intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giá trị của siêu âm trong chẩn đoán teo đường mật ở trẻ dưới 3 tháng tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc xác định giá trị của siêu âm trong chẩn đoán teo đường mật khi đối chiếu với giải phẫu bệnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 108 bệnh nhi dưới 3 tháng tuổi vàng da ứ mật được siêu âm và được sinh thiết trong phẫu thuật hoặc sinh thiết gan qua da đơn thuần. Các dấu hiệu siêu âm được hồi cứu gồm: hình dạng túi mật, thành túi mật, chiều dài túi mật, bề dày thừng xơ tam giác, nang vùng rốn gan, phổ mạch dưới bao gan, đường kính động mạch gan, gan to và dị tật phối hợp. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm và độ chính xác phân biệt giữa nhóm teo đường mật và nhóm không teo đường mật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giá trị của siêu âm trong chẩn đoán teo đường mật ở trẻ dưới 3 tháng tuổi

  1. Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 28(3):33-41 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.03.05 Giá trị của siêu âm trong chẩn đoán teo đường mật ở trẻ dưới 3 tháng tuổi Võ Tấn Đức1, Võ Hà Nhật Thúy2, Trương Thị Phương Thảo1,* 1 Khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Chẩn đoán hình ảnh siêu âm Bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Mục tiêu: Xác định giá trị của siêu âm trong chẩn đoán teo đường mật khi đối chiếu với giải phẫu bệnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 108 bệnh nhi dưới 3 tháng tuổi vàng da ứ mật được siêu âm và được sinh thiết trong phẫu thuật hoặc sinh thiết gan qua da đơn thuần. Các dấu hiệu siêu âm được hồi cứu gồm: hình dạng túi mật, thành túi mật, chiều dài túi mật, bề dày thừng xơ tam giác, nang vùng rốn gan, phổ mạch dưới bao gan, đường kính động mạch gan, gan to và dị tật phối hợp. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm và độ chính xác phân biệt giữa nhóm teo đường mật và nhóm không teo đường mật. Kết quả: 108 bệnh nhi (85 bệnh nhi teo đường mật và 23 không teo đường mật) tuổi trung vị lúc siêu âm là 60 ngày, lúc sinh thiết là 72 ngày. Các dấu hiệu siêu âm có giá trị chẩn đoán trong teo đường mật là: bất thường hình dạng túi mật, bất thường thành túi mật, thừng xơ tam giác và gan to. Trong đó thừng xơ tam giác có giá trị dự báo teo đường mật cao nhất. Khi kết hợp dấu hiệu thừng xơ tam giác và gan to có độ đặc hiệu của chẩn đoán là 100%. Kết luận: Siêu âm có giá trị trong chẩn đoán teo đường mật. Cần kết hợp các dấu hiệu để có độ đặc hiệu cao. Từ khóa: siêu âm; teo đường mật; vàng da ứ mật; thừng xơ tam giác Abstract THE VALUE OF ULTRASOUND IN DIAGNOSIS OF BILIARY ATRESIA AMONG INFANTS UNDER 3 MONTHS OLD Vo Tan Duc, Vo Ha Nhat Thuy, Truong Thi Phuong Thao Objectives: To identify the value of ultrasound in the diagnosis of biliary atresia (BA), with pathology as the reference standard. Methods: The study included 108 pediatric patients under 3 months old with cholestatic jaundice who were performed ultrasound and either intraoperative biopsy or percutaneous liver biopsy. Characteristics from ultrasound results were retrospectively collected, including gallbladder shape, gallbladder wall, gallbladder length, triangular cord thickness, Ngày nhận bài: 26-02-2025 / Ngày chấp nhận đăng bài: 14-03-2025 / Ngày đăng bài: 17-03-2025 *Tác giả liên hệ: Trương Thị Phương Thảo. Khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: ttpthao@ump.edu.vn © 2025 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. https://www.tapchiyhoctphcm.vn 33
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 3 * 2025 hepatic cyst, subcapsular vascular, hepatic artery diameter, hepatomegaly, and combined malformations. The sensitivity, specificity, positive predictive value, negative predictive value and accuracy were examined between the biliary atresia group and the non-biliary atresia group. Result: The median age of 108 pediatric patients (85 in biliary atresia and 23 non-biliary atresia) at ultrasound was 60 days old, and at biopsy was 72 days old. The characteristics of ultrasound results with diagnostic value in biliary atresia were: abnormal gallbladder shape, gallbladder wall abnormality, triangular cord and hepatomegaly. Among which, the triangular cord had the highest predictive value for biliary atresia. When combining the triangular cord and hepatomegaly, the diagnostic specificity was 100%. Conclusion: Ultrasound is valuable in the diagnosis of biliary atresia. It is necessary to combine diagnostic characteristics for high specificity. Keywords: ultrasound; biliary atresia; cholestasis; triangle cord 1. ĐẶT VẤN ĐỀ bệnh nhi chúng tôi thực hiện đề tài: “Giá trị của siêu âm trong chẩn đoán teo đường mật trẻ dưới 3 tháng tuổi” với các mục tiêu xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, Teo đường mật (TĐM) là tình trạng xơ hóa tiến triển của giá trị tiên đoán âm, độ chính xác của siêu âm trong chẩn đoán đường mật trong và ngoài gan dẫn đến tắc mật xơ gan và suy teo đường mật ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. gan [1]. Bệnh hiếm gặp với tần suất khoảng 1/10.000 trẻ sống sau sinh. Diễn tiến tự nhiên của bệnh nếu không điều trị sẽ tử vong trong vòng 12 – 24 tháng tuổi [2]. Biểu hiện lâm sàng 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP của bệnh gồm: vàng da, vàng mắt, tiêu phân bạc màu, nước NGHIÊN CỨU tiểu sậm màu. Các phương tiện chẩn đoán gồm: xét nghiệm sinh hóa tăng Bilirubin trực tiếp, GGT tăng. Hình ảnh học với 2.1. Đối tượng nghiên cứu siêu âm, MRI, chụp cản quang đường mật. Tiêu chuẩn vàng Tất cả bệnh nhi dưới 3 tháng tuổi có chẩn đoán lâm sàng chẩn đoán là chụp cản quang đường mật trong mổ và giải vàng da ứ mật được siêu âm, có can thiệp ngoại khoa và sinh phẫu bệnh. Phẫu thuật Kasai là phương pháp điều trị chính thiết trong phẫu thuật hoặc sinh thiết gan qua da đơn thuần tại tạm thời tái lập lưu thông mật – ruột trong khi chờ ghép gan bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 02/2019 đến tháng 06/2023. sau này. Ghép gan là phương pháp điều trị triệt để. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó tuổi phẫu thuật là 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn yếu tố có thể thay đổi được. Can thiệp ngoại khoa tốt nhất Bệnh nhi vàng da ứ mật được siêu âm; trước 2 tháng tuồi và ít hiệu quả nếu can thiêp sau 3 tháng tuổi [3]. Do đó teo đường mật là bệnh lí ngoại khoa cần chẩn đoán Bệnh nhi được sinh thiết gan trong phẫu thuật hoặc sinh và điều trị càng sớm càng tốt. thiết gan qua da đơn thuần. Hiện nay tại Việt Nam cũng như tại bệnh viện Nhi Đồng 1 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ chẩn đoán teo đường mật chủ yếu dựa vào sự phối hợp lâm Bệnh nhi đã can thiệp trong bào thai hoặc phẫu thuật gan sàng, xét nghiệm sinh hóa và siêu âm. Lâm sàng và xét mật trước đây. nghiệm sinh hóa không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với các bệnh vàng da ứ mật nội khoa. Siêu âm là phương tiện phổ biến, 2.2. Phương pháp nghiên cứu không xâm lấn, có thể tiếp cận bệnh nhi từ rất sớm và có giá 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu trị trong chẩn đoán bệnh lí gan mật. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam đã chứng minh vai trò của siêu Nghiên cứu hồi cứu, mô tả hàng loạt ca. âm trong chẩn đoán teo đường mật, tuy nhiên chưa có nhiều 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu về lứa tuổi nhỏ. Với mong nuốn nhận diện các Lấy mẫu trọn trong thời gian từ tháng 02/2019 đến tháng dấu hiệu siêu âm gợi ý để chẩn đoán sớm can thiệp sớm cho 06/2023 thỏa tiêu chuẩn chọn. 34 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.03.05
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 3 * 2025 2.2.3. Phương pháp thực hiện - Không teo đường mật: không đủ tiêu chuẩn của teo đường Phương tiện khảo sát: Máy siêu âm Siemens và Esaote sử mật [1]. dụng 2 đầu dò: đầu dò cong (convex) tần số 3,5 – 7MHz, đầu Tiến hành thống kê phân tích để tìm mối liên quan giữa các dò phẳng (linear) tần số 7 – 12 MHz. Đặc điểm hình ảnh siêu biến số siêu âm và teo đường mật trên giải phẫu bệnh. âm được ghi nhận hồi cứu dựa trên kết quả lưu trữ. 2.2.4. Xử lý số liệu Chuẩn bị bệnh nhân: Tất cả bệnh nhi đều được nhịn bú 4 Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS25. Các biến số giờ trước siêu âm. định lượng được mô tả bằng giá trị trung bình và ĐLC, trung Các bệnh nhi được đưa vào nghiên cứu được ghi nhận các vị và phạm vi. Các biến số định tính được mô tả bằng tần số đặc điểm trên siêu âm trước phẫu thuật như sau: và tỉ lệ phần trăm. - Bất thường hình dạng túi mật: Quan sát túi mật sau nhịn Để tìm mối liên quan giữa các biến số sử dụng phép kiểm bú 4 giờ, bất thường hình dạng túi mật khi không quan sát Chi bình phương (χ2) hoặc Fisher cho các biến số định tính, thấy túi mật hoặc túi mật xẹp (lòng nhỏ, chiều dài > 15mm và phép kiểm Student hay Mann – Whitney cho các biến số tỉ lệ chiều dài/chiều rộng > 5,2) hoặc túi mật co nhỏ (chiều định lượng. dài ≤ 15mm) [4]. Sử dụng đường cong ROC (Receiver operating characteristic) dựa trên phân tích đường cong và diện tích - Bất thường thành túi mật: Thành túi mật gồ ghề không dưới đường cong tìm điểm cắt chẩn đoán phân biệt TĐM và đều [4]. không TĐM. - Chiều dài túi mật: Kích thước chiều dài túi mật (mm), đo trong – trong [5]. - Thừng xơ tam giác (TXTG): Bề dày của mô xơ vùng cửa gan, đo tại vị trí trước tĩnh mạch cửa chỗ chia nhánh [6]. - Nang vùng rốn gan: Cấu trúc hồi âm trống vùng cửa gan, đo đường kính lớn nhất [5]. - Phổ mạch dưới bao gan: Có phổ mạch máu động mạch sát bao gan khảo sát trên hộp màu [6]. - Đường kính động mạch gan: Đường kính động mạch gan riêng đo tại cửa gan, trên mặt cắt dọc, đo trong – trong [4]. - Gan to: Quan sát gan phải vượt quá cực dưới thận phải trên mặt cắt đường trung đòn phải [7]. - Dị tật phối hợp: Đa lách, tĩnh mạch cửa trước tá tràng, đảo ngược phủ tạng, gan hai thùy ở đường giữa, không có tĩnh mạch chủ dưới, tim bẩm sinh, … [7]. Hình 1. Lưu đồ nghiên cứu Các bệnh nhi được chia thành hai nhóm có teo đường mật và không theo đường mật dựa theo tiêu chuẩn vàng là giải 3. KẾT QUẢ phẫu bệnh, cụ thể: - Teo đường mật: không xáo trộn cấu trúc tiểu thùy gan, Trong thời gian từ 02/2019 đến 06/2023 chúng tôi thu thập phù khoảng cửa, tăng sinh ống mật nhiều hơn 5 ống cho mỗi được 108 trường hợp thỏa tiêu chí chọn bệnh được đưa vào khoảng cửa kèm xơ hóa khoảng cửa và nút mật [1]. nghiên cứu. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.03.05 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 35
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 3 * 2025 3.1. Đặc điểm chung 15/108 bệnh nhi có dấu hiệu nang vùng rốn gan, Kích Tuổi lúc siêu âm có trung vị là 60 ngày, tuổi lúc phẫu thuật thước nang vùng rốn gan (đo theo chiều lớn nhất) có giá trị hoặc sinh thiết có trung vị là 72 ngày. Tỉ lệ nam/nữ là 1/ 2,23 trung vị ở nhóm teo đường mật là 10mm, nhóm không teo đường mật là 11mm; sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p=0,942 (kiểm định Mann – Whitney). 3.2. Siêu âm 3.2.1. Túi mật 35/108 bệnh nhi được đánh giá dấu hiệu phổ mạch dưới bao gan. Sự khác biệt giữa hai nhóm teo đường mật và không 108/108 bệnh nhi có ghi nhận đặc điểm hình dạng túi mật. teo dường mật không có ý nghĩa thống kê với p=0,640 (kiểm Hình dạng túi mật bất thường bao gồm không thấy túi mật định Fisher’s – Exact). (6/108), túi mật co nhỏ (37/108), túi mật xẹp (27/108). Dấu hiệu bất thường hình dạng túi mật có giá trị trong phân biệt 27/108 bệnh nhi được đo đường kính động mạch gan, hai nhóm teo đường mật và không teo đường mật với p=0,003 Đường kính trung bình của động mạch gan ở nhóm teo đường (kiểm định