Gia tri nhan dao trong Vo chong A Phu
lượt xem 41
download
Tham khảo tài liệu 'gia tri nhan dao trong vo chong a phu', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Gia tri nhan dao trong Vo chong A Phu
- Công ty C ổ phần Đầu tư Công ngh ệ Giáo d ục IDJ Đề bài: Phân tích giá tr ị nhân đạo của truyện Vợ chồng A Ph ủ thông qua nhân v ật Mị và A Ph ủ. Gợi ý: 1. Cảm thông cho ki ếp nô lệ của những chàng trai cô gái mi ền núi- nạn nhân c ủa chế độ phong kiến và th ần quyền Mị xinh đẹp, chăm làm nhưng nghèo kh ổ, có thể nói “khổ từ trong tr ứng”. Bố mẹ nghèo, cưới nhau không có ti ền phải vay n ợ nhà th ống lí. N ợ chưa trả hết, người mẹ đã qua đời. Bố già yếu quá, món n ợ truyền sang M ị, Thống lí Pá Tra mu ốn Mị làm con dâu “gạt nợ”. Mà quan trên đ ã mu ốn, kẻ dưới làm sao thoát đư ợc! Pá Tra x ảo quyệt, lợi dụng tục lệ của người Mèo, cho cư ớp Mị về. Thế là không có cư ới hỏi, không cần tình yêu mà vẫn hoàn toàn h ợp lẽ. Có ai dám bên v ực Mị! Ngòi bút hi ện thực tỉnh táo của Tô Hoài đ ã phanh tr ần bản chất bóc lột giai cấp ẩn sau nh ững phong t ục tập quán. Cô Mị, tiếng là con dâu nhưng th ực sự là một nô lệ, thứ nô lệ người ta không ph ải là mua mà l ại được tha h ồ bóc lột, hành h ạ. Mị ở nhà ch ồng như ở giữa địa ngục. Không có tình th ương, không s ự chia sẻ vợ chồng; ch ỉ có nh ững ông ch ủ độc ác, thô b ạo và những nô lệ âm thầm, tăm t ối. Dần dần rồi Mị cũng quên luôn mình là con ng ười nữa. Su ốt ngày “M ị lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, lúc nào c ũng cúi m ặt, thế giới của Mị thu hẹp trong một cái ô c ửa sổ” mờ mờ trăng trắng, không bi ết là sương hay là n ắng”. Kết quả của hoàn cảnh sống thật chua xót: “ Ở lâu trong cái kh ổ Mị quen rồi”, cô nh ẫn nhục, cam ch ịu đến thành tê li ệt ý thức: “Là con trâu, con ng ựa phải đổi từ cái tàu ng ựa nhà này sang tàu ng ựa nhà khác, con ng ựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết làm mà thôi”. Ai có th ể ngờ cô gái trẻ trung, yêu đời ngày nào th ổi sáo hồi hộp chờ đợi người yêu, đã từng hái lá ngón đ ịnh ăn để khỏi chịu nhục, giờ đây lại chai lì, u mê đến thế. Quả thật hoàn cảnh quyết định tính cách. Nguyên t ắc biện chứng của chủ nghĩa hiện thực đã được nhà văn tuân th ủ nghiêm ng ặt. Sự yếu đuối của kẻ nô lệ, sự vùi dập tàn bạo của bọn bốc lột tất sẽ dẫn đến cảnh ngộ bi đát ấy. Nỗi khổ nhục của cô gái Mèo này th ật đã có thể so sánh v ới nỗi nhục của Chí Phèo khi “đ ánh mất cả nhân tính l ẫn nhân hình”. (Thật ra, Chí Phèo còn có lúc nghênh ngang, còn d ọa nạt được người khác). N ếu xem xét giá trị hiện thực của một tác ph ẩm như là s ự phản ánh chân th ật cuộc sống, thì V ợ chồng A Phủ quả là bản cáo trạng hùng h ồn về nỗi thống khổ của người phụ nữ miền núi, v ừa chịu gánh nặng của chế độ phong kiến, vừa bị trói chặt trong xiềng xích của thần quyền. Tâm lý nơm nớp sợ “con ma nhà Th ống Lý” đã nhận mặt mình t ừ buổi bị bắt về ”cúng trình ma” là một ám ảnh ghê g ớm đè nặng su ốt cuộc đời Mị (ngay cả đến khi cô đ ã trốn thoát kh ỏi Hồng Ngài). Xem th ế đủ thấy bọn thống trị cao tay đ ến nhường nào trong ngh ệ thuật “ ngu dân” để dễ trị. Có thể nói, nhà văn đ ã không hà ti ện cung cấp cho ngư ời đọc những chi ti ết có giá trị bóc trần bản chất xã h ội vô nhân đ ạo, ở đó thân ph ận người dân nghèo m ới mong manh Biên tập viên: Trần Hải Tú www.hoc360.vn
- Công ty C ổ phần Đầu tư Công ngh ệ Giáo d ục IDJ bất ổn làm sao! Ta s ững sờ trước cảnh cô M ị lặng lẽ ngồi trong nh ững đêm đông buốt giá, chồng thì đi chơi về khuya ng ứa tay đánh M ị ngã dúi xu ống đất. Lại còn có hình ảnh nh ức nhối phũ phàng: ngư ời con gái b ị trói đứng vào c ột trong bu ồng tối, bị trói ch ỉ vì mu ốn đi chơi tết như bạn bè. Sự bất lực của Mị tràn theo dòng n ước mắt chua chát trên má môi mà không có cách gì lau đi được. Những chi ti ết như vậy làm cho b ức tranh hi ện thực nới rộng thêm dung lư ợng và linh động thêm. Sự xuất hiện của nhân v ật chính A Ph ủ tạo thêm tình hu ống để hoàn ch ỉnh bức tranh đó. Cuộc đời nô lệ của A Phủ thật ra là s ự lặp lại với ít nhiều biến thái chính cu ộc đời Mị. Lý do mà Th ống Lí Pá Tra bu ộc A Phủ phải thành ngư ời ở công không, không ph ải vì cuộc ấu đả thường tình c ủa đám trai làng. V ấn đề là ở chỗ pháp luật trong tay ai? Khi k ẻ phát đơn kiện cũng đồng th ời là kẻ ngồi ghế quan toà thì còn nói gì t ới công lý n ữa! Vậy nên m ới có cảnh xử kiện quái g ỡ nhất trên đời mà chúng ta đư ợc chứng kiến tại nhà Th ống Lí. Kết quả là người con trai kh ỏe mạnh phóng khoáng vì l ẽ công bằng mà ph ải đem cu ộc đời mình trả nợ nhà quan. Cảnh ngộ của hai nhân v ật Mị và A Phủ ít nhiều gợi đến những Chí Phèo, ch ị Dậu, những chú AQ và nh ững thím Tư ờng Lâm… Đó là nh ững hình t ượng nghệ thuật được cô đúc từ chính cu ộc đời đau khổ trong xã h ội cũ. 2. Ca ngợi vẻ đẹp, sức sống và s ức phản kháng ti ềm tàng của con người Thật khó quên hình ảnh cô M ị lần tìm về quỳ lạy trước mặt bố mà khóc n ức nở. Đứa con chưa k ịp nói gì ng ười cha đã biết: “Mày v ề quỳ lạy tao để mày chết đấy à? Không đư ợc đâu con ơi”. M ị ném nắm lá ngón xu ống đất, quay tr ở lại chốn địa ngục trần gian. Ph ải, cô gái ấy vốn có m ột nhân cách đáng tr ọng. Cô thà ch ết để khỏi sống kh ổ nhục, nhưng lại phải chấp nhận sống kh ổ nhục hơn bất hiếu với cha. Chính M ị, khi còn tr ẻ đã biết xin bố:”con nay đ ã lớn rồi con sẽ thay bố làm nương tr ả nợ. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Đó là con ngư ời biết yêu quý t ự do, biết khẳng định quy ền sống. Ngay c ả lúc bị hoàn cảnh vùi dập đến mê m ụ, trong tro tàn c ủa lòng cô v ẫn âm ỉ đốm than h ồng của niềm ham sống, khao khát th ương yêu. N ếu nhà văn ch ỉ tuân theo m ột thứ hiện thực khách quan, l ạnh lùng thì làm sao ông có th ể đón đợi và nắm bắt tài tình giây phút s ống lại bất ngờ và mãnh liệt đến thế của cô gái. Không trư ớc sau ông v ẫn tin rằng hoàn cảnh dẫu có kh ắc ngh ệt đến mấy, cũng không th ể tiêu diệt hoàn toàn nhân tính. M ị đã sống lại bằng tu ổi trẻ, bằng nỗi day dứt về thân phận của mình. Chính cái khát v ọng sống mãnh li ệt không th ể chết được ở Mị, làm cho M ị đồng cảm với cảnh ngộ của A Phủ và đi đến quyết định giải thoát cho A Phủ, giúp M ị tự giải thoát kh ỏi cái ch ốn địa ngục để làm lại cuộc đời, để sống như m ột con ngư ời. Biên tập viên: Trần Hải Tú www.hoc360.vn
- Công ty C ổ phần Đầu tư Công ngh ệ Giáo d ục IDJ Tuy m ới mười tuổi, nh ưng A Ph ủ gan b ướng, không thích ở d ưới cánh đồng thấp, trốn thoát l ên núi, lưu l ạc tới Hồng Ng ài. Lớn lên giữa núi rừng, A Phủ trở t hành chàng trai Mông kho ẻ mạnh chạy nhanh nh ư ngựa, biết đúc l ưỡi cày, biết đúc cuốc, lại c ày giỏi và đi săn b ò tót rất bạo. Con gái trong làng nhi ều người mê, nhiều người nói: "Đứa n ào được A Phủ cũng bằng đ ược con trâu tốt trong nhà, ch ẳng mấy lúc m à giàu". Người ta ao ước đùa thế thôi, chứ A Phủ vẫn rất ngh èo. A Phủ không có cha, không có mẹ, không có ruộng, không có bạc, suốt đời l àm thuê, làm mướn, phép l àng và tục lệ cưới xin ngặt đến nỗi A Phủ không thể n ào lấy nổi vợ. Cá tính gan góc c ủa A Phủ vốn đ ã bộc lộ từ năm l ên mư ời, cá tính ấy lại đ ược chính cuộc sống hoang d ã của núi rừng c ùng hoàn c ảnh ở đợ l àm thuê nhi ều cực nhọc, vất vả hun đúc để A Phủ trở th ành m ột chàng trai c ó tính cách m ạnh mẽ, táo bạo. Ở vùng núi cao, b ọn chúa đất nh ư thống lí Pá Tr a là m ột thứ trời con, con trai thống lí l à con tr ời, không ai dám đụng tới. Nh ưng A Ph ủ không sợ. Với A Phủ, A Sử chỉ l à đứa phá đám cuộc ch ơi, cần phải đánh. A Ph ủ đã phải trả một cái giá rất đắt cho h ành động táo tợn ấy. Nh ưng là ngư ời đơn giản, A Phủ k hông quan tâm. Khi đ ã phải sống thân phận của kẻ làm công tr ừ nợ, A Phủ vẫn là một chàng trai của tự do, d ù phải quanh năm một thân một m ình "đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn b ò tót, b ẫy hổ, chăn b ò, chăn ngựa..." nh ưng cũng là quanh năm A Ph ủ "bôn ba rong ru ổi ngoài gò ngoài r ừng" làm phăng phăng m ọi thứ, không khác với những năm tháng trư ớc kia. Khi rừng đôi, v ì mải bẫy nhím, để hổ bắt mất b ò, A Phủ điềm nhi ên vác n ửa con b ò hổ ăn đó về. A Phủ nói chuyện đi "lấy con hổ về" một cách thản nhi ên và coi đó là một chuyện rất dễ d àng. A Ph ủ cãi lại thống lí cũng rất điềm nhi ên: A Ph ủ không biết sợ các uy của bất cứ ai. Con hổ hay thống lí Pá Tra cũng thế thôi. Kể cả khi lẳng lặng đi lấy cọc và dây mây, r ồi đóng cọc để ng ười ta trói đứng m ình ch ết thế mạng ch o con vật bị mất, A Phủ cũng làm các việc ấy một cạch thản nhi ên, không nói. Là ngư ời mạnh mẽ v à gan góc, A Phủ không sợ cả cái chết... Chỉ ra con đư ờng tất yếu để giải phóng con ngư ời 3. Sự đè nén quá n ặng nề, những đau kh ổ chồng chất mà b ọn thống trị gây ra tất sẽ dồn những kẻ khốn cùng ấy tới sự chống trả và nếu gặp được ánh sáng soi đư ờng, h ọ sẽ đến được thắng lợi. Tất nhiên nhà văn ph ải có con đư ờng riêng cho s ự thể hiện chân th ật chân lí đơn gi ản ấy. Lấy việc miêu tả tâm lí làm đi ểm tựa vững chắc, Tô Hoài đã tìm ra được sự phát tri ển logic c ủa tính cách. Đây m ới thật sự là một giá trị hiện thực độc đáo của tác phẩm, và là ch ỗ có sức thuyết phục mạnh mẽ nhất. Tô Hoài đ ã chỉ ra sự hợp lí của quá trình tha hóa nhân cách c ủa cô Mị thời kì đầu. Mị làm việc nhiều quá, b ị đày đọa khổ ải quá, mãi rồi Mị phải “quen”, phải cam ch ịu. Lúc trư ớc Mị không đư ợc quyền tự tử vì sợ liên luỵ với bố; giờ bố chết, nhưng M ị không còn mu ốn tự tử nữa. Mị như một cái máy, không có ý th ức, không cảm xúc ước ao. Biên tập viên: Trần Hải Tú www.hoc360.vn
- Công ty C ổ phần Đầu tư Công ngh ệ Giáo d ục IDJ Nhưng n ếu đã có một hoàn cảnh làm tê li ệt tâm h ồn con ngư ời thì cũng sẽ có m ột hoàn cảnh đánh th ức được nó. Đó là tiếng sáo Mị tình cờ nghe đư ợc giữa một ngày mùa xuân đầy hương s ắc. Tất cả chợt sống dậy, Mị thấy lòng “thi ết tha b ồi hồi” và lập tức nhớ lại cả quãng đời thiếu niên tươi đ ẹp. Có gì lạ đâu nhỉ? Thanh niên Mèo ai ch ả yêu tiếng sáo, mà Mị lại là cô gái th ổi sáo gi ỏi. Hơn n ữa, tiếng sáo đang ch ập chờn kia lại nhắc đến tình yêu, “gọi bạn yêu” nó th ức dậy trong sâu th ẳm trong lòng cô khát v ọng tình yêu th ương và h ạnh phúc. Như v ậy tiếng sáo l ại động chính cái sức mạnh bền vững, bất diệt nhất của tuổi trẻ, Mị nhớ lại rành rõ “mình v ẫn còn tr ẻ lắm”, rằng “bao nhiêu ngư ời có ch ồng vẫn đi chơi xuân”. Và bên tai M ị cứ “lững lờ”. Tiếng sáo sự bừng tỉnh từ sâu xa trong tâm hồn ấy biểu hiện bên ngoài b ằng hành đ ộng mới nhìn rất lạ: “Mị lén lấy hũ rượu cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, M ị lịm mặt ngồi đấy”. Có ng ọn lửa nào đang c ần phải khơi lên hay c ần phải dập tắt đi bằng hơi men ? Chỉ biết rằng cô gái đã quyết thay váy áo đ i chơi, điều mà bao năm r ồi cô không nh ớ đến. Có th ể coi đây là một bước đột biến tâm lí nhưng là k ết quả hợp lí toàn bộ quá trình tác động qua lại giữa hoàn cảnh với tính cách nhân v ật. Sự “vượt rào” của Mị tuy bị đàn áp ngay (A S ử đã tắt đèn, trói đ ứng cô vào c ột); nhưng ý thức về quyền sống, khát v ọng về hạnh phúc đ ã trở lại. Mị lại biết khóc, l ại muốn tự tử. Và những giọt nước mắt trong cái ngày tàn nh ẫn này sẽ lưu giữ trong lòng M ị như một vết bỏng rát để đến khi bắt gặp những dòng n ước mắt chảy “lấp lánh” trên gò má h ốc hác của A Ph ủ, nó đã biến thành s ự đồng cảm sâu sắc giữa những người cùng kh ổ. Toàn bộ ý thức phản kháng c ủa Mị hiện hình qua m ột câu h ỏi sáng rõ: “người kia việc gì phải chết?” Mị quyết định trong kho ảnh khắc: cắt dây trói gi ải thoát cho A Phủ. Và tất nhiên, M ị cũng bỏ trốn, tự giải thoát chính mình. Hai k ẻ trốn chạy chịu ơn nhau, cảm thông nhau, d ựa vào nhau để tạo lập hạnh phúc. Th ế nhưng cái đ ồn Tây lù lù xuất hiện và lại có cha con Th ống Lí Pá Tra v ề ở trong đồn, thì h ọ thật sự bị dồn đến chân tường. Trư ớc mặt họ, chỉ còn sự lựa chọn cuối cùng: trở lại kiếp nô lệ hay ch ống kẻ thù. Chắc chắn họ thà chết còn hơn lại sống như cũ. Nhưng mu ốn chống kẻ thù, họ trông cậy vào ai? Cách m ạng đã đến với họ đúng giây phút ấy. Mị và A Phủ đi the o cách m ạng, sẽ thuỷ chung v ới cách m ạng như m ột lẽ tất yếu! Bằng sự am hiểu cuộc sống và kh ả năng phân tích nh ững vấn đề sắc bén, nh ất là bằng ngòi bút miêu t ả tâm lí tinh t ế, Tô Hoài đ ã tái hiện chân th ật và sinh đ ộng cu ộc hành trình từ đau kh ổ, tối tăm ra phía ánh sáng cách m ạng của những người dân lao đ ộng với chế độ cũ. Tác ph ẩm đem l ại cho bạn đọc nhận thức đúng đắn về con đư ờng cách m ạng dân tộc dân ch ủ ở nước ta. Cùng m ột số phận, một cảnh ngộ, những diễn biến tâm lí c ủa Mị rất khác A Ph ủ. A Phủ mạnh mẽ, bộc trực, dứt khoát. M ị dường như chính ch ắn hơn nhưng lại yếu đuối hơn. Khi cô đúc n ỗi cùng kh ốn vào hai thân ph ận nô lệ với ý thức làm m ột bản cáo trạng về xã hội cũ, Tô Hoài đã gợi lên trong chúng ta s ự căm phẫn, sự đau xót, sự cảm thông. Khi Biên tập viên: Trần Hải Tú www.hoc360.vn
- Công ty C ổ phần Đầu tư Công ngh ệ Giáo d ục IDJ miêu tả buổi lễ ăn thề giữa A Châu và A Ph ủ như là cu ộc nhân duyên giữa quần chúng và cách m ạng, ông đem l ại niềm tin về một tương lai sáng s ủa cho nh ững người bị áp bức. 4. Đánh gi á Tô Hoài đ ã trân tr ọng từng bước trưởng thành c ủa Mị và A Phủ. Cái nhìn c ủa ông về hai nhân v ật này là m ột cái nhìn nhân đạo tích cực. Ông cảm thông n ỗi đau của Mị và A Phủ, mặt khác ông trân tr ọng ý th ức nhân ph ẩm, khát v ọng giải phóng và tin ở khả năng t ự làm chủ trước cuộc đời của hai con ngư ời đau kh ổ này. Phải chăng, chính cái nhìn đó đã tạo nên giá tr ị của tác ph ẩm. Sưu tầm và biên so ạn Biên tập viên: Trần Hải Tú www.hoc360.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích tình huống truyện độc đáo của tác phẩm Vợ Nhặt - Kim Lân
6 p | 966 | 220
-
Phân tích tác phẩm Vợ Nhặt - Kim Lân
7 p | 316 | 39
-
Tổng hợp những bài phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
34 p | 443 | 31
-
So sánh giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chông A Phủ (Tô Hoài)
6 p | 960 | 31
-
Tổng hợp 4 bài phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
10 p | 427 | 26
-
Giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
3 p | 223 | 16
-
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
8 p | 416 | 11
-
Phân tích tư tưởng nhân đạo của Nam Cao qua truyện ngắn Chí Phèo
6 p | 659 | 10
-
Phân tích giá trị độc đáo của tình huống mà Kim Lân đã tạo dựng trong tác phẩm Vợ nhặt
4 p | 54 | 7
-
Phân tích sức mạnh của tình yêu thương con người thể hiện qua “Vợ nhặt” của Kim Lân và “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài
5 p | 133 | 6
-
Tổng hợp 4 bài phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của tác giả Kim Lân
10 p | 136 | 5
-
Tổng hợp các bài phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt - Kim Lân
22 p | 129 | 4
-
Nghị luận “Vợ nhặt” của Kim Lân để thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc
5 p | 52 | 4
-
Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
2 p | 84 | 4
-
So sánh giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt của Kim Lân và Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
6 p | 278 | 4
-
Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
3 p | 192 | 3
-
Tổng hợp những bài phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
34 p | 148 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn