intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giá trị chẩn đoán ung thư máu của chỉ số blast trên máy phân tích huyết học tự động ADIVIA 2120i

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

88
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công thức máu thường được sử dụng như một xét nghiệm sàng lọc để phát hiện những bất thường về huyết học ở máu ngoại vi. Với những bệnh nhân nghi ngờ là bệnh lí ung thư máu, tế bào non (Blast) được xem như là chỉ điểm của bệnh ung thư máu. Vì vậy đề tài được tiến hành nhằm nghiên cứu giá trị chẩn đoán của chỉ số blast trên công thức máu để chẩn đoán sớm bệnh lí ung thư máu qua máy phân tích huyết học tự động ADIVIA 2120i.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giá trị chẩn đoán ung thư máu của chỉ số blast trên máy phân tích huyết học tự động ADIVIA 2120i

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ MÁU CỦA CHỈ SỐ BLAST<br /> TRÊN MÁY PHÂN TÍCH HUYẾT HỌC TỰ ĐỘNG ADVIA 2120i.<br /> Võ Hữu Tín*, Đào Thu Hằng*, Hồ Trọng Toàn*, Nguyễn Trường Sơn*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: Công thức máu thường được sử dụng như một xét nghiệm sàng lọc để phát hiện những bất<br /> thường về huyết học ở máu ngoại vi. Với những bệnh nhân nghi ngờ là bệnh lí ung thư máu, tế bào non (Blast)<br /> được xem như là chỉ điểm của bệnh ung thư máu. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu giá trị chẩn đoán của chỉ số<br /> Blast trên công thức máu để chẩn đoán sớm bệnh lí ung thư máu qua máy phân tích huyết học tự động ADIVIA<br /> 2120i.<br /> Mục tiêu: So sánh khả năng phát hiện tế bào Blast của máy phân tích ADIVIA 2120i và phương pháp người<br /> đọc lam bằng kính hiển vi (phương pháp cổ điển).<br /> Đối tượng nghiên cứu: 200 mẫu máu từ Khoa Huyết Học Bệnh Viện Chợ Rẫy bao gồm có bệnh nhân ung<br /> thư máu: bạch cầu cấp, bạch cầu mạn, đa u tủy, bệnh Lymphoma và các bệnh lành tính như: bệnh Thalasemia,<br /> bệnh Hemophilia…<br /> Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả.<br /> Kết quả và kết luận: Độ nhạy của phương pháp đo bằng máy phân tích huyết học tự động là 90,4% và độ<br /> đặc hiệu là 80,4%. Điều này định hướng các Bác sĩ lâm sàng có thể chẩn đoán sớm và nhanh hơn với chỉ số Blast<br /> trên công thức máu, ưu điểm của phương pháp này là thực hiện nhanh, đơn giản, ít tốn kém.<br /> Từ khóa: Tế bào non, máy phân tích huyết học, các thành phần máu.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> DIAGNOSTIC VALUE OF THE INDEX BLAST TO DIAGNOSIS OF LEUKEMIA BY ADIVIA 2120i<br /> AUTOMATED HEMATOLOGY ANALYZERS<br /> Vo Huu Tin, Dao Thu Hang, Ho Trong Toan, Nguyen Truong Son<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 533 - 536<br /> Background: The complete blood count is often used as screening test to detect hematological abnormalities<br /> in peripheral blood. Patients with suspected disease of leukemia, Blast cells are considered as a marker of blood<br /> cancer. We studied diagnostic value of the index Blast of blood to the early diagnosis of leukemia by ADIVIA<br /> 2120i automated hematology analyzers.