A. Tóm tắt lý thuyết Lịch sự, tế nhị
1. Thế nào là lịch sử, tế nhị?
Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với qui định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá.
2. Biểu hiện của lịch sử, tế nhị?
- Lời nói, cử chỉ, hành vi giao tiếp: đúng chuẩn mực, thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, qui định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người.
- Tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.
3. Lịch sự, tế nhị có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
- Tạo nên một môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau.
- Thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người.
4. Phương hướng rèn luyện?
- Có ý thức rèn luyện cử chỉ, hành vi, sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị.
- Phê phán, lên án những hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ thiếu lịch sự, tế nhị, đồng thời giúp đỡ họ cùng rèn luyện.
B. Ví dụ minh họa Lịch sự, tế nhị
Ví dụ:
Theo em, trường ta cần có phong trào nào để xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự?
Hướng dẫn giải:
- Nói lời hay, làm việc tốt.
- Sống thanh lịch,… nét đẹp tuổi học trò.
- Lịch sự, tế nhị với bạn khác giới.
- Lịch sự, tế nhị trong đời sống học đường.
C. Bài tập SGK về Sống chan hòa với mọi người
Dưới đây là các bài tập tham khảo về sống chan hòa với mọi người:
Bài tập a trang 21 SGK GDCD 6
Bài tập b trang 21 SGK GDCD 6
Bài tập c trang 21 SGK GDCD 6
Bài tập d trang 21 SGK GDCD 6
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước:
>> Bài tập trước: Giải bài tập Sống chan hòa với mọi người SGK GDCD 6
>> Bài tập sau: Giải bài tập Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội SGK GDCD 6