Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
GIÁ TRỊ CỦA TEST KIỂM SOÁT HEN TRONG THEO DÕI ĐIỀU TRỊ<br />
DỰ PHÒNG HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM<br />
Nguyễn Tiến Dũng*, Ngô Thị Xuân**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Sử dụng bộ trắc nghiệm kiểm soát hen (ACT) đã được áp dụng trong theodõi điều trị dự<br />
phòng hen ở một số nước trên thế giới, nhưng ở Việt Nam chưa có tài liệu nàocông bố nghiên cứu vấn đề này ở<br />
trẻ em.<br />
Mục tiêu: Kiểm định giá trị theodõi điều trị dự phòng hen bằng ACT và điều tra thái độ bệnh nhân và gia<br />
đình về ACT.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, mỗi bệnh nhi được theodõi dọc trong 12 tuần. Tất cả các bệnh nhi đủ tiêu<br />
chuẩn chọn vàonghiên cứu sẽ trải qua 4 lần khám cách nhau 4 tuần/lần. Sử dụng ACT để đánh giá mức kiểm<br />
soát hen. Điều tra thái độ của bệnh nhân và gia đình bằng sử dụng bảng câu hỏi.<br />
Kết quả: Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2007 có 72 bệnh nhân hen được theodõi điều trị dự phòng. Có<br />
mối tương quan đồng biến chặt giữa mức kiểm soát hen theoGINA với điểm ACT (r = 0, 659; p < 0,001), giữa<br />
FEV1 với điểm ACT (r=0,583; p < 0,001) và giữa PEF với ACT (r=0, 676; p < 0,001). Sau 4 tuần điều trị, có 4<br />
trẻ không thay đổi mức kiểm soát hen thì điểm ACT thay đổi là 2,5 ± 2,1. Nhóm tốt lên 1 bậc có 22 trẻ và điểm<br />
ACT tăng lên là 3,5 ± 2,3. Nhóm tốt lên 2 bậc có 9 trẻ và điểm ACT tăng lên caonhất là 6,7 ± 4,4. Sự khác biệt<br />
giữa điểm ACT ở các nhóm thay đổi mức kiểm soát hen có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sau 12 tuần theodõi<br />
chothấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm ACT giữa 2 nhóm thay đổi FEV1 và PEF (p < 0,05). Hầu<br />
hết bệnh nhân và gia đình đều chorằng ACT là bộ công cụ thuận tiện, có thể giúp họ tự đánh giá mức kiểm<br />
soát của mình.<br />
Kết luận: ACT là bộ công cụ đơn giản, có giá trị trong theodõi điều trị dự phòng hen ở trẻ em.<br />
Từ khóa: Test kiểm soát hen; mức kiểm soát hen.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
VALUE OF ASTHMA CONTROL TEST IN FOLLOWING UP ASTHMA CONTROL TREATMENT IN<br />
CHILDREN<br />
Nguyen Tien Dung, Ngo Thi Xuan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 123 - 128<br />
Background: Asthma Control Test (ACT) has been used tofollow up asthma control treatment in children<br />
in some countries, but not in Vietnam.<br />
Objective: Tomeasure value of ACT in following up asthma control treatment and survey attitude of<br />
patients and their families with ACT.<br />
Method: Descriptive study; duration of following up of each patient tobe 12 weeks and each patient were<br />
examined 4 times in every 4 weeks; ACT has been used toevaluate level of asthma control. Surveying attitude of<br />
patients and their families were carried out by questionnaires.<br />
Results: During from January toNovember 2007, seventy twoasthma children 6-15 years of age had been<br />
studied. After 4 weeks of preventative treatment, there were closed correlation between levels of asthma control by<br />
GINA with ACT (r = 0.659; p < 0.001) and between FEF with ACT (r = 0.676; p < 0.001). There were 4 patients<br />
* Khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, ** Khoa Nhi bệnh viện Tỉnh Bắc Ninh<br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Tiến Dũng, ĐT: 0913518596,<br />
Email: dung7155@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
without change of asthma control and they had change of ACT points to be 2.5 ± 2.1. There were 22 patients with<br />
improving 1 level of asthma control and they had increasing change of ACT points to be 3.5 ± 2.3. There were 9<br />
patients with improving 2 level of asthma control and they had highest increasing change of ACT points to be 6.7<br />
± 4.4. (P10%, là các nhóm có FEV1 ở thời điểm sau 12<br />
tuần so với thời điểm sau 4 tuần tăng ≤ 10% và<br />
>10%. Kết quả bảng 3 cho thấy sự khác biệt<br />
giữa sự thay đổi điểm ACT trong quá trình<br />
điều trị ở 2 nhóm thay đổi giá trị FEV1 là có ý<br />
nghĩa thống kê với p < 0,05.<br />
<br />
bệnh nhân và gia đình (5%) cho rằng tự mình<br />
đánh giá và theo dõi mức độ ổn định của bệnh<br />
thì không chính xác, thường cho điểm cao hơn,<br />
trong đó có những câu hỏi khó đánh giá nhất là<br />
câu số 5 (3%).<br />
<br />
Bảng 4: Phân bố sự thay đổi điểm ACT và giá trị của<br />
PEF<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả các<br />
bệnh nhân đều được điều trị dự phòng cùng<br />
một loại thuốc (Seretide), liều lượng theo tuổi<br />
và theo bậc hen. Sau 12 tuần, có 35 bệnh nhân<br />
được theo dõi liên tục để đánh giá sự thay đổi<br />
điểm số của ACT có tương quan với sự thay<br />
đổi của mức kiểm soát hen theo GINA, FEV1,<br />
PEF và sự thay đổi này phân biệt được các<br />
nhóm bệnh nhân thay đổi về bậc hen và chức<br />
năng hô hấp sau điều trị dự phòng. Theo kết<br />
quả ở bảng 1 cho thấy, sự thay đổi của ACT<br />
có mối tương quan đồng biến, chặt, có ý<br />
nghĩa thống kê với sự thay đổi mức độ kiểm<br />
soát hen theo tiêu chuẩn của GINA (r = 0,659;<br />
p < 0,001). Nghiên cứu của Schartz M và cộng<br />
sự cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của<br />
chúng tôi, tương quan có ý nghĩa thống kê<br />
giữa sự thay đổi của ACT với sự thay đổi của<br />
điểm cho của bác sỹ chuyên khoa (r = 0,44; p <<br />
0,001). Các tác giả còn so sánh ACT với bộ câu<br />
hỏi về kiểm soát hen (ACQ: Asthma Control<br />
Questionnaire) đã chỉ ra tương quan có ý<br />
nghĩa thống kê giữa ACT với ACQ(10). So với<br />
ACQ, cũng là bộ công cụ để đánh giá mức độ<br />
kiểm soát hen thì ACT đơn giản và dễ áp<br />
dụng hơn(11).<br />
<br />
PEF<br />
<br />
Cải thiện ≤<br />
Cải thiện<br />
p<br />
10% (n = 10) >10% (n = 25)<br />
Thay ñổi ñiểm ACT 2,8 ± 1,1<br />
4,9 ± 2,6<br />
< 0,05<br />
trung bình<br />
<br />
Kết quả bảng 4 cho thấy, nhóm có sự thay<br />
đổi giá trị của PEF trên 10% có 25 bệnh nhân<br />
chiếm tỷ lệ 71,4%, cao hơn so với nhóm có sự<br />
thay đổi giá trị của PEF dưới 10% (28,6%) và sự<br />
thay đổi điểm ACT trung bình cũng cao hơn rõ<br />
rệt (4,9 ± 2,6). Sự khác biệt giữa sự thay đổi điểm<br />
ACT ở 2 nhóm thay đổi giá trị của PEF là có ý<br />
nghĩa thống kê với p < 0,05.<br />
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi điều<br />
tra thái độ của bệnh nhân và gia đình theo bảng<br />
câu hỏi thăm dò lấy ý kiến.<br />
Bảng 5: Thái độ của bệnh nhân với ACT<br />
Thông số<br />
Đơn giản, dễ sử dụng<br />
Tự mình ñánh giá mức ñộ ổn<br />
ñịnh của bệnh<br />
Tự theo dõi mức ñộ ổn ñịnh của<br />
bệnh<br />
Thuận tiện cho việc theo dõi lâu<br />
dài<br />
Không tốn kém<br />
Mất ít thời gian<br />
<br />
Số lượng<br />
N=72<br />
70<br />
61<br />
<br />
Tỷ lệ(%)<br />
<br />
60<br />
<br />
83<br />
<br />
71<br />
<br />
99<br />
<br />
71<br />
61<br />
<br />
99<br />
85<br />
<br />
97<br />
85<br />
<br />
Kết quả bảng 5 cho thấy, đa số bệnh nhân và<br />
gia đình đều cho rằng ACT là bộ công cụ để<br />
đánh giá mức độ kiểm soát hen thuận tiện cho<br />
việc theo dõi lâu dài và ít tốn kém (99%), đơn<br />
giản, dễ sử dụng (97%). Bệnh nhân và gia đình<br />
tự mình có thể đánh giá được mức độ ổn định<br />
của bệnh và mất ít thời gian (85%), tự theo dõi<br />
mức độ ổn định của bệnh (83%). Chỉ một số ít<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Kiểm định giá trị theo dõi và điều trị dự<br />
phòng của ACT<br />
<br />
Bảng 1 cũng cho thấy tương quan giữa sự<br />
thay đổi điểm số của ACT với sự thay đổi của<br />
FEV1 (r = 0,58), tương quan giữa sự thay đổi<br />
điểm số của ACT với sự thay đổi giá trị của PEF<br />
(r = 0,67). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng<br />
tương tự như nghiên cứu của Schartz M và cộng<br />
sự, tương quan có ý nghĩa thống kê giữa sự thay<br />
đổi của ACT với sự thay đổi giá trị của FEV1 (r =<br />
0,29; p < 0,001)(10). Các nghiên cứu của các tác giả<br />
<br />
4Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
khác trên trẻ em hen phế quản tại Trung quốc,<br />
Nhật bản và Singapore cũng cho kết quả tương<br />
tự với chúng tôi(1,2,3,12). Như vậy, sử dụng ACT ở<br />
những nơi không có điều kiện đo chức năng hô<br />
hấp, cũng đánh giá được mức ổn định của bệnh<br />
theo thời gian.<br />
Sau 12 tuần điều trị dự phòng không có bệnh<br />
nhân nào bậc hen xấu đi, giữ nguyên bậc có 4<br />
bệnh nhân, đa số là bệnh nhân tốt lên 1 bậc<br />
chiếm tỷ lệ 63%. Sự khác biệt giữa sự thay đổi<br />
điểm ACT trung bình ở các nhóm thay đổi bậc<br />
hen là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Các<br />
nghiên cứu của Robert A. Nathan và cộng sự,<br />
của Schartz M và cộng sự, khi nghiên cứu kiểm<br />
định dài hạn về ACT trên lâm sàng cũng chỉ ra<br />
rằng sau 12 tuần theo dõi bệnh nhân thì sự thay<br />
đổi điểm ACT trung bình phân biệt được các<br />
nhóm thay đổi bậc hen (p < 0,05)(7,10).<br />
Kết quả bảng 3 cho thấy có sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê giữa điểm ACT trung bình ở 2<br />
nhóm cải thiện giá trị của FEV1 với p < 0,05. Hay<br />
nói cách khác, ACT phân biệt được các nhóm<br />
bệnh nhân cải thiện về giá trị của FEV1. Kết quả<br />
này của chúng tôi cũng tương tự như của các tác<br />
giả khác(10). Bảng 4 cũng cho kết quả tương tự về<br />
mối tương quan giữa thay đổi ACT trung bình<br />
với PEF ở cả 2 nhóm.<br />
Như vậy ACT không những phân biệt được<br />
các nhóm bệnh nhân cải thiện về giá trị của FEV1<br />
mà còn phân biệt được các nhóm bệnh nhân cải<br />
thiện về giá trị của PEF. Điều này nói lên rằng<br />
bệnh nhân có thể tự theo dõi mức độ ổn định<br />
của bệnh bằng ACT tại nhà khi không có điều<br />
kiện đi khám bệnh và đo chức năng hô hấp. Tuy<br />
nhiên theo một nghiên cứu khác lại cho thấy<br />
