intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp giải bài tập theo chủ đề Vật lí 10 HKII

Chia sẻ: Thanh Hiền | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

406
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Phương pháp giải bài tập theo chủ đề Vật lí 10 HKII" sẽ cung cấp cho bạn những phương pháp tối giản nhất để có thể giải thuần thục các bài toán vật lý lớp 10 từ đơn giản đến phức tạp. Tài liệu được chia thành các chủ đề cụ thể như: Các định luật bảo toàn; chất khí; cơ sở của nhiệt động lực học; chất rắn và chất lỏng, Sự chuyển thể;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp giải bài tập theo chủ đề Vật lí 10 HKII

  1. Trường THPT Bắc Bình PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ VẬT LÍ 10 HKII TÀI LIỆU GỒM CÁC CHỦ ĐỀ: Chương 4: Các định luật bảo toàn. Bài 20: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng. Bài 21: Công và công suất. Bài 22: Động năng. Bài 23: Thế năng. Bài 24: Cơ năng. Chương 5: Chất khí. Bài 25: Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí. Bài 26: Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi – lơ - Mariốt. Bài 27: Quá trình đẳng tích. Định luật Sác- lơ. Bài 28: Phương trình trạng thái khí lí tưởng. Chương 6: Cơ sở của nhiệt động lực học. Bài 29: Nội năng và sự biến thiên nội năng. Bài 30: Các nguyên lý của nhiệt động lực học. Chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể. Bài 31: Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình. Bài 32: Biến dạng cơ của vật rắn. Bài 33: Sự nở vì nhhiệt của vật rắn. Bài 34: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng. Bài 35: Sự chuyển thể của các chất. Bài 36: Độ ẩm không khí. Bài 37: Thực hành: Đo hệ số căng bề mặt của chất lỏng. GV: ĐẶNG HOÀI TẶNG thptbb.dhtang@gmail.com 0922818199 1
  2. Trường THPT Bắc Bình PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ VẬT LÍ 10 HKII CHỦ ĐỀ 1: ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG Dạng 1: Tính động lượng của vật - Động lượng p của một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là một đại lượng được xác định bởi biểu thức: p = mv - Là 1 đại lượng vector có hướng cùng hướng với vận tốc của vật - Đơn vị động lượng: kgm/s hay kgms-1. * Ý nghĩa: là đại lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động của vật - Động lượng của hệ vật p  p1  p2 Nếu: p1  p 2  p  p1  p2 Nếu: p1  p 2  p  p1  p2 Nếu: p1  p 2  p  p12  p2 2 Nếu:  p , p    p 1 2 2  p12  p2 2  2 p1. p2 .cos Dạng 2: Tính xung lượng của lực, độ biến thiên động lượng( dạng khác của định luật II Niuton)  p  p 2  p1  mv2  mv1  F t -Nếu các vector cùng phương thì biểu thức trở thành F t  p2  p1 -Vector nào cùng chiều(+) thì có giá trị (+) - Vector nào ngược chiều(+) thì có giá trị (-) Dạng 3:Định luật bảo toàn động lương -Tổng động lượng của hệ kín luôn được bảo toàn p1  p 2  const *Phương pháp giải bài toán áp dụng định luật bảo toàn động lượng -Bước 1: Xác định hệ khảo xác phải là hệ cô lập -Bước 2: Viết biểu thức động lượng của hệ trước khi va chạm pt -Bước 3: Viết biểu thức động lượng của hệ sau khi va chạm ps -Bước 3:Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ pt  ps -Bước 4: Chuyển phương trình thành dạng vô hướng bằng 2 cách : +Phương pháp chiếu +Phương pháp hình học *. Những lưu ý khi giải các bài toán liên quan đến định luật bảo toàn động lượng: a. Trường hợp các vector động lượng thành phần (hay các vector vận tốc thành phần) cùng phương, thì biểu thức của định luật bảo toàn động lượng được viết lại: m1v1 + m2v2 = m1 v1' + m2 v '2 Trong trường hợp này ta cần quy ước chiều dương của chuyển động. - Nếu vật chuyển động theo chiều dương đã chọn thì v > 0; - Nếu vật chuyển động ngược với chiều dương đã chọn thì v < 0. b. Trường hợp các vector động lượng thành phần (hay các vector vận tốc thành phần) không cùng phương, thì ta cần sử dụng hệ thức vector: p s = p t và biểu diễn trên hình vẽ. Dựa vào các tính chất hình học để tìm yêu cầu của bài toán. c. Điều kiện áp dụng định luật bảo toàn động lượng: - Tổng ngoại lực tác dụng lên hệ bằng không. - Ngoại lực rất nhỏ so với nội lực - Thời gian tương tác ngắn. GV: ĐẶNG HOÀI TẶNG thptbb.dhtang@gmail.com 0922818199 2
  3. Trường THPT Bắc Bình PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ VẬT LÍ 10 HKII - Nếu F ngoai luc  0 nhưng hình chiếu của F ngoai luc trên một phương nào đó bằng không thì động lượng bảo toàn trên phương đó. A. VÍ DỤ Ví dụ 1. Một quả cầu rắn có khối lượng 500 g bay đập vào tường theo phương vuông góc với tường rồi bật ngược trở lại với cùng vận tốc v=4m/s a.Tính độ biến thiên động lượng của quả cầu trong khoảng thời gian va chạm là 0,02s b.Tính lực mà tường tác dụng lên quả cầu trong khoảng thời gian đó Giải (+) Chọn chiều (+) hướng vào tường Ta có:  p  p2  p1 Chiếu lên chiều (+) p  mv2  mv1  0,5.4  0,5.4  4kgm / s v1 Lực mà tường tác dụng lên quả cầu p 4 v2 F t  p  F    200 N t 0,02 Ví dụ 2. Toa tàu thứ nhất đang chuyển động với vận tốc v1=15m/s đến va chạm với toa tàu thứ 2 đang đứng yên có khối lượng gấp đôi toa tàu thứ nhất. Sau va chạm 2 toa tàu móc vào nhau và cùng chuyển động. Tính vận tốc của 2 toa sau va chạm Giải - Xem hệ hai toa tàu là hệ cô lập -Động lượng trước khi va chạm pt  m1 v1 - Động lượng sau khi va chạm ps  (m1  m2 )v -Áp dụng địmh luật bảo toàn động lượng của hệ. pt = ps   m1.v1  (m1  m2 )v   v cùng phương với vận tốc v1 . - Vận tốc của mỗi toa là: m1.v1 m v 15 v  1 v1  1   5m / s m1  m2 3m1 3 3 B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Một ô tô khối lượng 2 tấn bắt đầu chuyển động với gia tốc 2 m/s 2. Tính động lượng của ô tô ở thời điểm sau đó 5s. (ĐS: 2.104 kgm/s) 2. Một vật có khối lượng 400 g rơi tự do. Tính độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian 3 s. Lấy g = 10 m/s 2. (ĐS: 12 kgm/s) 3. Bắn một hòn bi A với vận tốc v vào một hòn bi B đang nằm yên trên mặt phẳng ngang, nhẵn. Sau khi va chạm, hai hòn bi cùng chuyển động về phía trước, nhưng bi B có vận tốc gấp 3 lần vận tốc của bi A. Tìm vận tốc của mỗi hòn bi sau va chạm. v ' 3v Biết khối lượng bi A bằng 3 lần khối lượng bi B. (ĐS: v1'  ; v2  ) 2 2 4. Một người tì súng lên vai và bắn với tốc độ 500 viên/phút. Khối lượng mỗi viên đạn 20 g, vận tốc đạn khi rời nòng súng là 800 m/s. Tính lực trung bình đè lên vai người bắn. (ĐS: 133 N) GV: ĐẶNG HOÀI TẶNG thptbb.dhtang@gmail.com 0922818199 3
  4. Trường THPT Bắc Bình PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ VẬT LÍ 10 HKII 5. Một quả cầu khối lượng 200 g chuyển động với vận tốc 4 m/s trên mặt phẳng ngang. Sau khi va vào vách cứng, nó bật ngược trở lại với vận tốc 3 m/s. Tính lực trung bình của vách tác dụng lên quả cầu nếu thời gian va chạm là 0,05 s. (ĐS: 28 N) 6. Một khẩu đại bác có khối lượng M = 3 tấn bắn một viên đạn có khối lượng m = 10 kg. Khi ra khỏi nòng súng viên đạn có vận tốc v = 400 m/s, có phương xiên lên hợp với phương ngang góc   300 . Coi như lúc đầu, hệ đại bác và đạn đứng yên. Tìm vận tốc giật lùi của đại bác. mv cos  2 (ĐS: V   m/s) M 3 7. Một xe ôtô có khối lượng m1 = 3 tấn chuyển động thẳng với vận tốc v1 = 1,5m/s, đến tông và dính vào một xe gắn máy đang đứng yên có khối lượng m2 = 100kg. Tính vận tốc của các xe. Đs: 5m/s 8. Một xe chở cát có khối lượng m1=390kg chuyển động theo phương ngang với vận tốc v1=8m/s. Hòn đá có khối lượng m2=10kg bay đến cắm vào bao cát. Tìm vận tốc của xe sau khi hòn đá rơi vào trong 2 TH sau: a.Hòn đá bay ngang, ngược chiều với xe với vận tốc v2=12m/s b.Hòn đá rơi thẳng đứng ĐS:a.7,5m/s; b.7,8m/s 9. Một toa xe khối lượng 4 tấn chuyển động đén va chạm vào toa xe thứ 2 có khối lượng 2 tấn đang đúng yên sau đó cả 2 cùng chuyển động với vận tốc 2m/s. Hỏi trước khi va chạm với toa thứ 2 thì toa thứ nhất có vận tốc là bao nhiêu? ĐS:3m/s 10. Một xe có khối lượng m1=10 tấn, trên xe có gắn một khẩu súng đại bác 5 tấn. Đại bác bắn 1 phát đạn theo phương ngang với vận tốc 500m/s. Đạn có khối lượng 100kg.Tìm vận tốc của xe ngay sau khi bắn, nếu : a. Ban đầu xe đứng yên b.Xe đang chạy với vận tốc 18km/h ĐS:a.-3,3m/s; b.1,6m/s C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN 1. Một viên đạn đang bay ngang với vận tốc v = 300 m/s thì nổ, vỡ thành hai mảnh khối lượng m 1 = 5 kg, m2 = 15 kg. Mảnh thứ nhất bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc v1  400 3 m / s . Hỏi mảnh thứ hai bay theo phương nào, với vận tốc là bao nhiêu? Bỏ qua sức cản của không khí. (ĐS: 461,88 m/s;   300 ) 2. Một tên lửa có khối lượng M = 10 tấn được phóng lên thẳng đứng nhờ phụt khí ra phía sau với vận tốc v = 800 m/s trong một thời gian tương đối dài. Lấy g = 10 m/s2. Tính khối lượng khí mà tên lửa cần phụt ra trong mỗi giây để: a) Tên lửa bay lên rất chậm. (ĐS: 125 kg) b) Tên lửa bay lên với gia tốc a = 10 m/s2. (ĐS: 250 kg) 3. Một viên đạn khối lượng 1kg đang bay theo phương thẳng đứng với vận tốc 500m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay theo phương ngang với vận tốc 500 2 m/s. hỏi mảnh thứ hai bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu? ĐS: v22  1225m / s;  35 D. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM. 1. Hai xe lăn nhỏ có khối lượng lần lượt m1 = 200 g và m2 = 400 g, chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược chiều nhau với các vận tốc tương ứng v1 = 2 m/s, v2 = 0,7 m/s. Sau khi va chạm, hai xe dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Độ lớn và chiều của vector vận tốc của hai xe sau va chạm là A. 1,13 m/s và theo chiều chuyển động của xe thứ hai. B. 1,13 m/s và theo chiều chuyển động của xe thứ nhất. C. 0,2 m/s và theo chiều chuyển động của xe thứ nhất. D. 0,2 m/s và theo chiều chuyển động của xe thứ hai. 2. Một quả bóng đang bay với động lượng p thì đập vuông góc với bức tường thẳng đứng và bật ngược trở ra theo phương cũ với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là A. 2 p . B. 2 p . C. 0. D. p . 3. Trong một hệ kín A. động lượng của mỗi vật trước và sau tương tác không thay đổi. B. động lượng của mỗi vật và động lượng của hệ trước và sau tương tác không thay đổi. GV: ĐẶNG HOÀI TẶNG thptbb.dhtang@gmail.com 0922818199 4
  5. Trường THPT Bắc Bình PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ VẬT LÍ 10 HKII C. khi các vật tương tác với nhau, động lượng của hệ sẽ bị thay đổi nhưng tổng vector vận tốc của hệ không đổi. D. sau tương tác, động lượng của mỗi vật thay đổi nhưng vector tổng động lượng của hệ không thay đổi. 4. Hai vật đang chuyển động có động lượng bằng nhau nhưng vận tốc vật 1 gấp ba lần vật 2. Nếu cùng tác động lực hãm như nhau thì A. vật 1 dừng lại trước. B. cả hai vật dừng lại đồng thời. C. vật 2 dừng lại trước. D. không thể xác định được vì thiếu dữ kiện. CHỦ ĐỀ 2: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT. Dạng 1: Tính công thực hiện -Khi lực F không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc  thì công thực hiện bởi lực đó được tính bằng CT A  Fs cos   Pt ( J ) -Jun là công do lực có độ lớn là 1N thực hiện khi điểm đặt của lực chuyển dời 1m theo hướng của lực 1J=1N.m -Các trường hợp xảy ra: + = 0o => cos = 1 => A = Fs > 0: lực tác dụng cùng chiều với chuyển động. + 0o <  < 90o =>cos > 0 => A > 0; Hai trường hợp này công có giá trị dương nên gọi là công phát động. +  = 90o => cos = 0 => A = 0: lực không thực hiện công; + 90o <  < 180o =>cos < 0 => A < 0; + = 180o => cos = -1 => A = -Fs < 0: lực tác dụng ngược chiều với chuyển động. Hai trường hợp này công có giá trị âm, nên gọi là công cản; Dạng 2: Tính công suất -Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian A P  F .v.cos (W) t -Oat là công suất của một thiết bị thực hiện công bằng 1J trong thời gian 1s 1W=1J/1s *Ý nghĩa: Là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công nhanh hay chậm *Lưu ý: -Vật chuyển động thẳng đều s=v.t 1 s  v0t  a.t 2 -Vật chuyển động thẳng biến đổi đều 2 v  vo  2a.s 2 2 -Nếu vật chịu tác dụng của nhiều lực thì công của hợp lực F bằng tổng công của các lực tác dụng lên vật A. VÍ DỤ Ví dụ 1. Kéo một vật có khối lượng m=50kg trượt trên sàn nhà được 5m dưới tác dụng của 1 lực F=50N theo phương ngang , hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,2 a.Tính công của lực F     b.Tính công của lực ma sát - Các lực tác dụng lên xe: N , P , Fk , Fm s . Theo định luật II Niuton: F  Fk  Fms  P  ma -Chiếu lên ox: N Fk - Fm s = ma.(1) -Chiếu lên oy F N–P=0 N=P=mg F ms   mg  0, 2.50.10  100 N Fms P AFk  F .s.cos0  150.5  750 J GV: ĐẶNG HOÀI TẶNG AFms  Fms .s.cos180  100.5 thptbb.dhtang@gmail.com  500 J  0 0922818199 5
  6. Trường THPT Bắc Bình PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ VẬT LÍ 10 HKII Ví dụ 2. Một xe con khối lượng 1,5 T, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau khi đi được quãng đường 100m thì vận tốc đạt được 10m/s. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là μ = 0,04. Tính công của các lực tác dụng lên xe trên quãng đường 100m đầu tiên. Lấy g = 10m/s2. Giải     - Các lực tác dụng lên xe: N , P , Fk , Fm s . Theo định luật II Niuton: F  Fk  Fms  P  ma -Chiếu lên ox: N Fk - Fm s = ma. -Chiếu lên oy F N – P = 0. - Gia tốc của xe là: v2 Fms a  0,5m / s 2 P 2s - Độ lớn của lực ma sát: Fms = μ.m.g = 0,04.1500.10=600N - Độ lớn của lực kéo là: Fk = Fms + ma = 1350N Công của các lực: - AP = AN = 0 (vì cos 900 =0) - A Fk = Fk s cos  =1350.100.cos0o =135.103J - Afms = Fms .s.cos1800 =600.100.cos1800 = - 60.103J B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Một vật khối lượng 1 kg rơi từ độ cao h1 = 10 m xuống độ cao h2 = 4 m. Tính công của trọng lực trong quá trình rơi đó. Lấy g = 10 m/s2. (ĐS: 60 J) 2. Một xe cần cẩu nâng khối hàng có khối lượng m1 = 600 kg lên đều với vận tốc v1 = 4 m/s. Hỏi nếu giữ nguyên công suất thì cần cẩu nâng khối hàng khối lượng m2 = 400 kg lên đều với vận tốc là bao nhiêu? (ĐS: 6 m/s) 3. Một vật khối lượng 5 kg bắt đầu chuyển động trên đoạn đường nằm ngang dưới tác dụng của một lực kéo F = 20 N lập với phương ngang một góc 600. Lực ma sát trượt tác dụng lên vật Fms = 5 N. a) Tính công của lực ma sát và lực F trên đoạn đường kể từ khi bắt đầu chuyển động đến thời điểm t = 10 s. (ĐS: 500 J; -250 J) b) Tính công suất của lực phát động tại thời điểm t = 10 s. (ĐS: 100 W) 4. Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng một khối hàng 1000 kg chuyển động đều lên cao 30 m. Tính thời gian để thực hiện công việc đó. Lấy g = 10 m/s2. (ĐS: 20 s) 5. Một xe máy chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v = 36 km/h, công suất động cơ là P = 0,45 kW. Tìm độ lớn của lực cản. Lấy g = 10 m/s2. (ĐS: 45 N) 6.Một máy kéo một vật có khối lượng 100kg chuyển động thẳng đều không ma sát lên độ cao 1m. Tính công của máy đã thực hiện khi a. Kéo vật lên thẳng đứng b.Kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng dài 5m Đs:1000J 7.Một vật có khối lượng 10kg trượt trên đường nằm ngang dưới tác dụng của lực F=20N cùng hướng chuyên động . Hệ số ma sát trên đường là 0,1. Tính công của lực kéo ? Công của lực cản ? Biết vật đi được quãng đường 5m Đs: 100J;-50J 8. Một vật chuyển động đều trên mặt phẳng ngang dài 100m với vận tốc 72km/h nhờ lực kéo F=40N có phương hợp với phương ngang 1 góc 600. TÍnh công và công suất của lực F ? Đs: 2000J; 400W 9. Tính công và công suất của một người khi kéo một vật có khối lượng 30kg lên cao 2m. Vật chuyển động đều hết 2s ĐS: A1=600J; P1=300W 10.Một người kéo một chiếc xe có khối lượng 50kg di chuyển trên đường ngang môt đoạn đường 100m. Hệ số ma sát là 0,05. Tính công của lực kéo khi a.Xe chuyển động đều GV: ĐẶNG HOÀI TẶNG thptbb.dhtang@gmail.com 0922818199 6
  7. Trường THPT Bắc Bình PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ VẬT LÍ 10 HKII b.Xe chuyển động với gia tốc a=1m/s2 ? ĐS:a. A=2500J; b.A=7500J 11. Một xe có khối lượng 1500kg đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì tắt máy. Sau 10s xe dừng lại. Tính công và độ lớn của lực ma sát của chuyển động ? ĐS:A=-75000J; Fms=-1500N 12: Kéo đều 1 vật có khối lượng 10 tấn từ mặt đât lên cao theo phương thẳng đứng đến độ cao 8m.Tính công của lực : a.F ? b.P ? ĐS:800000J; -800000J C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN 1. Một xe khối lượng m = 200 kg, chuyển động trên một dốc dài 200 m cao 10 m. Xe chuyển động thẳng đều lên dốc với vận tốc 18 km/h, công suất động cơ là 0,75 kW. Tìm độ lớn của lực ma sát trượt giữa xe và mặt dốc. (ĐS: 50 N) 2. Từ tầng dưới cùng của tòa nhà, một thang máy có khối lượng m = 800 kg, bắt đầu đi lên tầng cao. a) Trên đoạn đường s1 = 5 m, đầu tiên thang máy chuyển động nhanh dần và đạt vận tốc 6 m/s ở cuối đoạn đường. Tính công do động cơ thang máy thực hiện trên đoạn đường này. (ĐS: 54400 J) b) Trên đoạn đường s2 = 12 m tiếp theo, thang máy chuyển động thẳng đều. Tính công suất và công của động cơ thang máy thực hiện trên đoạn đường này. (ĐS: 80000 J; 40000 W) c) Trên đoạn đường s3 = 5 m sau cùng, thang máy chuyển động chậm dần đều và dừng lại. Tính công của động cơ thang máy thực hiện trên đoạn đường này. Lấy g = 10 m/s2; bỏ qua mọi ma sát. (ĐS: 25600 J) D. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM. 1. Một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng có ma sát, sau khi lên tới điểm cao nhất, nó trượt xuống vị trí ban đầu. Trong quá trình chuyển động trên A. công của trọng lực tác dụng vào vật bằng 0. B. công của lực ma sát tác dụng vào vật bằng 0. C. tổng công của trọng lực và lực ma sát tác dụng vào vật bằng 0. D. hiệu giữa công của trọng lực và lực ma sát tác dụng vào vật bằng 0. 2. Một người nâng từ từ một vật có khối lượng 2 kg lên cao 0,5 m. Sau đó xách vật di chuyển đều theo phương ngang một đoạn 6 m. Lấy g = 10 m/s2. A. 130 J. B. 13 J. C. 10 J. D. 100 J. 3. Kéo từ từ một gầu nước khối lượng 2 kg lên khỏi một giếng sấu 3 m trong khoảng thời gian 3 s. Lấy g = 10 m/s 2. Công và công suất của lực kéo là A. 60 J và 20 W. B. 180 J và 60 W. C. 20 J và 40 W. D. 20 J và 20 W. 4. Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm A. có sinh công. B. sinh công âm. C. sinh công dương. D. không sinh công. 5. Một vật được thả trượt xuống trên một mặt phẳng nghiêng có ma sát. Hỏi có những lực nào sinh công? A. Trọng lực, lực ma sát. B. Trọng lực, lực ma sát, phản lực. C. Lực ma sát, phản lực. D. Chỉ có lực ma sát sinh công. 6. Gọi  là góc giữa lực F và hướng của độ dời. Công của lực F được gọi là công cản nếu.    A.   . B.   . C.     . D.   00 . 2 2 2 CHỦ ĐỀ 3: ĐỘNG NĂNG -Động năng của một vật có khối lượng m đang chuyển đông với vận tôc v là năng lượng mà vật có được do chuyển động và được xác định theo công thức 1 2 Wđ= mv 2 *Tính chất : +Động năng là một đại lượng vô hướng và luôn dương +Đơn vị Jun(J) -Định lý biến thiên động năng :Độ biến thiên động năng của một vật bằng tổng công của ngoại lực tác dụng lên vật GV: ĐẶNG HOÀI TẶNG thptbb.dhtang@gmail.com 0922818199 7
  8. Trường THPT Bắc Bình PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ VẬT LÍ 10 HKII Wd  Wd 2  Wd 1   Angluc 1 1 mv22  mv12   Fngoailuc .s 2 2 +Nếu A>0  Wd 2  Wd 1  Động năng tăng +Nếu A
  9. Trường THPT Bắc Bình PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ VẬT LÍ 10 HKII 1019, 2 Suy ra: FC   20384 N 0,05 Dấu trừ để chỉ lực cản. B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Vật có khối lượng m = 100 g được thả rơi tự do. Cho g = 10 m/s2. a) Bao lâu sau khi bắt đầu rơi vật có động năng 5 J? (ĐS: 1 s) b) Sau quãng đường rơi bao nhiêu tính từ vị trí thả, vật có động năng là 10 J? (ĐS: 10 m) 2. Một đầu máy có khối lượng M = 60 tấn, chuyển động thẳng đều theo phương ngang với vận tốc v = 4 m/s đến móc nối vào một toa tàu có khối lượng m = 15 tấn đang đứng yên trên đường ray. Sau va chạm, đầu tàu được gắn với toa tàu và cùng chuyển động. Bỏ qua mọi ma sát. Tính động năng của đoàn tàu. (ĐS: 384.103 J) 3. Một vật có khối lượng 500 g chuyển động trên một mặt phẳng nằm ngang với vận tốc v1 = 8 m/s. Khi đi được quãng đường 4 m thì vận tốc còn là v2 = 6 m/s. Biết trong quá trình chuyển động lực cản luôn luôn không đổi. Hãy dùng định lý động năng để tính lực cản tác dụng lên vật. (ĐS: 1,75 N) 4. Vật có khối lượng m = 200 g khi rơi đến độ cao h = 15 m so với mặt đất thì có động năng 20 J. Hỏi khi rơi đến độ cao nào thì vật có động năng tăng gấp đôi? Cho g = 10 m/s2. (ĐS: 5 m) 5. Một vật chuyển động tròn đều trên quỹ đạo tròn bán kính R = 15 cm dưới tác dụng của lực hướng tâm có độ lớn 12 N. Tính động năng của vật. (ĐS: 0,9 J) 6: Một ô tô tăng tốc trong 2 trường hợp : từ 10 km/h đến 18km/h và từ 54km/h lên 62km/h. Hãy so sánh công thực hiện trong 2 TH có bằng nhau không? 7:Tính động năng của một vận động viên có khối lượng 70kg chạy đều hết quãng đường 400m trong thời gian 45s ĐS:2765,4J 8:Một vật khối lượng m=2kg đang nằm yên trên một măt phẳng ngang không ma sát. Dưới tác dụng của lực nằm ngang 5N, vật chuyển động và đi được 10m. Tính vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy? ĐS:7m/s 9:Một ô tô khối lượng 1200kg chuyển động trên một đường nằm ngang có hệ số ma sát 0,05.Sau khi đi được 30m kể từ lúc khởi hành, xe có vận tốc 36km/h. hãy áp dụng định lí động năng để tính lực phát động đã tác dụng vào xe ? ĐS:2600N C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN 1. Từ đỉnh tháp cao h = 26 m người ta ném theo phương ngang một hòn đá khối lượng m = 400 g với vận tốc ban đầu v0 = 7,9 m/s. Hòn đá rơi chạm vào mặt đất tại điểm cách chân tháp một khoảng L = 18 m. Tính động năng của hòn đá khi chạm đất. Lấy g = 10 m/s2. (ĐS: 115,2 J) 2. Cho cơ hệ như hình vẽ gồm hai vật có khối lượng m1 = 1 kg và m2 = 2 kg nối với nhau bằng sợi dây nhẹ, không dãn vắt qua một ròng rọc khối lượng không đáng kể. Hệ số ma sát giữa vật m2 và mặt bàn là 0,2. Vật m1 cách mặt đất một khoảng h = 2 m. Thả hệ chuyển động không vận tốc ban đầu, bỏ qua ma sát. Áp m2 dụng định lý động năng hãy tính vận tốc của hệ ngay trước khi chạm mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. m1 (ĐS: 2,83 m/s) D. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM. 1. Động năng của vật tăng khi A. vận tốc của vật v > 0. B. gia tốc của vật a > 0. C. gia tốc của vật tăng. D. cả A và C đều đúng. 2. Động năng của vật không đổi khi A. vật chuyển động tròn đều. B. vật chuyển động với gia tốc không đổi. C. vật chuyển động thẳng đều. D. cả A và C đều đúng. 3. Một vật có khối lượng m = 0,2 kg được phóng thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc ban đầu v0 = 10 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua mọi lực cản. Khi vật đi được quãng đường 4 m thì động năng của vật có giá trị A. 1 J. B. 2 J. C. 4 J. D. 6 J. 4. Một vật đang chuyển động với vận tốc v. Nếu đột nhiên hợp lực tác dụng vào vật bằng 0 thì động năng của vật sẽ GV: ĐẶNG HOÀI TẶNG thptbb.dhtang@gmail.com 0922818199 9
  10. Trường THPT Bắc Bình PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ VẬT LÍ 10 HKII A. giảm theo thời gian. B. không thay đổi. C. tăng theo thời gian. D. bằng 0. 5. Một chất điểm khởi hành không vận tốc ban đầu và chuyển động thẳng nhanh dần đều. Động năng của chất điểm A. tỉ lệ thuận với quãng đường đi. B. tỉ lệ thuận với bình phương quãng đường đi. C. tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động. D. không đổi. 25.11. Lực nào sau đây khi tác dụng vào vật không làm thay đổi động năng của vật? A. Lực hợp với hướng của vectơ vận tốc một góc nhọn. B. Lực hợp với hướng của vectơ vận tốc một góc tù. C. Lực vuông góc với vectơ vận tốc. D. Cả A và B đều đúng. CHỦ ĐỀ 4: THẾ NĂNG -Khi một vật có khối lượng m đặt ở độ cao z so với mặt đất (trong trọng trường của trái đất)thì thế năng trọng trường của vật được định nghĩa bằng công thức Wt=mgz -Tính thế năng trọng trường +Chọn mốc thế năng (Wt=0) ; xác định độ cao so với mốc thế năng đã chon(m) và m(kg) +Sử dụng : Wt=mgz Hay Wt1-Wt2= Ap -Tính công của trọng lực Ap và độ biến thiên thế năng Wt  Wt 2  Wt1   Ap  mgz1  mgz2  Ap Chú ý : Nếu vật đi lên thì Ap=-mgh0(công phát động) -Thế năng đàn hồi : 1 Wt  k (l )2 2 A. VÍ DỤ Ví dụ 1. Một vật có khối lượng 10 kg, lấy g = 10 m/s2. a/ Tính thế năng của vật tại A cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 5m với gốc thế năng tại mặt đất. b/ Nếu lấy mốc thế năng tại đáy giếng, hãy tính lại kết quả câu trên c/ Tính công của trọng lực khi vật chuyển từ đáy giếng lên độ cao 3m so với mặt đất. Nhận xét kết quả thu được. Giải Lấy gốc thế năng tại mặt đất O(h0=0) a/ + Tại độ cao hA = 3m WtA = mghA =10.10.3= 300J A + Tại mặt đất hO = 0 Wt0 = mgh0 = 0 3m + Tại đáy giếng hB = -5m WtB = mghB =-10.10.5= - 500J b/ Lấy mốc thế năng tại đáy giếng B + Tại độ cao 3m so mặt đất hA = 8m WtA = mghA = 10.10.8=800J O + Tại mặt đất h0 = 5m 5m Wt B = mghB = 10.10.5=500 J + Tại đáy giếng hB = 0 WtB = mghB = 0 B c/ Công của trọng lực khi vật chuyển từ đáy giếng lên độ cao 3m so với mặt đất. AP = WtB – WtA + Khi lấy mốc thế năng tại mặt đất AP = WtB – WtA = -500 – 300 = -800J +Khi lấy mốc thế năng đáy giếng AP = WtB – WtA = 0 – 800 = -800J GV: ĐẶNG HOÀI TẶNG thptbb.dhtang@gmail.com 0922818199 10
  11. Trường THPT Bắc Bình PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ VẬT LÍ 10 HKII B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Một vật khối lượng m = 2 kg nằm trên mặt bàn. Khoảng cách từ mặt bàn đến mặt đất là 60 cm, từ mặt bàn đến trần nhà là 2,4 m. Lấy g = 10 m/s2. Tính thế năng của vật trong các trường hợp sau: a) Chọn gốc thế năng tại mặt đất. (ĐS: 12 J) b) Chọn gốc thế năng tại mặt bàn. (ĐS: 0 J) c) Chọn gốc thế năng tại trần nhà. (ĐS: - 48 J) 2. Một vật có khối lượng m = 6 kg ở dưới đáy giếng có thế năng – 360 J. Chọn mặt đất làm gốc thế năng. Lấy g = 10 m/s2. a) Tính độ sâu của giếng. (ĐS: - 6 m) b) Tính công nhỏ nhất để có thể đưa vật lên mặt đất. (ĐS: 360 J) 3. Một vật có khối lượng m được treo vào một sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể và có độ dài l. Nếu chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng, hãy tìm biểu thức tính thế năng của vật theo góc lệch  . (ĐS: Wt  mgh  mgl (1  cos  ) 4. Một vật có khối lượng 500 g trượt xuống trên mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng   300 và chiều dài AB = 2 m. Chọn gốc thế năng ở chân mặt phẳng nghiêng, hãy tính thế năng của vật khi trượt tới trung điểm của AB. Lấy g = 10 m/s2. (ĐS: 2,5 J) 5. Một người dùng tay thực hiện một công 0,15 J để nén lò xo có độ cứng k = 120 N/m. Biết rằng ban đầu lò xo có độ dài tự nhiên l0 = 15 cm. Tính độ dài của lò xo khi bị nén. (ĐS: 10 cm) C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN 1. Một lò xo được đặt nằm ngang và ở trạng thái không biến dạng. Khi tác dụng một lực F = 3,6 N thì lò xo dãn ra 1,2 cm. a) Tính độ cứng của lò xo. (ĐS: 300 N/m) b) Xác định thế năng đàn hồi của lò xo khi nó dãn ra 1,2 cm. (ĐS: 216.10-4 J) c) Tính công của lực đàn hồi khi lò xo được kéo dãn thêm từ 1,2 cm đến 2 cm. (ĐS: - 384.10-4 J) D. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM. 1. Tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau. Thế năng do trọng trường của một vật có giá trị A. luôn luôn dương. B. tùy thuộc vào mặt phẳng chọn làm mốc thế năng. C. tỉ lệ với khối lượng của vật. D. sai khác nhau một hằng số đối với hai mặt phẳng ngang chọn làm gốc thế năng khác nhau. 2. Trong quá trình chuyển động của một vật trong trọng trường thì A. khi vật giảm độ cao, thế năng của vật giảm thì trọng lực sinh công âm. B. khi vật tăng độ cao, thế năng của vật tăng thì trọng lực sinh công dương. C. khi vật giảm độ cao, thế năng của vật giảm thì trọng lực sinh công dương. D. khi vật tăng độ cao, thế năng của vật giảm thì trọng lực sinh công dương. 3. Một vật có khối lượng m = 2 kg đang ở trên mặt đất. Chọn gốc thế năng ở mặt đất. Để vật có thế năng bằng 120 J ta phải đưa vật lên độ cao A. 6 m. B. 60 cm. C. 2,4 m. D. 4 m. 4. Dùng tay nén một lò xo có độ cứng 100 N/m một đoạn x = 10 cm. Thế năng đàn hồi của lò xo bằng A. 5 J. B. 0,5 J. C. 10 J. D. 100 J. 5. Một vật đang nằm yên có thể có A. động năng. B. vận tốc. C. động lượng. D. thế năng. CHỦ ĐỀ 4:CƠ NĂNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG GV: ĐẶNG HOÀI TẶNG thptbb.dhtang@gmail.com 0922818199 11
  12. Trường THPT Bắc Bình PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ VẬT LÍ 10 HKII 1 2 1. Động năng: Wđ = mv 2 2. Thế năng: Wt = mgz 1 2 3.Cơ năng: W = Wđ +Wt = mv + mgz 2 * Phương pháp giải bài toán về định luật bảo toàn cơ năng - Chọn gốc thế năng thích hợp sao cho tính thế năng dễ dàng ( thường chọn tại mặt đất và tại chân mặt phẳng nghiêng). 1 1 - Tính cơ năng lúc đầu ( W1  mv12  mgh1 ), lúc sau ( W2  mv2 2  mgh2 ) 2 2 - Áp dụng: W1 = W2 - Giải phương trình trên để tìm nghiệm của bài toán. Chú ý: chỉ áp dụng định luật bảo toàn cơ năng khi hệ không có ma sát ( lực cản) nếu có thêm các lực đó thì Ac =  W = W2 – W1. ( công của lực cản bằng độ biến thiên cơ năng). A. VÍ DỤ Ví dụ 1. Một viên đá có khối lượng 100g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10m/s từ mặt đất. g=10m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí a. Tính động năng của viên đá lúc ném. Suy ra cơ năng của viên đá b. Tìm độ cao cực đại mà viên đá đạt được c. Ở độ cao nào thì thế năng của viên đá bàng động nưng của nó Giải - Chọn gốc thế năng tại mặt đất 1 2 1 B( vB  0 ) Wd  mv  .0,1.102  5 J 2 2 a. Wd  Wd  Wt  Wd  mgh(h  0)  5J b.Gọi B là vị trí vật đạt được hmax C( Wdc  Wtc ) WB  WdB  WtB 1 2  mvB  mghB (vB  0, hB  hmax ) hB 2 hC  hmax -Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng tại A và B 0 WA  WB Hmax=5(m) c. Gọi C là vị trí mà WdC  WtC Cơ năng tại C WC  WtC  WdC  2WtC  2mghC -Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng tại A và C WA  WC 2mg  hC  5 hC  2,5m Ví dụ 2: Từ độ cao 10 m, một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10m/s, lấy g = 10m/s2. GV: ĐẶNG HOÀI TẶNG thptbb.dhtang@gmail.com 0922818199 12
  13. Trường THPT Bắc Bình PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ VẬT LÍ 10 HKII a/ Tìm độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất. b/ Ở vị trí nào của vật thì Wđ = 3Wt. c/ Xác định vận tốc của vật khi Wđ = Wt. d/ Xác định vận tốc của vật trước khi chạm đất. Giải - Chọn gốc thế năng tạ mặt đất. + Cơ năng tại O 1 2 W(0)= mv0  mgh 2 + Cơ năng tại A A WA  mghA z Theo định luật bảo toàn cơ năng H O W (O) = W(A) 1 2 v 2  2 gh0 h Suy ra: mv0  mgh0  mghA  hA  0  15m 2 2g B b/ Tìm h1 để ( Wđ1 = 3Wt3) Gọi C là điểm có Wđ1 = 3Wt3 + Cơ năng tại C W(C) = 4Wtc = 4mghc Theo định luật BT cơ năng W(C) = W(A) hA 15 Suy ra: hC    3,75m 4 4 c/ Gọi D là điểm có WđD = WtD + Cơ năng tại D W(D) = 2WđD = mvD2 Theo định luật BT cơ năng W(D) = W(A)  vD  ghA  15.10  12, 2m / s 1 2 d/ Cơ năng tại B : W(B) = mvB 2 Theo định luật BT cơ năng 1 2 mvB  mghA W(B) = W(A)  2 vB  ghA  24, 4m / s B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Một viên đạn đang bay ở độ cao h = 300 m với vận tốc v = 200 m/s. Biết cơ năng của viên đạn là 1380 J, tìm khối lượng của đạn. (ĐS: 60 g) 2. Một vật có khối lượng m = 100 g được thả rơi tự do từ độ cao h = 25 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s. a) Tính vận tốc của vật khi chạm đất. (ĐS: 10 5 m/s) b) Hỏi ở độ cao nào thì động năng bằng thế năng? (ĐS: 12,5 m) 3. Ném thẳng đứng vật có khối lượng 100g từ dưới lên với vận tốc ban đầu là 40m/s. Tính thế năng , động năng và cơ năng toàn phần của vật trong những trường hợp sau: a. Lúc bắt đầu ném vật b. 3 giây sau khi ném c. Ở độ cao cực đại ĐS: a. Wt=0; Wd=80J; W=80J GV: ĐẶNG HOÀI TẶNG thptbb.dhtang@gmail.com 0922818199 13
  14. Trường THPT Bắc Bình PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ VẬT LÍ 10 HKII b. Wt=75J; Wd=5J; W=80J c. Wt=80J; Wd=0; W=80J 4. Một vật khối lượng 1kg được thả rơi từ độ cao 20m a. Tính thế năng của vật lúc bắt đầu thả b. Tính thế năng của vật ở độ cao 10m. Suy ra động năng của vật tại đó c. Tính động năng của vật khi chạm đất ĐS: a. 200J; b.100J, 100J; c.200J;20m/s 5. Một quả bóng nặng 10g được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 10m/s từ độ cao 5m a.Tính cơ năng của quả bóng b. Vận tốc của bóng khi chạm đất c. Ở độ cao nào thì động năng bằng 3 lần thế năng ĐS:a. 1J; b. 10 2 m/s; c. 2,5m 6. Một vật khối lượng 1kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 10m, nghiêng góc 30 0 so với phương ngang (g=10m/s2) a. Tính cơ năng của vật b. Vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng. Bỏ qua ma sát c. Nếu hệ số ma sát là 0,1. Tính vận tốc của vật tại chân mặt phảng nghiêng ĐS: a. W=50J, b.10m/s; c. 9,1m/s 7.Một con lắc chiều dài 1m được đưa lên độ cao so với vị trí cân bằng là 15cm. a. Thả vật không vận tốc đầu. Tính vị trí của con lắc khi qua vị trí cân bằng b. Khi vận tốc của con lắc là 1m/s. Tính độ cao và góc lệch lúc này c. Tính lực căng dây ở vị trí cân bằng và vị trí biên. Cho m=100g và bỏ qua ma sát ĐS: a. 1,73m/s; b. h=10cm ;  =25048’, c.T1=1,3N; T2=0,85N 8. Một hòn bi được thả không vận tốc ban đầu từ đỉnh A của mặt phẳng nghiêng có độ cao h. Tìm vận tốc của bi khi lăn tới chân dốc B. Bỏ qua lực ma sát giữa bi và mặt nghiêng. (ĐS: vB  2 gh ) C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN 1. Một bạn lắc thử đạn là một túi cát có khối lượng M = 1 kg treo bằng một sợi dây. Bắn một viên đạn có khối lượng m = 10 g với vận tốc v theo phương ngang đến cắm vào túi cát. Sau va chạm đạn mắc lại trong túi cát và cùng chuyển động lên đến độ cao cực đại h = 0,8 m so với vị trí cân bằng. Bỏ qua lực cản của không khí. a) Hãy tính vận tốc của đạn. (ĐS: 400 m/s) b) Bao nhiêu phần trăm động năng ban đầu đã chuyển thành nhiệt lượng và các dạng năng lượng khác? (ĐS: 99,01%) 2. Một vật được thả không vận tốc ban đầu từ đỉnh A của mặt phẳng nghiêng có độ cao h = 1 m, góc nghiêng   300 . Sau khi xuống hết mặt phẳng nghiêng tại B, vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang và dừng lại tại C. Biết hệ số ma sát trượt trên mặt phẳng nghiêng và ngang đều bằng 0,2. Tìm khoảng cách từ vị trí dừng lại của vật tới chân mặt phẳng nghiêng. (ĐS: 3,26 m) 3. Một hòn bi có khối lượng m = 1 kg, gắn với lò xo khối lượng không đáng kể và độ cứng k = 100 N/m. Viên bi có thể trượt không ma sát dọc theo thanh ngang. Kéo bi ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn x = 10 cm rồi buông nhẹ. Hãy tính vận tốc của bi khi đi qua vị trí cân bằng. (ĐS: 1 m/s) 4.:Một con lắc đơn có chiêu dài 1m. Kéo cho dây làm với đường thẳng đứng góc  =450 rồi thả nhẹ. Tính vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí mà dây làm với đường thẳng đúng 1 góc 300. lấy g=10m/s2 D. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM. 1. Một con lắc đơn có chiều dài l  1,6 m. Kéo dây lệch so với phương thẳng đứng một góc  0  600 rồi thả nhẹ. Lấy g = 10 m/s2.Vận tốc lớn nhất của vật đạt được trong quá trình chuyển động là A. 16 m/s. B. 3,2 m/s. C. 2,5 m/s. D. 4 m/s. 2. Một quả bóng được thả rơi từ một điểm cách mặt đất 12 m. Khi chạm đất quả bóng mất đi 1/4 cơ năng. Bỏ qua lực cản không khí. Sau lần chạm đất đầu tiên, quả bóng lên cao được bao nhiêu? A. 3 m. B. 9 m. 2 m. D. 8 m. 3. Một vật đang rơi tự do từ độ cao h, điều nào sau đây sai? A. Thế năng của vật giảm đi bao nhiêu thì động năng tăng thêm bấy nhiêu. B. Tổng động năng và thế năng của vật bằng thế năng ở độ cao h. GV: ĐẶNG HOÀI TẶNG thptbb.dhtang@gmail.com 0922818199 14
  15. Trường THPT Bắc Bình PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ VẬT LÍ 10 HKII C. Tổng động năng và thế năng của vật bằng động năng của vật ngay trước khi chạm đất. D. Động năng của vật ngay trước khi chạm đất luôn nhỏ hơn thế năng ở độ cao h. 4. Ba vật có khối lượng bằng nhau, được ném từ cùng một độ cao với cùng độ lớn vận tốc. Vật thứ nhất được ném thẳng đứng lên trên; vật thứ hai được ném theo phương ngang; vật thứ ba được ném thẳng đứng xuống dưới. Gọi vận tốc ngay trước khi chạm đất của một vật theo thứ tự lần lượt là v1' , v 2' , v3' . So sánh nào sau đây là đúng? A. v1'  v 2'  v3' . B. v1'  v 2'  v3' . C. v3'  v1'  v2' . D. v1'  v 2'  v3' . ÔN TẬP CHƯƠNG IV THEO CẤP ĐỘ Mức độ nhớ  Câu 145. Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức :     A. p  m.v . B. p  m.v . C. p  m.a . D. p  m.a . Câu 146. Chọn phát biểu đúng. Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng A. không xác định. B. bảo toàn. C. không bảo toàn. D. biến thiên. Câu 147. Đơn vị của động lượng là: A. N/s. B. Kg.m/s C. N.m. D. Nm/s. Câu 148. Công thức tính công của một lực là: A. A = F.s. B. A = mgh. C. A = F.s.cos. D. A = ½.mv2. Câu 149. Chọn phát biểu đúng. Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật trong một đơn vị thời gian gọi là : A. Công cơ học. B. Công phát động. C. Công cản. D. Công suất. Câu 150. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất? A. J.s. B. W. C. N.m/s. D. HP. Câu 151. Chọn đáp án đúng.Công có thể biểu thị bằng tích của A. năng lượng và khoảng thời gian. B. lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian. C. lực và quãng đường đi được. D. lực và vận tốc. Câu 152. Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là : 1 1 2 A. Wd  mv B. Wd  mv2 . C. Wd  2mv2 . D. Wd  mv . 2 2 Câu 153. Trong các câu sau đây câu nào là sai?Động năng của vật không đổi khi vật A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động với gia tốc không đổi. C. chuyển động tròn đều. D. chuyển động cong đều. Câu 154. Khi vận tốc của một vật tăng gấp hai thì A. gia tốc của vật tăng gấp hai. B. động lượng của vật tăng gấp hai. C. động năng của vật tăng gấp hai. D. thế năng của vật tăng gấp hai. Câu 155. Một vật khối lượng m, đặt ở độ cao z so với mặt đất trong trọng trường của Trái Đất thì thế năng trọng trường của vật được xác định theo công thức: 1 A. Wt  mgz B. Wt  mgz . C. Wt  mg . D. Wt  mg . 2 Câu 156. Một vật có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lo xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn l (l < 0) thì thế năng đàn hồi bằng: 1 1 1 1 A. Wt  k.l . B. Wt  k.(l ) 2 . C. Wt   k.(l ) 2 . D. Wt   k.l . 2 2 2 2 Câu 157. Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được xác định theo công thức: 1 1 1 2 1 1 2 1 A. W  mv  mgz . B. W  mv2  mgz . C. W  mv  k (l ) 2 . D. W  mv  k.l 2 2 2 2 2 2 GV: ĐẶNG HOÀI TẶNG thptbb.dhtang@gmail.com 0922818199 15
  16. Trường THPT Bắc Bình PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ VẬT LÍ 10 HKII Câu 158. Khi vật chịu tác dụng của lực đàn hồi (Bỏ qua ma sát) thì cơ năng của vật được xác định theo công thức: 1 1 1 2 1 1 2 1 A. W  mv  mgz . B. W  mv2  mgz . C. W  mv  k (l ) 2 . D. W  mv  k.l 2 2 2 2 2 2 Câu 159. Chọn phát biểu đúng.Cơ năng là một đại lượng A. luôn luôn dương. B. luôn luôn dương hoặc bằng không. C. có thể âm dương hoặc bằng không. D. luôn khác không. Câu 160. Trong ôtô, xe máy nếu chúng chuyển động thẳng trên đường, lực phát động trùng với hướng chuyển động. Công suất của chúng là đại lượng không đổi. Khi cần chở nặng, tải trọng lớn thì người lái sẽ A. giảm vận tốc đi số nhỏ. B. giảm vận tốc đi số lớn. C. tăng vận tốc đi số nhỏ. D. tăng vận tốc đi số lớn. Mức độ hiểu: Câu 161. Một người chèo thuyền ngược dòng sông. Nước chảy xiết nên thuyền không tiến lên được so với bờ. Người ấy có thực hiện công nào không? vì sao? A. có, vì thuyền vẫn chuyển động. B. không, vì quãng đường dịch chuyển của thuyền bằng không. C. có vì người đó vẫn tác dụng lực. D. không, thuyền trôi theo dòng nước. Câu 162. Chọn phát biểu đúng.Khi vận tốc của một vật tăng gấp hai, thì A. gia tốc của vật tăng gấp hai. B. động lượng của vật tăng gấp bốn. C. động năng của vật tăng gấp bốn. D. thế năng của vật tăng gấp hai. Câu 163. Chọn phát biểu đúng. Động lượng của vật liên hệ chặt chẽ với A. vận tốc. B. thế năng. C. quãng đường đi được. D. công suất. Câu 164. Quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô được bảo toàn? A. Ôtô tăng tốc. B. Ôtô chuyển động tròn. C. Ôtô giảm tốc. D. Ôtô chuyển động thẳng đều trên đường không có ma sát. Câu 165. Nếu ngoài trọng lực và lực đàn hồi, vật còn chịu tác dụng của lực cản, lực ma sát thì cơ năng của hệ có được bảo toàn không? Khi đó công của lực cản, lực ma sát bằng A. không; độ biến thiên cơ năng. B. có; độ biến thiên cơ năng. C. có; hằng số. D. không; hằng số. Câu 166. Chọn phát biểu đúng. Động năng của một vật tăng khi A. vận tốc của vật giảm. B. vận tốc của vật v = const. C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương. D. các lực tác dụng lên vật không sinh công. Câu 167. Trong các câu sau, câu nào sai? Khi một vật từ độ cao z, chuyển động với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau thì A. độ lớn của vận tốc chạm đất bằng nhau. B. thời gian rơi bằng nhau. C. công của trọng lực bằng nhau. D. gia tốc rơi bằng nhau. Câu 168. Chọn phát biểu đúng. Một vật nằm yên, có thể có A. vận tốc. B. động lượng. C. động năng. D. thế năng.    Câu 169. Một vật chuyển động với vận tốc v dưới tác dụng của lực F không đổi. Công suất của lực F là: A. P=Fvt. B. P=Fv. C. P=Ft. D. P=Fv2. Câu 170. Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp hai thì động năng của tên lửa: A. không đổi. B. tăng gấp 2 lần. C. tăng gấp 4 lần. D. giảm 2 lần. Mức độ áp dụng: Câu 171. Một hòn đá có khối lượng 5 kg, bay với vận tốc 72 km/h. Động lượng của hòn đá là: A. p = 360 kgm/s. B. p = 360 N.s. C. p = 100 kg.m/s D. p = 100 kg.km/h. Câu 172. Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 giây ( Lấy g = 9,8 m/s 2). Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là: A. 5,0 kg.m/s. B. 4,9 kg. m/s. C. 10 kg.m/s. D. 0,5 kg.m/s. GV: ĐẶNG HOÀI TẶNG thptbb.dhtang@gmail.com 0922818199 16
  17. Trường THPT Bắc Bình PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ VẬT LÍ 10 HKII Câu 173. Xe A có khối lượng 1000 kg , chuyển động với vận tốc 60 km/h; xe B có khối lượng 2000kg , chuyển động với vận tốcvận tốc 30km/h. Động lượng của: A. xe A bằng xe B. B. không so sánh được. C. xe A lớn hơn xe B. D. xe B lớn hớn xe A. Câu 174. Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc 60 0. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là: A. A = 1275 J. B. A = 750 J. C. A = 1500 J. D. A = 6000 J. Câu 175. Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây (Lấy g = 10 m/s2). Công suất trung bình của lực kéo là: A. 0,5 W. B. 5W. C. 50W. D. 500 W. Câu 176. Một vật trọng lượng 1,0 N có động năng 1,0 J (Lấy g = 10m/s2). Khi đó vận tốc của vật bằng: A. 0,45m/s. B. 1,0 m/s. C. 1.4 m/s. D. 4,4 m/s. Câu 177. Một vận động viên có khối lượng 70kg chạy đều hết quãng đường 180m trong thời gian 45 giâyĐộng năng của vận động viên đó là: A. 560J. B. 315J. C. 875J. D. 140J. Câu 178. Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao: A. 0,102 m. B. 1,0 m. C. 9,8 m. D. 32 m. Câu 179. Lò xo có độ cứng k = 200 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị giãn 2cm thì thế năng đàn hồi của hệ bằng: A. 0,04 J. B. 400 J. C. 200J. D. 100 J Câu 180. Một vật được ném lên độ cao1m so với mặt đất với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg (Lấy g = 10m/s2). Cơ năng của vật so với mặt đất bằng: A. 4J. B. 5 J. C. 6 J. D. 7 J Mức độ phân tích Câu 181. Một vật nhỏ khối lượng m = 100g gắn vào đầu môt lò xo đàn hồi có độ cứng k = 200 N/m(khối lượng không đáng kể), đầu kia của lò xo được gắn cố định. Hệ được đặt trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Kéo vật giãn ra 5cm so với vị trí ban đầu rồi thả nhẹ nhàng. Cơ năng của hệ vật tại vị trí đó là: A. 25.10-2 J. B. 50.10-2 J. C. 100.10-2 J. D. 200.10-2 J. Câu 182. Ném một vật khối lượng m từ độ cao h theo hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi chạm đất, vật nảy lên độ cao 3 h  h . Bỏ qua mất mát năng lượng khi chạm đất .Vận tốc ném ban đầu phải có giá trị: 2 gh 3 gh A. v0  . B. v0  gh . C. v0  . D. v0  gh . 2 2 3 Câu 183. Một xe có khối lượng m = 100 kg chuyển động đều lên dốc, dài 10 m nghiêng 30 0 so với đường ngang. Lực ma sát Fms  10 N . Công của lực kéo F (Theo phương song song với mặt phẳng nghiêng) khi xe lên hết dốc là: A. 100 J. B. 860 J. C. 5100 J. D. 4900J. BÀI TẬP LÀM THÊM TỰ LUẬN Câu 1. Từ mặt đất, một vật có khối lượng m = 200 g được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 30 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. a) Tìm cơ năng của vật. (ĐS: 90 J) b) Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được. (ĐS: 45 m) c) Tại vị trí nào vật có động năng bằng thế năng? (ĐS: 22,5 m) d) Xác định vận tốc của vật tại vị trí vật có động năng bằng thế năng. (ĐS: 15 2 m/s) Câu 2. Một người đứng trên một con thuyền đang đứng yên trên mặt nước. Người này ném một hòn đá khối lượng m = 500 g với vận tốc v = 20 m/s. Biết khối lượng tổng cộng của thuyền và người là M = 120 kg. Tính vận tốc chuyển động của thuyền sau khi ném trong các trường hợp: a) Đá được ném theo phương nằm ngang. (ĐS: 8,3 cm/s) b) Đá được ném theo phương lập với phương ngang góc 300. Bỏ qua lực cản của nước. (ĐS: 7,2 cm/s) GV: ĐẶNG HOÀI TẶNG thptbb.dhtang@gmail.com 0922818199 17
  18. Trường THPT Bắc Bình PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ VẬT LÍ 10 HKII TRẮC NGHIỆM Câu 3. Một con lắc đơn có độ dài dây treo 1,5 m. Kéo quả nặng của con lắc ra khỏi vị trí cân bằng sao cho dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 600 rồi thả nhẹ. Vận tốc con lắc khi nó qua vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 30 0 bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2. A. 7,5 m/s. B. 2,4 m/s. C. 3,3 m/s. D. 1,8 m/s. Câu 4. Hai vật có khối lượng khác nhau. Một vật được thả rơi tự do, một vật được ném ngang ở cùng độ cao. Kết luận nào sau đây là sai? A. Gia tốc rơi như nhau. B. Thời gian rơi như nhau. C. Vận tốc chạm đất như nhau. D. Công của trọng lực thực hiện được là bằng nhau. Câu 5. Hai vật cùng khối lượng, chuyển động thẳng đều với cùng vận tốc, nhưng theo hướng khác nhau. Hai vật sẽ có A. cùng động năng và cùng động lượng. B. cùng động năng nhưng có động lượng khác nhau. C. động năng khác nhau nhưng có động lượng như nhau. D. cả ba đáp án trên đều sai. Câu 6. Một viên đạn đang bay ngang với vận tốc v0 thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay thẳng đứng xuống dưới với vận tốc v1, mảnh thứ hai có vận tốc v2. Vận tốc của hai mảnh trên liên hệ với nhau theo hệ thức: A. v22  v12  4v02 . B. 2v0  v1  v2 . C. v02  v12  v22 . D. Thiếu dữ kiện. Câu 7. Tác dụng lực kéo 10 N lập với phương ngang một góc 60 lên một vật làm nó chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng 0 nằm ngang với vận tốc 6 m/s. Công của lực kéo và lực ma sát trong khoảng thời gian 2 s bằng A. 60 J và 0 J. B. 120 J và – 60 J. C. 60 J và 60 J. D. 60 J và – 60 J. Câu 8. Khi thả một vật trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát thì A. cơ năng của vật bằng giá trị của động năng ở chân mặt phẳng nghiêng. B. độ biến thiên động năng bằng công của lực ma sát. C. độ giảm thế năng bằng công của trọng lực. D. có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng nhưng cơ năng được bảo toàn. Câu 9. Tổng công của các lực tác dụng lên một vật bằng A. độ biến thiên động năng của vật. B. độ biến thiên động lượng. C. độ biến thiên vận tốc của vật. D. A và B đúng. Câu 10. Cho các lực tác dụng lên vật trong các trường hợp sau: I. (lực ma sát trong chuyển động trên mặt phẳng); II (lực hấp dẫn trong chuyển động tròn đều của Mặt Trăng quanh Trái Đất); III (lực kéo của động cơ ô tô); IV (phản lực của mặt đỡ lên vật trong chuyển động trên mặt phẳng nghiêng). Trường hợp nào không thực hiện công? A. I, II, III. B. III, IV. C. II, III, IV. D. II, IV. Câu 11. Một quả pháo ban đầu đứng yên, sau đó vỡ thành hai mảnh có khối lượng m và 2m và có tổng động năng là W d. Động năng của mảnh có khối lượng m bằng 3Wd 2Wd Wd Wd A. . B. . C. . D. . 4 3 2 3 Câu 12. Một động cơ ô tô hoạt động với công suất không đổi. Khi ô tô đi vào đoạn đường xấu thì vận tốc của ô tô chỉ còn bằng nửa so với khi chuyển động trên đoạn đường tốt. Nếu ở đoạn đường tốt lực cản là 500 N thì ở đoạn đường xấu lực cản là bao nhiêu? Cho rằng trên của hai đoạn đường ô tô đều chuyển động thẳng đều. A. 250 N. B. 1500 N. C. 25000 N. D. 1000 N. Câu 13. Khi vật rơi tự do thì đại lượng nào không thay đổi trong suốt thời gian rơi? A. Thế năng. B. Động năng. C. Động lượng. D. Gia tốc. Câu 14. Dùng tay thực hiện một công 0,15 J nén lò xo có độ cứng k = 120 N/m. Biết rằng ban đầu lò xo có độ dài tự nhiên l0  15 cm. Độ dài của lò xo khi bị nén là A. 10 cm. B. 11,2 cm. C. 12 cm. D. 13 cm. GV: ĐẶNG HOÀI TẶNG thptbb.dhtang@gmail.com 0922818199 18
  19. Trường THPT Bắc Bình PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ VẬT LÍ 10 HKII CHƯƠNG V: CHẤT KHÍ CẤU TẠO CHẤT THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ A. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG 1. Hãy ghép một nội dung ở cột bên trái với một nội dung phù hợp ở cột phải. 1. Khi so sánh lực tương tác giữa a) hỗn loạn không ngừng. các phân tử thì lực 2. Khi các phân tử ở rất gần nhau thì b) tương tác giữa các phân tử của chất khí là nhỏ nhất. 3. Các phân tử chất khí chuyển động c) không đáng kể so với thể tích bình chứa chúng. 4. Các phân tử chất rắn d) lực hút giữa các phân tử nhỏ hơn lực đẩy. 5. Chất khí lí tưởng có thể tích riêng e) chỉ dao động xung quanh các vị của các phân tử trí cân bằng xác định. 6. Một lượng chất ở thể khí f) không có thể tích và hình dạng xác định. 7. Các phân tử của khí lí tưởng chỉ g) rất lớn so với kích thước của chúng. 8. Khoảng cách giữa các phân tử h) tương tác với nhau khi va chạm chất khí với nhau. 1-b 2–d 3-a 4-e 5-c 6-f 7-h 8-g 2. Tính khối lượng của một phân tử nước. Biết khối lượng mol phân tử của nước là 18 g và số N A = 6,023.1023 phân tử/mol. (ĐS: 2,99.10-23 g) 3. Hãy giải thích vì sao chất khí gây áp suất lên thành bình. (ĐA: Mỗi phân tử khí va chạm vào thành bình tác dụng lên thành bình một lực không đáng kể, nhưng vô số phân tử va chạm vào thành bình, tác dụng lên thành bình một lực đáng kể. Lực này gây ra áp suất của chất khí lên thành bình) B. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN 1. Biết bán kính Trái Đất là 64 000 km và coi phân tử ôxi là quả cầu và có bán kính là 10-10 m. Hỏi với khối lượng 16 g, nếu sắp xếp các phân tử ôxi sát nhau dọc theo đường xích đạo của Trái Đất thì được bao nhiêu vòng? Cho số NA = 6,023.1023 phân tử/mol. (ĐS: 1,5.106 vòng) C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Chọn phát biểu đúng về lực lượng tương tác giữa các phân tử. A. Giữa các phân tử có cả lực hút và lực đẩy. B. Giữa các phân tử chỉ có lực hút hoặc lực đẩy. C. Giữa các phân tử chỉ có lực đẩy. D. Giữa các phân tử chỉ có lực hút. 2. Chọn cách sắp xếp đúng các thể mà trong đó lực tương tác giữa các phân tử tăng dần. A. Lỏng, rắn, khí. B. Khí, lỏng, rắn. C. Rắn, lỏng, khí. D. Rắn, khí, lỏng. 3. Chọn phát biểu đúng. A. Chất khí có hình dạng và thể tích riêng. B. Các phân tử khí chuyển động tự do. C. Chất khí có thể nén được dễ dàng. D. Chất lỏng có hình dạng riêng. 4. Chọn phát biểu đúng về thuyết động học phân tử chất khí. A. Các phân tử khí dao động xung quanh những vị trí xác định. B. Các phân tử chất khí không tương tác với nhau. C. Khoảng cách giữa các phân tử khí lớn hơn rất nhiều kích thước của chúng. GV: ĐẶNG HOÀI TẶNG thptbb.dhtang@gmail.com 0922818199 19
  20. Trường THPT Bắc Bình PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ VẬT LÍ 10 HKII D. Các phân tử chất khí chuyển động càng nhanh thì động năng của khối khí càng lớn. 5. Chọn phát biểu sai về chất khí lí tưởng. A. Các phân tử khí không tương tác với nhau. B. Các phân tử khí va chạm vào thành bình và gây nên áp suất. C. Các phân tử khí được coi là chất điểm. D. Các phân tử khí chỉ tương tác với nhau khi va chạm. CHỦ ĐỀ 1: ĐỊNH LUẬT BÔI - LƠ – MA –RI- ỐT A. Phương pháp giải bài toán định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ot - Liệt kê hai trạng thái 1( p1, V1) và trạng thái 2 ( p2, V2) - Sử dụng định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ot . p1V1 = p2V2 Chú ý: khi tìm p thì V1, V2 cùng đơn vị và ngược lại. * Một số đơn vị đo áp suất: 1N/m2 = 1Pa 1at = 9,81.104 Pa 1atm = 1,031.105 Pa 1mmHg = 133Pa = 1torr A. VÍ DỤ Ví dụ 1. Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9(l) đến thể tích 6 (l) thì thấy áp suất tăng lên một lượng p  40kPa . Hỏi áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu? Giải - Gọi p1 là áp suất của khí ứng với V1 = 9 (l) - Gọi p2 là áp suất ứng với p2 = p1 + p - Theo định luật luật Bôi-lơ – Ma-ri-ot .p1V1 = p2V2  9 p1  6.  p1  p  p1  2.p  2.40  80kPa Ví dụ 2 Người ta điều chế khí hidro và chứa vào một bình lớn dưới áp suất 1atm ở nhiệt độ 20 oC. Tính thể tích khí phải lấy từ bình lớn ra để nạp vào bình nhỏ có thể tích 20lít ở áp suất 25atm. Coi quá trình này là đẳng nhiệt. Giải Trạng thái 1: V1 =?; p1 = 1atm; Trạng thái 2: V2 = 20l; p2 = 25atm. Vì quá trình là đẳng nhiệt, nên ta áp dụng định luật Boyle – Mariotte cho hai trạng thái khí (1) và (2): p1V1 = p2V2 => 1.V1 = 25.20 => V1 = 500lít . B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG 1. Một xilanh có thể tích 100 cm3 chứa lượng khí lí tưởng có áp suất là 2.105 Pa. Hỏi nếu đẩy từ từ pittong làm giảm thể tích của xilanh xuống còn 75 cm3 thì áp suất của khí trong xilanh lúc này bằng bao nhiêu? Coi nhiệt độ của khí không thay đổi. (ĐS: p2 = 2,67.105 Pa) 2. Một khối lượng khí lí tưởng ban đầu có áp suất 1 atm, sau đó khi tăng áp suất của khí lên đến 4 atm, ở nhiệt độ không đổi thì thể tích khí biến đổi một lượng là 3 lít. Tính thể tích ban đầu của lượng khí đó. (ĐS: V1 = 4 ℓ) 3. Một bình có dung tích 10 lít, chứa một lượng khí dưới áp suất 20 atm. Hỏi khi mở nút bình thì lượng khí tràn ra ngoài có thể tích là bao nhiêu? Coi nhiệt độ khí không đổi và áp suất khí quyển là 1 atm. (ĐS: 190 ℓ) C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN 1. Ở áp suất p0 = 1 atm, khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m3. Hỏi ở áp suất p = 3 atm và cùng nhiệt độ thì khối lượng riêng của không khí là bao nhiêu? (ĐS: 3,87 kg/m3) GV: ĐẶNG HOÀI TẶNG thptbb.dhtang@gmail.com 0922818199 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2