intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giá trị bảng điểm đánh giá lâm sàng copd (CCQ - clinical copd questionnaire) trong đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

82
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thiết kế nhằm kiểm định giá trị bảng điểm CCQ) trong đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nghiên cứu được thực hiện trên 153 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đến khám tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ 04/2009 đến 10/2011.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giá trị bảng điểm đánh giá lâm sàng copd (CCQ - clinical copd questionnaire) trong đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> GIÁ TRỊ BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ LÂM SÀNG COPD<br /> (CCQ – CLINICAL COPD QUESTIONNAIRE)<br /> TRONG ĐÁNH GIÁ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH<br /> Lê Khắc Bảo*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh toàn thân, cần được đánh giá toàn bộ. Một công cụ có<br /> giá trị và khả thi trong đánh giá BPTNMT trên lâm sàng là nhu cầu có thực. Bảng điểm đánh giá lâm sàng<br /> COPD (CCQ) có giá trị và khả thi trong đánh giá BPTNMT, nhưng bảng CCQ phiên bản tiếng Việt chưa được<br /> kiểm định tại Việt nam.<br /> Mục tiêu: Kiểm định giá trị bảng điểm CCQ) trong đánh giá BPTNMT.<br /> Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 153 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính<br /> (BPTNMT) đến khám tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ 04/2009 đến 10/2011. Bệnh nhân BPTNMT<br /> được phỏng vấn bằng bảng câu hỏi CCQ. Cùng thời điểm này bệnh nhân được đo phế thân ký, thực hiện trắc<br /> nghiệm đi bộ 6 phút, và trả lời bảng câu hỏi chất lượng cuộc sống SGRQ. Hệ số tương quan giữa điểm số CCQ<br /> lần lượt với các chỉ số phế thân ký, khoảng cách đi bộ sáu phút, điểm số SGRQ được tính toán nhằm kiểm định<br /> tính giá trị của bảng CCQ phiên bản tiếng Việt trong đánh giá BPTNMT.<br /> Kết quả: Hệ số tương quan giữa điểm số CCQ với các chỉ số phế thân ký sau trắc nghiệm giãn phế quản: (a)<br /> FEV1 = - 0,291 (P < 0,01)(b) TLC= 0,248 (P < 0,05); RV = 0,296(P < 0,01). Hệ số tương quan giữa điểm số CCQ<br /> với khoảng cách đi bộ sáu phút: r =- 0,428 (P 0,05<br /> < 0,01<br /> < 0,01<br /> < 0,01<br /> <br /> Tương quan giữa điểm số CCQ với điểm số<br /> SGRQ<br /> Điểm số CCQ<br /> Điểm triệu chứng<br /> Điểm chức năng<br /> Điểm tâm thần kinh<br /> <br /> Hệ số R<br /> 0,505<br /> 0,663<br /> 0,517<br /> <br /> Trị số P<br /> < 0,01<br /> < 0,01<br /> < 0,01<br /> <br /> 61<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Điểm số CCQ<br /> Điểm toàn bộ<br /> <br /> Hệ số R<br /> 0,712<br /> <br /> Trị số P<br /> < 0,01<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Đặc điểm dân số nghiên cứu<br /> Tuổi trung bình là 66,2 ± 10,9 với ưu thế là<br /> bệnh nhân nam 92,8% là phù hợp với đặc điểm<br /> chung của BPTNMT vốn xuất hiện trên người<br /> lớn tuổi. Đặc điểm về tuổi và giới trong nghiên<br /> cứu này tương tự kết quả nghiên cứu tần suất<br /> BPTNMT tại Việt nam của Nguyễn Thị Xuyên<br /> và cs, trong đó độ tuổi mắc BPTNMT chủ yếu<br /> trên 40 tuổi và chủ yếu ở nam giới. (7)<br /> Phân bố bệnh nhân BPTNMT theo giai đoạn<br /> bệnh dựa vào trị số FEV1 sau test dãn phế quản<br /> cho thấy bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ và trung<br /> bình (1 và 2) là 57%, giai đoạn nặng (3) là 33% và<br /> giai đoạn rất nặng (4) là 8%. Nhóm bệnh nhân<br /> trong nghiên cứu của chúng tôi như vậy đại<br /> diện cho nhóm BPTNMT tại cộng đồng với đặc<br /> điểm là trong cộng đồng BPTNMT ở giai đoạn<br /> nhẹ nhiều hơn nặng. Kết quả này cũng phù hợp<br /> với kết quả trong nghiên cứu khảo sát tỷ lệ<br /> BPTNMT trong cộng đồng của tác giả Ngô Quý<br /> Châu tại miền Bắc Việt nam(5).