Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
GÂY MÊ HỒI SỨC CHO PHẪU THUẬT CẮT BÀNG QUANG TẬN GỐC<br />
KÈM TẠO HÌNH BÀNG QUANG BẰNG RUỘT<br />
Trần Thị Ngọc Phượng*, Huỳnh Thị Thỉ*, Trần Đỗ Anh Vũ*, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc kèm tạo hình bàng quang tân tạo bằng ruột phát triển mạnh<br />
trong những năm gần đây tại bệnh viện Bình Dân. Các nghiên cứu về phương diện gây mê hồi sức trong nước<br />
cho phẫu thuật này hầu như chưa được tiến hành.<br />
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm gây mê hồi sức trong phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần kèm tạo hình<br />
bàng quang tân tạo bằng ruột. Xác định hiệu quả của phương pháp gây mê toàn diện kết hợp gây tê ngoài màng<br />
cứng (NMC) cho phẫu thuật.<br />
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang, mô tả. Từ tháng 01/2012 đến tháng 03/2013, tại bệnh viện Bình Dân,<br />
chúng tôi nghiên cứu 53 trường hợp ASA từ 1 đến 2, được gây mê hồi sức cho mổ mở cắt bàng quang, tạo hình<br />
bàng quang tân tạo bằng ruột.<br />
Kết quả: tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu: 58,5 ± 10,9 tuổi (35 – 81). Thời gian gây mê phẫu thuật<br />
407 ± 58 phút (300 – 520 phút). Lượng máu mất trung bình 464 ± 269 mL (200 – 1500 mL). Có 21 trường hợp<br />
(39,62 %) cần truyền máu. Thời gian lưu ICU 12,03 ± 4,93 giờ (4 – 27 giờ), số ngày hậu phẫu 15,8 ± 5,7 ngày (8<br />
– 41 ngày). Có 18/53 bệnh nhân được gây tê ngoài màng cứng phối hợp gây mê toàn diện. Tất cả các trường hợp<br />
có sử dụng catheter NMC đều đáp ứng đủ nhu cầu thao tác ngoại khoa trong mổ, không sử dụng thêm opioids<br />
tĩnh mạch ngoại trừ liều khởi mê.<br />
Kết luận: phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần kèm tạo hình bàng quang tân tạo bằng ruột tạo ra rất nhiều<br />
khó khăn cho công việc gây mê hồi sức. Phương pháp gây mê toàn diện phối hợp gây tê ngoài màng cứng tạo ra<br />
kết quả vô cảm trong mổ cũng như chất lượng giảm đau sau mổ rất tốt.<br />
Từ khóa: cắt bàng quang tận gốc, bàng quang tân tạo bằng ruột, gây mê hồi sức.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ANESTHESIA IN THE SURGERY OF RADICAL CYSTECCOMY AND ORTHOTOPIC ILEAL<br />
NEOBLADDER<br />
Tran Thi Ngoc Phuong, Huynh Thi Thi, Tran Do Anh Vu<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 1 - 2014: 312 - 317<br />
Background: In recent years, the surgery of radical cysteccomy and orthotopic ileal neobladder has been<br />
widely used at Binh Dan hospital. Domestic studies in terms of anaesthesia hardly have been carried out.<br />
Objectives: This study investigates the features of anesthesia in the surgery of radical cysteccomy and<br />
orthotopic ileal neobladder as well as determines the effects of a combined general - epidural anesthesia technique<br />
in operation.<br />
Methods: cross-sectional study. 53 ASA physical status 1 - 2 patients undergoing the surgery of<br />
radical cysteccomy and orthotopic ileal neobladder were studied at at Binh Dan hospital from 2012 January<br />
to 2013 March.<br />
* Khoa Phẫu thuật, Bệnh viện Bình Dân<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Trần Đỗ Anh Vũ<br />
<br />
312<br />
<br />
**Khoa Niệu B, Bệnh viện Bình Dân<br />
ĐT: 0903181976<br />
Email: trandoanhvu@gmail.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Results: Average ages: 58.5 ± 10.9 years (35 – 81). Duration of surgery: 407 ± 58 minutes (300 – 520).<br />
Mean estimated blood loss was 464 ± 269 mL (200 – 1500 mL). There were 21 cases (occupied 39.62 %) needed<br />
transfusion. Patients’duration stayed at ICU: 12.03 ± 4.93 hours (4 – 27). The postoperative days: 15.8 ± 5.7 days<br />
(8 – 41). There were 18 patients among 53 patients who were used the combined general - epidural anesthesia<br />
technique. In all cases used epidural, the patients had no negative responses to the stimulus provided during the<br />
surgical procedure. Anesthesiologists rarely needed to administer intravenous opioids except a conductive dose.<br />
Conclusions: The surgery of radical cysteccomy and orthotopic ileal neobladder causes great deal of<br />
considerable difficulty when administering anaesthesia. The combined general - epidural anaesthesia technique<br />
results in both efficient anaesthesia and an extremely positive postoperative analgesia.<br />
Keywords: radical cystecomy, ileal neobladder, anesthesia.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc kèm tạo<br />
hình bàng quang tân tạo bằng ruột phát triển<br />
mạnh trong những năm gần đây tại bệnh viện<br />
Bình Dân.<br />
<br />
Các bệnh nhân có chỉ định cắt bàng quang<br />
toàn phần, tạo hình bàng quang tân tạo bằng<br />
ruột tại bệnh viện Bình Dân.<br />
<br />
Với đặc điểm thời gian phẫu thuật kéo dài,<br />
dự trù mất máu nhiều, trên cơ địa người bệnh<br />
bướu bàng quang thường là người cao tuổi với<br />
nhiều bệnh nội khoa đi kèm, nhiều nguy cơ tai<br />
biến hậu phẫu, thậm chí tử vong, tất cả tạo ra<br />
một thách thức cho công việc gây mê hồi sức để<br />
đảm bảo an toàn cho người bệnh(2,5).<br />
Các nghiên cứu về phương diện gây mê hồi<br />
sức trong nước cho phẫu thuật này hầu như<br />
chưa được tiến hành.<br />
Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy sự<br />
kết hợp của gây mê toàn diện với gây tê ngoài<br />
màng cứng giúp giảm lượng máu mất, cũng như<br />
cải thiện chất lượng giảm đau sau phẫu thuật,<br />
giúp bệnh nhân hồi phục sớm hơn.<br />
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này<br />
nhằm mục tiêu:<br />
- Khảo sát các đặc điểm gây mê hồi sức trong<br />
phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần kèm tạo<br />
hình bàng quang tân tạo bằng ruột.<br />
- Xác định hiệu quả của phương pháp gây<br />
mê toàn diện kết hợp gây tê ngoài màng cứng<br />
cho phẫu thuật.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Đánh giá bệnh nhân trước mổ<br />
Đánh giá bệnh nhân trước mổ gồm:<br />
- Bệnh sử và khám lâm sàng: tổng trạng<br />
chung, chức năng tim mạch, hô hấp, bệnh đi<br />
kèm.<br />
- Cận lâm sàng: công thức máu, ion đồ máu,<br />
đường huyết, chức năng đông máu toàn bộ,<br />
chức năng gan, chức năng thận, Xquang ngực<br />
thẳng. Đánh giá tình trạng tim mạch gồm ECG,<br />
siêu âm tim được làm theo chỉ định của bác sĩ<br />
tim mạch hoặc bác sĩ gây mê. Các xét nghiệm<br />
khác theo chỉ điểm của bệnh sử và thăm khám<br />
lâm sàng.<br />
- Đánh giá nguy cơ phẫu thuật theo ASA.<br />
<br />
Kỹ thuật gây mê hồi sức<br />
Đặt một hoặc hai đường truyền tĩnh mạch<br />
kim 18G, hoặc đặt catheter tĩnh mạch trung tâm.<br />
Đặt catheter ngoài màng cứng trước khi dẫn<br />
đầu gây mê.<br />
Tất cả các bệnh nhân đều được gây mê toàn<br />
diện có đặt ống nội khí quản, thông khí kiểm<br />
soát.<br />
Các phương tiện kiểm báo:<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
<br />
- ECG 3 điện cực.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Cắt ngang, mô tả.<br />
<br />
- Huyết áp tự động xâm lấn hoặc không xâm<br />
lấn.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
313<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
- CVP (nếu có).<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
- Độ bão hòa oxy qua mạch nẩy (SpO2).<br />
<br />
Từ tháng 01/2012 đến tháng 03/2013, chúng<br />
tôi thực hiện 53 trường hợp gây mê hồi sức cho<br />
mổ mở cắt bàng quang, tạo hình bàng quang tân<br />
tạo bằng ruột.<br />
<br />
- Phân áp CO2 trong khí thở ra (PetCO2).<br />
- Nồng độ khí mê isoflurane, sevoflurane<br />
trong khí thở ra.<br />
Dẫn đầu gây mê được thực hiện với thuốc<br />
Midazolam 1 – 2 mg, Sufentanil 10 – 15 mcg,<br />
thuốc mê tĩnh mạch Propofol 1,5 – 2,5 mg/kg,<br />
thuốc dãn cơ Rocuronium 0,6 mg/kg.<br />
<br />
Tất cả các trường hợp đều được gây mê toàn<br />
diện hoặc kết hợp gây tê ngoài màng cứng và<br />
gây mê toàn diện.<br />
<br />
Duy trì gây mê bằng thuốc mê hô hấp phối<br />
hợp truyền liên tục Sufentanil qua đường tĩnh<br />
mạch, hoặc hỗn hợp Bupivacaine 0,1% và<br />
Fentanyl 4 mcg/ml qua catheter ngoài màng<br />
cứng, để duy trì giảm đau liên tục trong mổ.<br />
Mục tiêu duy trì huyết áp ổn định trong khoảng<br />
20% mức cơ bản của bệnh nhân.<br />
<br />
Bảng 1: Tuổi, giới, ASA<br />
<br />
Giảm đau sau mổ bằng đường tĩnh mạch với<br />
Paracetamol, NSAIDS phối hợp thêm các thuốc<br />
nhóm opioids; hoặc qua catheter ngoài màng<br />
cứng với hỗn hợp Bupivacaine 0,1 % và Fentanyl<br />
2 – 4 mcg/mL.<br />
<br />
Các biến số theo dõi và phân tích<br />
- Tuổi, giới, ASA.<br />
- Bệnh nội khoa kèm theo.<br />
- Các rối loạn và tai biến tim mạch, hô hấp<br />
quanh mổ.<br />
- Thời gian gây mê phẫu thuật.<br />
- Lượng máu mất, tổng lượng dịch truyền.<br />
- Số trường hợp phải truyền máu.<br />
- Thời gian lưu bệnh tại ICU.<br />
- Thời gian hậu phẫu.<br />
- Các tai biến, biến chứng, tử vong.<br />
<br />
Các kết quả ghi nhận được như sau:<br />
Đ c đi m<br />
<br />
S trư ng h p (n = 53)<br />
<br />
Gi i<br />
Nam<br />
<br />
51 (96,2%)<br />
<br />
N<br />
Tu i<br />
ASA<br />
<br />
2 (3,8%)<br />
58,5 10,9 (35 – 81)<br />
<br />
1<br />
<br />
2 (3,8%)<br />
<br />
2<br />
<br />
51 (96,2%)<br />
<br />
Bảng 2: Bệnh kèm theo<br />
B nh kèm theo<br />
Tăng HA<br />
B nh tim thi u máu c c b<br />
ECG b t thư ng<br />
Lao ph i cũ, xơ ph i<br />
Đái tháo đư ng<br />
Suy th n<br />
<br />
S trư ng h p (%)<br />
15 (28,3%)<br />
10 (18,9%)<br />
17 (32,1%)<br />
5 (9,4%)<br />
2 (3,8%)<br />
1 (1,9%)<br />
<br />
Bảng 3: Đặc điểm liên quan gây mê hồi sức<br />
Th i gian gây mê ph u thu t<br />
<br />
407 ± 58 phút (300 – 520<br />
phút)<br />
Lư ng máu m t trung bình 464 ± 269 mL (200 – 1500<br />
mL)<br />
Lư ng d ch truy n trung bình 2764 ± 655 mL (1500 – 4500<br />
mL)<br />
S trư ng h p c n truy n<br />
39,62 % (21 trư ng h p)<br />
máu<br />
Th i gian lưu ICU<br />
12,03 ± 4,93 gi (4 – 27 gi )<br />
Th i gian h u ph u<br />
15,8 ± 5,7 ngày (8 – 41 ngày)<br />
<br />
- Các vấn đề liên quan catheter ngoài màng<br />
cứng chu phẫu: chất lượng giảm đau trong và<br />
sau mổ; tai biến, biến chứng liên quan catheter.<br />
<br />
Các tai biến biến chứng<br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm phân<br />
tích thống kê SPSS 16.0 for Windows.<br />
<br />
Chỉ có 1 bệnh nhân lưu ICU 27 giờ do phản<br />
ứng sốt và suy hô hấp ngay sau phẫu thuật. Các<br />
trường hợp còn lại đều chỉ lưu lại ICU qua đêm<br />
để theo dõi, không có tai biến nặng về hô hấp và<br />
tim mạch.<br />
<br />
Mức ý nghĩa trong toàn bộ nghiên cứu là P <<br />
0,05.<br />
<br />
314<br />
<br />
Không có trường hợp nào tử vong trong lúc<br />
nằm viện.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
Các tai biến liên quan khác gồm: nhiễm<br />
trùng vết mổ 4 trường hợp, 3 trường hợp liệt<br />
ruột, 1 trường hợp bán tắc ruột, 1 trường hợp có<br />
dịch ổ bụng lượng vừa.<br />
<br />
Sự thay đổi huyết động trong mổ<br />
Tất cả các trường hợp phẫu thuật, chúng tôi<br />
đều kiểm soát rất chặt chẽ các yếu tố kích thích<br />
phẫu thuật, rối loạn nước điện giải, máu mất…<br />
giúp mạch (M) và huyết áp (HA) nằm trong giới<br />
hạn cho phép.<br />
<br />
Gây tê ngoài màng cứng (NMC) phối hợp<br />
gây mê toàn diện<br />
Có 18/53 bệnh nhân được gây tê ngoài màng<br />
cứng phối hợp gây mê toàn diện. Tất cả các<br />
trường hợp có sử dụng catheter NMC đều đáp<br />
ứng đủ nhu cầu thao tác ngoại khoa trong mổ,<br />
không sử dụng thêm opioids tĩnh mạch ngoại<br />
trừ liều khởi mê; thuốc mê hô hấp duy trì trong<br />
mổ < 1 MAC.<br />
Bảng 4: Thang điểm đau VAS (Visual Analog Scale)<br />
trên các bệnh nhân có giảm đau hậu phẫu qua catheter<br />
NMC<br />
VAS<br />
0-1<br />
>1-3<br />
>3-5<br />
>5-8<br />
> 8 - 10<br />
<br />
Gi 0 Gi 4 Gi 8 Gi 16 Gi 24 Gi 36 72<br />
(t nh táo)<br />
0<br />
0<br />
0<br />
1<br />
1<br />
1<br />
3<br />
9<br />
12<br />
14<br />
16<br />
16<br />
10<br />
8<br />
5<br />
3<br />
1<br />
1<br />
5<br />
1<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Không có các tai biến nặng liên quan catheter<br />
NMC trong nhóm nghiên cứu này.<br />
<br />
NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN<br />
Tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu:<br />
58,5 ± 10,9 tuổi (35 – 81). Tuổi tác không phải<br />
là chống chỉ định cho tạo hình bàng quang<br />
tân tạo bằng ruột. Những nghiên cứu cho<br />
thấy các bệnh nhân độ tuổi 80 vẫn an toàn<br />
cho phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng<br />
ruột(1). Tuy nhiên, tuổi thọ trung bình của<br />
dân số ước lượng khoảng thời gian sống còn<br />
của bệnh nhân cũng là một cân nhắc khi thực<br />
hiện phẫu thuật.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Kỹ thuật gây mê hồi sức<br />
Phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc kèm tạo<br />
hình bàng quang tân tạo bằng ruột có thể làm<br />
mất nhiều máu, dịch (do phơi bày tạng kéo dài)<br />
do đó cần có đường truyền với catheter lớn, và<br />
có thể cần đường truyền tĩnh mạch trung tâm<br />
cũng như theo dõi huyết áp xâm lấn. Thời gian<br />
tối thiểu của phẫu thuật là 4 đến 6 giờ.<br />
Với thời gian phẫu thuật kéo dài, nguy cơ<br />
mất máu nhiều, cũng như rối loạn nước, điện<br />
giải, các phương pháp gây tê vùng sẽ không phù<br />
hợp, mặc dù có những báo cáo cắt bàng quang<br />
tận gốc với gây tê vùng đơn thuần an toàn cho<br />
những bệnh nhân nguy cơ cao về hô hấp.<br />
Phương pháp vô cảm thường dùng và an<br />
toàn là gây mê toàn thân có đặt nội khí quản, sử<br />
dụng thuốc dãn cơ, có thể phối hợp đặt catheter<br />
ngoài màng cứng để giảm đau quanh mổ. Gây tê<br />
trục thần kinh trung ương có thể dẫn đến tăng<br />
nhu động ruột (tăng hoạt động hệ phó giao cảm<br />
do gây tê ức chế hệ thần kinh giao cảm), có thể<br />
gây khó khăn cho phẫu thuật viên trong việc tái<br />
tạo bàng quang bằng ruột. Để giảm ảnh hưởng<br />
này có thể sử dụng glucagon, papaverine, hoặc<br />
thuốc anticholinergic(5).<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng kỹ<br />
thuật gây mê cân bằng. Duy trì mê độ mê ổn<br />
định cho phẫu thuật bằng thuốc mê hô hấp, phối<br />
hợp truyền liên tục Sufentanil qua đường tĩnh<br />
mạch, hoặc hỗn hợp Bupivacaine 0,1% và<br />
Fentanyl 4 mcg/ml qua catheter ngoài màng<br />
cứng. Với kỹ thuật gây mê như trên, cộng với<br />
việc bù dịch, máu hợp lý theo nhu cầu của từng<br />
bệnh nhân, tất cả các bệnh nhân trong nhóm<br />
nghiên cứu đều ổn định huyết động trong suốt<br />
quá trình phẫu thuật, mặc dù thời gian gây mê<br />
phẫu thuật khá dài 407 ± 58 phút (300 – 520<br />
phút). Tuy vậy, để giữ được bệnh nhân ổn định<br />
suốt quá trình phẫu thuật kéo dài, nguy cơ rối<br />
loạn huyết động nhiều, đặc biệt trên các cơ địa<br />
bệnh lý, đòi hỏi người làm công tác gây mê hồi<br />
sức phải đầy đủ kinh nghiệm.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
315<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Các trường hợp có gây tê ngoài màng cứng<br />
phối hợp, chúng tôi có thể rút nội khí quản<br />
cho bệnh nhân rất sớm vì nhu cầu thuốc mê<br />
dùng để duy trì mê cho bệnh nhân giảm rất<br />
nhiều so với chỉ gây mê đơn thuần.<br />
<br />
Rối loạn chuyển hóa với bàng quang tân<br />
tạo bằng ruột<br />
Hội chứng mất muối và toan chuyển hóa là<br />
rối loạn thường gặp nhất khi thực hiện tạo hình<br />
bàng quang tân tạo bằng hồi tràng. Điều này là<br />
do sự tiếp xúc của nước tiểu với niêm mạc ruột<br />
của bàng quang tân tạo, thường xảy ra trong giai<br />
đoạn hậu phẫu sớm, khi lớp niêm mạc ruột chưa<br />
biến đổi theo thời gian. Do đó, đánh giá chức<br />
năng thận là điều bắt buộc khi chuẩn bị bệnh<br />
nhân trước phẫu thuật. Các biến chứng nhiễm<br />
toan chuyển hóa do tăng Cl- và K+ gây ra do<br />
bàng quang tân tạo cần được xử trí sớm(3).<br />
Hạn chế trong nghiên cứu này là chúng tôi<br />
không thực hiện đánh giá ion đồ và khí máu cho<br />