không nên đánh giá quá cao một chỉ số nào, kể<br />
cả các xét nghiệm hay thăm dò chức năng hô<br />
hấp trong theo dõi hen ở trẻ em mà tốt nhất là<br />
cần phải tổng hợp nhiều yếu tố(4).<br />
<br />
(99%), đơn giản, dễ sử dụng (97%), tự mình<br />
đánh giá mức độ ổn định của bệnh và mất ít<br />
thời gian (85%), tự theo dõi mức độ ổn định<br />
của bệnh (83%).<br />
Như vậy ACT được người bệnh chấp nhận<br />
và tin tưởng, đơn giản, dễ sử dụng, thuận tiện để<br />
người bệnh có thể tự đánh giá mức độ kiểm soát<br />
hen của mình khi không có điều kiện đi khám<br />
định kỳ và đo chức năng hô hấp.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
ACT đáp ứng được với các biến đổi của tình<br />
trạng kiểm soát hen và chức năng hô hấp theo<br />
thời gian đồng thời cũng phân biệt được các<br />
nhóm khác nhau về sự thay đổi bậc hen theo<br />
GINA, giá trị FEV1 và PEF.<br />
ACT là bộ công cụ đơn giản, dễ áp dụng,<br />
được bệnh nhân và gia đình chấp nhận và tin<br />
tưởng để có thể tự đánh giá mức độ kiểm soát<br />
hen của mình khi không có điều kiện đi khám<br />
định kỳ.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Thái độ của bệnh nhân với ACT<br />
Từ kết quả ở bảng 5 cho thấy, đa số bệnh<br />
nhân và gia đình đều cho rằng ACT là bộ công<br />
cụ để đánh giá mức độ kiểm soát hen thuận<br />
tiện cho việc theo dõi lâu dài và ít tốn kém<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
Asano M, Sugiura T, Miura K, Torii S, Ishiguro A, (2006):<br />
Reliability and validity of the self-report Quality of Life<br />
Questionnaire for Japanese School-aged Children with<br />
Asthma (JSCA-QOL v.3). Allergol Int. 55(1):59-65.<br />
Chen HH, Wang JY, Jan RL, Liu YH, Liu LF, (2008): Reliability<br />
and validity of childhood asthma control test in a population<br />
of Chinese asthmatic children. Qual Life Res. 17(4):585-93.<br />
Chong LY, Chay OM, Shu-Chuen L, (2006): Is the childhood<br />
asthma questionnaire a good measure of health-related<br />
quality of life of asthmatic children in Asia?: validation among<br />
paediatric<br />
patients<br />
with<br />
asthma<br />
in<br />
Singapore.<br />
Pharmacoeconomics. 24(6):609-21<br />
Gandhi RK, Blaiss MS, (2006): What are the best estimates of<br />
pediatric asthma control? Curr Opin Allergy Clin Immunol.<br />
2006 Apr; 6(2):106-12.<br />
GINA. Pocket guide for asthma management and prevention<br />
in children, p1-28; 2006<br />
Love AS, Spiegel J, (2006): “The Inner –City Asthma<br />
Intervention tool kit: best practices and lessons learned”, Ann<br />
Allergy Asthma Immunol (Suppl 1); p 36 – 39<br />
Nathan RA, Sorkness CA, Kosinski M, (2004): “Development<br />
of the asthma control test: a survey for assessing asthma<br />
control”, Allergy Clin Immunol: 113 (1): p 59-65.<br />
Nguyễn Tiến Dũng, (2008): Đánh giá mức độ kiểm soát hen<br />
phế quản trẻ em bằng test kiểm soát hen. Y học thành phố Hồ<br />
chí Minh; Tập 12; Phụ bản của số 4*; Tr 218-222.<br />
Patton J, (2001): “Management of Chronic Asthma in<br />
Children”. Manual of asthma management, 2th Edison. p339398.<br />
Schatz M, Sorkness CA, Li JT, (2006). “Asthma Control Test:<br />
Reliability, validity, and responsiveness in patients not<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
5<br />
<br />