χ2). mật là 2,4 ± 0,49 (mm) và ở nhóm không teo đường mật là 1,78 ± 0,39 (mm), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,009 95/108 bệnh nhi siêu âm có mô tả đặc điểm thành túi mật. (kiểm định T – test). Ngưỡng cắt tối ưu phân biệt hai nhóm Dấu hiệu thành túi mật không đều có giá trị phân biệt hai teo đường mật và không teo đường mật là đường kính động nhóm bệnh nhi teo đường mật và không teo đường mật, sự mạch gan ≥ 2,15mm. khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,005 (kiểm định χ2). Dấu hiệu gan to có giá trị trong phân biệt hai nhóm bệnh Chiều dài túi mật có giá trị trung vị ở nhóm teo đường mật nhi teo đường mật và không teo đường mật sự khác biệt có ý là 14,85mm (phạm vi 6,2 – 35 mm) và ở nhóm không teo nghĩa thống kê với p=0,013 (kiểm định χ2). đường mật là 17,90mm (phạm vi 11 – 34 mm). Chiều dài túi mật không có giá trị trong chẩn đoán teo đường mật với diện 3/108 bệnh nhi có dị tật phối hợp, đều thuộc nhóm teo tích dưới đường cong AUC= 0,329. đường mật và cả 3 ca đều là hội chứng đa lách gồm đa lách, tĩnh mạch cửa trước tá tràng. 3.2.2. Thừng xơ tam giác Bề dày thừng xơ tam giác ở nhóm teo đường mật có trung 3.2.4. Giá trị của các dấu hiệu siêu âm vị là 3,7mm và nhóm không teo đường mật là 2,2mm, khác Giá trị của các dấu hiệu siêu âm được thể hiện trong Bảng 1. biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,001 (kiểm định Mann – 3.2.5. Hồi qui đơn biến và đa biến các dấu hiệu Whitney). Dựa vào phân tích đường cong ROC và diện tích siêu âm trong chẩn đoán teo đường mật dưới đường cong AUC, điểm cắt tối ưu chẩn đoán phân biệt Hồi qui đơn biến và đa biến các dấu hiệu siêu âm trong teo đường mật và không teo đường mật của dấu hiệu thừng chẩn đoán teo đường mật thể hiện trong Bảng 2. xơ tam giác là ≥3,3mm. 3.2.6. Giá trị chẩn đoán teo đường mật khi kết 3.2.3. Các dấu hiệu khác hợp các dấu hiệu siêu âm Các dấu hiệu khác gồm: Nang vùng rốn gan, phổ mạch Giá trị chẩn đoán teo đường mật khi kết hợp các dấu hiệu dưới bao gan, dãn động mạch gan, gan to và dị tật phối hợp, siêu âm thể hiện trong Bảng 3. Bảng 1. Giá trị của các dấu hiệu siêu âm Siêu âm Se (%) Sp (%) PPV (%) NPV (%) Ac (%) Bất thường túi mật 82,35 47,83 85,37 42,31 75 Bất thường thành túi mật 67,11 68,42 89,47 34,21 67,37 Thừng xơ tam giác ≥ 3,3mm 70,59 86,96 95,24 44,44 74,07 Nang vùng rốn gan 14,12 86,96 80 21,51 29,63 Đường kính động mạch gan ≥ 2,15 mm 80,95 83,33 94,44 55,56 81,48 Phổ mạch dưới bao gan (+) 36,67 80 91,67 17,39 42,86 Gan to 55,29 73,91 88,68 30,91 59,26 36 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.03.05
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 3 * 2025 Bảng 2. Hồi qui đơn biến và đa biến các dấu hiệu siêu âm Dấu hiệu siêu âm OR đơn biến P OR đa biến P Bất thường hình dạng túi mật (Khoảng tin cậy (KTC)) 4,27 (1,58 – 11,51) 0,004 1,05 (0,32 – 3,52) 0,925 Bất thường thành túi mật (KTC) 4,42 (1,50 – 13,00) 0,007 Bề dày TXTG ≥ 3,3mm (KTC) 16,00 (4,36 – 58,71) 0,001 16,59 (3,92 – 70,27) 0,001 Nang vùng rốn gan (KTC) 1,09 (0,28 – 4,26) 0,895 Phổ mạch dưới bao gan (+) (KTC) 2,31 (0,23 – 23,42) 0,477 Đường kính động mạch gan ≥ 2,15 mm (KTC) 21,25 (1,91 – 236,01) 0,013 Gan to (KTC) 3,50 (1,26 – 9,76) 0,016 3,91 (1,23 – 12,49) 0,021 Bảng 3. Giá trị chẩn đoán teo đường mật khi kết hợp dấu hiệu thừng xơ tam giác và dấu hiệu khác Dấu hiệu siêu âm TĐM (+) TĐM (-) Tổng p Dấu TXTG và bất thường hình dạng túi mật 57 3 60 0,001* Các trường hợp còn lại 28 20 48 Tổng 85 23 108 Dấu TXTG và bất thường thành túi mật 45 3 48 0,001* Các trường hợp còn lại 31 16 47 Tổng 76 19 95 Dấu TXTG và nang vùng rốn gan 10 1 11 0,451** Các trường hợp còn lại 75 22 97 Tổng 85 23 108 Dấu TXTG và gan to 33 0 33 0,001* Các trường hợp còn lại 52 23 75 Tổng 85 23 108 * kiểm định χ ; ** kiểm định Fisher’s – Exact 2 Khi phối hợp dấu hiệu thừng xơ tam giác ≥ 3,3mm và dấu 2 nhóm bệnh nhi teo đường mật và không teo đường mật hiệu gan to có Se 38,82%, Sp 100%, PPV 100%, NPV [10,11]. 30,67%, Ac 51,85%. Theo Lê Thị Kim Ngọc, Humphey TM dấu hiệu thành túi mật không đều có giá trị chẩn đoán tương đối cao với Se lần 4. BÀN LUẬN lượt là 87,5%, 91%, Sp lần lượt là 89,6%, 95% [5,12]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, dấu hiệu này có giá trị không cao Trong nghiên cứu của Mittal V, Lê Thị Kim Ngọc túi mật với Se 67,11%, Sp 68,42%. Sự khác biệt này có thể do đánh không thấy trên siêu âm luôn liên quan đến teo đường mật giá chủ quan của người thực hiện khác nhau, (Sp 100%, PPV 100%) cao hơn kết quả của chúng tôi (Sp Tác giả Kanegawa K định nghĩa dấu thừng xơ tam giác 95,65%, PPV 85,71%) [5,9]. dương tính khi phát hiện được dãy mô xơ ở cửa gan phía trước Một số tác giả định nghĩa túi mật nhỏ trên siêu âm rõ ràng chỗ chia đôi tĩnh mạch cửa, bề dày dãy mô xơ > 3mm [13]. như Agin MB, Mittal V, là túi mật nhỏ khi chiều dài túi mật Tác giả Lee HJ định nghĩa dấu thừng xơ tam giác là dãy mô < 19mm hoặc không thấy, Lee SM túi mật nhỏ khi chiều dài xơ ở phía trước tĩnh mạch cửa phải sau chỗ chia đôi, thừng túi mật ≤ 15mm [9-11]. Chúng tôi cũng chọn túi mật nhỏ khi xơ tam giác dương tính khi > 4mm [14]. Tác giả Lee SM chọn ngưỡng cắt tối ưu của thừng xơ tam giác là > 3,4mm [11]. chiều dài túi mật ≤ 15mm theo đa số các tác giả. Dù định Trong nghiên cứu của chúng tôi, bề dày thừng xơ tam giác ở nghĩa có khác nhau thì các nghiên cứu của Lee SM, Agin M nhóm teo đường mật có trung vị là 3,7mm và nhóm không và của chúng tôi đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa teo đường mật là 2,2mm, khác biệt có ý nghĩa thống kê với https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.03.05 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 37
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 3 * 2025 p=0,001 (kiểm định Mann – Whitney). Chúng tôi chọn không dễ dàng, đặc biệt khi không có các dấu hiệu khác đi ngưỡng cắt tối ưu của bề dày thừng xơ tam giác ≥ 3,3mm có kèm. Cần phải có sự tỉ mỉ của bác sĩ chẩn đoán hình ảnh để Se 70,59%, Sp 86,96%, PPV 95,24%, NPV 44,44%, Ac xác định có hay không có sự thông thương giữa nang và ống 74,07% với diện tích dưới đường cong AUC = 0,845. Chúng mật chủ. Yang JG cũng ghi nhận chụp cộng hưởng từ mật tụy tôi cũng như các tác giả trên đều ghi nhận dấu hiệu thừng xơ chẩn đoán teo đường mật có Ac 71,01%, không cao so với tam giác có giá trị chẩn đoán phân biệt trẻ teo đường mật và các phương tiện khác [18]. không teo đường mật. Trong nghiên cứu của chúng tôi dấu Sự hiện diện của dòng chảy dưới bao gan là dấu hiệu của thừng xơ tam giác có giá trị Sp là 86,96% thấp hơn so với các tăng sản và phì đại các nhánh nhỏ của động mạch gan. Trong nghiên cứu của Yoon HM, Lee SM, Lee HJ, Lê Thị Kim nghiên cứu của chúng tôi, dấu hiệu này có Se 36,67% và Sp Ngọc và Hồ Phi Duy, Sp của thừng xơ tam giác các tác giả 80%. Thấp hơn so với các nghiên cứu của Lee MS, El Gundi trên đều cao > 90% [5,11,14-16]. Giá trị Se của dấu thừng xơ MAS, Se 96,3% –100% và Sp 86% – 96,7% trong chẩn đoán tam giác trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn tác giả Hồ teo đường mật [20,21]. Tuy nhiên, dấu hiệu này có cỡ mẫu Phi Duy - Se 54% nhưng thấp hơn các tác giả khác [16]. nhỏ do chúng tôi mới thực hiện trong thời gian gần đây nên Chúng tôi ghi nhận có 3/23 bệnh nhi không teo đường mật có Se và Sp có tính chất tham khảo, cần nghiên cứu thêm. bề dày thừng xơ tam giác ≥ 3,3mm đều là những bệnh nhi Một số nghiên cứu cho thấy đường kính động mạch gan ở viêm gan nặng. Điều này có thể giải thích do phản ứng viêm nhóm trẻ teo đường mật lớn hơn so với trẻ không teo đường làm tăng sinh tổ chức xơ quanh khoảng cửa dẫn đến dương mật. Kim WS đã đề xuất ngưỡng cắt tối ưu là 1,5mm trong giả. Mặt khác, có 27/85 bệnh nhi teo đường mật lại có bề dày chẩn đoán teo đường mật có Se 92% và Sp 87% [19]. Tuy thừng xơ tam giác < 3,3mm, có thể các trường hợp này bệnh nhiên, đường kính trung bình của động mạch gan giữa nhóm nhi đến sớm khi dấu hiệu này chưa rõ. Trong 27 bệnh nhi này teo đường mật và không teo đường mật khác nhau rất nhiều có tuổi trung vị siêu âm là 55, tuổi siêu âm nhỏ nhất là 35 trong các nghiên cứu khác nhau. Theo các báo cáo, đường ngày và lớn nhất là 68 ngày. kính động mạch gan trung bình của teo đường mật là từ 2,1 - Sự hiện diện nang vùng rốn gan là một dấu hiệu đặc hiệu 2,5mm, trong khi đường kính của động mạch gan không teo cho teo đường mật. Có thể là nang lớn với đường kính > 5mm đường mật là từ 1,5 - 1,9mm [20,21]. Se và Sp của dấu hiệu nằm ở rốn gan hoặc nang nhỏ với đường kính ≤ 5mm ở phía dãn động mạch gan trong nghiên cứu của chúng tôi là 80,95% trước tĩnh mạch cửa phải ở cửa gan [4]. Tuy nhiên, Se của và 83,33% với ngưỡng cắt tối ưu của động mạch gan là chẩn đoán rất thấp, trong nghiên cứu của Knoob M là 25%, 2,15mm. Dấu hiệu này được phân tích trên cỡ mẫu nhỏ của Lê Thị Kim Ngọc là 15% và của chúng tôi là 14,12% (N=27 trường hợp) do chúng tôi mới thực hiện trong thời gian [5,17]. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 2 trường hợp siêu gần đây nên kết quả của dấu hiệu này trong nghiên cứu của âm và cộng hưởng từ trước phẫu thuật chẩn đoán là nang ống chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo. Chúng tôi khuyến nghị mật chủ nhưng kết quả phẫu thuật là nang vùng rốn gan của nên nghiên cứu thêm với cỡ mẫu lớn hơn. teo đường mật. Trường hợp thứ nhất nang vùng rốn gan kích Dấu hiệu gan to thường được các tác giả khảo sát trên lâm thước lớn 37mm, túi mật bình thường và dấu thừng xơ tam sàng. Theo Lee WS, đặc điểm gan to dưới bờ sườn ≥ 4cm giác âm tính. Trường hợp thứ hai nang vùng rốn gan cũng có có giá trị phân biệt trẻ teo đường mật và không teo đường mật kích thước lớn 17mm, chiều dài túi mật 12mm, dấu thừng xơ với Se 77% và Sp 51% [22]. Tiêu chuẩn gan to trong nghiên tam giác âm tính. Cả hai trường hợp trên đều thuộc loại nang cứu của chúng tôi và Mittal V không đo kích thước cụ thể [9]. lớn dẫn đến khó phân biệt được có hay không có sự thông Theo Mittal V, dấu hiệu gan to trên siêu âm có Se 83,3%, Sp thương giữa nang và ống mật chủ trên cả siêu âm và cộng 42%, PPV 38,5% và NPV 85,3% [9]. Trong nghiên cứu của hưởng từ. Bên cạnh đó nang vùng rốn gan ở teo đường mật chúng tôi dấu hiệu gan to có Se thấp hơn nhưng Sp cao hơn, thường có kích thước nhỏ hơn nang ống mật chủ nên có lẽ Se 55,29%, Sp 73,91%, PPV 88,68%, NPV 30,91%, Ac với kích thước nang lớn là 37mm và 17mm người khảo sát 59,26%. hướng đến chẩn đoán nang ống mật chủ hơn. Từ hai ca lâm sàng trên, chúng tôi nhận thấy việc phân biệt giữa nang ống Dị tật phối hợp teo đường mật của chúng tôi ít hơn so với mật chủ và nang vùng rốn gan trong teo đường mật đôi lúc tác giả Zhan J chiếm 4,95% [23], loại dị tật trong nghiên cứu 38 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.03.05
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 3 * 2025 của tác giả chủ yếu là dị tật tim; trong nghiên cứu của chúng thừng xơ tam giác làm dấu hiệu chính để phối hợp các dấu tôi dị tật là hội chứng đa lách, loại dị tật điển hình của teo hiệu khác. Khi phối hợp 2 dấu hiệu thừng xơ tam giác đường mật thể hội chứng và các loại dị tật chúng tôi phát hiện ≥ 3,3mm và bất thường hình dạng túi mật, Sp là 86,96%. ra tương tự như y văn ghi nhận trước đây. Khi phối hợp 2 dấu hiệu thừng xơ tam giác ≥ 3,3mm và bất Trong nghiên cứu của Lee SM phân tích hồi qui logistic đa thường thành túi mật, Sp là 84,21%. Khi phối hợp 2 dấu hiệu biến cho thấy dấu hiệu bất thường túi mật và dấu thừng xơ thừng xơ tam giác ≥ 3,3mm và gan to, Sp tăng lên 100%. tam giác > 3,4mm là những yếu tố dự báo của teo đường mật Trong nghiên cứu của Hồ Phi Duy [16], tác giả phối hợp dấu [11]. Dấu hiệu bất thường túi mật có giá trị dự báo cao hơn. hiệu gan dưới bờ sườn ≥ 2cm dựa trên khám lâm sàng và Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi khảo sát hồi qui logistic dấu thừng xơ tam giác ≥ 3mm, Sp đạt 100%, tương tự như đa biến, chỉ có 2 dấu hiệu thừng xơ tam giác ≥ 3,3mm và nghiên cứu của chúng tôi khi phối hợp 2 dấu hiệu thừng xơ gan to là yếu tố dự báo teo đường mật; dấu hiệu thừng xơ tam tam giác ≥ 3,3mm và gan to, Sp cũng đạt 100%. Trong giác ≥ 3,3mm có giá trị dự báo cao nhất OR = 16,597. những năm gần đây, có một số nghiên cứu đánh giá giá trị của Nghiên cứu của chúng tôi ngược lại với nghiên cứu của Lee dấu hiệu phổ mạch dưới bao gan và đường kính động mạch SM khi dấu hiệu thừng xơ tam giác có giá trị dự báo teo gan trong chẩn đoán teo đường mật. Vì vậy, chúng tôi bước đường mật, dấu hiệu bất thường túi mật không còn là yếu tố đầu khảo sát các đặc điểm phổ mạch dưới bao gan ở 35/108 dự báo teo đường mật [11]. trường hợp và ghi nhận dấu hiệu dãn động mạch gan ở 27/108 Chúng tôi khảo sát giá trị của siêu âm trong chẩn đoán teo trường hợp. Số trường hợp được ghi nhận ít hơn các dấu hiệu đường mật khi kết hợp các dấu hiệu hình ảnh. Theo phân tích khác nên khi phối hợp dấu hiệu trên siêu âm, ít ảnh hưởng hồi qui đa biến, dấu hiệu thừng xơ tam giác là dấu hiệu tiên đến kết quả phân tích thống kê. đoán teo đường mật cao nhất. Vì vậy, chúng tôi chọn dấu hiệu Hình 2. Các dấu hiệu siêu âm teo đường mật. Bất thường hình dạng và thành túi mật (a), thừng xơ tam giác (b), dãn động mạch gan (c), phổ mạch dưới bao gan dương tính (d), nang vùng rốn gan (e), gan to (f), đa lách (g), bệnh phẩm sau mổ (h) “Nguồn: Bệnh viện Nhi đồng 1, số hồ sơ:149562/21, 63975/21, 215770/21,356233/20” https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.03.05 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 39
  8. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 3 * 2025 5. KẾT LUẬN Viết bản thảo đầu tiên: Võ Hà Nhật Thúy Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Võ Tấn Đức, Trương Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các dấu hiệu siêu âm có Thị Phương Thảo giá trị chẩn đoán trong chẩn đoán teo đường mật bao gồm: bất thường hình dạng túi mật, bất thường thành túi mật, gan to, và Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu thừng xơ tam giác dày ≥ 3,3mm. Trong đó dấu hiệu thừng xơ Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban tam giác là dấu hiệu tiên đoán teo đường mật cao nhất. Khi kết biên tập. hợp dấu hiệu thừng xơ tam giác và dấu hiệu gan to độ đặc hiệu của siêu âm trong chẩn đoán teo đường mật là 100%. Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức Lời cảm ơn Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học bệnh viện Nhi Đồng 1, số 488/GCN- Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn Bác sĩ Chuyên khoa II BVNĐ1. Nguyễn Hữu Chí, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã hỗ trợ trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguồn tài trợ Nghiên cứu không nhận tài trợ. 1. Vij M and Rela M. Biliary atresia: pathology, etiology and pathogenesis. Future science OA. 2020;6(5):FSO466. Xung đột lợi ích 2. Bùi Thị Kim Oanh and Nguyễn Phạm Anh Hoa, Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết Differentiating Biliary Atresia from other Causes of này được báo cáo. Cholestasis Jaundice in Infants. Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa. 2020;4(4):2-7. ORCID 3. Jeon TY. Overview of Biliary Atresia. J Korean Soc Võ Tấn Đức Radiol. 2022;83(5):979. https://orcid.org/0000-0001-6704-3994 4. Zhou W and Zhou L. Ultrasound for the Diagnosis of Trương Thị Phương Thảo Biliary Atresia: From Conventional Ultrasound to https://orcid.org/0009-0001-8386-460X Artificial Intelligence. Diagnostics, 2021;12(1):51. Võ Hà Nhật Thúy 5. Lê Thị Kim Ngọc. Nghiên cứu giá trị siêu âm trong chẩn https://orcid.org/0000-0002-1684-3171 đoán teo mật bẩm sinh ở trẻ < 4 tháng. Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam. 2018;29:5-11. Đóng góp của các tác giả 6. Napolitano M, Franchi-Abella S, Damasio MB, et al. Ý tưởng nghiên cứu: Võ Hà Nhật Thúy, Võ Tấn Đức Practical approach to imaging diagnosis of biliary Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Võ Hà Nhật Thúy, Võ atresia, Part 1: prenatal ultrasound and magnetic Tấn Đức resonance imaging, and postnatal ultrasound. Pediatric Radiology. 2021;51:314-331. Thu thập dữ liệu: Võ Hà Nhật Thúy 7. Siegel MJ. Pediatric sonography. Gallbladder and Giám sát nghiên cứu: Võ Tấn Đức, Trương Thị Phương Thảo Biliary Tract, 4th ed, pp.275-304. Lippincott Williams & Nhập dữ liệu: Võ Hà Nhật Thúy, Trương Thị Phương Thảo Wilkins. 2011. Quản lý dữ liệu: Trương Thị Phương Thảo 8. Alkan M, Tutus K, Fakıoglu E, et al. Laparoscopy- assisted percutaneous cholangiography in biliary atresia Phân tích dữ liệu: Võ Hà Nhật Thúy, Võ Tấn Đức diagnosis: comparison with open technique. 40 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.03.05
  9. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 3 * 2025 Gastroenterology Research and Practice. biliary atresia. Radiology. 2007;245(2):549-555. 2016;doi:10.1155/2016/5637072. 20. Lee MS, Kim MJ, Lee MJ, et al. Biliary atresia: color 9. Mittal V, Saxena AK, Sodhi KS, et al. Role of abdominal doppler US findings in neonates and infants. Radiology. sonography in the preoperative diagnosis of extrahepatic 2009;252(1):282-289. biliary atresia in infants younger than 90 days. American 21. El-Guindi MAS, Sira MM, Sira AM. et al. Design and Journal of Roentgenology. 2011;196(4):W438. validation of a diagnostic score for biliary atresia. 10. Ağın M, Tümgör G, Alkan M, et al. Clues to the Journal of Hepatology. 2014;61(1):116-123. diagnosis of biliary atresia in neonatal cholestasis. Turk 22. Lee WS and Chai PF. Clinical features differentiating J Gastroenterol. 2016;27(1):37-41. biliary atresia from other causes of neonatal cholestasis. 11. Lee SM, Cheon JE, Choi YH, et al. Ultrasonographic Annals Academy of Medicine Singapore. diagnosis of biliary atresia based on a decision-making 2010;39(8):648. tree model. Korean Journal of Radiology. 23. Zhan J, Feng J, Feng Y, et al. Incidence of biliary atresia 2015;16(6):1364-1372. associated congenital malformations: a retrospective 12. Humphrey TM and Stringer MD. Biliary atresia: US multicenter study in China. Asian Journal of Surgery. diagnosis. Radiology. 2007;244(3):845-851. 2017;40(6):429-433. 13. Kanegawa K, Akasaka Y, Kitamura E, et al. Sonographic diagnosis of biliary atresia in pediatric patients using the “triangular cord” sign versus gallbladder length and contraction. American Journal of Roentgenology. 2003;181(5):1387-1390. 14. Lee HJ, Lee SM, Park WH, et al. Objective criteria of triangular cord sign in biliary atresia on US scans. Radiology. 2003;229(2):395-400. 15. Yoon HM, Suh CH, Kim JR, et al. Diagnostic Performance of Sonographic Features in Patients with Biliary Atresia: A Systematic Review and Meta ‐ analysis. Journal of Ultrasound in Medicine. 2017;36(10):2027-2038. 16. Hồ Phi Duy. Giá trị của các phương tiện chẩn đoán teo đường mật ở trẻ em. Đại học Y Dược TP.HCM. 2018. 17. Koob M, Pariente D, Habes D, et al. The porta hepatis microcyst: an additional sonographic sign for the diagnosis of biliary atresia. European Radiology. 2017;27:1812-1821. 18. Yang JG, Ma DQ, Peng Y, et al. Comparison of different diagnostic methods for differentiating biliary atresia from idiopathic neonatal hepatitis. Clinical imaging. 2009;33(6):439-446. 19. Kim WS, Cheon JE, Youn BJ, et al. Hepatic arterial diameter measured with US: adjunct for US diagnosis of https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.03.05 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 41
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
77=>2