<br /> <br /> Tương quan giữa điểm số CCQ với chỉ số<br /> phế thân ký<br /> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy<br /> có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa<br /> điểm số CCQ với mức độ nặng tắc nghẽn luồng<br /> khí đánh giá bằng FEV1 cũng như mức độ nặng<br /> ứ khí phế nang đánh giá bằng TLC và RV. Tuy<br /> nhiên mức độ tương quan chỉ ở mức trung bình<br /> đến yếu trong khoảng r = 0,2 – 0,3 mà thôi.<br /> Kết quả này có thể dự đoán được. Thực sự<br /> đã có rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy chỉ số<br /> thăm dò chức năng hô hấp trong BPTNMT là<br /> tương quan kém với chỉ số hướng về bệnh nhân.<br /> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi một lần nữa<br /> khẳng định việc đánh giá BPTNMT không thể<br /> chỉ dựa vào chỉ số thăm dò chức năng hô hấp.<br /> <br /> Tương quan giữa điểm số CCQ với khoảng<br /> cách đi bộ 6 phút<br /> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy<br /> có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa<br /> điểm số CCQ với khả năng gắng sức đánh giá<br /> bằng khoảng cách đi bộ 6 phút với hệ số tương<br /> quan r = - 0,428. Đặc biệt mức độ tương quan<br /> còn cao hơn với r = -0,59 nếu chúng ta chỉ dùng<br /> các câu hỏi đánh giá hoạt động chức năng của<br /> bảng CCQ. Kết quả này chứng minh điểm số<br /> CCQ giúp tiên đoán sơ bộ khả năng gắng sức<br /> trong BPTNMT.<br /> <br /> Tương quan giữa điểm số CCQ với điểm<br /> số SGRQ<br /> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy<br /> có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa<br /> điểm số CCQ với điểm số SGRQ với hệ số tương<br /> quan cao r = 0,712. Kết quả này cũng tương tự<br /> với kết quả nghiên cứu tương quan giữa điểm<br /> số SGRQ và CCQ trên dân số châu Âu vốn tìm<br /> được hệ số tương quan r = 0,8.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Bảng điểm CCQ phiên bản tiếng Việt có giá<br /> trị, khả thi (10 câu hỏi có thể trả lời trong 3 phút)<br /> trong đánh giá BPTNMT tại Việt nam. Việc sử<br /> dụng rộng rãi bảng CCQ phiên bản tiếng Việt để<br /> đánh giá lâm sàng BPTNMT tại Việt nam nên<br /> được khuyến cáo mạnh mẽ.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 62<br /> <br /> American Thoracic Society (2002). ATS statement: guidelines for<br /> the six-minute walk test. AJRCCM. Vol 166: 111 – 117.<br /> American Thoracic Society/ European Respiratory Society Task<br /> Force (2005). Standardisation of lung function testing. ERJ. Vol 26:<br /> 319 – 338.<br /> Jones PW et al (2009). Development and first validation of the<br /> COPD Assessment Test. ERJ. Vol 34: 648–54.<br /> Jones PW, Brusselle G, Dal Negro RW, Ferrer M, Kardos P, Levy<br /> ML, Perez T, Soler-Catalun JJ, Van der Molen T, Adamek L,<br /> Banik K (2011). Health-related quality of life in patients by COPD<br /> severity within primary care in Europe. Respir Med. Vol 105 (1): 57<br /> – 66.<br /> Ngô Quí Châu, Chu thị Hạnh và cộng sự (2005). Nghiên cứu<br /> dịch tễ bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính trong dân cư<br /> thành phố Hà nội. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Bộ y tế.<br /> Nguyễn Ngọc Phương Thư (2004). Khảo sát sự tương quan giữa<br /> mức độ khó thở và FEV1 với chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân bệnh<br /> phổi tắc nghẽn mạn tính. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y Dược<br /> TPHCM.<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa II<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2