. <br />
Thu thập số liệu: thống kê mô tả, xử lý bằng <br />
phần mềm SPSS 13.0 <br />
Tuổi, giới, cân nặng, cận lâm sàng tiền phẫu. <br />
Các phương pháp gây mê và các thuốc sử <br />
dụng trong mổ. <br />
<br />
480<br />
<br />
Thời gian thiếu máu nóng thận ghép. <br />
<br />
Cao nhất Thấp nhất<br />
20,80 mg% 0,80 mg%<br />
<br />
Kali máu<br />
<br />
3,1 mEq/l<br />
<br />
6,8 mEq/l<br />
<br />
Hemoglobin máu<br />
Chức năng tâm<br />
thu thất trái<br />
<br />
16,7 g/l<br />
77 %<br />
<br />
6,1 g/l<br />
46 %<br />
<br />
Trung bình<br />
7,9 mg% ±<br />
3,54<br />
4,2 mEq/l ±<br />
0,75<br />
10,7 g/l ± 2,36<br />
62 % ± 6,49<br />
<br />
Hemoglobin máu: Từ 8.0g/l trở lên 59 bn <br />
(90,7%). <br />
Huyết áp tối đa trước mổ: Thấp nhất <br />
100mmHg, cao nhất 190mmHg, trung bình <br />
136,3 ± 21,69. Chỉ có 5/65 (7,69%) bn sử dụng <br />
Loxen để hạ huyết áp trong mổ.Thời gian mổ: <br />
ngắn nhất 125 phút, dài nhất 530 phút, trung <br />
bình 259,6 ± 68,71. <br />
Phương pháp vô cảm: Các phương pháp vô <br />
cảm đã được sử dụng là mê nội khí quản <br />
(NKQ), tê tủy sống (TTS), tê ngoài màng cứng <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 <br />
(NMC) với tỷ lệ như sau: <br />
Bảng 2: Các phương pháp vô cảm (n = 65) <br />
Phương pháp vô cảm<br />
NKQ<br />
NKQ + TTS<br />
Tê NMC<br />
TTS + NMC<br />
Tổng số<br />
<br />
Số ca<br />
60<br />
1<br />
3<br />
1<br />
65<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
92,4<br />
1,5<br />
4,6<br />
1,5<br />
100<br />
<br />
Ghi chú: 100% bn được giảm đau sau mổ bằng tê ngoài <br />
màng cứng liên tục với thuốc là Marcaine và Fentanyl. <br />
<br />
Bảng 3: Thuốc sử dụng khởi mê <br />
Thuốc<br />
Trung bình<br />
Ít nhất<br />
Nhiều nhất<br />
Propofol<br />
2,86mg/kg ±<br />
1,45mg/kg<br />
4,26mg/kg<br />
khởi mê<br />
0,66<br />
Fentanyl 1,38µg/kg/giờ ± 0,57µg/kg/giờ 2,57µg/kg/giờ<br />
0,45<br />
Tracurium 0,22mg/kg/giờ ± 0,08mg/kg/giờ 0,43mg/kg/giờ<br />
0,79<br />
<br />
Bảng 4: Thuốc duy trì mê <br />
Thuốc mê<br />
Sevoflurane<br />
Isoflurane<br />
Propofol<br />
Tổng số<br />
<br />
Số ca<br />
41<br />
19<br />
1<br />
61<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
67,2<br />
31,1<br />
1,6<br />
100<br />
<br />
Thuốc giải giãn cơ Prostigmin: Có sử dụng: <br />
22 bn (33,8%), không sử dụng: 43 bn (66,2%). <br />
Thuốc hóa giải Fentanyl là Naloxon: Có sử <br />
dụng: 1 bn (1,53%), không sử dụng: 64 bn <br />
(98,47%). Tự thở ngay sau mổ: 65 bn (100%). <br />
Rút nội khí quản sau mổ trung bình: 96 phút <br />
± 84,76; ngắn nhất: 0 phút, dài nhất: 420 phút. <br />
Dịch truyền: là dung dịch NaCl 9%, chỉ có 2 <br />
trường hợp truyền thêm dung dịch keo và máu <br />
(1 trường hợp truyền Gelofusine, 1 trường hợp <br />
truyền Heasteril 6%); 1 bn truyền 2 đơn vị hồng <br />
cầu lắng có lọc bạch cầu do mất nhiều máu. <br />
Bảng 5: Lương dịch truyền, CVP, HA tối đa khi nhả <br />
kẹp động mạch thận (n = 65) <br />
Trung bình<br />
Dịch truyền 1943ml ± 702,22<br />
CVP<br />
9mmHg ± 2,32<br />
HA tối đa lúc 131,07mmHg ±<br />
15,22<br />
nhả kẹp ĐM<br />
thận<br />
<br />
Thấp nhất<br />
800ml<br />
4mmHg<br />
100mmHg<br />
<br />
Cao nhất<br />
4000ml<br />
16mmHg<br />
160mmHg<br />
<br />
Số ca có nước tiểu ngay sau khi nhả kẹp <br />
động mạch thận là: 50 bn (76,9%). <br />
Thuốc lợi tiểu: Manitol 20% được sử dụng ở <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
65 bn (100%) với liều lượng 100ml ngay trước <br />
khi nhả kẹp động mạch thận. Dopamin được sử <br />
dụng ở 18 bn (27,69%), từ 2008 đến nay không <br />
dùng Dopamin với tác dụng lợi tiểu nữa. <br />
Furosemid được sử dụng ở 23 bn (35,38%). <br />
Thời gian thiếu máu nóng thận ghép trung <br />
bình: 4,48 phút; ngắn nhất là 0,58 phút; dài nhất <br />
là 11,25 phút. Trong đó 57 bn có thời gian thiếu <br />
máu nóng từ 6 phút trở xuống (87,7%). <br />
Chức năng thận trở về bình thường trung <br />
bình sau: 5,06 ngày ± 3,89; ngắn nhất là sau 1 <br />
ngày, dài nhất là sau 19 ngày. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Bệnh nhân mổ ghép thận hầu hết ở độ tuổi <br />
lao động, Bệnh viện Chợ Rẫy chưa ghép thận <br />
cho trẻ em và người lớn tuổi. Nam nhiều hơn nữ <br />
(gấp hơn 2 lần), tỷ lệ này tương đương với các <br />
nghiên cứu khác trên thế giới. <br />
<br />
Gây mê nội khí quản được lựa chọn là <br />
chủ yếu <br />
61/65 bn (93,8%) vì có nhiều ưu điểm, bệnh <br />
nhân ngủ êm dịu, giãn cơ tốt tạo điều kiện <br />
thuận lợi cho phẫu thuật viên thao tác kỹ thuật <br />
trong thời gian mổ kéo dài (trung bình 259,6 ± <br />
68,7 phút). <br />
<br />
Sử dụng thuốc <br />
Thuốc được sử dụng là những thuốc có thời <br />
gian tác dụng và chuyển hóa không bị ảnh <br />
hưởng bởi chức năng thận, cũng không gây độc <br />
cho thận. Thuốc mê được sử dụng để khởi mê là <br />
Propofol, liều lượng cao hơn những bệnh nhân <br />
khác, trung bình là 2,86mg/kg ± 0,66(4,6). Huyết <br />
áp tối đa trong mổ thấp nhất là 90mmHg. <br />
<br />
Thuốc giảm đau <br />
Thuốc giảm đau sử dụng là Fentanyl, giãn <br />
cơ sử dụng là Atracurium với liều lượng hoàn <br />
toàn tương tự như những trường hợp bệnh <br />
nhân không suy thận(8). 100 % bệnh nhân được <br />
giảm đau sau mổ bằng tê ngoài màng cứng liên <br />
tục, nhiều hơn nhiều so với 7/350 (2%) ca ghép <br />
thận ở bệnh viện Jaslok, Ấn độ(5). Tác dụng giảm <br />
đau tốt và chuyển hóa của thuốc tê Marcaine <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
481<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
không bị ảnh hưởng bởi chức năng thận, cũng <br />
không gây độc cho thận. <br />
<br />
Thuốc giải giãn cơ <br />
Thuốc giải giãn cơ chỉ được sử dụng cho 22 <br />
bn (33,8%). Naloxon chỉ sử dụng cho 1 bn nhưng <br />
tất cả các bệnh nhân đều tự thở tốt ngay sau mổ. <br />
Thời gian bệnh nhân tỉnh, rút nội khí quản trung <br />
bình sau mổ là: 96 ± 84,76 phút. <br />
Mặc dù có thể gây giảm mức lọc cầu thận, <br />
giảm bài tiết muối ở thận(7, 10), nhưng thuốc duy <br />
trì mê được sử dụng nhiều vẫn là các thuốc mê <br />
bốc hơi, nhất là Sevoflurane (67,2%), tiếp theo là <br />
Isoflurane (31,1%). <br />
<br />
Dịch truyền <br />
Dịch truyền sử dụng chủ yếu là NaCl 0,9%, <br />
rất hạn chế truyền máu, chỉ có 1 BN phải truyền <br />
máu do mất nhiều máu trong mổ và phải lọc <br />
bạch cầu trước khi truyền, 2 bn sử dụng dung <br />
dịch keo. Số lượng dịch truyền cho mỗi bn chưa <br />
thống nhất ở các bác sĩ gây mê và ít hơn so với <br />
các tài liệu nghiên cứu khác(1,2,5). Trung bình <br />
1943ml, ít nhất chỉ 800ml, nhiều nhất 4000ml và <br />
mức CVP duy trì trong mổ từ 8 ‐ 10mmHg, thấp <br />
nhất chỉ 4mmHg, cao nhất 16mmHg. Huyết áp <br />
tối đa lúc nhả kẹp trung bình là 131,07mmHg ± <br />
15,22, gần tương đương với huyết áp trước mổ. <br />
Không có trường hợp nào bị quá tải tuần hoàn <br />
trong và sau mổ. <br />
Thuốc lợi tiểu <br />
100% sử dụng Manitol ngay trước khi mở <br />
kẹp động mạch thận để đem lại lợi tiểu thẩm <br />
thấu cho quả thận mới ghép, liều lượng: 0,25‐<br />
0,5mg/kg(3). Trước đây Dopamin được dùng <br />
với liều thận để lợi tiểu nhưng từ 2008 đến nay <br />
không được dùng với tác dụng lợi tiểu nữa, <br />
Furosemid chỉ được dùng trong 35,38%. <br />
Số lượng dịch truyền trong mổ, mức CVP <br />
duy trì lúc nhả kẹp động mạch thận ghép và đặc <br />
biệt là thời gian thiếu máu nóng được đánh giá <br />
là có ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tiên của <br />