các bệnh nhân một cách thường quy, giúp bác sĩ<br />
điều trị có thể xử lý sớm. Việc xét nghiệm để<br />
đánh giá chỉ thực hiện khi bệnh nhân có dấu<br />
hiệu chỉ điểm trên lâm sàng.<br />
<br />
Vai trò gây tê ngoài màng cứng<br />
Gây mê toàn diện phối hợp gây tê ngoài<br />
màng cứng làm mất máu ít hơn và chất lượng<br />
giảm đau hậu phẫu tốt hơn. Sự kết hợp gây mê<br />
và gây tê NMC trong cắt bàng quang tận gốc làm<br />
giảm mất máu và giảm đau tốt nhưng không<br />
tăng biến chứng(4,7,8).<br />
Nghiên cứu của Ozyuvaci E và cs thực hiện<br />
trên 50 bệnh nhân cắt bàng quang tận gốc chia 2<br />
nhóm, một nhóm bệnh nhân gây mê toàn diện,<br />
một nhóm gây mê toàn diện phối hợp gây tê<br />
NMC, kết quả lượng máu mất trong mổ là 874 ±<br />
190,7 mL ở nhóm có phối hợp gây tê NMC và<br />
1248,3 ± 343,4 mL ở nhóm chỉ gây mê toàn diện.<br />
Số đơn vị máu được truyền trong nhóm gây mê<br />
đơn thuần là nhiều hơn. Giảm đau sau mổ tốt<br />
hơn ở nhóm có gây tê NMC. Không có sự khác<br />
biệt có ý nghĩa về các thông số huyết động, biến<br />
chứng sau mổ giữa hai nhóm(8).<br />
<br />
316<br />
<br />
Hoặc theo nghiên cứu của Ladjevic N, gây<br />
mê toàn thân kết hợp với tê NMC làm giảm<br />
nguy cơ chảy máu 28,5% so với gây mê đơn<br />
thuần, và giảm đau sau mổ tốt hơn(4).<br />
Trong nghiên cứu này, các trường hợp có<br />
phối hợp gây tê NMC, tất cả bệnh nhân đều<br />
không phải sử dụng thêm thuốc opioids tĩnh<br />
mạch trong lúc mổ.<br />
Tỷ lệ truyền máu trong nghiên cứu khá cao<br />
với 21 trường hợp (chiếm 39,62%), chứng tỏ<br />
phẫu thuật rất khó khăn.<br />
Chúng tôi không tiến hành thống kê số<br />
lượng máu mất khi so sánh 2 phương pháp vô<br />
cảm gây mê toàn diện và gây mê toàn diện phối<br />
hợp gây tê ngoài màng cứng, vì lý do ảnh hưởng<br />
bởi yếu tố phẫu thuật khá nhiều như kỹ năng<br />
của bác sĩ phẫu thuật, mức độ xâm lấn và dính<br />
của bướu…<br />
Phẫu thuật mổ mở cắt bàng quang tận gốc,<br />
kèm tạo hình bàng quang tân tạo bằng ruột là<br />
loại phẫu thuật gây đau nhiều và đau kéo dài. Vì<br />
vậy, với thuốc giảm đau qua đường tĩnh mạch,<br />
khó đảm bảo được chất lượng giảm đau tốt, đặc<br />
biệt khi bệnh nhân cần vận động sớm để tránh<br />
các tai biến do nằm lâu. Gây tê ngoài màng cứng<br />
có thể giúp bệnh nhân vận động sớm, với chất<br />
lượng giảm đau tốt. Các bệnh nhân được đặt<br />
catheter NMC trong nghiên cứu này, tất cả đều<br />
cho mức giảm đau rất tốt (bảng 4). Các biến<br />
chứng và tai biến của phương pháp gây tê NMC<br />
trong nghiên cứu hầu như không đáng kể, có thể<br />
do số trường hợp thực hiện còn ít. Ngoài ra, do<br />
điều kiện nghiên cứu, ngoài khía cạnh giảm đau<br />
hậu phẫu, chúng tôi chưa thống kê được những<br />
vấn đề liên quan giữa 2 kỹ thuật giảm đau sau<br />
mổ qua đường tĩnh mạch và đường ngoài màng<br />
cứng như vấn đề hiệu quả kinh tế, chăm sóc, tâm<br />
lý bệnh nhân…<br />
<br />
Các tai biến, biến chứng liên quan đến<br />
phẫu thuật<br />
Theo Novotny V và cs nghiên cứu trên 516<br />
bệnh nhân phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc từ<br />
năm 1993 đến năm 2005: tỷ lệ tử vong chu phẫu<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />