A. Tóm tắt Lý thuyết Nhật Bản - Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế Địa lí 11
I. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
– Giá trị sản lượng đứng thứ hai trên thế giới.
– Nhật Bản chiếm vị trí cao một số ngành công nghiệp: sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người mày, tàu biển, thép, ôtô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy in báo…
2. Dịch vụ
– Chiếm 68% giá trị GDP (2004). Thương mại, tài chính có vai trò hết sức quan trọng.
– Thương mại: đứng thứ tư trên thế giới (sau Hoa Kì, CHLB Đức, Trung Quốc), thị trường rộng lớn, quan trọng nhất là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Đông Nam Á, Ô-xtrây-lia.
– Giao thông vận tải biển: đứng thứ ba trên thế giới, các siêu cảng: Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tôkiô, Ôxaca.
– Ngành tài chính, ngân hàng đứng đầu trên thế giới, đầu tư ra nước ngoài nhiều.
3. Nông nghiệp
– Vai trò thứ yếu (vì diện tích đất nông nghiệp nhỏ và ngày càng bị thu hẹp), tỉ trọng nông nghiệp chiếm 1% trong GDP, diện tích đất nông nghiệp ít, chiếm 14% lãnh thổ.
– Nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, áp dụng khoa học – kĩ thuật, công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng nông sản.
– Trồng trọt:
+ Lúa gạo: là cây trồng chính, chiếm 50% diện tích canh tác, hiện nay một số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại cây khác.
+ Cây công nghiệp: chè, thuốc lá, dâu tằm cũng phổ biến ở Nhật, sản lượng tơ tằm đứng hàng đầu thế giới.
– Chăn nuôi: chủ yếu là bò, lợn, gà được nuôi theo các phương pháp tiên tiến trong các trang trại.
– Thủy sản:
+ Đánh bắt: cá thu, cá ngừ, tôm, cua, sản lượng lớn (4.596,2 nghìn tấn cá 2003).
Ngành đánh bắt là ngành kinh tế quan trọng vì Nhật nằm gần các ngư trường lớn, làm chủ nhiều vùng biển rộng lớn; cá là nguồn thực phẩm chủ yếu và quan trọng của người Nhật.
+ Nuôi trồng: tôm, sò, ốc, rau câu, trai lấy ngọc được chú trọng phát triển.
II. Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn
+ Hôn-xu
– Kinh tế phát triển nhất trong các vùng tập trung ở phần phía nam đảo
– Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ki-ô-tô, Ô-xa-ka, Cô-bê tạo nên chuỗi đô thị.
+ Kiu-xiu
– Phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt khai thác than, luyện thép. Các trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca,
Na-ga-xa-ki.
– Miền Đông Nam trồng nhiều cây công nghiệp và rau quả.
+ Xi-cô-cư
– Khai thác quặng đồng.
– Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế.
– Trung tâm công nghiệp : Cô-chi.
+ Hô-cai-đô
– Rừng bao phủ phần lớn diện tích, dân cư thưa thớt.
– Công nghiệp: khai thác than đá, quặng sắt, luyện kim đen, khai thác và chế biến gỗ, sản xuất giấy và bột xenlulô.
– Các trung tâm công nghiệp lớn là Sa-pô-rô, Mu-rô-ran.
B. Ví dụ minh họa Nhật Bản - Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế Địa lí 11
Nêu vai trò của ngành dịch vụ? Bao gồm những ngành nào?
Hướng dẫn trả lời:
Là ngành có vai trò quan trọng: chiếm 68% GDP(Năm 2004). Gồm : thương mại, tài chính,giao thụng vận tải.
C. Giải bài tập về Nhật Bản - Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế Địa lí 11
Dưới đây là 3 bài tập về Nhật Bản - Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế mời các em cùng tham khảo:
Bài 1 trang 83 SGK Địa lí 11
Bài 2 trang 83 SGK Địa lí 11
Bài 3 trang 83 SGK Địa lí 11
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Giải bài tập Nhật Bản – Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế SGK Địa lí 11
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) SGK Địa lí 11