thận ghép(1,2,3). Trong nghiên cứu này chúng tôi <br />
chưa xác định được tương quan giữa những yếu <br />
tố này đến việc có nước tiểu tại bàn mổ. Dù chưa <br />
<br />
482<br />
<br />
có sự chuẩn mực về cách bù dịch và duy trì CVP <br />
trong mổ và thời gian thiếu máu nóng thận ghép <br />
trong nghiên cứu này lại lâu hơn so với các tác <br />
giả khác vì tại bệnh viện Chợ Rẫy việc lấy thận <br />
được tiến hành qua nội soi sau phúc mạc nhưng <br />
phần lớn các ca có nước tiểu ngay sau khi nhả <br />
kẹp động mạch thận ghép (76,9%). Chức năng <br />
thận trở về bình thường trung bình sau 5 ngày, <br />
tất cả các ca mổ đều thành công, không có tai <br />
biến về gây mê, hồi sức. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Ghép thận là một phẫu thuật phức tạp, được <br />
tiến hành ở những bệnh nhân suy thận mạn giai <br />
đoạn cuối, là những bệnh nhân có bệnh cảnh rất <br />
nặng nề, có nguy cơ cao trong và sau mổ. Cho <br />
đến nay, tất cả các ca mổ ghép thận tại bệnh viện <br />
Chợ Rẫy đều được gây mê hồi sức an toàn. <br />
Để có được thành công như vậy là nhờ có <br />
sự đóng góp rất lớn của những nhà gây mê đã <br />
lựa chọn được phương pháp vô cảm và sử <br />
dụng thuốc phù hợp. Tuy nhiên việc sử dụng <br />
thuốc duy trì mê và truyền bù dịch trong mổ <br />
chưa có quy trình thống nhất, cần phải được <br />
nghiên cứu thêm. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Dawidson I, Berglin E, Brynger H et al (1987): Intravascular <br />
volumes and colloid dynamics in relation to fluid management <br />
in living related kidney donors and recipients. Crit Care Med.; <br />
15:631‐636. <br />
De Gasperi ANS et al (2006). ʺPerioperative fluid management <br />
in kidney transplantation: in volume overload still mandatory <br />
for graft funtion?ʺ Transplant Proc 38 807‐ 809. <br />
Drury N (2010). ʺAnaesthesia for renal transplantation <br />
aneasthesie Tutorial of the week 174, 12th April .ʺ Anaethesia <br />
Tutorial of the week. <br />
Goyal P, Puri GD, Pandey CK, et al (2002): Evaluation of <br />
induction doses of propofol: Comparison between endstage <br />
renal disease and normal renal function patients. Anaesth <br />
Intensive Care; 30:584‐587. <br />
Jain A, Baxi V et al (2009). ʺRenal transplantation‐ Anaesthetic <br />
experience of 350 cases.ʺ Indian Journal of Anaesthesia 53 (3): <br />
306‐ 311. <br />
Kirvela M, Olkkola KT, Rosenberg PH, et al. (1992): <br />
Pharmacokinetics of propofol and haemodynamic change <br />
during induction of anaesthesi in uraemic patients. Br J <br />
Anaesth.; 68:178‐182. <br />
Litz RJ, Hubler M, Lorenz W, et al.(2002) Renal responses to <br />
Desflurane and Isoflurane in patients with renal insufficiency. <br />
Anesthesiology ; 97: 1133‐6. <br />
Modesti C, Sacco T, Morelli G, et al (2006). Balanced anesthesia <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 <br />
<br />
9.<br />
10.<br />
<br />
versus total intravenous anesthesia for kidney transplantation. <br />
Minerva Anestesiol :72:627‐35. <br />
Rigatto C (2003): Clinical epidemiology of cardiac disease in <br />
renal transplant recipients. Semin Dial 2003; 16:106‐110. <br />
Teixeira S, Costa G, Costa F et al (2007). Sevoflurane versus <br />
isoflurane: does it matter in renal transplantation. Translant <br />
Proc 207:39:2486‐8. <br />
<br />
<br />
11.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Wolfe RA, Ashby VB, Milford EL, Ojo AO, Ettenger RE, <br />
Agodoa LY et al (1999). Comparison of mortality in all patients <br />
on dialysis, patients on dialysis awaiting transplantation, and <br />
recipients of a first cadaveric transplant. N Engl J Med ;341 <br />
(23):1725– 30. <br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
483<br />
<br />