<br /> Aim: Compares the detection cell Blast of ADIVIA 2120i analyzers and classical method.<br /> Objectives: 200 blood samples from the Hematology Department of Cho Ray Hospital including blood<br /> cancer: acute leukemia, chronic leukemia, multiple myeloma, lymphoma and benign disease as: thallasemia,<br /> hemophilia…<br /> Method: Perspective study.<br /> Result and conclusion: Sensitivity of the method measured by automated hematology analysis was 90.4%<br /> and specificity was 80.4%. This orientation of Clinicians can diagnose earlier and faster with index Blast of blood,<br /> the advantages of this method are faster, simpler and less expensive.<br /> * Bệnh viện Chợ Rẫy<br /> Tác giả liên lạc: BS. Võ Hữu Tín<br /> <br /> ĐT: 0939761184<br /> <br /> Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br /> <br /> Email: drvohuutincr10@yahoo.com<br /> <br /> 533<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> Keywords: Blast, hematology analyzer, blood components.<br /> Coulter). Ngoài ra còn một số nghiên cứu của<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Harris, Lewis(2). Hiện ở Việt Nam chưa ghi nhận<br /> Ung thư máu là một bệnh lí ác tính và diễn<br /> nghiên cứu nào. Do đó chúng tôi tiến hành<br /> tiến tử vong nhanh nhưng lại không có dấu hiệu<br /> nghiên cứu đề tài với mục tiêu:<br /> hay triệu chứng gì báo trước. Hiện nay, xét<br /> - So sánh khả năng phát hiện tế bào Blast của<br /> nghiệm đơn giản nhất là công thức máu trong<br /> máy phân tích ADIVIA 2120i và phương pháp<br /> đó chỉ số Blast (+) có thể hướng ta nghĩ đến bệnh<br /> người đọc lam bằng kính hiển vi (phương pháp<br /> lí ung thư máu. Từ đó giúp cho thầy thuốc chẩn<br /> cổ điển).<br /> đoán sớm hơn và điều trị cho bệnh nhân kịp<br /> - So sánh độ chính xác phát hiện tế bào Blast<br /> thời nhằm kéo dài cuộc sống.<br /> dựa vào số lượng tế bào Blast của máy phân tích<br /> Trên thế giới, có một số công trình nghiên<br /> ADIVA 2120i và phương pháp cổ điển.<br /> cứu dựa vào chỉ số Blast để chẩn đoán sớm bệnh<br /> - So sánh khả năng phát hiện tế bào Blast<br /> ung thư máu như S. G. Shelat, W. Canfield(3).<br /> giữa máy phân tích ADIVIA 2120i và phương<br /> Tại Việt Nam, chúng tôi chưa tìm thấy báo<br /> pháp cổ điển.<br /> cáo nào về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến<br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> hành nghiên cứu ban đầu nhằm tìm hiểu giá trị<br /> chẩn đoán ung thư máu của chỉ số Blast qua<br /> Đối tượng<br /> máy phân tích huyết học tự động ADVIA 2120i.<br /> 200 mẫu máu từ khoa Huyết Học Bệnh Viện<br /> TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> Chợ Rẫy.<br /> Ung thư máu là bệnh máu ác tính, bắt đầu<br /> phát triển từ tủy xương, trước khi lan tỏa vào<br /> máu ngoại vi, hạch, lách và sau cùng là các cơ<br /> quan khác.<br /> Bệnh ung thư máu được phân loại theo bản<br /> chất tế bào ác tính đầu dòng (dòng lymphô hay<br /> dòng hạt) cũng như theo diễn biến (cấp tính hay<br /> mạn tính), nhưng ngày nay người ta còn phân<br /> loại dựa trên các tính chất đặc hiệu của di<br /> truyền, miễn dịch và phân tử.<br /> Blast (tế bào non) bình thường không xuất<br /> hiện ở máu ngoại vi, khi có sự hiện diện ở máu<br /> ngoại vi thì hướng ta nghĩ đến bệnh ung thư<br /> máu.<br /> <br /> Phương pháp<br /> Tiền cứu mô tả.<br /> <br /> Địa điểm nghiên cứu<br /> * Khoa Huyết Học Lâm Sàng BV Chợ Rẫy.<br /> * Nơi thực hiện phân tích công thức máu và<br /> phết lam: Bộ phận xét nghiệm Khoa Huyết Học<br /> BV. Chợ Rẫy.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn mẫu<br /> * Tất cả các mẫu máu của bệnh nhân nội và<br /> ngoại trú tại khoa Huyết Học Lâm Sàng BV Chợ<br /> Rẫy.<br /> <br /> - Blast típ 1.<br /> <br /> * Mỗi mẫu máu của mỗi bệnh nhân được<br /> thực hiện trên máy phân tích huyết học tự động<br /> ADVIA 2120i và đồng thời được phết lam đọc<br /> trên kính hiển vi (Olympus BX50) để tìm Blast.<br /> <br /> - Blast típ 2.<br /> <br /> Phương pháp thu thập số liệu<br /> <br /> - Blast típ 3.<br /> <br /> - Bước 1: chọn mẫu theo tiêu chuẩn chọn<br /> mẫu.<br /> <br /> Theo FAB, Blast được chia làm 3 típ:<br /> <br /> Trên thế giới có một số công trình nghiên<br /> cứu ví dụ như S.G. Shelat(3) kết luận rằng độ<br /> nhạy của chỉ số Blast là 100%, độ đặc hiệu là<br /> 49,3% (của máy ADIVIA 2120), độ nhạy 62,1%,<br /> độ đặc hiệu là 85,6% (của máy Beckman<br /> <br /> 534<br /> <br /> - Bước 2: thu thập số liệu theo bộ câu hỏi<br /> soạn sẵn.<br /> - Bước 3: lấy mẫu và tiến hành xét nghiệm.<br /> <br /> Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> + Tiến hành lấy 2ml máu tĩnh mạch của bệnh<br /> nhân và cho vào ống máu chứa chất chống đông<br /> EDTA.<br /> + Lấy 1ml máu cho vào máy ADIVIA 2102i<br /> để thực hiện phân tích công thức máu.<br /> + 1ml máu còn lại tiến hành phết lam và đọc<br /> tìm blast dưới kính hiển vi (bác sĩ hoặc kĩ thuật<br /> viên đọc).<br /> <br /> Phương pháp xử lý số liệu<br /> Xử lí số liệu theo phương pháp thống kê y<br /> hoc, nhập số liệu và phân tích bằng phần mềm<br /> SPSS 16.0.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Phân bố về tuổi và giới<br /> - Về tuổi: tuổi nhỏ nhất là 15, lớn nhất là 74,<br /> tuổi trung bình là 44,37.<br /> - Về giới:<br /> Bảng 1: Phân bố bệnh theo giới<br /> Giới<br /> Nam<br /> Nữ<br /> Tổng số (n)<br /> <br /> Kết quả (n)<br /> 79<br /> 121<br /> 200 (n)<br /> <br /> Tỉ lệ%<br /> 39,5<br /> 60,5<br /> 100 (n)<br /> <br /> Nhận xét: tỉ lệ có tế bào Blast ở nữ chiếm<br /> nhiều hơn nam.<br /> <br /> So sánh kết quả phát hiện tế bào Blast giữa<br /> máy ADIVA 2120i và phương pháp cổ điển<br /> Bảng 2: Kết quả phát hiện tế bào Blast của máy phân<br /> tích và phương pháp đọc lam bằng kính hiện vi<br /> Olympus BX50.<br /> Máy<br /> Lam<br /> Không Blast<br /> Có Blast<br /> Tổng số<br /> (n,%)<br /> <br /> Không Blast Có Blast<br /> 86<br /> 90,53%<br /> 21<br /> 20%<br /> 107<br /> 53,5%<br /> <br /> 9<br /> 9,47%<br /> 84<br /> 80%<br /> 93<br /> 46,5%<br /> <br /> Tổng số<br /> (n,%)<br /> 105<br /> 100%<br /> 95<br /> 100%<br /> 200<br /> 100%<br /> <br /> P < 0,001<br /> <br /> Nhận xét: sự phát hiện tế bào Blast giữa<br /> người và máy có sự khác biệt, P < 0,001 có ý<br /> nghĩa thống kê.<br /> <br /> So sánh kết quả phát hiện tế bào Blast giữa<br /> máy ADVIA và người đọc lam trên kính hiển<br /> <br /> Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> vi Olympus BX50 dựa vào số lương tế bào<br /> Blast.<br /> Bảng 3: Kết quả phát hiện tế bào Blast giữa máy<br /> ADVIA và người đọc lam trên kính hiển vi Olympus<br /> BX50 dựa vào số lương tế bào Blast.<br /> Máy<br /> Lam<br /> Không<br /> Blast<br /> Có Blast<br /> Tổng số<br /> (n,%)<br /> <br /> Blast (+)<br /> 16<br /> 76,19%<br /> 23<br /> 27,38%<br /> 39<br /> 37,14%<br /> <br /> Blast<br /> (++)<br /> <br /> Last<br /> (+++)<br /> <br /> 3<br /> 2<br /> 14,29% 9,52%<br /> 19<br /> 42<br /> 22,62% 50,0%<br /> 22<br /> 44<br /> 20,96% 41,9%<br /> <br /> Tổng số<br /> (n,%)<br /> 21<br /> 100%<br /> 84<br /> 100%<br /> 105<br /> 100%<br /> <br /> P<<br /> 0,001<br /> <br /> Nhận xét: số lượng tế bào Blast càng nhiều<br /> thì khả năng phát hiện càng chính xác. Sự phát<br /> hiện giữa máy và người có sự khác biệt, với P <<br /> 0,001 có ý nghĩa thống kê.<br /> Hệ số tương đồng giữa 2 phương pháp:<br /> 0,624 < ICC < 0,766.<br /> Độ nhạy: dương tính thật (84)/(dương tính<br /> thật (84) + âm tính giả (9)) = 90,32%.<br /> Độ đặc hiệu: âm tính thật (86) / (âm tính thật<br /> (86) + dương tính giả (21)) = 80,37%.<br /> Giá trị tiên đoán dương: 80%.<br /> Giá trị tiên đoán âm: 90,52%.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Về tuổi chúng tôi nhận thấy nhỏ nhất là 15<br /> (do Bệnh viện Chợ Rẫy không điều trị bệnh nhi,<br /> chỉ điều trị bệnh nhân trên 15 tuổi), lớn nhất là<br /> 74, trung bình là 44,37. Về giới nam chiếm<br /> 39,5%, nữ chiếm 60,5%. Các nghiên cứu của tác<br /> giả nước ngoài (S. G. Shelat, W. Canfield, Bames<br /> P.W…) không thấy đề cập tới 2 vấn đề này(1,3).<br /> Về vấn đề phát hiện Blast trong 200 mẫu<br /> máu máy báo Blast là 95 trường hợp trong đó 84<br /> mẫu là dương tính thật, 21 mẫu là dương tính<br /> giả, 105 mẫu máy báo không Blast trong đó 86<br /> mẫu là âm tính thật, 9 mẫu là âm tính giả. So<br /> sánh giữa 2 phương pháp thì rõ ràng có sư khác<br /> biệt với P < 0,001. Chúng tôi cho rằng sự khác<br /> biệt này do một số nguyên nhân sau:<br /> - Nhầm lẫn giữa tế bào Blast bị biến dạng do<br /> hóa trị hay là những tế bào thoái hóa.<br /> <br /> 535<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> - Có thể là do tế bào bạch cầu trong máu<br /> ngoại vi quá thấp, chúng tôi nhận thấy trong 9<br /> mẫu âm tính giả số lương bạch cầu trong máu là<br /> < 1800G/L, tác giả S. G. SHELAT nhận thấy trong<br /> 11 mẫu âm tính giả là bạch cầu < 2000G/L(3).<br /> Trong 105 mẫu máy báo Blast thì có 39 mẫu<br /> báo Blast (++), 22 mẫu báo Blast (++), 44 mẫu báo<br /> Blast (+++). Chúng tôi nhận thấy những trường<br /> hợp nào máy báo Blast càng ít (+) thì tỉ lệ dương<br /> tính giả càng cao. Điều này có thể giải thích như<br /> sau chỉ số Blast càng cao thì số lương tế bào<br /> Blast càng nhiều trong máu ngoại vi, ngoài ra<br /> con tùy thuộc vào sự cài đặt của máy. Ở khoa<br /> Huyết Học Bệnh Viện Chợ Rẫy máy ADIVIA<br /> 2120i chỉ báo Blast khi:<br /> - Bast (+):% Blast từ 1,5% tới 5,0% tế bào bạch<br /> cầu.<br /> - Blast (++): 5,0% 10,0%.<br /> Trong nghiên cứu này chúng tôi tính được<br /> độ nhạy là 90,32%, độ đặc hiệu là 80,37%, giá trị<br /> tiên đoán dương là 80%, giá trị tiên đoán âm là<br /> 90,52% so với tác giả S. G. Shelat lần lượt là<br /> 100%, 49,3%, 13,7%, 100%(3). Ở đây độ nhạy, giá<br /> trị tiên đoán âm chúng tôi tính được không<br /> chênh lệch nhiều so với tác giả và rất có ý nghĩa<br /> trong việc tầm soát bệnh. Có thể do cỡ mẫu<br /> chúng tôi nghiên cứu còn nhỏ, số lượng bệnh<br /> nhân có bệnh lí ung thư máu chiếm đa số nên<br /> các chỉ số khác như độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán<br /> dương chênh lệch lớn so với tác giả.<br /> <br /> 536<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Qua nghiên cứu, giá trị chẩn đoán của chỉ số<br /> Blast trên công thức máu để chẩn đoán sớm<br /> bệnh lí ung thư máu qua máy phân tích huyết<br /> học tự động ADIVIA 2120i, chúng tôi có một số<br /> kết luận như sau:<br /> - Khả năng phát hiện tế bào Blast của máy<br /> phân tích ADIVIA 2120i là khá cao với độ nhạy<br /> là 90,32%.<br /> - Số lượng tế bào Blast càng cao thì sự phát<br /> hiện tế bào Blast của máy phân tích ADIVIA<br /> 2120i càng chính xác.<br /> - Công thức máu là xét nghiệm đơn giản, rẻ<br /> tiền lại ít gây đau đớn cho bệnh nhân mà dựa<br /> vào chỉ số Blast trên công thức máu giúp chúng<br /> ta có thể phát hiện và hướng tới bệnh lí ung thư<br /> máu khá chính xác và dễ dàng. Máy phân tích<br /> máu ADIVA 2120i với độ nhạy cao 90,32% rất có<br /> ý nghĩa và giá trị trong việc tầm soát bệnh lí ung<br /> thư máu.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Bames P. W., McFadden S. L, Machin S. J & Simson E. (2005).<br /> The international consensus group for hematology review:<br /> suggested criteria for action following automated CBC and WBC<br /> differential analysis. Laboratory Hematology 11: 83-90.<br /> Harris.N, Kunicka J. & Kratz A. (2005). The ADIVIA 2120<br /> hematology system: flow cytometry-based analysis of blood and<br /> body fluids in the routine hematology laboratory. Laboratory<br /> Hematology 11: 47-61.<br /> S. G. Shelat, W. Canfield, S. Shibutani. (2008). Differences in<br /> detecting blasts between ADVIA 2120i and Beckman-Coulter<br /> LH750 hematology analyzer. Laboratory Hematology: 113-116.<br /> <br /> Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
31=>1