Các em học sinh có thể xem qua đoạn trích dưới đây để nắm bắt nội dung chi tiết của tài liệu hơn. Ngoài ra, để nâng cao kỹ năng giải bài tập, mời các em cùng tham khảo thêm các dạng Bài tập về Dao dộng cơ học. Hoặc để chuẩn bị tốt và đạt được kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, các em có thể tham gia khóa học online Luyện thi toàn diện THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2017 trên website HỌC247.
A. Tóm tắt lý thuyết Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức SGK Vật lý 12
1. Khi không có ma sát con lắc dao động điều hòa với tần số riêng. Gọi là tần số riêng vì nó chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của con lắc.
2. Dao động tắt dần:
Dao động có biên độ giảm dần theo thời gian gọi là dao động tắt dần. Nguyên nhân làm tắt dần dao động là do lực ma sát và lực cản của môi trường.
3. Dao động duy trì
Nếu ta cung cấp thêm năng lượng cho vật dao động có ma sát để bù lại sự tiêu hao vì ma sát mà không làm thay đổi chu kỳ riêng của nó thì dao động kéo dài mãi và gọi là dao động duy trì.
4. Dao động cưỡng bức
+ Dao động chịu tác dụng của một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn gọi là dao động cưỡng bức.
+ Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số lực cưỡng bức.
5. Cộng hưởng
+ hiện tượng biên độ của dao động cưỡng bức tăng dần lên đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức bằng tần số riêng f0 của hệ dao động gọi là hiện tượng cộng hưởng.
+ Điều kiện f = f0 gọi là điều kiện cộng hưởng.
B. Ví dụ minh họa Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức SGK Vật lý 12
Ví dụ:
Con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng m=100g và lò xo nhẹ có độ cứng k =1N/cm. Tác dụng một ngoại lực cưỡng bức biến thiên điều hòa biên độ F0 và tần số f1 =6Hz thì biên độ dao động A1. Nếu giữ nguyên biên độ F0 mà tăng tần số ngoại lực đến f2 =7Hz thì biên độ dao động là A2. So sánh A1 và A2:
A. A1 > A2 B. Chưa đủ điều kiện để kết luận.
C. A1 = A2 D. A2 > A1
Hướng dẫn:
+ Tần số dao động riêng của con lắc: Hz. ta có:
+ Giữ nguyên biên độ F0 Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào |f – f0|
|f1 – f0| =1< |f2 – f0| =2 f1 gần f0 nên A1 > A2. Chọn A
C. Bài tập Dao động tắt dần.Dao động cưỡng bức SGK Vật lý 12
Mời các em cùng tham khảo bài tập Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức SGK Vật lý 12
Bài 1 trang 21 SGK Vật lý 12
Bài 2 trang 21 SGK Vật lý 12
Bài 3 trang 21 SGK Vật lý 12
Bài 4 trang 21 SGK Vật lý 12
Bài 5 trang 21 SGK Vật lý 12
Bài 6 trang 21 SGK Vật lý 12
>> Bài tập trước: Giải bài tập 1,2,3,4,5,6,7 trang 17 SGK Vật lý 12
>> Bài tập tiếp theo: Giải bài tập 1,2,3,4,5,6 trang 25 SGK Vật lý 12