GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐÌNH BẮC – XÃ QUẢNG THANH, HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
lượt xem 9
download
Đình Bắc còn gọi là đình Thanh Lãng, tọa lạc tại thôn Thanh Lãng, xã Quảng Thanh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Đình được xây dựng vào thời gian nào? Hiện chưa có tài liệu nào khẳng định. Theo kết quả khảo sát ở địa phương, được biết đình Bắc một công trình kiến trúc cổ mang đậm tính dân tộc do chính dân làng Ráng (nay là Thanh Lãng)
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐÌNH BẮC – XÃ QUẢNG THANH, HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
- GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐÌNH BẮC – XÃ QUẢNG THANH, HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG “Mình về mình lại nhớ ta Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” (Tố Hữu) Bản sắc văn hóa làng – đó là sự lắng đọng trầm tư của mái đình – bến nước – cây đa, là câu dân ca có sức sống đến vô cùng... Đặc biệt, ngôi đình làng trải qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn còn nguyên một thế giới tâm linh thiêng liêng, thần bí nhưng cũng vô cùng gần gũi với tâm hồn của người dân quê chân chấ t hiề n lành. Đình làng nói chung, với chức năng vốn có, tự nó đã khẳng định giá trị, ý nghĩa trong đời sống văn hoá, xã hội của cộng đồng. Vì vậy đình làng ra đời được xem như một minh chứng cho sự gắn kết cộng đồng làng xã, mô ̣t yế u tố hữu hình của văn hóa làng Viê ̣ t. Thông thường, lịch sử xây dựng đình gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của làng. Nhất là đối với cư dân vùng “đất lề quê thói” như Quảng Thanh thì nhu cầu phát triển đời sống tinh thần đã trở thành kỷ cương, linh hồn và ngưỡng vọng của cộng đồng. Một trong những yếu tố đáp ứng nhu cầu đó là xây dựng ngôi nhà chung làm địa điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đó cũng là lý do ra đời của đình Bắc.
- Đình Bắc còn gọi là đình Thanh Lãng, tọa lạc tại thôn Thanh Lãng, xã Quảng Thanh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Đình được xây dựng vào thời gian nào? Hiện chưa có tài liệu nào khẳng định. Theo kết quả khảo sát ở địa phương, được biết đình Bắc một công trình kiến trúc cổ mang đậm tính dân tộc do chính dân làng Ráng (nay là Thanh Lãng) xây dựng để thờ Thành hoàng Vũ Hồng và Vũ Thị Lê Hoa ----------------------------------------------------------------- (*) Sinh viên lớp Vhh 2 – Khoa Văn hóa học. nhằm tỏ lòng kính trọng, biết ơn những người con của quê hương đã anh dũng hi sinh cho sự trường tồn của đất nước, đồng thời đình còn là nơi hội họp, nơi lưu giữ những tinh hoa văn hoá của cộng đồng. Trải qua hàng trăm năm, với những biến cố thăng trầm, sự tàn phá của chiến tranh, sự khắc nghiệt của thiên nhiên và quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nên đình Bắc cũng không giữ được nguyên vẹn những giá trị kiến trúc của buổi ban đầu. Nét kiến trúc nghệ thuật của đình Bắc ngày nay là kết quả của nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đặc biệt là lần trùng tu năm Quý Hợi (1923). Tuy vậy, đình vẫn còn giữ được một số mảng kiến trúc cổ với nghệ thuật trang trí điển hình của đình Việt Nam. Cảnh đình Bắc đẹp nhờ người dân biết khai thác, phối hợp một cách hài hòa giữa công trình kiến trúc với cảnh quan thiên nhiên. Việc chọn đất dựng đình Bắc đã được người xưa tính toán rất kỹ. Đình Bắc nằm trên khu đất khá rộng rãi và thoáng đãng ngay vị trí trung tâm của làng. Đình tọa lạc ở một vị thế “đắc địa”, đáp ứng mọi yếu tố của thuật “phong thủy” trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đình được xây dựng trên thế đất cao, thoáng mát, cấu trúc theo hướng từ ngoài vào trong và tất cả đều quay hướng Nam, theo quan niệm phổ biến của người Việt xưa: “Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”. Điều này cũng phù hợp với thuyết ngũ hành. Bởi theo thuyết ngũ hành, phương Nam thuộc hành Hỏa. Làm nhà hướng Nam là mong mỏi sự sáng suốt, sự ấm no như lửa đỏ. Đây cũng chính là ước vọng muôn đời của người dân quê nơi đây. 2
- Không gian kiến trúc đình phát triển cả phía trước, phía sau và hai bên, với nhiều hạng mục công trình. Trên mặt bằng tổng thể, phía trước đình là cánh đồng trải rộng mênh mông, phía sau lưng tựa vào vách núi tạo thế “gối sơn đạp thủy” vững chắc, bề thế. Đây chính là thế đất “tụ thủy” – nước hội tụ, mà “tụ thủy” thì cũng có nghĩa là “tụ linh, tụ phúc”, tụ hội tất cả những điều may mắn, giữ cho nguyên khí được ngưng tụ, cho dân làng được hưởng phúc bền lâu. Cách lựa chọn địa thế dựng đình đã nói lên văn hóa của người xưa trong việc định âm phần (mồ mả, lăng tẩm) và thiết lập dương cơ (nhà cửa, đình chùa, dinh thự) nhất nhất tuân theo luật “phong thủy”. Sự kết hợp khéo léo, hài hoà giữa yếu tố môi trường, yếu tố thiên nhiên với các công trình kiến trúc tạo ra một không gian thoáng đãng linh thiêng giữa một làng quê thanh bình. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên diện mạo của đình mà các kiến trúc gia thường gọi là nền kiến trúc họa cảnh. Đặc điểm kiến trúc của đình Bắc là một cấu trúc nổi hình chữ Đinh (丁) được dựng trên mặt đất bằng, các khung gỗ có kết cấu vững chắc theo kiểu thượng rường – hạ kẻ nhằm đỡ sức nén của mái đình to nặng, chịu được sức gió bão của miền nhiệt đới và tiện tháo rời, di chuyển khi cần thiết. Học theo những kinh nghiệm truyền khẩu và cách làm của tiền nhân, đình Bắc được các nghệ nhân tài hoa dựng lên từ những bộ phận riêng rẽ, được chạm khắc sẵn với sự tính toán chuẩn xác. Vì thế người miền Bắc thường gọi công việc xây dựng đình này là làm dưới đất mà cất lên trời. Đây chính là giải pháp kỹ thuật tài tình, tác phẩm tinh tế của người thợ thủ công trong xây dựng những công trình kiến trúc truyền thống. Các hạng mục công trình của đình Bắc bao gồm tòa tiền đường và gian hậu cung với mái ngắn và dốc theo công thức thượng tam hạ tứ, góc cong như đuôi chim phượng, lợp ngói mũi hài. Hậu cung là nơi thờ – ngự trị của thần, nơi đặt bài vị và sắc phong của thần nên được làm khá chắc chắn, có tường gạch bao kín xung quanh không chỉ để chịu lực, che nắng, mưa, gió bão mà còn tách 3
- ra khỏi không khí ồn ào của chốn đời thường, tạo cho bên trong đình sự tĩnh mịch, vẻ huyền bí cần thiết của một nơi tôn nghiêm. Trang trí là một phần thiết yếu gắn liền gắn liền với kiến trúc. Nó làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa của từng bộ phận trong toàn thể kiến trúc ấy. Ở đình Bắc, các nghệ nhân đã sử dụng nhiều đồ án trang trí mỹ thuật của Việt Nam pha trộn với những đồ án trang trí mỹ thuật quen thuộc của vùng ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Nghệ thuật trang trí tại đây đã thể hiện rõ nét quy luật giao thoa giữa văn hóa dân tộc với văn hóa các quốc gia láng giềng với mục đích vừa để trang trí, vừa để biểu lộ niềm tin, vừa có ý nghĩa chúc tụng, cầu phúc. Với ý nghĩa đó, đồ án trang trí được sử dụng ở đây rất phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, từ các hình ảnh tái hiện cuộc sống, lao động của người dân nơi thôn dã, cảnh sắc thiên nhiên của làng quê, đến việc sử dụng đồ án các con vật, cây cối, đồ vật tượng trưng. Trong đó, phổ biến tập trung vào tứ linh, tứ quý, tứ thời, bát bửu, lỗ bộ… Đây là những hình tượng cao quý được khai thác rộng rãi trong nghệ thuật trang trí cổ truyền Việt Nam. Đặc biệt, bài vị đặt trên các khám thờ Thần đều được viết bằng chữ Hán. Người xưa còn tìm kiếm giá trị nghệ thuật trong thủ bút hoa tay thảo những nét như phượng múa rồng bay. Tại đình Bắc, đồ án trang trí bằng chữ Hán thể hiện khá phong phú trên các hoành phi, câu đối dưới hai hình thức: chữ Chân và chữ Triện. Đình là một sản phẩm, một biểu tượng văn hoá của các cộng đồng cư dân làng xã, là chốn linh thiêng và linh hồn của cả cộng đồng. Thông qua ngôi đình làng, người dân muốn gửi gắm niềm tin, ước vọng về cuộc sống hạnh phúc, thanh bình. Những biến cố, xáo trộn về cư dân… đã tác động đến kết cấu, kiến trúc, mô típ trang trí của đình Bắc. Song, xét tổng thể, ngoài những qui cách chung của ngôi đình làng Việt Nam thì đình Bắc còn mang những đặc trưng riêng của cư dân địa phương, chứa đựng những giá trị về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật độc đáo. Việc nghiên cứu đình Bắc đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong đời sống sinh hoạt văn hóa của con người trên địa bàn Quảng Thanh nói riêng và Thủy Nguyên nói chung. 4
- Do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ cũng như do thời gian xây dựng đình đã lâu, kinh phí hạn hẹp… nên dù đình Bắc đã được công nhận Di tích Lịch sử – Văn hóa, nhưng việc chăm sóc, bảo quản và trùng tu tôn tạo đình còn những hạn chế nhất định. Hồ sơ của di tích còn quá sơ sài, rất ít thông tin. Vì vậy, đình Bắc ở trong tình trạng xuống cấp, cần thiết có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa từ phía chính quyền, các cơ quan chức năng địa phương trong việc giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích này trong thời gian tới. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÁC HỒ VỚI ĐIỆN BIÊN PHỦ
109 p | 567 | 193
-
Văn hóa Môi trường giáo dục
197 p | 181 | 54
-
một số di tích lịch sử - văn hóa việt nam dùng trong nhà trường: phần 1
341 p | 163 | 33
-
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Xã hội năm 2020: Văn hóa và văn minh đô thị ở các nước Đông Nam Á trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
244 p | 35 | 13
-
Tiếp nhận và ảnh hưởng của văn hóa bác học và văn hóa bình dân trong ngôn ngữ Truyện Kiều
8 p | 107 | 12
-
Một số đặc điểm thang giá trị gia đình của thanh niên Việt Nam hiện nay - TS. Nguyễn Thị Hoa
12 p | 72 | 11
-
Tri thức dân gian về ẩm thực của người Việt đồng bằng Bắc Bộ qua ca dao, tục ngữ
14 p | 159 | 10
-
Tìm hiểu văn học Nam kỳ lục tỉnh (Tập 2): Phần 2
202 p | 19 | 9
-
Truyền thống gia đình - yếu tố nền tảng quyết định sự thành công của quá trình xây dựng gia đình văn hóa
6 p | 83 | 7
-
Không gian văn hóa Vạn Lại - Yên Trường
9 p | 7 | 4
-
Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam
7 p | 89 | 4
-
Chuyển đổi định hướng giá trị ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ - Nguyễn Đức Truyến
14 p | 57 | 4
-
Giá trị văn hóa của mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà ở Bắc Giang
14 p | 52 | 2
-
Thờ cúng tổ tiên và các thần che chở gia đình của người Tày Bắc Kạn
6 p | 74 | 2
-
Giá trị Kinh Thủ Lăng Nghiêm qua bản dịch và giới thiệu của Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám
17 p | 7 | 2
-
Giáo dục văn hóa gia đình qua Quốc văn Giáo khoa thư đối với bậc ấu học ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX
5 p | 1 | 1
-
Hội đền Đồng Bằng và tục hát văn
3 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn