A. Tóm tắt lý thuyết Dân chủ và kỉ luật
1 - Khái niệm:
a. Dân chủ:
- Là mọi người được làm chủ công việc của tập thể, xã hội, được biết, được tham gia bàn bạc, góp phần, giám sát những công việc chung của tập thể, của xã hội.
b. Kỉ luật là tuân theo những qui định chung của cộng đồng, tổ chức xã hội. Nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc.
2 - Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật:
- Dân chủ để mọi người phát huy sự đóng góp của mình vào công việc chung.
- Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
3 - Ý nghĩa:
Dân chủ và kỉ luật tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí, hành động; tạo cơ hội cho mọi người phát triển, có mối quan hệ xã hội tốt đẹp, nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, hoạt động xã hội.
4 - Rèn luyện:
- Mọi người cần tự giác chấp hành tính dân chủ và kỉ luật.
- Phát huy tính dân chủ.
B. Ví dụ minh họa Dân chủ và kỉ luật
Ví dụ:
Khi ngồi trên ghế nhà trường bản thân em sẽ làm gì để thực hiện tính dân chủ và kỉ luật?
Lấy ví dụ cụ thể?
Hướng dẫn giải:
- Chấp hành nội qui nhà trường tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng kế hoạch lớp.
Ví dụ: Tham gia phòng chống tệ nạn xã hội…
C. Bài tập SGK về Dân chủ và kỉ luật
Dưới đây là 4 bài tập tham khảo về dân chủ và kỉ luật:
Bài 1 trang 11 SGK GDCD 8
Bài 2 trang 11 SGK GDCD 8
Bài 3 trang 11 SGK GDCD 8
Bài 4 trang 11 SGK GDCD 8
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước:
>> Bài tập trước: Giải bài tập Tự chủ SGK GDCD 9
>> Bài tập sau: Giải bài tập Bảo vệ hòa bình SGK GDCD 9